Bất cứ một nền văn học chân chính nào, sự ra đời và phát triển của nó đều gắn bó sâu sắc với thời đại sinh ra nó, thực hiện xuất sắc nhiệm vụ của thời đại đó" [54, tr. 126]. Văn học Việt Nam từ 1945 - 1975, đặc biệt là mảng văn học viết về đề tài chiến tranh cách mạng và người lính được xem là trung tâm, đáp ứng được những đòi hỏi bức thiết của lịch sử, sáng tạo trên cảm hứng lớn của thời đại và có vị trí xứng đáng trong tiến trình văn học dân tộc.
Chiến tranh chấm dứt "cuộc sống dần trở lại với những quy luật bình thường của nó, con người trở về với đời thường, phải đối mặt với bao nhiêu vấn đề trong một giai đoạn có nhiều biến động, đổi thay của xã hội. Bối cảnh đó đã thúc đẩy sự thức tỉnh ý thức cá nhân, đòi hỏi sự quan tâm đến mỗi người và từng số phận" [46, tr.15]. Văn học Việt Nam từ sau 1975, tồn tại, phát triển trong điều kiện lịch sử xã hội, trong môi trường ý thức, tinh thần có nhiều thay đổi. Những yếu tố đó đã tác động và chi phối mạnh mẽ xu hướng vận động và đặc điểm của văn học. Đặc biệt là từ sau Đại hội VI của Đảng, những người cầm bút hầu như không phải "kị húy" hay né tránh khi muốn đề cập đến các vấn đề trong xã hội. Những bất hạnh cá nhân, những thói đời đen bạc, những xói mòn đạo đức, những nhu cầu bản năng.đều được các nhà văn, nhà thơ đi sâu khai thác.
82 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1270 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Nghệ thuật thể hiện chiến tranh và người lính trong thơ 1975 - 2000, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Trang
Mục lục
1
Phần mở đầu
2
1. Lí do chọn đề tài
2
2. Lịch sử vấn đề
4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
7
4. Phương pháp nghiên cứu
7
5. Đóng góp của luận văn
8
6. Cấu trúc của luận văn
8
Phần nội dung
9
Chương 1: Khái quát về đề tài chiến tranh và người lính trong
văn học hiện đại Việt Nam.
9
1. 1. Đề tài chiến tranh và người lính trong văn học trước 1975
9
1. 2. Đề tài chiến tranh và người lính trong văn học sau 1975
15
Chương 2: Chiến tranh và người lính trong thơ 1975 - 2000
nhìn từ phương diện nội dung trữ tình
22
2.1. Khái niệm trữ tình
22
2.2. Chiến tranh và người lính từ góc nhìn sử thi
23
2.3. Chiến tranh và người lính từ góc nhìn thế sự - đời tư
31
Chương 3: Các phương thức thể hiện cơ bản chiến tranh và
người lính trong thơ 1975 - 2000
48
3.1. Thể loại thơ
3.2. Ngôn ngữ thơ
48
60
3.3. Giọng điệu thơ
65
3.4. Câu thơ
70
Phần kết luận
Tài liệu tham khảo
75
78
Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
1.1. "Bất cứ một nền văn học chân chính nào, sự ra đời và phát triển của nó đều gắn bó sâu sắc với thời đại sinh ra nó, thực hiện xuất sắc nhiệm vụ của thời đại đó" [54, tr. 126]. Văn học Việt Nam từ 1945 - 1975, đặc biệt là mảng văn học viết về đề tài chiến tranh cách mạng và người lính được xem là trung tâm, đáp ứng được những đòi hỏi bức thiết của lịch sử, sáng tạo trên cảm hứng lớn của thời đại và có vị trí xứng đáng trong tiến trình văn học dân tộc.
Chiến tranh chấm dứt "cuộc sống dần trở lại với những quy luật bình thường của nó, con người trở về với đời thường, phải đối mặt với bao nhiêu vấn đề trong một giai đoạn có nhiều biến động, đổi thay của xã hội. Bối cảnh đó đã thúc đẩy sự thức tỉnh ý thức cá nhân, đòi hỏi sự quan tâm đến mỗi người và từng số phận" [46, tr.15]. Văn học Việt Nam từ sau 1975, tồn tại, phát triển trong điều kiện lịch sử xã hội, trong môi trường ý thức, tinh thần có nhiều thay đổi. Những yếu tố đó đã tác động và chi phối mạnh mẽ xu hướng vận động và đặc điểm của văn học. Đặc biệt là từ sau Đại hội VI của Đảng, những người cầm bút hầu như không phải "kị húy" hay né tránh khi muốn đề cập đến các vấn đề trong xã hội. Những bất hạnh cá nhân, những thói đời đen bạc, những xói mòn đạo đức, những nhu cầu bản năng...đều được các nhà văn, nhà thơ đi sâu khai thác.
