Ôn tập ngữ văn 8 học kỳ II

I. Về tình huống nhất của văn bản.

Em hiểu như thế nào về tình huống thứ nhất của văn bản. Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở đâu.

Biểu hiện trước hết trong chủ đề, tính thống nhất của chủ đề văn bản.

- Chủ đề của văn bản là vấn đề chủ chốt, là đối tượng chính sách mà văn bản biểu đạt.

- Chủ đề được thể hiện trong câu chủ đề, trong nhan đề văn bản, trong các đề mục, trong quan hệ giữa các phần và trong các từ ngữ then chốt thường được lặp đi lặp lại một cách có chủ ý.

- Tính thống nhất về chủ đề, khi chỉ biểu đạt chủ đề xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. Tính thống nhất của chủ đề còn được thể hiện ở chỗ mạch lạc trong liên kết giữa các phần, các đoạn trong văn bản.

? Giáo viên cho 2 câu chủ đề, hãy viết thành đoạn văn.

- Em rất thích đọc sách.

- Mùa hè thật hấp dẫn.

Học sinh làm bài – giáo viên gọi học sinh đọc bài viết.

II. Về văn bản tự sự.

? Thế nào là văn bản tự sự.

? Tóm tắt văn bản tự sự để làm gì?

- Giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được nội dung, chủ yếu để tạo cơ sở cho việc tìm hiểu phân tích, bình giá.

? Muốn tóm tắt cần chú ý điều gì.

- Đọc kỹ nhiều lần, phát hiện các đoạn, mạch, chi tiết.

? Các yếu tố miêu tả và biểu cảm tham gia vào văn bản tự sự như thế nào.

- Yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm đan xen làm cho câu chuyện, sự vật và sự việc thêm cụ thể sinh động.

Giáo viên: nêu một đoạn văn cho học sinh bổ sung yếu tố biểu cảm.

 

