Phương pháp sử dụng những dụng cụ cơ bản về những công tác cơ bản trong phòng thí nghiệm hố học

1) DỤNG CỤ THUỶ TINH

 a- Ống nghiệm và cách sử dụng chổi rửa ống nghiệm

Có 4 loại ống nghiệm:

- Ống nghiệm thường

- Ống nghiệm có nhánh

- Ống nghiệm 2 nhánh

Ống nghiệm chia độ

 

doc11 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 17547 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp sử dụng những dụng cụ cơ bản về những công tác cơ bản trong phòng thí nghiệm hố học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG NHỮNG DỤNG CỤ CƠ BẢN VÀ NHỮNG CÔNG TÁC CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM HOÁ HỌC A/ PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN, SỬ DỤNG MỘT SỐ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM DỤNG CỤ THUỶ TINH a- Ống nghiệm và cách sử dụng chổi rửa ống nghiệm Có 4 loại ống nghiệm: Ống nghiệm thường Ống nghiệm có nhánh Ống nghiệm 2 nhánh Ống nghiệm chia độ Thường thực hiện các phản ứng hoá học vào ống nghiệm thường, ống nghiệm có nhánh và ống nghiệm 2 nhánh. Ống nghiệm chia độ để đong và đo hoá chất lỏng Khi tiến hành thí nghiệm trong các ống nghiệm, lượng hoá chất cho vào thường chỉ chiếm từ 1/8 đến 1/4 dung tích của ống. Khi rót hoá chất độc và ăn da không được dùng tay cầm ống nghiệm mà phài dùng cặp gỗ Nên cặp ống nghiệm ở vị trí cách miệng ống nghiệm 1/5 bề dài ống. chỉ lắc ống nghiệm khi hoá chất trong ống nghiệm chưa tới nửa ống. Nếu hoá chất nhiều hơn thì phải dùng đũa thuỷ tinh khuấy nhẹ, tuyệt đối không được dùng ngón tay bịt miệng ống nghiệm mà lắc. Khi lắc ống nghiệm chúng ta cầm ống nghiệm bằng ngón tay cái, trỏ và giữa của bàn tay phải, để ống hơi nghiêng và lắc bằng cách gõ nhẹ phần dưới của ống nghiệm vào ngón tay trỏ hoặc gan bàn tay trái cho đến khi chất lỏng được trộn đều Khi đun nóng nhất thiết phải dùng cặp gỗ. Chú ý để đáy ống nghiệm vào chỗ nóng nhất của ngọn lửa đèn cồn (ở vị trí gần 2/3 của ngọn lửa kể từ dưới lên). Tuyệt đối không được để đáy ống nghiệm sát vào bấc đèn. Trước tiên hơ nóng đều ống nghiệm rồi sau đó mới đun nóng tập trung ở phần dưới để tránh vỡ ống nghiệm Bao giờ cũng phải để ống nghiệm vào giá gỗ. Nếu chưa dùng cần úp ống nghiệm lại cho khô và tránh bụi bẩn Khi dùng chổi để rửa ống nghiệm cần chú ý: tay trái cầm ngang ống nghiệm, tay phài cầm chổi, cho nước vào ống nghiệm , xoay nhẹ chổi kéo lên, đẩy xuống nhiều lần để lông chổi cọ xát vào thành và đáy ống nghiệm, vì như thế ống có thể bị thủng Nếu hoá chất bám vào ống nghiệm mà dùng chổi rửa không sạch thì phải dùng hoá chất để hoá chất bong ra trước, sau đó dùng chổi rửa lại. Trong những trường hợp cần thiết phải dùng hỗn hợp sunfocromic để loại bỏ các hoá chất bám chặt vào ống nghiệm, thì phải tráng nước nhiều lần rồi mới dùng chổi rửa để tránh hoá chất làm bỏng tay b) Nút đậy có ống dẫn thuỷ tinh xuyên qua Nút đậy có ống dẫn thuỷ tinh xuyên qua được dùng để đậy ống nghiệm, bình tam giác hay bình