Những điều ít biết về triều đại nhà Mạc

Tồn tại ngắn ngủi

Thái tổ Mạc Đăng Dung - người sáng lập ra vương triều Mạc sinh năm 1483 tại làng Cổ Trai. Ông thuộc dòng dõi Mạc Hiển Tích, cháu 7 đời của Mạc Đĩnh Chi, quê ở Chí Linh (Hải Dương) là những danh nho đời Trần.

Tượng vua Mạc Thái Tổ tại từ đường nhà Mạc

Mạc Đăng Dung nhà nghèo, nhưng có sức khỏe, võ nghệ đảm lược. Đời vua Lê Uy Mục, ông thi võ trúng tuyển vào quân túc vệ chuyên bảo vệ hoàng cung.

Hơn 20 năm phục vụ dưới 4 triều vua Lê, lập nhiều công trạng, ông được thăng đến chức đô đốc, tước Vũ Xuyên Hầu, được dự bàn triều chính từ năm 1511, rồi giữ chức Tiết chế 13 đạo quân thủy, lục, nắm quyền chỉ huy binh mã cả nước.

Năm 1527, Mạc Đăng Dung được thăng tước Thái Sư rồi ép Lê Cung Hoàng nhường ngôi cho mình. Sau gần 3 năm làm vua, Mạc Đăng Dung lui về Dương Kinh ở ẩn, trao lại ngôi báu cho con trưởng Mạc Đăng Doanh nhưng vẫn ngầm chỉ đạo việc triều chính.

Trong hai người con của Mạc Đăng Dung là Mạc Đăng Doanh và Mạc Chính Trung thì con cả là Đăng Doanh ngay dưới thời Lê Chiêu Tông đã được phong tước Dục Mỹ hầu, sớm được tham gia triều chính. Thời Mạc Đăng Doanh lên nối ngôi và trị vì được coi là thời kỳ thịnh trị nhất của nhà Mạc.

Trong số các người con của Mạc Đăng Doanh đáng chú ý là người con thứ hai Mạc Phúc Tư và thứ ba là Mạc Kính Điển. Hai người đã phò giúp vua anh là Mạc Phúc Hải và vua cháu Mạc Phúc Nguyên sau này. Năm 1546, vua Mạc Phúc Hải mất, chức phụ chính đại thần vào tay Mạc Kính Điển phò tá thái tử Mạc Phúc Nguyên.

