Một số đề thi học sinh giỏi hóa học lớp 9 tỉnh thanh hóa

 

Câu 1: (5 điểm)

 1/ Thế nào là muối trung hòa, muối axit, muối bazơ?

 2/ Viết phương trình phản ứng điều chế muối trung hòa, muối axit, muối bazơ.

(Mỗi loại viết 3 phương trình khác nhau)

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2039 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đề thi học sinh giỏi hóa học lớp 9 tỉnh thanh hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC LỚP 9 TỈNH THANH HÓA KỲ THI HSG LỚP 9 THCS THANH HÓA NĂM HỌC 2002 - 2003 . Bảng A Thời gian làm bài 150 phút. Câu 1: (5 điểm) 1/ Thế nào là muối trung hòa, muối axit, muối bazơ? 2/ Viết phương trình phản ứng điều chế muối trung hòa, muối axit, muối bazơ. (Mỗi loại viết 3 phương trình khác nhau) Câu 2: (5 điểm) Đốt cháy hết hỗn hợp metan và hydro bằng không khí (chứa 20% thể tích O2) vừa đủ, hỗn hợp khí thu được sau khí làm lạnhcho qua dung dịch KOH dư thì có 1/ 13 thể tích hỗn hợp khí phản ứng và còn lại N2 sạch. a/ Hãy xác định thành phần % thể tích của metan và hydro trong hỗn hợp khí ban đầu. b/ Nếu đốt cháy hết 13,44 lit (đktc) hỗn hợp CH4 và H2 ở trên bằng O2, sản phẩm đốt cháy được hấp thụ hết vào 200 gam dung dịch hidroxit của một kim loại nồng độ 3,885%, sau phản ứng thu được 1,00 gam kết tủa. tìm hidroxit kim loại. Câu 3: (5 điểm) 1/ Ba nguyên tố A. B, X thuộc cùng một nhóm các nguyên tố của hệ thống tuần hoàn. Tổng số thứ tự trong bảng hệ thống tuần hoàn của hai nguyên tố đầu và cuối bằng 76. Muối của axit nitric được tạo thành từ các nguyên tố đó thường được sử dụng để nhuôm màu lửa của pháo bông, pháo hoa thành màu đỏ và dung dịch của nó có môi trường trung tính. a/ Cho biết tên của A, B, X và vị trí của chúng trong bảng hệ thống tuần hoàn. b/ Các hợp chất trong tự nhiên của nguyên tố nào được biết nhiều nhất, hợp chất nào của chúng được sử dụng rộng rãi nhất trong công nghiệp, nông nghiệp. 2/ Nêu hiện tượng xảy ra khí cho các mẫu kim loại X ở trên vao dung dịch CuCl2. Giải thích hiện tượng và viết các phương trình phản ứng. Câu 4: (5 điểm) Hỗn hợp R gồm bột của kim loại đồng, đồng (II) oxit, đồng(I) oxit. Lẫy a gam hỗn hợp R đun nóng với H2SO4 loãng, dư; sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng bằng 0,25a gam. Cũng lấy a gam hỗn hợp trên đun nóng với dung dịch axit HCl đậm đặc thì có 85% khối lượng tham gia phản ứng. a/ Muốn điều chế được 42,5 gam đồng thì cần bao niêu gam hỗn hợp R. b/ Nếu trộn 32 gam đồng với 10,2 gam kim loại, sau đó cho phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 22,4 lit SO2 (đktc). Tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch. Cho biết: Cu2O + 4HCl 2 + H2O và phản ứng Cu2O + H2SO4 (loãng) là phản ứng oxi hóa - khử. ---HẾT--- KỲ THI HSG LỚP 9 THCS THANH HÓA NĂM HỌC 2003 - 2004 . Bảng A Thời gian làm bài 150 phút. Câu 1: ( 4 điểm) Có một miếng Na để ngoài không khí ẩm một thời gian biến thành sản phẩm A. Cho A tan vào nước được dung dịch B. Cho dung dịch B lần lượt vào các dung dịch NaHSO4, NaHCO3, CaCl2, (NH4)2SO4, AlCl3. Viết các phương trình phản ứng giải thích quá trình thí nghiệm trên. Câu 2: (3,5 điểm). 1/ Viết các phương trình phản ứng trực tiếp theo sơ đồ biến hóa. Nếu nơi nào sai thì chỉnh lại cho đúng. Fe FeCl2 FeCl3 Fe(OH)3 FeO Fe2(SO4)3 Fe(NO3)3 Fe(NO3)2 Fe(OH)2 FeO 2/ Trình bày phương pháp nhận biết từng khí riêng biệt: N2, CO2, CO, H2S, O2, NH3. Câu 3: (4 điểm) 1/ Cho biết một phương pháp vật lý và một phương pháp hóa học để phân biệt hai lọ đựng chất lỏng là rượu etylic và benzen. 