Văn học từng bước trở lại với chức năng và bản chất của chính nó. Chưa bao giờ nhu cầu sáng tạo trong dân chủ, nhu cầu sống trong mỗi vấn đề của đời sống để tìm kiếm những giá trị phong phú của tinh thần con người lại được văn học quan tâm như lúc này. Văn học gắn bó với hiện thực, nhưng không chỉ phản ánh hiện thực mà còn là suy ngẫm về hiện thực. Đối tượng nghiên cứu và khám phá của văn học không chỉ là xã hội mà còn là con người với tất cả sự phức tạp và bí ẩn của nó. Vấn đề quyền sống, nỗi đau khổ và hạnh phúc của con người được văn chương khai thác với cảm hứng nhân đạo sâu sắc.
1.2. Đất nước bước sang thời kì hòa bình, nhưng hậu quả, dư âm của nó vẫn tồn tại dai dẳng trong đời sống của mỗi người. Sự khốc liệt của chiến tranh và hình tượng người lính vẫn là cảm hứng của nhiều nhà văn, nhà thơ, đặc biệt là những người mặc áo lính. Tuy không chiếm vị trí số một như văn học giai đoạn trước, nhưng đề tài chiến tranh và người lính vẫn phản ánh rõ nét quá trình chuyển biến của ý thức văn học, nhất là từ khi đất nước bước vào thời kì đổi mới. Trong quan niệm của nhiều nhà văn chiến tranh vẫn là “siêu đề tài", người lính vẫn là "siêu nhân vật", càng khám phá càng thấy những "độ rung không mòn nhẵn" và công việc của những người cầm bút trong những năm chiến tranh chỉ mới nói được một phần nào về cuộc sống, con người thời chiến. Điều đó khẳng định, văn học thời bình vẫn luôn quan tâm dành cho đề tài chiến tranh và người lính những trang viết có giá trị.
1.3. Trong sự nhập cuộc với đời thường, thơ viết về chiến tranh và người lính tuy chưa có những thành tựu rực rỡ, những đỉnh cao tiêu biểu, nhưng việc thẳng thắn trong phản ánh hiện thực đã mang đến cho thơ một diện mạo mới, một sắc thái mới. Khát vọng biểu hiện cuộc sống, thế giới tâm hồn con người sau chiến tranh đã thôi thúc những người cầm bút có lương tri phải nói "bao điều bão tố ở bên trong" mà một thời họ chưa kịp nói. Điều đáng mừng là những điều họ nói ra đã được xã hội chấp nhận và đón đợi.
Với độ lùi thời gian, cách cảm nhận của các nhà thơ về chiến tranh có sự từng trải, thấu đáo và đa dạng hơn. Họ đã "tái bút" về chiến tranh và người lính trên những bình diện, cấp độ và cách diễn đạt mới. Đó là một hành trình thơ ca khởi nguồn từ những sắc màu có phần lấp lánh, đầy hào quang của ngoại giới để đến với sự đồng cảm âm thầm mà mãnh liệt của sức sống nội tâm. Các tác giả ý thức viết về sự thật thay thế cho sự mô tả hiện thực. Vấn đề nhân bản, khám phá thế giới bên trong của nhân vật trữ tình vượt lên trên những ràng buộc của tính thời sự và tuyên truyền. Các nhà thơ đi sâu vào khai thác tâm trạng, nỗi niềm của những người lính đã qua một thời binh lửa trở về với đời thường, cố gắng phát hiện thế giới tâm hồn đầy phức cảm của những con người thời hậu chiến. Bên cạnh đó, còn khơi gợi được tình yêu, niềm tin và lẽ sống của con người với con người, của con người với cuộc đời sau những vinh quang và mất mát của chiến tranh.