doc20 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2020 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập ngữ văn 8 học kỳ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 134-137 Ngày soạn: ................... Ngày dạy: ................... ÔN TẬP TỔNG HỢP ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN ( SGK/ 151 ) Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến thức Vì sao văn bản cần có tính thống nhất? (Vì VB là một thể thống nhất, các phần trong VB có qh gắn bó với nhau để làm sáng tỏ chủ đề). -Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở những điểm nào ? 1-Tính thống nhất của văn bản: -Tính thống nhất được thể hiện ở chủ đề, đề mục trong qh giữa các phần của VB và các từ ngữ then chốt thường lặp đi, lặp lại. -Viết thành đoạn văn từ mỗi câu chủ đề sau: +Em rất thích đọc sách... +... Mùa hè thật hấp dẫn. 2-Viết đoạn văn: -Viết theo lối diễn dịch: Những câu văn kế tiếp phải xoay quanh và phát triển ý chủ chốt. (Vì sao em thích đọc sách, em thích đọc sách ntn, tác dụng của việc ham thích đọc sách ?). -Viết theo lối qui nạp: Những câu trước đó phải xoay quanh và phát triển ý chủ chốt về sự hấp dẫn của mùa hè (Hấp dẫn ntn, với những ai, với em thì sao ?) Vì sao cần phải tóm tắt văn bản tự sự ? (Vì tóm tắt VB tự sự sẽ giúp cho người đọc dễ dàng nắm bắt được nội dung chủ yếu, hoặc để tạo cơ sở cho việc tìm hiểu, phân tích, bình giá). Muốn tóm tắt văn bản tự sự thì phải làm ntn, dựa vào những yêu cầu nào ? 3-Tóm tắt văn bản tự sự: -Đọc kĩ để nắm chắc nội dung của VB; xđ nội dung chính cần tóm tắt (lựa chọn các nhân vật q.trọng và những sự việc tiêu biểu); sắp xếp nội dung chính theo trình tự hợp lí; viết VB tóm tắt bằng lời văn của mình. Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm có tác dụng ntn ? - 4-Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm có tác dụng làm cho câu chuyện được kể trở nên sinh động, hấp dẫn. Viết (nói) đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm cần chú ý những gì ? 5-Trong văn tự sự, các chi tiết kể lại sự việc, con người là nòng cốt, là bộ khung, còn các chi tiết miêu tả và biểu cảm tạo sự sinh động và hấp dẫn cho bài văn. Văn bản thuyết minh có những tính chất ntn và có những lợi ích gì ? Hãy nêu các văn bản thuyết minh thường gặp trong đời sống hằng ngày ? 6-Văn bản thuyết minh: nhằm cung cấp tri thức (về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội, mang tính khách quan xác thực) cho người đọc. Muốn làm văn bản thuyết minh, trước tiên cần phải làm gì ? Vì sao phải làm như vậy ? -Hãy cho biết những phương pháp cần dùng để thuyết minh sự vật ? Nêu ví dụ về các phương pháp ấy ? 7-Muốn có tri thức làm văn bản thuyết minh: người viết phải tích lũy tri thức bằng cách quan sát, tìm hiểu thực tiễn trong đời sống; học tập, nghiên cứu các sách vở, tài liệu. -Phương pháp thuyết minh: +Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích. +Phương pháp dùng số liệu. +Phương pháp liệt kê. +Phương pháp nêu ví dụ. +Phương pháp so sánh. +Phương pháp phân tích. +Phương pháp phân loại. Hãy cho biết bố cục thường gặp khi làm bàm bài thuyết minh về: +Một đồ dùng ? +Cách làm một sản phẩm nào đó ? +Một di tích, danh lam thắng cảnh ? +Một loài động vật, thực vật ? +Một hiện tượng tự nhiên ? 8-Bố cục bài văn thuyết minh: -MB: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh. -TB: Trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích, ... của đối tượng. -KB: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng. Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận ? Hãy nêu ví dụ về một luận điểm và nói các tính chất của nó ? 9-Luận điểm trong bài văn nghị luận: là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết (nói) nêu ra ở trong bài. Văn bản nghị luận có thể vận dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm ntn ? Hãy nêu một ví dụ về sự kết hợp đó ? 10-Gv cho một luận điểm, hs nối tiếp câu có yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm: Mỗi khi có quân xâm lăng xâm phạm bờ cõi thì dân ta già trẻ, gái trai đều đứng lên giết giặc (hs nối vào một vài sự tích đánh giặc). -Thế nào là văn bản tường trình, văn bản thông báo ? Hãy phân biệt mục đích và cách viết hai loại văn bản đó ? 