2/ Từ đá vôi, than đá, các chất vô cơ và các điều kiên cấn thiết, viết phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện) điều chế vinyl clorua, benzen, cao su bu-na. Câu 4: (5,5 điểm) 1/ Trong một bình kín dung tích không đổi chứa 9,6 gam pirit sắt và một lượng không khí ở t0C (lấy dư 20% so với lượng cần phản ứng). Nung bình tói nhiệt độ thích hợp cho phản ứng xảy ra sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu. Bằng phương pháp đo áp suất của bình trước và sau phản ứng ở điều kiện đã cho, người ta đã xác định được số mol khí trong bình sau khi nung giảm 2,27% so với số mol khí trong bình trước khi nung. a/ Xác định thành phần phần trăm theo số mol của hỗn hợp khí trong bình sau khi nung. b/ Tính khối lượng chất rắn trong bình sau khi nung. 2/ Viết phương trình phản ứng biểu diễn quá trình phân hủy clorua vôi bởi tác dụng của CO2 ẩm. Câu 5: (3 điểm) Một hỗn hợp khí A gồm C2H2 và H2 có khối lượng 3,48 gam, có thể tích 6,72 lit ở đktc. Dẫn hỗn hợp A qua ống đựng Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí B. Cho B qua bình đựng dung dịch brom dư, thu được hỗn hợp khí thoát ra X. Đốt cháy hoàn toàn X rồi cho toàn bộ sản phẩm vào bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 12 gam kết tủa và khối lượng bình tăng lên 8,88 gam. 1/ Xác định thể tích của từng khí trong hỗn hợp A (ở đktc). 2/ Tính độ tăng khối lượng của bình đựng dung dịch brom. Cho biết Fe = 56; S = 32; O = 16; Ca = 40; C = 12; H = 1. ---HẾT--- KỲ THI HSG LỚP 9 THCS THANH HÓA NĂM HỌC 2003 - 2004 . Bảng B Thời gian làm bài 150 phút. Câu 1: ( 4 điểm) Có một miếng Na để ngoài không khí ẩm một thời gian biến thành sản phẩm A. Cho A tan vào nước được dung dịch B. Cho dung dịch B lần lượt vào các dung dịch NaHSO4, NaHCO3, CaCl2, (NH4)2SO4, AlCl3. Viết các phương trình phản ứng giải thích quá trình thí nghiệm trên. Câu 2: (3,5 điểm). 1/ Viết các phương trình phản ứng trực tiếp theo sơ đồ biến hóa. Nếu nơi nào sai thì chỉnh lại cho đúng. Fe FeCl2 FeCl3 Fe(OH)3 FeO Fe2(SO4)3 Fe(NO3)3 Fe(NO3)2 Fe(OH)2 FeO 2/ Trình bày phương pháp nhận biết từng khí riêng biệt: N2, CO2, CO, H2S, O2, NH3. Câu 3: (4 điểm) 1/ Cho biết một phương pháp vật lý và một phương pháp hóa học để phân biệt hai lọ đựng chất lỏng là rượu etylic và benzen. 2/ Từ đá vôi, than đá, các chất vô cơ và các điều kiên cấn thiết, viết phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện) điều chế vinyl clorua, benzen, cao su bu-na. Câu 4: (5,5 điểm) Hòa tan 1,42 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Cu bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch A, khí B và chất rắn C. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư, rồi lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao thì thu được 0,4 gam chất rắn. Mặt khác, đốt nóng chất rắn C trong không khí thì thu được 0,8 gam một oxit màu đen. 1/ Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. 2/ Cho khí B tác dụng với 0,672 lit clo (đktc) rồi lấy sản phẩm hòa tan vào 19,72 gam nước ta thu được dung dịch D. Lấy 5 gam dung dịch D cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư tạo thành 0,7175 gam kết tủa. Tính hiệu suất phản ứng giữa khí B và clo. Câu 5: (3 điểm) Một hỗn hợp khí A gồm C2H2 và H2 có khối lượng 3,48 gam, có thể tích 6,72 lit ở đktc. Dẫn hỗn hợp A qua ống đựng Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí B. Cho B qua bình đựng dung dịch brom dư, thu được hỗn hợp khí thoát ra X. Đốt cháy hoàn toàn X rồi cho toàn bộ sản phẩm vào bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 12 gam kết tủa và khối lượng bình tăng lên 8,88 gam. 1/ Xác định thể tích của từng khí trong hỗn hợp A (ở đktc). 2/ Tính độ tăng khối lượng của bình đựng dung dịch brom. Cho biết Cu = 64; Al = 27; Mg = 24; Cl = 35,5; Ag = 108; O = 16; Ca = 40; C = 12; H = 1. ---HẾT---

File đính kèm:

  • docDe HSG Hoa 9 Thanh Hoa 0203 0304.doc