Các nhà thơ viết về chiến tranh và người lính hôm nay không còn không khí ào ạt, dữ dội của những người trong trận mạc như trước đây, mà là những hồi ức, chiêm nghiệm, những trăn trở, suy tư đầy trách nhiệm về hiện thực. Đó là cơ sở để có được những chuyển đổi về chất trong thơ viết về chiến tranh và người lính. Thơ được trả về đúng nghĩa với sắc thái là "tiếng lòng" là "tiếng nói của trái tim" rất dễ tìm được sự đồng điệu của người đọc. Có thể nói, thơ viết về chiến tranh và người lính giai đoạn 1975 - 2000, đã nói rất thật những vấn đề của xã hội và tâm trạng của nhân vật trữ tình trước cuộc sống. Chiều kích của thơ hình thành từ sự "vang vọng" của hiện thực, được mở rộng trong không gian, thời gian tâm tưởng, trở thành những rung động thẳm sâu trong tâm hồn nghệ sĩ.
Chúng tôi chọn đề tài Nghệ thuật thể hiện chiến tranh và người lính trong thơ 1975 - 2000 với mong muốn góp phần làm rõ hơn diện mạo thơ về chiến tranh và người lính sau 1975, từ đó xác định một số bình diện đặc sắc trong cách cảm nhận và cách thể hiện của các nhà thơ thời kì này.
2. Lịch sử vấn đề
Đề tài chiến tranh và người lính là một dòng chảy không ngừng của văn học Việt Nam. Mỗi giai đoạn lịch sử, các nhà văn, nhà thơ lại phản ánh vấn đề ở những điểm nhìn và cách cảm nhận khác. Điều đó phản ánh sự trưởng thành hơn trong nhận thức, bút pháp thể hiện của các thế hệ cầm bút qua từng thời kì. Khi tập trung khảo sát Nghệ thuật thể hiện chiến tranh và người lính trong thơ 1975 - 2000, chúng tôi thấy đã có nhiều bài viết trực tiếp hay gián tiếp đề cập đến vấn đề này. Những bài nghiên cứu đó, chúng tôi chia thành hai nhóm dưới đây:
2.1. Những bài nghiên cứu về văn xuôi: Người viết cần thấu hiểu chiến tranh (Nguyễn Quang Hà), Tản mạn về tiểu thuyết sử thi (Hồ Phương), Có gì mới trong tiểu thuyết về đề tài chiến tranh hôm nay (Hồ Phương), Sử thi và hoành tráng câu trả lời cho một đời (Chu Lai), Viết về chiến tranh đôi điều suy ngẫm (Chu Lai), Lại nói về chiến tranh và viết về chiến tranh (Nam Hà), Bộ đội cụ Hồ - nhân vật trung tâm của văn xuôi, một giá trị độc đáo của văn hóa kháng chiến (Ngô Vĩnh Bình), Văn xuôi viết về người lính hôm nay - một thách đố nhà văn (Sương Nguyệt Minh), Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang sau 1975 - những thành tựu nghệ thuật còn bị bỏ lỡ (Nguyễn Thiệu Vũ), Vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết sử thi về đề tài chiến tranh cách mạng (Nguyễn Thanh Tú), Người lính sau hòa bình trong tiểu thuyết chiến tranh thời kì đổi mới (Nguyễn Hương Giang), Văn học về người lính (Ngô Thảo)...
2.2. Những bài nghiên cứu về thơ: Thơ Việt Nam trong hai cuộc chiến tranh (Mai Hương), Đổi mới ngôn ngữ thơ trong thơ kháng chiến (Vũ Duy Thông), Thơ về người lính hôm nay (Vương Trọng), Suy nghĩ về thơ Việt Nam từ sau năm 1975 (Nguyễn Văn Hạnh), Thơ cách mạng và kháng chiến - một dòng sông thơ rất mới và tuyệt đẹp (Võ Gia Trị), Thơ chống Mĩ trong tiến trình thơ hiện đại Việt Nam (Lưu Khánh Thơ), Cái đẹp trong thơ kháng chiến 1945 - 1975 (Vũ Duy Thông), Một phác thảo về thơ bộ đội sau 1975 (Nguyễn Hữu Quý), Thơ trữ tình Việt Nam 1975 - 1900 (Lê Lưu Oanh), Trước đèn...thơ (Lê Thành Nghị), Thơ 75 - 95, biến đổi của thể loại (Vũ Văn Sĩ), Thơ năm 1992 (Lưu Khánh Thơ), Chiến tranh trong thơ hôm nay (Bích Thu), Nhân đọc Nguyễn Đức Mậu nghĩ về cũ và mới trong thơ (Hữu Đạt), Thơ Việt Nam sau 1975 - từ cái nhìn toàn cảnh (Nguyễn Đăng Điệp), Nhìn lại thơ 30 năm chiến tranh (Mã Giang Lân)...