cầu để thức hiện các phản ứng tạo ra chất khí. Chất khí đó cần được thu hoặc được dẫn đến một dụng cụ để thực hiện một phản ứng hoá học khác hay được loại bỏ đi vì độc Khi phải luồn ống dẫn qua nút đục lỗ nếu không biết cách rất dễ bị đứt tay. Để an toàn trong cộng việc đó chúng ta làm như sau: Cầm nút trong bàn tay trái, ống dẫn thuỷ tinh cầm trong bàn tay phải. Nhúng nút và ống dẫn vào nước xà phòng đặc rồi mới luồn ống dẫn vào nút c) Bình cầu Bình cầu có 3 loại : bình cầu đáy bằng, bình cầu đáy tròn, bình cầu đáy tròn có nhánh Bình cầu đáy bằng dùng để đun nóng các chất lỏng hoặc dùng làm bình rửa…. Bình cầu đáy tròn dùng để cất , để đun sôi hoặc thực hiện các phản ứng hoá học cần đun lâu Khi đun nóng nên đặt bình cầu lên nưới amiăng. Không được đặt bình cầu đang nóng vào chỗ lạnh, ẩm mà nên để trên gỗ, giấy hay bìa khô. Khi đun cần cặp cổ bình vào giá sắt và độn giấy vào giữa cặp sắt và cổ bình để bình khỏi vỡ d) Bình hình nón (bình tam giác) Bình hình nón cỡ lớn (500 – 1000ml) thường được dùng để đựng hoá chất. Các bình nón cỡ nhỏ(250ml trở xuống) có thể dùng để đựng, thu hoá chất và khi cần thiết có thể tiến hành các thí nghiệm hoá học e) Phễu thuỷ tinh Có 3 loại phễu thuỷ tinh. Loại phễu thuỷ tinh thường (không có khoá) dùng để lọc, để dời chất lỏng vào bình có miệng hẹp. Phễu thường có cuống dài dùng để rót chất lỏng không bay hơi từng ít một Phễu có nút đậy, khoá nhám còn được gọi là phễu brom, được dùng để đựng và rót hoá chất lỏng bay hơi xuống các bình, lọ trong khi đang tiến hành các phản ứng hoá học Phễu chiết còn gọi là phễu phân ly, dùng để tách các chất lỏng không tan lẫn vào nhau hoặc chiết các chất khác nhau Đối với phễu có nút đậy, khoá nhám khi không sử dụng phải lót giấy vào nút và khoá để chỗ thuỷ tinh nhám không gắn vào nhau dù để lâu ngày. Khi sử dụng cần bôi vazơlin vào chỗ nhám của nút và khoá để dễ mở Khi dùng phễu, cần đặt phễu trong vòng sắt cặp trên giá sắt hoặc đặt trực tiếp trên dụng cụ để hứng như chai, lọ, bình cầu….Khi rót chất lỏng vào phễu để lọc lưu ý, đừng để chất lỏng bắn lên và không được đổ chất lỏng đầy phễu, vì như vậy phễu dễ bị nghiêng làm chất lỏng tràn ra ngoài. Nên để chất lỏng ít nhất cách miệng giấy lọc khoảng 1cm g) Cốc thuỷ tinh Cốc thuỷ tinh cũng được dùng để đựng hoá chất khi tiến hành thí nghiệm với lượng hoá chất nhiều so với lúc dùng trong ống nghiệm. Khi biểu diễn thí nghiệm trong cốc học sinh quan sát được rõ hơn so với khi biểu diễn trong ống nghiệm. Điều đáng lưu ý khi phải đun nóng phải đặt cốc lên lưới amiăng rồi mới đun. Không được cô cạn hoá chất ở cốc thuỷ tinh, vì như thế cốc sẽ bị vỡ. Sau khi đun nóng xong không được đặt cốc vào chỗ có nước lạnh hay trên tấm kim loại, mà để cốc lên tấm gỗ hay bìa khô để cốc không vỡ + Qui tắc chung về việc sử dụng các dụng cụ thuỷ tinh Đun nóng các dụng cụ thuỷ tinh từ từ và đều Không được đun nóng các dụng cụ thuỷ tinh có thành dày và có chia độ Không được