Ngày 18/5, nhờ quan sát bằng kính viễn vọng quang phổ (HARPS) đặt tại La Xinla (Chile), lần đầu tiên một nhóm các nhà khoa học châu Âu đã phát hiện một hệ hành tinh giống hệ Mặt Trời của chúng ta nhất từ trước tới nay.
Hệ hành tinh này gồm một ngôi sao ký hiệu HD 69830 với 3 hành tinh quay quanh.
Ngôi sao ký hiệu HD 69830 với 3 hành tinh quay quanh
Ngôi sao HD 69830 có kích thước gần bằng Mặt Trời, nằm cách Trái Đất 41 năm ánh sáng, thuộc chòm sao Thuyền Vĩ và thuộc cấp sao biểu kiến 5,95 nên có thể quan sát được bằng mắt thường.
Sau một thời gian nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện sự hiện diện của 3 hành tinh đồng hành quay quanh sao HD 69830 với các thời gian tương đương 9 ngày; 32 ngày và 197 ngày.
3 hành tinh đồng hành quay quanh sao HD 69830
Do tốc độ quay của các hành tinh này chỉ từ 2-3 mét/giây (tương đương tốc độ của người đi bộ, khoảng 9km/h), nên những thay đổi này rất khó phát hiện bằng những kính viễn vọng quang phổ thông thường.
Chính vì vậy, các nhà khoa học đã gọi kính HARPS là "cỗ máy săn hành tinh chính xác nhất thế giới".
Theo các kết quả nghiên cứu, hành tinh ở vị trí gần nhất so với ngôi sao HD 69830 có thành phần cấu tạo chủ yếu là đá, hành tinh ở giữa được tạo nên bởi khí và đá, trong khi hành tinh ngoài cùng có thể được hình thành từ băng đá, có nước và là nơi có thể có sự sống.
10 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát hiện hệ hành tinh giống hệ mặt trời, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phát hiện hệ hành tinh giống hệ mặt trời
Ngày 18/5, nhờ quan sát bằng kính viễn vọng quang phổ (HARPS) đặt tại La Xinla (Chile), lần đầu tiên một nhóm các nhà khoa học châu Âu đã phát hiện một hệ hành tinh giống hệ Mặt Trời của chúng ta nhất từ trước tới nay.
Hệ hành tinh này gồm một ngôi sao ký hiệu HD 69830 với 3 hành tinh quay quanh.
Ngôi sao ký hiệu HD 69830 với 3 hành tinh quay quanh
Ngôi sao HD 69830 có kích thước gần bằng Mặt Trời, nằm cách Trái Đất 41 năm ánh sáng, thuộc chòm sao Thuyền Vĩ và thuộc cấp sao biểu kiến 5,95 nên có thể quan sát được bằng mắt thường.
Sau một thời gian nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện sự hiện diện của 3 hành tinh đồng hành quay quanh sao HD 69830 với các thời gian tương đương 9 ngày; 32 ngày và 197 ngày.
3 hành tinh đồng hành quay quanh sao HD 69830
Do tốc độ quay của các hành tinh này chỉ từ 2-3 mét/giây (tương đương tốc độ của người đi bộ, khoảng 9km/h), nên những thay đổi này rất khó phát hiện bằng những kính viễn vọng quang phổ thông thường.
Chính vì vậy, các nhà khoa học đã gọi kính HARPS là "cỗ máy săn hành tinh chính xác nhất thế giới".
Theo các kết quả nghiên cứu, hành tinh ở vị trí gần nhất so với ngôi sao HD 69830 có thành phần cấu tạo chủ yếu là đá, hành tinh ở giữa được tạo nên bởi khí và đá, trong khi hành tinh ngoài cùng có thể được hình thành từ băng đá, có nước và là nơi có thể có sự sống.
Kính thiên văn Hubble chứng minh lý thuyết hình thành hành tinh
Theo kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học Mỹ công bố trên Tạp chí Thiên văn học số ra tháng 10-2006, những hình ảnh do Kính thiên văn vũ trụ Hubble thu được đã cung cấp bằng chứng đầy đủ chứng minh lý thuyết cho rằng các hành tinh được hình thành từ những "đĩa" bụi và khí bay xung quanh ngôi sao của nó.
Ảnh minh họa hành tinh Epsilon Eridani b (Ảnh: spaceflightnow)
Trưởng nhóm nghiên cứu Fritz Benedict thuộc trường Đại học Texas, Mỹ cùng các đồng nghiệp đã lần đầu tiên phát hiện một hành tinh hiếm, có chung quỹ đạo với "đĩa" bụi và khí bên cạnh ngôi sao của nó. Hành tinh trên, có tên gọi là Epsilon Eridani b, được phát hiện vào năm 2000 với quỹ đạo gần với ngôi sao Epsilon Eridani. Epsilon Eridani b thuộc chòm sao Eridanus và cách Trái đất 10,5 năm ánh sáng. Quỹ đạo của hành tinh này nghiêng 30 độ so với Trái đất, cùng góc với "đĩa" bụi và khí xung quanh ngôi sao của nó.
Kết quả nghiên cứu mới này đã gây ra sự chú ý một cách đặc biệt, bởi đây là lần đầu tiên giới khoa học quan sát được hành tinh và "đĩa" bụi, khí trong quỹ đạo của cùng một ngôi sao, qua đó đã chứng minh được học thuyết về sự hình thành nên các hành tinh.