Đi sâu vào nghiên cứu văn học viết về chiến tranh và người lính sau 1975, các tác giả đã phát hiện được nhiều yếu tố mới, tạo nên diện mạo riêng của đề tài so với giai đoạn văn học trước 1975. Trong bài Văn học viết về chiến tranh cách mạng - đòi hỏi và thách thức của thời gian, tác giả Lê Thành Nghị cho rằng: "Khi nhận ra cuộc chiến đấu không chỉ có anh hùng quả cảm, mà còn là đau thương tột cùng, chủ thể sáng tạo đã không hề né tránh sự thật ở những tình huống bi kịch, bi tráng xuất hiện trong mối quan hệ giữa khát vọng sống của từng cá nhân và vận mệnh của Tổ quốc, và đã phản ánh những tình huống bi kịch đó một cách chân thực và rắn rỏi" [54, tr.126]. Tác giả Tôn Phương Lan khi viết Người lính trong văn xuôi viết về chiến tranh của những nhà văn cầm súng đã đề cập cụ thể: "Người lính trong văn học thời kì này được thể hiện nhiều trong hình ảnh người lính trở về và bước vào cuộc sống chiến đấu mới tương đối đơn thương độc mã trong việc duy trì cuộc sống bình thường cho cá nhân, cho gia đình, cho xã hội" [40, tr. 96].
Thơ sau 1975, có nhiều đổi mới trên nhiều phương diện, nên khi Suy nghĩ về thơ Việt Nam từ sau năm 1975, tác giả Nguyễn Văn Hạnh nhận xét: "Thơ sau năm 1975 không chỉ còn tập trung vào cổ vũ chiến đấu, ca ngợi những mặt tích cực của cuộc sống mà suy nghĩ về nhiều vấn đề phức tạp của cuộc sống" [25, Tr. 8]. Theo tác giả, cuộc sống thời hậu chiến với cả mặt phải và mặt trái, ánh sáng và bóng tối, niềm vui và nỗi đau, cao cả và thấp hèn là hiện thực phức tạp cần phản ánh một cách chân thực. Con người với tư cách là con người của cộng đồng và cá nhân, với quan hệ và nhu cầu nhiều mặt, trong chiến tranh chưa thể soi sáng một cách toàn diện. Có những sự thật trong chiến tranh người ta chưa thấy, hoặc thấy nhưng không muốn nói, không nỡ nói, không được nói. Khi cuộc sống đã trở lại bình thường, thơ cũng phải trở lại với chức năng của nó, chú ý mọi điều liên quan đến con người theo tinh thần tôn trọng sự thật và giá trị nhân văn được coi là những yêu cầu tư tưởng nghệ thuật bao trùm nhất, như là lẽ sống của mọi khuynh hướng văn học nghệ thuật chân chính. Với Những chuyển động của thơ Việt đương đại, Nguyễn Đăng Điệp đã so sánh: “với thơ trước 1975, dòng thơ phản ánh sự vĩ đại của dân tộc qua hai cuộc chiến tranh, có phần "hạ tông" và chứa nhiều suy tư chiêm nghiệm hơn. Khi cuộc chiến tranh đi qua, dù chưa nhiều nhưng các nhà thơ đã có một độ lùi cần thiết để nhìn rõ hơn cái được cái mất" [16, Tr. 43]. Tác giả Nguyễn Hữu quý trong bài Một phác thảo về thơ bộ đội sau 1975 cho rằng: "đó là sự bù đắp cho những gì nhà thơ chưa viết ra được trong thời cả nước tưng bừng ra trận, thời từng vết thương đau cũng biết nín máu lại, giọt nước mắt tang tóc chảy ngược vào lòng... chiến tranh trong thơ các anh bây giờ có những đau đớn, xót xa. Cái sự không trở về của những người lính trận, có lúc là nỗi ám ảnh nhức nhối trong thơ" [62, tr. 173]. Lê Thành Nghị Trước đèn...thơ viết: "chưa bao giờ thơ diễn đạt nỗi đau bình thản đến tê dại như vậy. Chỉ có khi "nước mắt chảy vào trong", khi sự nhức nhối đã lên đến cùng cực, khi "cấp độ" của bi kịch đã vượt lên trên giới hạn, nỗi đau đã đi đến mút chót của cân não, lời lẽ mới trở nên lạnh lùng, ngôn ngữ mới khoác cái vỏ "vô cảm" bề ngoài như vậy. Nhưng thực ra sau cái vỏ "vô cảm" ấy là sự ám ảnh của số phận con người, là sự cảm thông sâu sắc với số phận con người...Bên cạnh bút pháp "tả thực" là bút pháp "biểu hiện" như một bước tiến mới của thơ sau 1975, chứa chất nhiều vấn đề của tâm lí, đạo đức, lối sống, nhiều vấn đề của tình cảm, của tâm linh...mà nghệ sĩ có thể khám phá, tái hiện, làm kết tinh, hiển lộ những triết lí, tư tưởng mang ý nghĩa nhân sinh của hiện thực"[56, tr. 150].