rót nước nóng vào dụng cụ thuỷ tinh Không được dùng các dung dịch kiềm đặc, axit đặc trong các bình thuỷ tinh mỏng Những bộ phận nhám (khoa, nút) phải bôi vazơlin trước khi dùng. Khi bảo quản phải lót giấy, đánh số hoặc buộc dây để tránh nhầm lẫn Phải để các dụng cụ thuỷ tinh ở tủ (ngăn) riêng, tránh va chạm mạnh DỤNG CỤ BẰNG SỨ Cốc sứ (ly sứ) Cốc sứ dùng để pha các dung dịch kiềm hoặc axit, có thể dùng để đun các chất lỏng Bát sứ (chén sứ) Dùng để cô cạn các dung dịch, trộn các loại chất rắn với nhau, đun chảy các chất, pha dung dịch kiềm, axit với lượng lớn. Có thể đun các bát sứ bằng ngọn lửa trực tiếp, nhưng đun qua lưới amiăng vẫn tốt hơn Cối, chày sứ Dùng để nghiền hoá chất rắn, nghiền 1 số hỗn hợp các chất rắn phản ứng với nhau (theo chỉ dẫn của từng phản ứng ) trước khí nghiền các chất rắn trong cối sứ cần phải đập trước cho nhỏ bằng hạt ngô. Không được đập mạnh chày vào cối như chày cối đá mà giã nhẹ, tốt nhất là dùng tay tì chày và xoáy mạnh chày váo cối cho hoá chất nhỏ dần. Không được cho hoá chất vào 1/3 thể tích cối Khi nghiền các chất để làm chất nổ, cối phải thật sạch (sạch hoá học) . Nghiền riêng rẽ từng chất. Để nghiền tiếp chất khác lại phải làm sạch cối rồi mới được nghiền. Không được trộn hỗn hợp nổ trong cối. Sau khi nghiền xong phải rửa sạch ngay chày và cối DỤNG CỤ BẰNG GỖ VÀ KIM LOẠI a/ Giá sắt rất cần cho phòng thực hành thí nghiệm . Một bộ giá sắt thường có đủ các vòng và con bọ. Giá sắt rất đắt tiền nhưng lại dễ bị gỉ do hoá chất ăn mòn. Vì vậy để bảo vệ giá sắt được bền khi sử dụng xong chúng ta cần rửa sạch hoá chất dính, dây lên giá và thỉnh thoảng phải sơn lại. Khi cặp ống nghiệm hay bình cầu phải lót cao su hay giấy chỗ tiếp xúc giữa cặp sắt và dụng cụ thuỷ tinh b - Cặp gỗ Dùng để cặp ống nghiệm . Khi đã cho ống nghiệm vào cặp rồi thì cầm chắc lấy nhánh dài và cho ngón tay cái đẩy nhẹ vào phía trong của nhánh ngắn, chứ không dùng bàn tay nắm lấy cà hai nhánh của cặp. Vì như thế dễ quên đi và bóp kẹp làm ống nghiệm rơi ra rất nguy hiểm DỤNG CỤ ĐỐT NÓNG Đèn cồn Khi sử dụng cần lưu ý những điểm sau: Không để cồn trong đèn cạn gần hết, vì cồn ít quá sẽ tao với không khí hỗn hợp nổ. Cũng không nên rót đầy cồn vào đèn mà chỉ tới gần ngấn cổ đèn thôi Tuyệt đối không châm đèn bằng cách lấy ngọn đèn cồn nọ châm vào bấc đèn của đèn cồn kia, vì làm thế cồn đổ ra sẽ bốc cháy Muốn tắt đèn phải dùng nắp đèn chụp vào chứ không được thổi bằng miệng Khi kết thúc buổi thí nghiệm cần vặn kín nắp đèn để cồn không bay hơi Bếp điện Trong thí nghiệm hóa học, bếp điện được dùng trong các trường hợp sau Đun nóng hoặc sôi chất lỏng với lượng lớn trong các cốc thuỷ tinh Làm khan các chất rắn trong các cốc, sứ Nhiệt phân chất rắn với khoảng thời giai dài B/ BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG HOÁ CHẤT I.TỦ ĐỰNG HOÁ CHẤT 1) Chai, lọ đựng hoá chất phải có nhãn - Bất kì một chai, lọ hoá chất nào cũng phải có nhãn. Trường hợp có chai, lọ hoá