A.Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố những kiến thức về cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của lớp chim bằng cách quan sát trên mẫu vật sống và thực hành trên mẫu vật thật
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và khả năng sử dụng các dụng cụ thực hành - Học sinh mổ biểu diễn để cho một số nhóm quan sát dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
B. Chuẩn bị :
GV: * Bộ đồ mổ 2 bộ gồm: Khay mổ, ván mổ, kính lúp, cồn, kính hiển vi . * Chim bồ câu 2 con
HS: Ôn tập kiến thức cơ bản về lớp chim, giấy bút ghi chép giờ ngoại khoá
C. Tiến tình thực hành:
1.Tổ chức: Giáo viên ổn định tổ chức chuẩn bị thực hành
2. Kiểm tra: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3.Phương pháp tiến hành:
1. Quan sát cấu tạo ngoài:
-GV: yêu cầu học sinh xác định các phần của cơ thể chim: Đầu, cổ, mình, chân, đuôi, lỗ huyệt, tuyến phao câu.
? Tại sao cấu tạo của xương đầu của chim bồ câu lại thích nghi với sự bay
- Xác định các bộ phận ở đầu chim
- Xác dịnh các bộ phận ở cánh và phần chân chim
2. Quan sát cấu tạo của lông chim:
- Xác định các bộ phận của lông ống: ống lông , phiến lông.
- Xác định các sợi lông
- Xác định vị trí của ống và lông ở trên cơ thể chim
? Em hãy cho biết cấu tạo của lông ống
H/S : Lông ống của chim bồ câu gồm : ống lông; sợi lông; sợi lông nhỏ.
GV: cho học sinh quan sát sợi lông nhỏ (sử dụng kính lúp để quan sát)
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/07/2022 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngoại khóa Sinh học Lớp 7 - Thực hành lớp chim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngoại khoá môn sinh học lớp 7.
Soạn: 8/4/2007 Dạy: 13/4 2007
Thực hành lớp chim
A.Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố những kiến thức về cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của lớp chim bằng cách quan sát trên mẫu vật sống và thực hành trên mẫu vật thật
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và khả năng sử dụng các dụng cụ thực hành - Học sinh mổ biểu diễn để cho một số nhóm quan sát dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
B. Chuẩn bị :
GV: * Bộ đồ mổ 2 bộ gồm: Khay mổ, ván mổ, kính lúp, cồn, kính hiển vi . * Chim bồ câu 2 con
HS: Ôn tập kiến thức cơ bản về lớp chim, giấy bút ghi chép giờ ngoại khoá
C. Tiến tình thực hành:
1.Tổ chức: Giáo viên ổn định tổ chức chuẩn bị thực hành
2. Kiểm tra: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3.Phương pháp tiến hành:
1. Quan sát cấu tạo ngoài:
-GV: yêu cầu học sinh xác định các phần của cơ thể chim: Đầu, cổ, mình, chân, đuôi, lỗ huyệt, tuyến phao câu.
? Tại sao cấu tạo của xương đầu của chim bồ câu lại thích nghi với sự bay
- Xác định các bộ phận ở đầu chim
- Xác dịnh các bộ phận ở cánh và phần chân chim
2. Quan sát cấu tạo của lông chim:
- Xác định các bộ phận của lông ống: ống lông , phiến lông.
- Xác định các sợi lông
- Xác định vị trí của ống và lông ở trên cơ thể chim
? Em hãy cho biết cấu tạo của lông ống
H/S : Lông ống của chim bồ câu gồm : ống lông; sợi lông; sợi lông nhỏ.
GV: cho học sinh quan sát sợi lông nhỏ (sử dụng kính lúp để quan sát)
3. Quan sát cấu tạo trong của chim:
Giáo viên cho học sinh quan sát tiêu bản cấu tạo trong của chim hoặc hình vẽ minh hoạ để học sinh xác định:
- Xác định vị trí và cấu tạo của lồng ngực các xương, chi trước và chi sau
- Vị trí của tim, tâm thất, tâm nhĩ, động mạch tĩnh mạch, các bộ phận của hệ bài tiết, hệ tiêu hoá, sinh dục.
4. Kĩ thuật mổ chim:
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh các kĩ thuật mổ chim để quan sát cấu tạo trong của chim bồ câu:
Làm chết chim bằng cách cho chim ngửi bông tẩm clorôfooc hay bóp lồng ngực làm chim chết ngạt.
Mổ chim : Đưa mũi kéo vào bờ sau xương ngực , nơi tiếp giáp với xương sườn rồi cắt dọc đến khớp vai. khi cắt xong 2 bên ta nhấc xương ngực ra khỏi mẫu đang mổ.
Đưa mũi kéo vào chỗ xương ngực vừa bị lấy đi lách nhẹ vào cơ bụng cắt hai đường theo hai bên sườn xuống phía dưới huyệt nhấc tấm da bụng vừa cắt được ta được mẫu chim mổ
GV yêu cầu học sinh nêu cách mổ và yêu cầu một nhóm lên tiến hành thực hành mổ. ( GV có thể hướng dẫn thêm cho các em )
5. Quan sát nội quan của chim bồ câu:
Quan sát
Hệ tim mạch: Tim Tâm thất phải, tâm thất trái , tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái, động mach chủ từ tim đi , tĩnh mạch về tim.
Hệ hô hấp: Phổi; khí quản ; phế quản.
Hệ bài tiết: Thận, ống dẫn nước tiểu, gan.
Hệ tiêu hoá: Mỏ, thực quản, diều ,dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột già, ruột non, gan, tuyến tuỵ
Hệ sinh sản: Tinh hoàn , ống dẫn tinh ( chim đực) hoặc Buồng trứng , ống dẫn trứng ( chim cái).
Giáo viên đưa mẫu vật chim bồ câu vừa mổ để cho học sinh quan sát cấu tạo trong của chim bồ câu và yêu cầu một số nhóm lên chỉ các nhóm cơ quan của các hệ nội quan và chức năng của từng cơ quan.
GV: khắc sâu cho học sinh về vị trí của các trong cơ thể của chim bồ câu
và liên hệ giữa các cơ quan nội quan của chim với các động vật cùng lớp chim có cấu tạo giống nhau.
4. Củng cố: Giáo viên yêu cầu một vài học sinh
Hãy nêu lại cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của chim bồ câu và chức năng của từng có quan , các hệ nội quan
5. Hướng dẫn học tập:
- Hoàn thành bản tường trình thực hành về quan sát cấu tạo trong và cấu tạo ngoài của chim bồ câu
File đính kèm:
- ngoai_khoa_sinh_hoc_lop_7_thuc_hanh_lop_chim.doc