Nhìn chung, các tác giả đều có nhận định là tác phẩm viết về chiến tranh và người lính giai đoạn sau 1975 đa dạng, phong phú về hình thức biểu hiện, chân thực, táo bạo, với nhiều suy ngẫm, nhiều đào xới, khám phá hơn trong nội dung. Hình tượng người lính trở về sau chiến tranh, được các tác giả tập trung khai thác và tô đậm ở góc nhìn số phận đời thường. Nhân vật người lính được đặt ra với tư cách con người cá thể, trong mối quan hệ chung, riêng cùng tồn tại. Thơ viết về đề tài chiến tranh và người lính sau 1975, từng bước vượt qua những giới hạn lịch sử của thơ kháng chiến, để tiếp cận những mảng màu đời sống còn nhức nhối sau chiến tranh.
Những bài viết của các tác giả phần lớn đã có những phát hiện mới về nội dung, nghệ thuật ở đề tài chiến tranh và người lính sau 1975. Tuy nhiên, đó chỉ mới là những bài viết mang tính riêng lẽ, chưa đặt thành một hệ thống nghiên cứu chuyên biệt. Luận văn của chúng tôi cố gắng lĩnh hội các quan điểm, các ý tưởng, sự gợi mở của những người đi trước, tiếp tục triển khai nghiên cứu Nghệ thuật thể hiện chiến tranh và người lính trong thơ 1975 – 2000 một cách tập trung và hệ thống hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Nghệ thuật thể hiện chiến tranh và người lính trong thơ 1975 - 2000 trên một số phương diện cơ bản.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chủ yếu khảo sát thơ giai đoạn 1975 - 2000 viết về chiến tranh và người lính. Ngoài ra chúng tôi còn khảo sát thơ giai đoạn 1945 - 1975 viết về chiến tranh và người lính để đối chiếu, so sánh, tìm ra những phương thức thể hiện mới về chiến tranh và người lính trong thơ 1975 - 2000.
4. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này chúng tôi sử dụng những phương pháp sau:
4.1. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Phương pháp này, đã giúp chúng tôi tiếp cận được với những đặc điểm cơ bản của thơ, từ đó rút ra giá trị mới về nội dung, nghệ thuật của thơ giai đoạn 1975 - 2000 viết về chiến tranh và người lính.
4.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng trên hai bình diện đồng đại và lịch đại để phát hiện những kế thừa, những cách tân của các nhà thơ viết về đề tài chiến tranh và người lính sau 1975.
4.3. Phương pháp hệ thống
Chúng tôi sử dụng phương pháp hệ thống, nhằm xem xét những bình diện, những yếu tố và những mối quan hệ cơ bản tạo nên diện mạo thơ viết về chiến tranh và người lính giai đoạn 1975 - 2000.
5. Đóng góp của luận văn
- Với đề tài này, luận văn góp phần làm rõ diện mạo thơ viết về chiến tranh và người lính giai đoạn 1975 - 2000.