Đầu năm 1593, quân Lê -Trịnh sau khi lấy lại Thăng Long, Dương Kinh, Tuyên Quang liền tấn công xứ Hải Đông. Mạc Phúc Tư cùng hai thân vương đưa quân chống cự không nổi đã tự vẫn tại đây. Con trai Mạc Phúc Tư là Mạc Thuần Trực cùng tôn thất Mạc Huệ Khánh cố thủ thành Dền được 5 tháng phải phá vây vì hết lương thảo. Mạc Thuần Trực chết trận còn Mạc Huệ Khánh thoát khỏi tay quân Lê -Trịnh trốn về Giáp Sơn (nay thuộc huyện Kinh Môn, Hải Dương) đổi tên họ đi khẩn hoang, lập ấp.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/07/2022 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những điều ít biết về triều đại nhà Mạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những điều ít biết về triều đại nhà Mạc Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, nhà Mạc nắm triều chính chỉ có 66 năm (1527-1593) nhưng đã để lại nhiều dấu ấn và chứng tích lịch sử oanh liệt trên một dải vùng duyên hải Bắc bộ. Dương Kinh (Hải Phòng) được xem là kinh đô đầu tiên của người dân vùng biển do nhà Mạc dựng nên. Đúng vào dịp kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, khu tưởng niệm các vương triều nhà Mạc tại Hải Phòng trên nền kinh đô cũ cũng đã hoàn thành giai đoạn I. Tồn tại ngắn ngủi Thái tổ Mạc Đăng Dung - người sáng lập ra vương triều Mạc sinh năm 1483 tại làng Cổ Trai. Ông thuộc dòng dõi Mạc Hiển Tích, cháu 7 đời của Mạc Đĩnh Chi, quê ở Chí Linh (Hải Dương) là những danh nho đời Trần.  Tượng vua Mạc Thái Tổ tại từ đường nhà Mạc Mạc Đăng Dung nhà nghèo, nhưng có sức khỏe, võ nghệ đảm lược. Đời vua Lê Uy Mục, ông thi võ trúng tuyển vào quân túc vệ chuyên bảo vệ hoàng cung. Hơn 20 năm phục vụ dưới 4 triều vua Lê, lập nhiều công trạng, ông được thăng đến chức đô đốc, tước Vũ Xuyên Hầu, được dự bàn triều chính từ năm 1511, rồi giữ chức Tiết chế 13 đạo quân thủy, lục, nắm quyền chỉ huy binh mã cả nước. Năm 1527, Mạc Đăng Dung được thăng tước Thái Sư rồi ép Lê Cung Hoàng nhường ngôi cho mình. Sau gần 3 năm làm vua, Mạc Đăng Dung lui về Dương Kinh ở ẩn, trao lại ngôi báu cho con trưởng Mạc Đăng Doanh nhưng vẫn ngầm chỉ đạo việc triều chính. Trong hai người con của Mạc Đăng Dung là Mạc Đăng Doanh và Mạc Chính Trung thì con cả là Đăng Doanh ngay dưới thời Lê Chiêu Tông đã được phong tước Dục Mỹ hầu, sớm được tham gia triều chính. Thời Mạc Đăng Doanh lên nối ngôi và trị vì  được coi là thời kỳ thịnh trị nhất của nhà Mạc. Trong số các người con của Mạc Đăng Doanh đáng chú ý là người con thứ hai Mạc Phúc Tư và thứ ba là Mạc Kính Điển. Hai người đã phò giúp vua anh là Mạc Phúc Hải và vua cháu Mạc Phúc Nguyên sau này. Năm 1546, vua Mạc Phúc Hải mất, chức phụ chính đại thần vào tay Mạc Kính Điển phò tá thái tử Mạc Phúc Nguyên. Đầu năm 1593, quân Lê -Trịnh sau khi lấy lại Thăng Long, Dương Kinh, Tuyên Quang liền tấn công xứ Hải Đông. Mạc Phúc Tư cùng hai thân vương đưa quân chống cự không nổi đã tự vẫn tại đây. Con trai Mạc Phúc Tư là Mạc Thuần Trực cùng tôn thất Mạc Huệ Khánh cố thủ thành Dền được 5 tháng phải phá vây vì hết lương thảo. Mạc Thuần Trực chết trận còn Mạc Huệ Khánh thoát khỏi tay quân Lê -Trịnh trốn về Giáp Sơn (nay thuộc huyện Kinh Môn, Hải Dương) đổi tên họ đi khẩn hoang, lập ấp. Thành tựu và tranh cãi Nếu so sánh với bối cảnh nhà Hậu Lê suy thoái, triều chính rối ren đánh giết lẫn nhau: “Các vua quỷ Uy Mục đế, vua lợn Tương Dực đế và Chiêu Tông đều không đủ năng lực cầm quyền” (trích đại Nam thập lục), các quyền thần họ Trịnh, họ Nguyễn đều chứa chấp mưu đồ riêng, nông dân đói kém nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi. Mạc Đăng Dung đã xuất hiện trong bối cảnh đó và chỉ trong chưa đầy 10 năm ông đã dẹp yên tình hình nước Đại Việt. Ông Nguyễn Văn Tạo - Phó chủ tịch UBMTTQ TP Hải Phòng chỉ ra tấm bia đá duy nhất của nhà Mạc còn lại trên nền Dương kinh xưa. Việc nhà Mạc thay thế một nhà Hậu Lê không còn đủ năng