Phát triển ngôn ngữ: Kể chuyện “tích chu” - Hát và vận động theo nhạc: cháu yêu bà”

I. Mục đích yêu cầu:

 1. Kiến thức:

- Trẻ làm quen với câu chuyện “Tích chu ”, giúp trẻ hiểu được nội dung câu chuyện và có thể kể lại chuyện.

- Biết hát và vận động theo nội dung bài hát: cháu yêu bà

2.Kỹ năng:

 - Giúp trẻ chú ý lắng nghe, nhận rõ giọng điệu của các nhân vật trong truyện như Tích chu,bà Qua đó phát triển trí nhớ, ngôn ngữ cho trẻ.

- Kể được câu chuyện qua các chi tiết chính trong tranh.và thể hiện đúng ngữ điệu của nhân vật.

- Thể hiện được tình cảm đối với bà qua từng động tác múa

 3. Giáo dục:

-Thông qua nội dung câu chuyện trẻ phải biết giúp đỡ ,vâng lời bà và những người gần gũi.

II. Chuẩn bị

 Cô:

Tranh truyện “ Tích chu”

Nhân vật rời: Bà,tích chu,chim

Trẻ

 Hoa đeo tay.

III.Tiến hành:

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2590 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển ngôn ngữ: Kể chuyện “tích chu” - Hát và vận động theo nhạc: cháu yêu bà”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phát triển ngôn ngữ : Kể chuyện “ TÍCH CHU” Hát và vận động theo nhạc: CHÁU YÊU BÀ” I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ làm quen với câu chuyện “Tích chu ”, giúp trẻ hiểu được nội dung câu chuyện và có thể kể lại chuyện. - Biết hát và vận động theo nội dung bài hát: cháu yêu bà 2.Kỹ năng: - Giúp trẻ chú ý lắng nghe, nhận rõ giọng điệu của các nhân vật trong truyện như Tích chu,bà…Qua đó phát triển trí nhớ, ngôn ngữ cho trẻ. - Kể được câu chuyện qua các chi tiết chính trong tranh.và thể hiện đúng ngữ điệu của nhân vật. - Thể hiện được tình cảm đối với bà qua từng động tác múa 3. Giáo dục: -Thông qua nội dung câu chuyện trẻ phải biết giúp đỡ ,vâng lời bà và những người gần gũi. II. Chuẩn bị Cô: Tranh truyện “ Tích chu” Nhân vật rời: Bà,tích chu,chim Trẻ Hoa đeo tay. III.Tiến hành: Hoạt Động 1: Kể Chuyện. Lần 1: Cô kể diễn cảm không dùng tranh Lần 2: Cô kể diễn dảm dùng tranh minh họa ( Cô kể diễn cảm, nhấn mạnh các chi tiết quan trọng) + Đoạn 1: Tích chu ở cùng bà.Bà bị ốm ….àCô kể giọng chậm rãi, nhấn mạnh chi tiết “Tích chu rong chơi” và” bà bị ốm gọi Tích chu” + Đoạn 2: Bà hóa thành chim và bà tiên xuất hiện…à Cô kể giọng buồn + Đoạn 3: Tích chu đi tìm nước và bà trở lại thành người…-> Giọng kể mừng rỡ hạnh phúc. Tóm ND- GD: Tích Chu rong chơi xuống ngày,bà ốm nhưng không chăm sóc.bà biến thành chim bay mất.Không có bà,không có người nấu cơm cho Tích chu ăn ,Tích chu rất buồn và hối hận đi tìm nước suối tiên theo lời mách bảo của bà tiên và rồi mọi công lao của cậu bé đã được đền đáp.Bà trở lại thành người,vui vẻ cùng Tích chu. GD: Phải biết quan tâm,giúp đỡ,yêu thương những người gần gũi. Hoạt động 2:Trích dẫn,trẻ kể chuyện * Cô sử dụng nhân vật rời để đàm thoại với trẻ về câu chuyện - Trong câu chuyện cô vừa kể có những ai? - Câu chuyện kể về ai? + Tích chu sống với ai? + Hằng ngày Tích chu làm gì?Bà làm gì? + Tại sao bà bị bệnh? + Bà gọi Tích chu như thế nào? + Cuối cùng bà hóa thành con gì? + Về nhà,không gặp bà,Tích Chu làm gì? + Tích chu đã làm gì để giúp bà trở lại thành người? + Tích chu thế nào khi bà trở lại thành người? GD: Phải biết vâng lời ông bà,cha mẹ,yêu thương ,kính trọng,chăm sóc mọi người trong gia đình. * Sau đó cô có thể cho 1 vài trẻ nhìn vào tranh nói lại những nét chính của câu chuyện. Qua câu chuyện con thấy thế nào? Nếu con là tích chu,khi bà bị bệnh,con sẽ làm gì? Ơ nhà ,con có vâng lời mọi người không?Những việc gì? Con có thể đặtt tên cho câu chuyện này là gì? Cô giới thiệu tên truyện “ Tích Chu” và viết ra băng giấy cho trẻ đọc Hoạt Động 3: Trò chơi Các con học rất giỏi. Cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi: Trò chơi có tên” tôi là ai?” Cô sẽ thể hiện hành động của các nhân vật trong truyện( bà bị bệnh,Tích chu ham chơi,ân hận…)- Con sẽ đoán , nói tên và hành động của nhân vật đó. Sau đó cô có thể đổi vai chơi với trẻ Nhận xét –tuyên dương - Các con có yêu thương bà của mình không? Chúng ta cùng hát máu để thể hiện tình cảm đối với bà Cho trẻ đeo hoa tay và hát máu” Cháu yêu bà” Kết thúc về góc

File đính kèm:

  • docphat trien ngon ngu Ke chuyen Tich Chu.doc