- Luận văn khẳng định một số bình diện đặc sắc, thể hiện qua cách nhìn nhận, lí giải về chiến tranh và người lính của các tác giả, những điểm vừa riêng biệt vừa làm nên thành tựu của thơ sau 1975.
- Ngoài ra, cũng có thể sử dụng luận văn làm tư liệu tham khảo cho việc học tập và giảng dạy phần thơ hiện đại Việt Nam, đặc biệt là thơ sau 1975.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai trong ba chương như sau:
Chương 1:
Khái quát về đề tài chiến tranh và người lính trong văn học hiện đại Việt Nam
Chương 2:
chiến tranh và người lính trong thơ 1975 - 2000 nhìn từ phương diện nội dung trữ tình
Chương 3:
Các phương thức thể hiện cơ bản chiến tranh và người lính trong thơ 1975 - 2000.
Phần nội dung
Chương 1
Khái quát đề tài chiến tranh và người lính trong văn học hiện đại việt nam
1.1. Đề tài chiến tranh và người lính trong văn học trước 1975
Lịch sử Việt Nam là lịch sử của bốn nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Lịch sử của một dân tộc kiên cường, không cam chịu kiếp đời nô lệ đã đứng lên quyết chiến chống kẻ thù xâm lược. Chúng ta có quyền tự hào về truyền thống đánh giặc, về tinh thần bất khuất, về những chiến công hào hùng chói lọi của quân và dân ta.
Văn học cách mạng từ 1945 đến 1975 tập trung vào chủ đề chiến đấu cho nền độc lập - tự do của đất nước. Thời đại với những chuyển biến lớn lao của lịch sử, đã đem đến cho văn học giọng điệu lãng mạn cách mạng, đậm chất sử thi bắt nguồn từ những chiến công vang dội của dân tộc. "Giọng điệu thời đại đó", đã có tác dụng hòa cái tôi cá nhân của nghệ sĩ vào cái ta chung của cộng đồng. Mọi biểu hiện mang màu sắc cá nhân đều không phù hợp với tinh thần của cuộc kháng chiến. Trong bối cảnh đó, người lính trở thành nhân vật trung tâm, biểu hiện khát vọng, kết tinh vẻ đẹp chiến đấu, chiến thắng của con người Việt Nam. Từ anh vệ quốc quân trong văn học chống Pháp đến anh giải phóng quân trong văn học chống Mĩ - những người chiến sĩ mà cuộc đời và chiến công của họ trở thành niềm tự hào của dân tộc đã thu hút sự say mê sáng tạo hầu hết những người cầm bút.
Văn học viết về chiến tranh và người lính giai đoạn này, chủ yếu khám phá con người từ phương diện xã hội, từ trách nhiệm công dân. Trong các sáng tác của mình, nhà văn, nhà thơ không xem xét con người ở bình diện cá nhân mà khám phá và thể hiện con người của tập thể, cộng đồng, dân tộc, giai cấp. Con người của gia đình, làng xóm không còn trong phạm vi hẹp mà trở thành con người chung của cách mạng, vẻ đẹp và sức mạnh của họ chỉ hiện ra khi họ có mặt trong tập thể ấy.
1.1.1.Chiến tranh và người lính trong văn xuôi
Trong suốt ba mươi năm (1945 - 1975), cuộc chiến đấu giành độc lập của dân tộc là bình diện nổi bật, bao trùm toàn bộ đời sống xã hội, thu hút và chi phối mọi bình diện khác của hiện thực. Có thể nói, mọi chủ đề, đề tài, cảm hứng của văn học đều được trực tiếp khai thác hoặc liên quan chặt chẽ tới những vấn đề về vận mệnh của đất nước của nhân dân. Văn xuôi tập trung vào các nội dung có ý nghĩa toàn dân tộc, tái hiện bức tranh hiện thực lịch sử và xây dựng những hình tượng con người sử thi cao đẹp.
Trong các tác phẩm văn học thời kì này, mối quan hệ thế sự - đời tư không nằm trong sự chú ý của nhà văn. Nếu được đưa vào trong tác phẩm thì cũng bị chi phối bởi đời sống cộng đồng và mang một ý nghĩa xã hội khác. Việc đưa lên hàng đầu con người tập thể, con người công dân đã khiến cho văn xuôi giai đoạn trước 1975 tập trung chủ yếu vào các biểu hiện tâm lí của nhân vật như lòng yêu nước, căm thù giặc, tình nghĩa đồng bào, tình cảm tiền tuyến hậu phương, ý thức giai cấp... Nhân vật hiện lên trong các tác phẩm đều là những con người hành động. Họ sống, chiến đấu và sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc thân yêu, bởi thế tâm lí của họ đơn giản, dễ hiểu.