11-Văn bản tường trình: là loại VB trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét. -VB thông báo: là loại VB truyền đạt những thông tin cụ thể từ phái cơ quan, đoàn thể, người tổ chức cho những người dưới quyền, thành viên, đoàn thể hoặc những ai quan tâm đến nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia. TẬP LÀM VĂN I. Về tình huống nhất của văn bản. Em hiểu như thế nào về tình huống thứ nhất của văn bản. Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở đâu. Biểu hiện trước hết trong chủ đề, tính thống nhất của chủ đề văn bản. - Chủ đề của văn bản là vấn đề chủ chốt, là đối tượng chính sách mà văn bản biểu đạt. - Chủ đề được thể hiện trong câu chủ đề, trong nhan đề văn bản, trong các đề mục, trong quan hệ giữa các phần và trong các từ ngữ then chốt thường được lặp đi lặp lại một cách có chủ ý. - Tính thống nhất về chủ đề, khi chỉ biểu đạt chủ đề xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. Tính thống nhất của chủ đề còn được thể hiện ở chỗ mạch lạc trong liên kết giữa các phần, các đoạn trong văn bản. ? Giáo viên cho 2 câu chủ đề, hãy viết thành đoạn văn. - Em rất thích đọc sách. - Mùa hè thật hấp dẫn. Học sinh làm bài – giáo viên gọi học sinh đọc bài viết. II. Về văn bản tự sự. ? Thế nào là văn bản tự sự. ? Tóm tắt văn bản tự sự để làm gì? - Giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được nội dung, chủ yếu để tạo cơ sở cho việc tìm hiểu phân tích, bình giá. ? Muốn tóm tắt cần chú ý điều gì. - Đọc kỹ nhiều lần, phát hiện các đoạn, mạch, chi tiết. ? Các yếu tố miêu tả và biểu cảm tham gia vào văn bản tự sự như thế nào. - Yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm đan xen làm cho câu chuyện, sự vật và sự việc thêm cụ thể sinh động. Giáo viên: nêu một đoạn văn cho học sinh bổ sung yếu tố biểu cảm. III. Về văn bản thuyết minh. ? Khái niệm. ? Có những kiểu đề bài thuyết minh nào. Đề bài mở và đề bài giới hạn phạm vi mức độ đối tượng rõ ràng. ? Các phương pháp thuyết minh chủ yếu. - Phương pháp định nghĩa, miêu tả, giải thích, so sánh số liệu thống kê. ? Có các kiểu đề tài thuyết minh nào. Người (anh hùng, danh nhân, nhân vật lịch sử). Vật (thực và động vật). Đồ vật (dụng cụ, đồ nghề, nghề nghiệp). Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. ? Khi thuyết minh có cần trí tưởng tượng và sáng tạo không. - Trong bài thuyết minh cụ thể sử dụng miêu tả, tưởng tượng, biểu cảm sáng tạo nhưng không được dùng tuỳ tiện. ? Nêu sự khác nhau giữa các kiểu bài thuyết minh. IV. Về văn bản nghị luận. ? Em hiểu thế nào là luận điểm, luận chứng, luận cứ. Vai trò của luận điểm trong bài văn nghị luận. ? Các yếu tố miêu tả, biểu cảm có vai trò như thế nào trong văn nghị luận. - Làm cho văn nghị luận thêm cụ thể sinh động, đỡ khô khan, tăng tính thuyết phục, làm rõ luận điểm. Phân tích: Hịch tướng sĩ, tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Văn nghị luận: Một số đề và dàn ý tham khảo Đề 1: Tác dụng của sách đối với đời sống con người A. Mở bài: - Vai trò của tri thức đối với loài người - Một trong những phương pháp để con người có tri thức là chăm chỉ đọc sách bởi sách là tài sản quý giá, người bạn tốt của con người . B. Thân bài: * Giải thích : Sách là tài sản vô giá, là người bạn tốt bởi vì sách là nơi lưu giữ toàn bộ sản phẩm trí tuệ của con người, giúp ích cho con người về nhiều mặt trong cuộc sống * Chứng minh tác dụng của sách - Sách giúp ta có kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết , thu nhận thông tin một cách nhanh nhất (Dẫn chứng) - Sách bồi dưỡng tinh thần , tình cảm cho chúng ta để chúng ta trở thành người tốt (Dẫn chứng) - Sách là người bạn động viên ,chia xẻ làm vơi đi nỗi buồn của ta (Dẫn chứng) * Tác hại của việc không đọc sách : Hạn hẹp về tầm hiểu biết tri thức, tâm hồn cằn cỗi * Phương pháp đọc sách - Phải chọn sách tốt, có giá trị để đọc - Phải đọc kỹ, vừa đọc vừa nghiền ngẫm ,s uy nghĩ , ghi chép những điều bổ ích - Thực hành , vận dụng những điều học được từ sách vào đời sống. C. Kết bài - Khẳng định sách là