Một số phương pháp nhằm giúp học sinh học tốt phân môn âm nhạc thường thức

I. Bối cảnh của đề tài:

- Là môn văn hóa bắt buộc đối với chương trình THCS, với sự không ngừng đổi mới và hoàn thiện PPDH của GVBM, TTB – CSVC từng bước được cải thiện hơn, môn học đã được sự quan tâm của nhiều cấp và đã được HS tiếp nhận với nhiều thái độ, tình cảm khác nhau.

II. Lí do chọn đề tài:

- Chúng ta biết rằng trong thời đại ngày nay thì âm nhạc không thể thiếu trong đời sống tinh thần của chúng ta.

- Âm nhạc là môn năng khiếu nhưng nó cũng có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm của HS. Âm nhạc còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác, học tốt môn âm nhạc sẽ tác động đến các môn như: lịch sử, văn học, mỹ thuật, GDCD, thể dục,

- Môn âm nhạc trong nhà trường THCS chia làm 3 phân môn: học hát, tập đọc nhạc, âm nhạc thường thức. Trong thực tế dạy và học môn âm nhạc vừa nhẹ nhàng vừa thoải mái, thư giản. Bởi vì thế âm nhạc giúp chúng ta quên đi những mệt nhọc và căng thẳng trong học tập nếu chúng ta biết chọn và nghe một cách chọn lọc. Qua nhiều năm giảng dạy môn học này tôi nhận thấy đa số HS hứng thú và yêu thích môn học này, các em học rất chăm chỉ và ngoan, tuy nhiên còn một bộ phận HS chưa chú ý đến môn học này, đặc biệt với phân môn âm nhạc thường thức. Chính vì thế ANTT chưa được đồng bộ với 2 phân môn còn lại. Vì sao HS còn khó khăn, không tích cực trong việc học ANTT? Cần phải làm gì để nâng cao chất lượng dạy và học ANTT? Đó là vấn đề tôi trăn trở, đúc kết lại viết thành sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số phương pháp nhằm giúp học sinh học tốt phân môn âm nhạc thường thức”.

 