Khi cuộc kháng chiến nổ ra, nhân vật người lính được xem là nhân vật trung tâm của văn học kháng chiến. Trở thành người lính Cụ Hồ với những đức tính tốt đẹp tiêu biểu, là cả một chặng đường giác ngộ rèn luyện của bản thân mỗi người. Nói như Nguyễn Huy Tưởng "đó là kết quả của sự biến đổi của tất cả những con người khác nhau thành người lính Việt Nam điển hình".
Người lính trong văn học thời kì này, được dấn thân vào những nơi gian khổ ác liệt để thử thách ý chí kiên định và lí tưởng mà họ đã chọn. Nhiều tác phẩm đặt các chiến sĩ trước sự lựa chọn nghiệt ngã của sự sống và cái chết để khẳng định ý nghĩa cao cả của sự hi sinh. Đó là những con người đại diện đầy đủ cho tầm vóc, sức mạnh, ý chí và khát vọng của cộng đồng, của dân tộc. Điểm nổi bật ở người lính văn học thời kì này là ý thức về trách nhiệm và sự gắn bó với quê hương, đất nước. Người lính thường được thể hiện là hình ảnh của những con người lạc quan, sống vì mọi người, tin tưởng tuyệt đối vào lí tưởng mà mình đã chọn. Họ là biểu hiện ý chí, khát vọng của cộng đồng, dân tộc, cao hơn là của thời đại và nhân loại. Lý tưởng và nhận thức ấy, trở thành ý chí và hành động ở mỗi người lính. Chưa bao giờ ý thức cộng đồng, chủ nghĩa anh hùng tập thể lại được tôn vinh, đề cao và chứa đựng nhiều ý nghĩa thẩm mĩ như vậy trong các tác phẩm. Văn xuôi thời kì này góp phần nâng cao vị thế con người Việt Nam trong những khoảnh khắc lịch sử khốc liệt, làm phong phú thêm cho văn chương dân tộc bởi chủ nghĩa anh hùng cao cả.
Với đề tài chiến tranh và người lính, nhiều cây bút văn xuôi muốn vươn tới sự khám phá, lí giải, khái quát sự vận động lịch sử của cuộc chiến. Dù dung lượng hạn chế của một truyện ngắn, một bài tùy bút hay một bức tranh toàn cảnh trong một tiểu thuyết, thì các tác phẩm đều đề cập đến vận mệnh của đất nước và nhân dân. Có rất nhiều tác phẩm văn xuôi ra đời trong thời kì này chiếm được cảm tình của người đọc, tiêu biểu như: Một lần tới Thủ đô (Trần Đăng), Sống mãi với Thủ đô (Nguyễn Huy Tưởng), Đất nước đứng lên, Rừng xà nu (Nguyên Ngọc), Cao điểm cuối cùng, Vùng trời (Hữu Mai), Trước giờ nổ súng, Mẫn và tôi, (Phan Tứ), Một truyện chép ở bệnh viện, Hòn đất (Anh Đức), Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi), Chiếc lược ngà, Bông cẩm thạch (Nguyễn Quang Sáng), Dấu chân người lính, Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu)... Những sáng tác này đã làm sống lại hình ảnh cuộc kháng chiến trường kì và anh dũng của toàn dân trên nhiều địa phương ở nhiều mặt trận. Tái hiện được hình ảnh người lính trong những hoàn cảnh khó khăn, những thử thách nghiệt ngã, những chiến công to lớn và cả sự hi sinh thầm lặng.