Theo các nhà khoa học, những hành tinh trong Hệ Mặt trời của chúng ta có sự liên kết chung, và nghiên cứu mới đã cho thấy chúng đã được hình thành trong cùng thời điểm từ "đĩa" bụi và khí của Mặt trời. Hiện Mặt Trời là một ngôi sao ở "độ tuổi trung niên" khoảng 4,5 tỷ năm và đĩa bụi của nó đã tan đi từ lâu. Tuy nhiên, "Mặt Trời" Epsilon Eridani vẫn còn "trẻ", chỉ khoảng 800 triệu năm tuổi, do đó nó vẫn còn lớp "đĩa" bụi và khí bay xung quanh quỹ đạo của nó.
Những hình ảnh thu được từ kính thiên văn Hubble cũng giúp các nhà nghiên cứu xác định được khối lượng thực sự của hành tinh trên, bằng khoảng 1,5 lần khối lượng sao Mộc, lớn hơn khá nhiều so với kết quả dự đoán trước đó.
(Ảnh: hubblesite.org)
Hành tinh quay quanh mặt trời trong một ngày
Các nhà thiên văn học Mỹ vừa phát hiện thêm một bí mật của vũ trụ. Đó là những hành tinh có khoảng cách cực gần với các ngôi sao chủ (mặt trời) đến mức chỉ mất chưa đầy một ngày để quay một vòng quanh quĩ đạo sao chủ.
Bằng kính thiên văn Hubble, các nhà khoa học Viện Khoa học thiên văn tại Baltimore quan sát được khoảng
16 hành tinh ở trung tâm dải Ngân hà, có kích thước bằng sao Mộc (hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời), và quay quanh quĩ đạo sao chủ chỉ trong khoảng thời gian từ
0,4-3,2 ngày. Trong khi đó, sao Thủy, hành tinh chuyển động nhanh nhất trong hệ Mặt trời, cũng phải mất đến 88 ngày mới quay được một vòng quanh Mặt trời.
(source: khoahoc.com.vn)
Từ những đám bụi, hành tinh sinh ra
Các quan sát tại bước sóng hồng ngoại của kính thiên văn Spitzer cho thấy trong đám bụi bao quanh sao CoKu Tau 4 có một khoảng trống rất lớn (đơn giản, có thể hiểu khoảng trống này trong đám bụi bao quanh ngôi sao cũng tương tự như khoảng trống giữa các vành khuyên của Sao Thổ). Các nhà thiên văn cho rằng, khoảng trống này tương đương với quỹ đạo của một hành tinh rất lớn, kích thước tương đương với Sao Mộc. Hành tinh này di chuyển trên quỹ đạo và "quyét sạch" các đám bụi, tạo thành một khoảng trống hình xuyến xung quanh sao CoKu Tau 4.
Coku Tau 4 là một ngôi sao rất trẻ (hình thành cách đây khoảng 1 triệu năm), nằm trong chòm Taurus. Những nghiên cứu về ngôi sao này cũng như đám mây bụi bao quanh cho phép tìm hiểu về giai đoạn đầu tiên của các hệ Mặt trời. Hàng tỉ năm về trước, những hành tinh khổng lồ trong hệ Mặt trời như Sao Mộc, Sao Thổ có lẽ cũng có cấu tạo, hình dạng tương tự như hành tinh trên.
Bức ảnh trên minh họa hành tinh trẻ và sao Coku Tau 4. Nếu chúng ta quanh sát bầu trời tại hành tinh này, ta sẽ không nhìn được gì khác ngoài ánh sáng phát ra trực tiếp từ ngôi sao mẹ hoặc phản chiếu từ các đám bụi dày đặc. Chúng ta không thể nhìn thấy các ngôi sao khác ngoài không gian, vì toàn bộ hệ mặt trời này còn đang nằm trong các đám khí và bụi dày đặc.
Nguồn:
Phát hiện những phân tử có khả năng tạo ra DNA và protein tại vành đai bụi có khả năng tạo thành hành tinh giống Trái Đất
Ảnh minh họa một hệ mặt trời ở giai đoạn đầu tiên. Vành đai bụi bao quanh ngôi sao chính là khởi nguồn của các hành tinh. Các kết quả quan sát tại bước sóng hồng ngoại của kính Spitzer đối với ngôi sao IRS 46 trong chòm Ophiuchus thậm chí còn phát hiện ra được sự tồn tại dưới dạng khí của các phân tử acetylen và hydro-cyanid, hai chất chính tham gia vào quá trình tạo ra DNA và protein. Hai chất này được phát hiện tại khu vực phía trong của vành đai bụi, nơi mà sau này có thể sinh ra một hành tinh tương tự Trái Đất.
Nguồn
Sự va chạm của các hành tinh
Ảnh minh họa sự va chạm của hai hành tinh trong hệ mặt trời của sao Vega. Các quan sát đối với sao Vega tại bước sóng hồng ngoại của kính Spitzer cho thấy quanh ngôi sao này có một vành đai bụi được dự đoán là tạo ra do sự va chạm của hai hành tinh. Sự va chạm xảy ra cách đây khoảng 1 triệu năm, khi cả hai hành tinh đều đang ở trong giai đoạn hình thành.
Nguồn:
Các hành tinh của sao Fomalhaut
Ảnh minh họa sao Fomalhaut và 2 hành tinh. Fomalhaut là ngôi sao đứng thứ 17 về độ sáng, thuộc chòm Piscis Austrinus. Các quan sát tại bước sóng hồng ngoại cho thấy 2 vùng trống trong đám bụi bao quanh ngôi sao này, một ở phía bên trong, một ở vùng xa hơn bên ngoài. Các nhà thiên văn cho rằng, quanh sao Fomalhaut có ít nhất 2 hành tinh, hành tinh phía trong tương tự như Trái Đất, hành tinh phía ngoài tương tự như Sao Mộc hoặc Sao Thổ.
Nguồn:
File đính kèm:
- phat_hien_he_hanh_tinh_giong_he_mat_troi.doc