doc10 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 20882 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số phương pháp nhằm giúp học sinh học tốt phân môn âm nhạc thường thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU I. Bối cảnh của đề tài: - Là môn văn hóa bắt buộc đối với chương trình THCS, với sự không ngừng đổi mới và hoàn thiện PPDH của GVBM, TTB – CSVC từng bước được cải thiện hơn, môn học đã được sự quan tâm của nhiều cấp và đã được HS tiếp nhận với nhiều thái độ, tình cảm khác nhau. II. Lí do chọn đề tài: - Chúng ta biết rằng trong thời đại ngày nay thì âm nhạc không thể thiếu trong đời sống tinh thần của chúng ta. - Âm nhạc là môn năng khiếu nhưng nó cũng có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm của HS. Âm nhạc còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác, học tốt môn âm nhạc sẽ tác động đến các môn như: lịch sử, văn học, mỹ thuật, GDCD, thể dục, … - Môn âm nhạc trong nhà trường THCS chia làm 3 phân môn: học hát, tập đọc nhạc, âm nhạc thường thức. Trong thực tế dạy và học môn âm nhạc vừa nhẹ nhàng vừa thoải mái, thư giản. Bởi vì thế âm nhạc giúp chúng ta quên đi những mệt nhọc và căng thẳng trong học tập nếu chúng ta biết chọn và nghe một cách chọn lọc. Qua nhiều năm giảng dạy môn học này tôi nhận thấy đa số HS hứng thú và yêu thích môn học này, các em học rất chăm chỉ và ngoan, tuy nhiên còn một bộ phận HS chưa chú ý đến môn học này, đặc biệt với phân môn âm nhạc thường thức. Chính vì thế ANTT chưa được đồng bộ với 2 phân môn còn lại. Vì sao HS còn khó khăn, không tích cực trong việc học ANTT? Cần phải làm gì để nâng cao chất lượng dạy và học ANTT? Đó là vấn đề tôi trăn trở, đúc kết lại viết thành sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số phương pháp nhằm giúp học sinh học tốt phân môn âm nhạc thường thức”. III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: - Trong sáng kiến này tôi chỉ đề cập đến nội dung và phương pháp dạy phân môn ANTT. Do điều kiện và thời gian nên phạm vi nghiên cứu của sáng kiến chỉ gói gọn ở đối tượng HS: các khối 6, 7, 8, 9 của trường THCS năm học 2009– 2010, 2010– 2011. IV. Mục đích nghiên cứu: - Nhằm giúp HS chú ý nhiều và ham thích phân môn ANTT nói riêng và môn âm nhạc nói chung, thấy được ý nghĩa của ANTT trong đời sống. Từ đó các em thích thú học tập, tìm tòi kiến thức làm cho việc dạy và học ANTT trở nên sinh động và lôi cuốn hơn. Giáo dục các em được sự tìm tòi và sáng tạo, các em biết trân trọng các nhạc sĩ, biết giữ gìn các tác phẩm của họ đồng thời biết gìn giữ những làng điệu dân ca, những nhạc cụ của các dân tộc Việt Nam góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: - Tạo sự hứng thú cho các em HS trong quá trình học âm nhạc đồng thời góp phần thực hiện thành công mục tiêu giáo dục bộ môn. - Trong soạn giảng có sự đầu tư đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Tạo điều kiện để HS phát huy khả năng tư duy sáng tạo của HS. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: - ANTT là một phân môn không khó mà còn rất hay bởi vì lượng kiến thức của nó rộng và phong phú gắn liền với lịch sử đất nước ta, với nền văn hóa bản sắc dân tộc. Nếu các em không có sự quan tâm, chú ý, yêu thích và các em xem nhẹ nó thì rất là nguy hiểm và đáng lo lắng. Để học tập tốt phân môn này thì thầy và trò phải nhiệt tình đầu tư. II. Thực trạng của sáng kiến kinh nghiệm: - Qua nhiều năm giảng dạy âm nhạc THCS, tôi nhận thấy kĩ năng nhận thức phân môn ANTT của một số bộ phận HS còn yếu dẫn đến kết quả học tập chưa cao. Sau đây là số liệu thống kê xếp loại điểm trung bình môn nhạc năm học 2009–2010 (tổng hợp chung). Giỏi : 67,5 % Khá : 26,1 % TB : 5,7 % Yếu : 0,5 % Kém: 0,2 % - Phần lớn HS biết rất nhiều bài hát thiếu nhi hay những bài hát có ý nghĩa tốt, có sự giáo dục tốt nhưng đa số các em không biết tác giả hoặc các em hát bài Lí cây bông, Lí kéo chài, Cây trúc xinh, nhưng không biết đó là dân ca vùng miền nào. Những nhạc cụ dân tộc và những bản sắc văn hóa mà HS không