người bạn tốt - Lời khuyên phải chăm chỉ đọc sách , phải yêu quý sách Đề 2: Viết một bài văn nghị luận để khuyên một số bạn còn lười học, đi học không chuyên cần. A. Mở bài: Lười học là tình trạng phổ biến đối với học sinh hiện nay, nhất là học sinh vùng nông thôn và vùng sâu xa B. Thân bài - Đất nước đang rất cần những người có tri thức để xây dựng đất nước - Muốn có tri thức , học giỏi cần chăm học : kiên trì làm việc gì cũng thành công… - Xung quanh ta có nhiều tấm gương chăm học học giỏi :… - Thế mà một số bạn học sinh còn chểnh mảng trong học tập khiến thầy cô và cha mẹ lo buồn - Các bạn ấy chưa thấy rằng bây giờ càng ham vui chơi thì sau này càng khó tìm được niềm vui trong cuộc sống ðVậy thì ngay từ bây giờ các bạn hãy chăm chỉ học tập C. Kết bài : Liên hệ với bản thân Đề 3: Viết bài nghị luận với đề tài : Bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của chúng ta A. Mở bài : Giới thiệu về môi trường thiên nhiên: không khí, nước, cây xanh B. Thân bài - Bảo vệ bầu không khí trong lành + Tác hại của khói xả xe máy, ô tô… Tác hại của khí thải công nghiệp - Bảo vệ nguồn nước sạch + Tác hại của việc xả rác làm bẩn nguồn nước sạch . Tác hại của việc thải chất thải công nghiệp - Bảo vệ cây xanh Nếu rừng bị chặt phá thì : + Cây cối bị chết, chim thú bị huỷ diệt. Cây cối chết sông ngòi khô cạn + Khí hậu trái đất sẽ nóng lên ảnh hưởng đến sức khoẻ. Hiện tượng xói mòn lũ lụt thiệt hại đến sản xuất C. Kết bài . Mỗi chúng ta hãy có ý thức trách nhiệm bảo vệ cuộc sống của chúng ta Đề 4: Bạn em chỉ thích trò chơi điện tử mà tỏ ra thờ ơ không quan tâm tới thiên nhiên, em hãy chứng minh cho bạn thấy: Thiên nhiên là nơi cho ta sức khoẻ, hiểu biết, niềm vui vô tận. và vì thế, chúng ta cần gần gũi với thiên nhiên, yêu mến thiên nhiên A. Mở bài : (Dẫn dắt, nêu vấn đề) : Thiên nhiên là nơi cho ta sức khoẻ, hiểu biết niềm vui và chúng ta cần gần gũi thiên nhiên. B. Thân bài: + Luận điểm 1: Thiên nhiên là nơi cho ta sức khoẻ: Nếu đứng trong một căn phòng nhỏ, và đầy khói thuốc lá và ở ngoài kia là thiên nhiên hùng vĩ, có núi, có sông thì bạn sẽ chọn nơi nào? Con người nếu như không có thiên nhiên thì con ngời chỉ như một cái máy, chắc chắn không ai có thể thoát khỏi hội chứng của sự căng thẳng. Thiên nhiên chính là liều thuốc bổ đối với sức khoẻ của con người. + Luận điểm 2: Thiên nhiên đem đến cho ta sự hiểu biết niềm vui : - Tham quan thiên nhiên ta sẽ tích luỹ được các kiến thức về sinh học, vật lý hay hoá học. - Thiên nhiên là nơi ta thực hành những kiến thức mà ta tích luỹ được qua sách vở - Gần gũi với thiên nhiên là thêm yêu đời, yêu cuộc sống, tạo nên cảm hứng sáng tác văn học. (Dẫn chứng một số nhà văn gần gũi với thiên nhiên trong văn học: Nguyễn Trãi trong Côn Sơn ca, Bác Hồ với những vần thơ tràn đầy ánh trăng) * Cần gần gũi với thiên nhiên, yêu mến với thiên nhiên. Bằng cách: Cùng gia đình có những ngày nghỉ cuối tuần đến với thiên nhiên; sưu tầm các mẫu trong thiên nhiên; vẽ tranh phong cảnh; chăm sóc cây xanh ... C. Kết bài: Khái quát lại vai trò của thiên nhiên với đời sống con người. Lời kêu gọi mọi người hãy gần gũi với thiên nhiên. Đề 5: Một số bạn lớp em đang đua đòi ăn mặc theo lối không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống dân tộc, gia đình. Em hãy viết một bài văn nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đứng đắn hơn. A. Mở bài - Vai trò của mốt trang phục đối với xã hội và con ngời có văn hoá nói chung và tuổi học trò nói riêng. B. Thân bài: - Tình hình ăn mặc hiện nay của lứa tuổi học sinh: Đa số các bạn ăn mặc đứng đắn, có văn hoá . Tuy nhiên vẫn còn một số bạn đua đòi chạy theo mốt ăn mặc không lành mạnh (đan yếu tố tự sự, miêu tả ) Tác hại của lối ăn mặc không lành mạnh: Vừa tốn kém, mất thời gian, ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập Lại không có văn hoá, thiếu tự trọng, ảnh hưởng tới nhân cách của con người Ăn mặc như thế nào là có văn hoá ? Phải phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống văn hoá của dân tộc và hoàn cảnh gia đình. Đó là cách ăn mặc giản dị, gọn gàng, đứng đắn để chứng tỏ mình là người lịch sự, có văn hoá, biết