Công bằng mà nói, các tác phẩm văn xuôi chưa có nhiều điển hình đậm nét nhưng hình ảnh người lính được xem là hình ảnh đẹp của con người Việt Nam trong những tháng năm bão táp, được người đọc yêu mến, ghi nhận. Các nhân vật đã gợi lên được những vấn đề của con người trong chiến tranh, tạo được sự chú ý và ít nhiều gây ám ảnh cho người đọc về số phận của họ. Qua nhiều tác phẩm, chúng ta hiểu rằng cuộc đào luyện con người trong chiến tranh là vô cùng khốc liệt, nó không nhân nhượng với bất kì ai. Lí giải những nhân tố làm nên những con người dám đương đầu và chiến thắng những đế quốc cường bạo, là lí giải cách nhìn, tầm nhìn về Tổ quốc, về mối quan hệ giữa dân tộc và xu thế thời đại. Thước đo duy nhất, khẳng định nhân cách người lính của văn xuôi thời kì này là ở sự cống hiến hết mình cho sự nghiệp chung, là chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là tinh thần hi sinh cao cả. Vì thế, nhân vật người lính mang đậm màu sắc lí tưởng hóa. Tuy nhiên, hướng xây dựng những biểu tượng mang tính khái quát cao rộng, nhiều khi dẫn đến thiếu hẳn sự sinh động của đời sống, làm mất đi tính biểu cảm cụ thể trong các tác phẩm văn học.
Nhìn lại chặng đường đã qua, có thể thấy văn xuôi giai đoạn 1945 - 1975 có những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của văn học dân tộc. Đó là sự phản ánh nhanh nhạy, kịp thời động viên, cổ vũ cho cuộc chiến đấu vĩ đại của dân tộc. Nhà văn đã dẫn độc giả vào thế giới của lòng dũng cảm, tình người, đức hi sinh...nói cách khác đó là thế giới của cái cao cả, cái đẹp vượt lên trên sự tàn phá, hủy diệt của bom đạn chiến tranh. Trên bức tranh rộng lớn của cuộc chiến, có những mảng hiện thực tiêu biểu, tái hiện khá chân thực những thử thách và sự hi sinh to lớn của nhiều thế hệ để làm nên chiến thắng. Văn xuôi đã tập trung biểu hiện, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng như một lối sống cao đẹp của hàng triệu con người Việt Nam khi đất nước có chiến tranh.
1.1.2. Chiến tranh và người lính trong thơ
Bên cạnh văn xuôi, thơ viết về cuộc kháng chiến của dân tộc là tiếng hát tự hào của cái "Ta" nhân danh dân tộc, nhân danh chính nghĩa. Thơ viết về chiến tranh cách mạng là "một dàn đồng ca" và tác phẩm của họ thuộc về những bài ca "giọng cao". Với tính chất quyết liệt của cuộc chiến, điều đó có thể xem là một sự tập hợp cần thiết để có những đóng góp kịp thời, hiệu quả, phục vụ cách mạng.
Qua hai cuộc kháng chiến, thơ Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định khi viết về đề tài chiến tranh và người lính. Thơ ca của các thế hệ là tiếng nói sống động và tự tin của những người trong cuộc. Người ta bắt gặp khá nhiều trường hợp nhân danh, nhưng mọi sự nhân danh đều tìm được cảm thông của người đọc vì "thơ ở đây được đảm bảo bằng máu" và bằng vị thế của người cầm bút.
Ba mươi năm qua, thơ luôn bám sát cuộc sống thời chiến để thực hiện tốt đề tài chiến tranh cách mạng. Nổi bật trong thần thái của thơ 1945 -1975 là gam giọng hào sảng, ngợi ca đời sống chiến đấu đậm chất sử thi, chất lý tưởng. Cuộc kháng chiến đã đưa đến những biến đổi rộng lớn, sâu sắc cho thơ ca, mở ra một giai đoạn mới với nhiều thành tựu và đặc điểm riêng trong tiến trình thơ hiện đại Việt Nam. Thơ thời này tập trung biểu hiện tình cảm cộng đồng, tinh thần công dân mà bao trùm là tình yêu nước: "Đất nước/ Của những người con gái, con trai/ Đẹp như hoa hồng cứng hơn sắt thép/ Xa nhau không hề rơi nước mắt/ Nước mắt để giành cho ngày gặp mặt" (Chúng con chiến đấu - Nam Hà). Con người cá nhân lúc này cảm thấy nhỏ bé, thế giới của cái tôi trở nên chật hẹp, thậm chí bị coi là lạc lõng, vô nghĩa khi nó không hòa nhập vào cái ta cộng đồng. Con người kháng chiến sống với những biến cố dữ dội, những sự kiện lịch sử, những rung động mới lạ và mạnh mẽ, họ chỉ th
File đính kèm:
- Luan van thac si ngu van.doc