hề biết và quan tâm. Tuy nhiên ANTT là phân môn không được chia thang điểm nhiều mà được chia nhiều cho hát và tập đọc nhạc. III. Nguyên nhân: Đối với người dạy: Đối với bản thân tôi là giáo viên luôn thể hiện sự nhiệt tình, luôn có lòng yêu nghề, luôn hết lòng vì các em, nhưng vẫn còn một số hạn chế như sau: Phần lớn do điều kiện khách quan: cơ sở vật chất còn hạn chế nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp trực quan vào lớp học ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của HS. Trường chưa có phòng bộ môn nên việc dạy cũng rất hạn chế, mặt khác việc dạy nhạc cũng ảnh hưởng đến các lớp xung quanh. Đối với người học: Một số HS còn lười học nên không chuẩn bị tốt cho giờ học Âm nhạc, các em còn xem nhẹ môn học này, các em ít đọc những loại sách nói về ANTT. Vì phần lớn HS các lớp có gia đình đi làm ăn xa các em còn thiếu sự quan tâm của gia đình, đồng thời các em còn lo việc nhà nên rất ít thời gian đầu tư cho việc học. Một số HS còn mê chơi điện tử, xem phim, … nên các em xao lãng việc học. IV. Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học phân môn âm nhạc thường thức: Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đánh giá rất cao lứa tuổi học sinh trong nhà trường như sau :” Lứa tuổi từ 7 đến 17 rất nhạy cảm và thông minh”. Từ thực tế giảng dạy, tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn này. Đối với giáo viên: Phải thực sự yêu nghề, yêu chuyên môn, phải có khả năng lĩnh hội âm nhạc thực thụ, một số vấn đề quan trọng là phải có lương tâm đạo đức nghề nghiệp. Ngoài một số phương pháp tích cực trong dạy học phân môn ANTT: phương pháp dạy thông qua hoạt động, phương pháp trực quan, hình thức vấn đáp và thảo luận ….. Giáo viên cần vận dụng sáng tạo một số phương pháp: đóng vai, chơi trò chơi nhân gian, biết tìm hiểu truyền thống. Mặc dù phân môn này không chiếm nhiều thời gian nhưng rất quan trọng, thông qua nó mà các em sẽ biết và lĩnh hội nền văn hóa của từng vùng miền., truyền thống của ông cha ta. Nó được thể hiện ở một số vấn đề như sau: + Đề tài về nhạc sĩ: đặc biệt là những nhạc sĩ nổi tiếng ở Việt Nam cho Hs nghe ít nhất 10 bài hát nổi tiếng. Đối với nhạc sĩ Văn Cao, Phong Nhã, Lưu Hữu Phước thì cần phải nhấn mạnh nhiều hơn. + Nhạc cụ dân tộc cần phải minh họa cụ thể, cố gắng tìm và tạo đồ dùng dạy học trực quan, cho HS nghe trực quan và nhấn mạnh đây là nhạc cụ dân tộc nào của Việt Nam mà không nơi nào có được. Ví dụ: đàn bầu, sáo, đàn tranh, đặc biệt là nhạc cụ cồng chiêng Tây Nguyên được tổ chức văn hóa thế giới công nhận di sản văn hóa của thế giới. + Các thể loại âm nhạc: đặc biệt là hát ru đây là một truyền thống bản sắc tốt đẹp vì nó mang hơi thở ấm áp của tình mẹ con, ông bà. + Thể loại dân ca: phải thực sự quyết tâm đưa dân ca vào tâm hồn của các em. Nhấn mạnh dân ca vùng miền nhằm giáo dục các em bản sắc văn hóa dân tộc. Giáo dục HS dân ca có được bền vữngSHSh và lưu truyền hay không thì bộ phận HS giữ vai trò quan trọng không nhỏ. Nhớ “ Lời Bác dặn trước lúc đi xa” rằng muốn yêu tổ quốc mình thì càng yêu thắm thiết những khúc hát dân ca. + Âm nhạc cách mạng: khi giáo viên minh họa bài hát thì cần liên hệ với lịch sử Việt Nam từ đó các em hiểu được lịch sử Việt Nam.Ví dụ: Biết ơn chị Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, … + Âm nhạc thiếu nhi: giáo dục các em nghe nhạc phù hợp với độ tuổi, các bài hát về anh hùng nhỏ tuổi, hướng cho các em hình thành nhân cách con người thông qua nghe và hát nhạc. Đối với HS: Đây là môn học thiên về năng khiếu nhưng HS thì không phải em nào cũng có năng khiếu. Nên để học tốt môn này các em cần có tinh thần học tập đúng đắn. Để học tốt phân môn này các em cần có cảm xúc, bởi cảm xúc là sự cảm thụ của trái tim, của tấm lòng. Các em đến với môn âm nhạc nói chung phân môn ANTT nói riêng sự yêu thích đam mê thì những cung bậc tình cảm vui, buồn, thương, giận trong bài hát từ bài giảng của GV mới đi vào nội tâm của các em. Các em phải định hướng cho mình các yêu cầu cụ thể để biến