tự trọng và tôn trọng mọi người Kết bài : Các bạn cần thay đổi lại cách ăn mặc cho phù hợp, lành mạnh, đứng đắn Đề 6: Trong các môn thể thao bóng đá là môn thể thao có lợi cho sức khoẻ. Hãy nêu những lợi ích của môn thể thao đó và suy nghĩ của bản thân. A. Mở bài : - Giới thiệu hoạt động thể dục thể thao rất cần thiết. - Giới thiệu môn thể thao bóng đá đem lại lợi ích gì? B. Thân bài: Bóng đá là một môn thể thao rất có lợi. Bóng đá có lợi cho sức khoẻ: + Chơi bóng đá các cơ quan của cơ thể hoạt động mạnh hơn, tăng sức dẻo dai, linh hoạt. + Chơi bóng đá cũng như hoạt đông thể thao khác làm cho hình thể phát triển đẹp. Bóng đá rèn luyện tinh thần: + Rèn luyện sự dũng cảm (dẫn chứng ngắn gọn...) + Rèn luyện ý thức đồng đội. (dẫn chứng ngắn gọn...) + Chơi bóng đá giải trí sau khi lao động, học tập (dẫn chứng ngắn gọn...) Suy nghĩ của bản thân: + Bóng đá là môn thể thao đang được hâm mộ nhất... + Em thích tham gia bóng đá để rèn luyện thân thể và tinh thần không đam mê đến mức quên việc học tập, không chơi vô tổ chức làm ảnh hưởng đến sinh hoạt nhất là không chơi trên đường giao thông. C. Kết bài - Khẳng định bóng đá là môn thể thao có ích. - Bóng đá có ích khi biết chơi đúng chỗ, đúng cách. Đề 7: Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt nam độc lập , Bác Hồ thiết tha căn dặn : “Non sông Việt Nam có trở ... học tập của các cháu” Em hiểu lời dạy trên của Bác như thế nào? A. Mở bài : Giới thiệu nội dung câu nói của Bác Hồ gửi học sinh B. Thân bài - Thế nào là một dân tộc vẻ vang: Dân tộc độc lập , đời sống vật chất no đủ, đời sống tinh thần lành mạnh, xã hội văn minh tiên tiến - Sánh vai với các cường quốc năm châu có nghĩa là đưa nước ta phát triển ngang tầm vóc với các cường quốc , khoa học kỹ thuật phát triển mạnh cùng nền văn hoá đa dạng , đậm đà bản sắc - Muốn có được điều đó phần lớn dựa vào công lao học tập của các cháu ðlàm rõ mối quan hệ giữa tương lai tươi sáng của dân tộc với … - Liên hệ thực tế học sinh và thế hệ trẻ hiện nay đang và đã làm gì cho sự phát triển của đất nước , liên hệ bản thân. C. Kết bài :Khẳng định lại vai trò của học sinh với tương lai đất nước Đề 8: Hình ảnh Bác Hồ qua các bài thơ: “Ngắm trăng” “Đi đường” “Tức cảnh Pác Bó” A. Mở bài : - Dẫn dắt, giới thiệu về 3 bài thơ có trong đề. - Giới thiệu hình ảnh của Bác qua ba bài thơ: Hoà nhập với thiên nhiên, yêu thiên nhiên; luôn lạc quan trong mọi hoàn cảnh, có nghị lực phi thường. B. Thân bài: Lần lượt làm rõ nội dung các luận điểm: +Yêu thiên nhiên, hoà hợp với thiên nhiên ( dẫn chứng và phân tích dẫn chứng ) + Có tinh thần lạc quan ( lấy dẫn chứng và phân tích ) + Nghị lực phi thường ( lấy dẫn chứng và phân tích ) C. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề. Nêu cảm xúc, suy nghĩ. Đề 9: “Lời ca tiếng hát làm con người thêm vui vẻ, cuộc sống thêm tươi trẻ”. Em hãy chứng minh nhận xét trên. A. Mở bài: Hàng ngày lời ca tiếng hát đến với con người và trở thành món ăn tinh thần của con người làm cho con người trở lên vui vẻ, cuộc sống thêm tươi trẻ. B. Thân bài: Tiếng hát gắn liền với cả cuộc đời của con người. Tiếng hát là niềm vui của con người trong lao động để quyên hết mệt nhọc,vất vả. Tiếng hát động viên,khích lệ con người trong chiến đấu:Trong hai cuộc chiến đấu tiếng hát theo anh bộ đội ra trận. (Dẫn chứng) Tiếng hát đem lại niềm tin yêu, lạc quan cho những chiến sĩ cách mạng trong nhà tù đế quốc (Dẫn chứng). Tiếng hát tạo lên không khí vui tươi trong tuổi trẻ học đường. (Dẫn chứng) C. Kết bài : - Cuộc sống không thể thiếu tiếng hát. - Con người mãi mãi cất cao tiếng hát để cuộc sống trở lên tươi vui Đề 10: Dựa vào “Chiếu dời đô”,”Hịch tướng sĩ”, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước. A. Mở bài : - Giới thiệu hoàn cảnh ra đời và mục đích của bài hịch. - Khái quát giá trị của tác phẩm và dẫn nhận định. B. Thân bài: + Luận điểm 1: Trước hết, “ Hịch tướng sĩ” đã thể hiện sâu sắc nhiệt tình yêu nước của vị tiết chế trước hoàn cảnh đất nước trong cảnh nước sôi lửa bỏng: - Tố cáo tội ác và những hành vi ngang ngược của kẻ thù. - Bộc lộ tâm trạng đau đớn, dằn vặt và lòng căm thù quân xâm