lực và bị thiên hạ chán ghét là tất yếu của lịch sử. Nếu dòng họ Mạc không nổi dậy thì các dòng họ thế tộc khác cũng làm điều tương tự trong bối cảnh lúc đó. Thời kỳ thịnh trị của Mạc Thái Tông cho thấy năng lực trị nước của nhà Mạc không kém nhà Lê. Đời sống nhân dân no đủ, xã hội ổn định, không gây những xáo trộn như khi nhà Hồ thay thế nhà Trần. Theo sử sách, thời Mạc không có một cuộc khởi nghĩa nông dân nào. Điều đó cho thấy nhà Mạc được lòng dân. Sách Đại Việt Thông sử của Lê Quý Đôn phải thừa nhận Thái Tổ Mạc Đăng Dung "được lòng người hướng về". Sau khi Hiến Tông qua đời, các vua Mạc lên thay đều là ấu chúa, sai lầm lớn nhất của nhà Mạc là ở đó. Việc thiếu vắng một minh quân với vai trò lãnh đạo, tập hợp lực lượng để đủ sức đối phó với biến loạn trong ngoài. Nhà Mạc rất coi trọng việc phát hiện nhân tài, dù chiến tranh liên miên nhưng các kỳ thi vẫn tổ chức khá đều đặn, đã tổ chức 21 khoa thi hội, tuyển chọn được 460 tiến sĩ và 10 trạng nguyên là những hiền tài, nguyên khí của quốc gia. Thời kỳ đóng đô ở Cao Bằng, nhà Mạc vẫn tổ chức thi cử và đặc biệt đã đào tạo, tuyển chọn được một nữ tiến sĩ duy nhất của nước ta trong thời kỳ phong kiến, đó là tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ. Rõ ràng thời kỳ vương triều Mạc đã sản sinh ra và trọng dụng nhiều người hiền tài, nhiều trí thức lớn của mọi thời đại; trong đó tiêu biểu, sáng chói nhất là trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, trí rộng, đức dầy, kiến thức uyên thâm, danh nhân văn hóa. Ngẫm câu ông cha ta đã tổng kết "Thời thế tạo anh hùng" thì về mặt này nhà Mạc quả là có những đóng góp to lớn cho đất nước. Về kinh tế, nhà Mạc có nhiều cải cách, ưu tiên cấp ruộng đất cho nông dân, binh lính; chú trọng khai khẩn ruộng đất, lập làng, đắp đê, làm đường giao thông, cầu cống, có chính sách cởi mở phát triển các ngành nghề thủ công, nghề gốm, khuyến khích lập chợ, xây dựng hải cảng, mở xưởng đóng tàu thuyền, mở mang giao thương trong nước và với nước ngoài. Do sự chi phối quan điểm của nhà Lê và nhà nguyễn, Nhà Mạc bị gọi là "ngụy triều", các sử gia của triều đại thắng trận ra sức hạ thấp nhà Mạc trong sử sách. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào những gì nhà Mạc đã làm, đây thực sự là một vương triều tuy thời gian tồn tại ngắn, nhưng có có vai trò tích cực nhất định trong lịch sử Việt Nam.  Nhà Mạc tồn tại ngắn ngủi, với các sử gia phong kiến vẫn xem vương triều này là "ngụy triều" và thành tựu những năm trị vì của nhà Mạc cũng ít được nhắc đến. Hệ quả tất yếu là những công trình văn hóa - nghệ thuật thời Mạc cũng bị đặt ra ngoài "chính sử". Sự khan hiếm về di tích văn hóa - nghệ thuật thời nhà Mạc đã được học giả Lê Quý Đôn phản ánh trong các tác phẩm của ông: "Năm 1592, khi truy kích quân Mạc ở huyện Thanh Hà (Hải Dương), nhà cửa tại các phủ Hạ Hồng, Nam Sách, Kinh Môn đều bị quân Lê Trịnh đốt cháy gần hết. Khi chúa Trịnh giúp vua Lê khôi phục kinh sư đã "đem quân phá hết cung điện ở Cổ Trai (Ngũ Đoan, Hải Phòng), huỷ bia đá ở mộ, chặt hết cây trồng trong lăng". Trên đất Dương kinh xưa thuộc Hải Phòng ngày nay vẫn còn 40 di tích lớn nhỏ đang bảo lưu các di vật, dấu tích văn hóa thời Mạc. Nhằm làm sống dậy văn hóa thời Mạc, giới nghiên cứu gần đây được các cư dân làng chài chỉ dẫn tìm lại nhiều di vật quý được các dòng họ cất giấu từ nhiều đời như: Tượng Mạc Đăng Dung, tượng Thái hoàng thái hậu Vũ Thị Ngọc Toản bằng đá, bệ tượng Tam thế bằng gỗ trạm trổ hoa văn thời Mạc, bia đá tại chùa Trà Phương (Kiến Thụy, Hải Phòng) có niên đại phúc thuần sơn niên (1562). Mỹ thuật thời Mạc là bước kế thừa có ý thức từ thời Lý (1010 -1226) nhưng mang đậm dáng dấp thời Lê sơ. Đó là những nét tinh tế, ưu nhã và trang nghiêm xen với nét thô mộc, phóng túng đa dạng.

File đính kèm:

  • docnhung_dieu_it_biet_ve_trieu_dai_nha_mac.doc
Giáo án liên quan