những cái chung thành cái riêng cho mình. Các em sẽ có cảm nhận khi nghe các bài hát, các nhạc cụ dân tộc, … Điểm quan trọng nữa là các em ham đọc sách, tích cực tham gia các hoạt động âm nhạc trong nhà trường, xã hội để các em có một tinh thần thái độ dạn dĩ, không rụt rè. Thông qua nghe nhạc các em có tình cảm cao thượng về tình bạn, tình yêu thương ông bà, cha mẹ, thầy cô, yêu quê hương đất nước. Đó là cái ý nghĩa to lớn của môn âm nhạc nói chung, phân môn ANTT nói riêng mang lại cho chúng ta trong cuộc sống. V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm : Qua việc rút kinh nghiệm và thay đổi, áp dụng, tôi thấy mình tự tin, vững vàng hơn trong chuyên môn, tôi thấy yêu thích việc giảng dạy môn âm nhạc đặc biệt ANTT, đồng thời định hướng được cho học sinh khi học âm nhạc nói chung ANTT nói riêng. Đối với HS, các em bước đầu cảm thấy yêu thích môn học, biết được ý nghĩa của môn học ANTT nhận thấy cuộc sống còn nhiều điều cần tìm hiểu. PHẦN KẾT LUẬN I. Những bài học kinh nghiệm : - Để “Tạo hứng thú cho học sinh học tập môn âm nhạc THCS”đòi hỏi người GV phải không ngừng học hỏi, tự đổi mới và hoàn thiện các pp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS trong việc học tập các môn, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tạo mối quan hệ gần gũi, hợp tác trong quan hệ thầy trò. Đặc biệt hiện nay GV phải không ngừng nắm bắt ứng dụng CNTT trong giảng dạy bộ môn, áp dụng soạn giáo án điện tử góp phần vào nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy và học tập bộ môn âm nhạc. II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: - Như đã nói trên âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người: trong nhà trường nó là môn học vừa hình thành nhân cách vừa hình thành tâm hồn. Trong thời đại hiện nay âm nhạc đa dạng và phức tạp nhưng nếu chúng ta biết định hướng thì sự lỉnh hội của các em sẽ tốt hơn và có lợi cho sự phát triển của các em . III. Khả năng vận dụng : - Với các giải pháp giúp HS học tốt ANTT như trên tôi tin tưởng là tiết học sôi nổi nhiều tranh luận giữa các em học sinh.Từ đó các em hứng thú học tập hơn ,các em sẽ không còn xem thường phân môn ANTT, các em sẽ tích cực, tìm tòi cho tiết học sinh động, các em cũng sẽ thêm nhiều kiến thức hơn. IV. Đề xuất kiến nghị : - Đối với nhà trường : + Tạo điều kiện có phòng bộ môn để tiết học sinh động hơn. - Đối với GV: + Quan tâm đến khả năng của từng đối tượng HS có giải pháp phù hợp. + Tạo điều kiện cho HS đọc sách, định hướng cho học sinh lựa chọn và đọc sách. - Đối với HS: + Cần nhận thức đúng đắn và tập cho bản thân sự yêu thích nhiệt tình đối với bộ môn. + Có phương pháp học tập đúng đắn. + Cần học hỏi trao đổi với các bạn để học hỏi kinh nghiệm. + Rất mong sự góp ý chân thành của các đồng chí, đồng nghiệp để sáng kiến này được phát huy tốt hơn. Mỹ Hưng, tháng 01 năm 2011. Người thực hiện đề tài Tài liệu tham khảo SGK và sGV khối 6, 7, 8, 9. 2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III(2004-2007) môn âm nhạc quyển 1 và 2 NXB Giáo dục và các tài liệu có liên quan. 3. Nghe nhiều chuyên đề âm nhạc trên sách báo, truyền thông, truyền hình, đặc biệt là chuyên đề của giáo sư Trần Văn khê với các đề tài nhạc cụ và âm nhạc dân tộc. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU I. Bối cảnh của đề tài Trang 1 II. Lí do chọn đề tài Trang 1 III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Trang 1 IV. Mục đích nghiên cứu Trang 2 V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Trang 2 PHẦN NỘI DUNG Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Trang 3 Thực trạng của sáng kiến kinh nghiệm Trang 3 Nguyên nhân Trang 3 Một số giải pháp nhằm giúp HS học tốt phân môn ANTT Trang 4, 5 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Trang 6 PHẦN KẾT LUẬN Những bài học kinh nghiệm Trang 7 II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm Trang 7 III. Khả năng vận dụng Trang 7 Đề xuất kiến nghị Trang 7, 8 Tài liệu tham khảo Trang 9

File đính kèm:

  • docSKKNNHAC.doc