lược. + Luận điểm 2: Nêu cao tinh thần của vị chủ soái trước hoàn cảnh Tổ quốc bị lâm nguy. - Phê phán nghiêm khắc thái độ bàng quan, chỉ biết hưởng lạc của các tướng sĩ Khéo léo nêu lên lòng yêu thương sâu sắc của ông đối với các tướng sĩ. - Hậu quả nghiêm trọng không những sẽ ảnh hưởng cho ông mà còn cho gia đình những tướng sĩ vô trách nhiệm ấy, một khi đất nuớc rơi vào tay quân thù. - Tinh thần trách nhiệm của ông còn được thể hiện ở việc ông viết cuốn “ Binh thư yếu lược” C. Kết bài: Khẳng định giá trị của " Hịch tướng sĩ, Chiếu dời đô ", cảm nghĩ của bản thân. Đề 11: Nhân dân ta thường nói “Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó. a. Mở bài: - Nêu vai trò quan trọng của ý chí và nghị luận trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết - Trích dẫn câu tục ngữ b. Thân bài: - Chí là ý quyết làm 1 việc gì đó - Chí là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại - Không có chí thì không làm được gì + Những người có chí đều thành công . D/c xưa: Trần Minh khố chuối . D/c nay: Tấm gương của Bác Hồ + Chí giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được. . D/c nay: Thầy Nguyễn Ngọc Kí bị liệt 2 tay . D/c thơ văn: Không có việc gì khó…thành công (HCM) “Có công mài sắt, có ngày nên kim” (Tục ngữ) c. Kết bài: Mọi người nên tu dưỡng ý chí, bắt đầu từ những việc nhỏ -> sau làm được việc lớn Đề 12: Một trong năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên chúng ta là: “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Em hiểu như thế nào về lời dạy trên. a. Mở bài: - Bác Hồ rất quan tâm đến thiếu niên, Bác luôn nhắc nhở các cháu thực hiện những điều hay lẽ phải - Dẫn dắt câu nói của Bác b. Thân bài: - Giải thích: Thế nào là khiêm tốn, thật thà, dũng cảm ? + Khiêm tốn là không khoe, không tự đề cao mình mà xem thường người khác + Thật thà là không gian dối trong khi làm việc, trong quan hệ với mọi người + Dũng cảm là sự mạnh bạo, gan góc, không sợ sệt để làm những việc tốt đẹp - Tại sao thiếu niên chúng ta phải rèn luyện ba đức tính ấy? + Đó là những đức tính rất cần thiết đối với thiếu niên vì có khiêm tốn, thật thà ta mới được mọi người quý mến, tin yêu, có dũng cảm mới sẵn sàng vượt qua trở ngại khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ + Các đức tính trên là cơ sở để khi lớn lên chúng ta rèn luyện những phẩm chất đạo đức cao hơn như lòng trung thành, tinh thần tận tụy hi sinh vì đất nước và nhân dân (d/c) + KT, TT, DC là những đức tính quý báu nhưng không phải tự nhiên mà có được, đòi hỏi phải rèn luyện thường xuyên, lâu dài - Để thực hiện lời dạy của Bác ta phải làm gì ? + Có ý thức rèn luyện 3 đức tính trên + Thường xuyên kiểm điểm suy nghĩ và hành động của mình c. Kết bài: - Khẳng định lại lời dạy trên - Rút ra bài học bản thân ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA PHẦN TIẾNG VIỆT( SGK 130 ) Kiểu câu: Câu nghi vấn: Là câu có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao...) hoặc có từ hay ( nối các vế có quan hệ lựa chọn). - Có chức năng chính là dùng để hỏi. * Khi viết câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi. *Trong nhiều trường hợp câu nghi vấn không dùng để hỏi mà để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc... và không yêu cầu người đối thoại trả lời 2. Câu cầu khiến: * Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như : hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,... hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo... * Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm. 3. Câu cảm thán: * Là câu có những từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi...dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói hoặc người viết, xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương. * Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than. 4. Câu trần thuật: * Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận đinh, miêu tả,.. * Ngoài những chức năng trên đây câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc...( vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác). * Khi viết câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. * Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến trong giao tiếp. 5. Câu phủ định * Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chưa, chẳng, đâu..... * Câu phủ định dùng để : - Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (Câu phủ định miêu tả) - Phản bác một ý kiến, một nhận định. (Câu phủ định bác bỏ). Hành động nói : * Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm những mục đích nhất định. * Những kiểu hành động nói thường gặp là : - Hành động hỏi ( Bạn làm gì vậy ? ) - Hành động trình bày( báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán..) ( Ngày mai trời sẽ mưa ) - Hành động điều khiển ( cầu khiến, đe dọa, thách thức,...) ( Bạn giúp tôi trực nhật nhé ) - Hành động hứa hẹn .( Tôi xin hứa sẽ không đi học muộn nữa ) - Hành động bộc lộ cảm xúc. ( Tôi sợ bị thi trượt học kì này ) * Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó ( cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác ( cách dùng gián tiếp) Hội thoại: *Vai hội thoại là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại . Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội: - Quan hệ trên- dưới hay ngang hàng ( theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội) . - Quan hệ thân-sơ ( theo mức độ quen biết, thân tình) * Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời . * Để giữ lịch sự cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc tranh vào lời người khác. * Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ. IV. Lựa chọn trật tự từ trong câu: * Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự , mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói,viết cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp. * Trật tự từ trong câu có tác dụng : - Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm. - Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng. - Liên kết câu với những câu khác trong văn bản. - Đảm bảo sự hài hòa về mặt ngữ âm của lời nói. Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến thức I-Kiểu câu: Nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật. Hs đọc đoạn văn (bảng phụ ): Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi (1)... Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỉ che lấp mất (2). Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận (3). Các câu trên thuộc kiểu câu nào trong số các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định ? 1-Bài 1 (130 ): -Câu 1: là câu trần thuật ghép, có 1 vế là dạng câu phủ định. -Câu 2: là câu trần thuật đơn. -Câu 3: là câu trần thuật ghép, vế sau có 1 VN phủ định (không nỡ giận). Dựa theo nội dung của câu 2 trong bài tập 1, hãy đặt một câu nghi vấn ? 2-Bài 2 (131 ): -Cái bản tính tốt của người ta có thể bị những gì che lấp mất ? -Những gì có thể che lấp mất cái bản tính tốt của người ta ? -Cái bản tính tốt của người ta có thể bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỉ che lấp mất không ? -Những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỉ có thể che lấp mất cái bản tính tốt của người ta không ? -Phải chăng cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỉ che lấp mất ? Hãy đặt câu cảm thán chứa một trong những từ như vui, buồn, hay, đẹp,... ? 3-Bài 3 (131 ): -Trời ơi, buồn quá ! Ôi, buồn quá ! Chao ôi, buồn quá ! - - Buồn ơi là buồn ! -Hs đọc đoạn văn “Tôi bật cười... mà lo liệu”. -Trong những câu trên, câu nào là câu trần thuật, câu nào là câu cầu khiến, câu nào là câu nghi vấn ? -Câu nào trong số những câu nghi vấn trên được dùng để hỏi (điều băn khoăn cần được giải đáp) ? -Câu nào trong số những câu nghi vấn trên không được dùng để hỏi ? Nó được dùng làm gì ? 4-Bài 4 (131 ): a-Câu trần thuật: câu 1,3,6. -Câu cầu khiến: câu 4. -Câu nghi vấn: câu 2,5,7. b-Câu nghi vấn dùng để hỏi: câu 7. c-Câu nghi vấn 2,5 là những câu không được dùng để hỏi. -Câu 2 được dùng để bộc lộ sự ngạc nhiên -Câu 5 dùng để giải thích (thuộc kiểu câu trình bày) cho đề nghị nêu ở câu 4 Hãy xác định hđộng nói của các câu sau đã cho ? II-Hành động nói: 1-Bài 1 (131 ): -Câu 1: mđ kể - hđộng trình b

File đính kèm:

  • docOn tap tong hop HKII lop 8.doc