chất mất nhãn cần kiểm tra lại và dán nhãn vào ngay để tránh nhầm lẫn đáng tiếc khi sử dụng - Để bảo quản nhãn tốt cần làm như sau : Quẹt một lớp mỏng paraphin nóng chảy lên mặt nhãn hoặc dùng đoạn băng dính trong suốt dán lên mặt nhãn - Khi rót hoá chất ra khỏi lọ chú ý nghiêng lọ về phía không có nhãn để tránh hoá chất rơi ra làm hỏng nhãn 2) Qui tắc xếp hoá chất - Đặt các chất ở thể lỏng vào ngăn cuối của tủ để khi lấy ra được dễ dàng và tránh đổ vỡ nguy hiểm - Các hoá chất dễ bắt lửa như benzen, ete, cồn đốt, rượu etylic, axeton….Không nên để tập trung một chỗ mà nên để cách xa nhau. Lượng các chất dễ cháy không nên để nhiều trong phòng thí nghiệm (chỉ nên để mỗi loại khoảng một lít) - Sắp xếp hoá chất theo nhóm riêng để tìm cho dễ, chẳng hạn: + Kim loại thì theo thứ tự hoá trị (nhóm nguyên tố) + Muối, bazơ sắp xếp theo thứ tự cation +Các chất hữu cơ sắp xếp theo thứ tự nhóm chức… Các hoá chất dễ bị ánh sáng tác dụng như kali pemanganat (KMnO4), AgNO3, KI, H2O2…cần phải để vào ngăn riêng, có khoá và phải được giữ gìn hết sức cẩn thận Bảo quản hoá chất Những hoá chất dễ bay hơi, dễ tác dụng với oxi, khí cacbonic và hơi nước cần được đựng vào chai lọ có nút cao su hay nút nhám, bên ngoài nút có tráng một lớp paraphin + Bột magie, bột sắt khử (dễ bị oxi hoá) CaO, CaC2 dễ bị rữa trong không khí ẩm P2O5, CaCl2, MgCl2, NaNO3….dễ hút nước và chảy rửa + Kiềm (NaOH, KOH….) hút nước rất mạnh lại dễ tác dụng với khí cacbonic trong không khí nên phải đựng vào lọ có nút kín và thường đựng vào lọ, bình bằng nhựa (không nên đựng kiềm vào lọ nút nhám vì kiềm sẽ làm cho nút nhám gắn chặt vào cổ lọ rất khó mở) Các kim loại kiềm như : K, Na ….phải ngâm trong lọ dầu hoả hay xăng. Khi làm thí nghiệm nếu còn thừa một lượng nhỏ cần thu lại hay huỷ đi chứ không được vứt bừa bãi vì như vậy dễ gây ra hoả hoạn do K, Na rất dễ dàng phản ứng với oxi của không khí và với nước, các phản ứng toả nhiệt lớn Các lọ hoá chất để ở bàn cho học sinh làm thí nghiệm thực hành phải có 2 nhãn dán đối diện nhau để tìm được nhanh. Luôn luôn đặt lọ hoá chất quay nhãn ra ngoài và cũng nên đặt chúng theo các khu vực riêng cho dễ tìm II. QUI TẮC SỬ DỤNG HOÁ CHẤT Các lọ hoá chất phải được đậy kín Mở nút lọ ra phải đặt ngửa nút lên. Lấy hoá chất xong phải đậy nút lại ngay để tránh nhầm lẫn nút và giữ kín hoá chất. Tuyệt đối không được đậy nút bình nọ sang bình kia vì như vậy sẽ làm hỏng hoá chất, gây nên nhiều tác haị không lường được trong phòng thí nghiệm, có thể gây nên thiệt hại không chỉ về tài sản mà có khi cả tính mạng Khi lấy hoá chất rắn phải rửa sạch thìa và lau khô thìa. Không được dùng thìa, muỗng đã lấy hoá chất này để lấy hoá chất khác khi chưa được rửa sạch và lau khô lại Khi lấy hoá chất lỏng bằng pipet cũng phải rửa sạch pipet. Không được dùng pipet đã lấy hoá chất lỏng này để lấy hoá chất lỏng khác khi chưa được rửa sạch lại Hết sức cẩn thận trong khi tiếp xúc với hoá chất. Nhất thiết chỉ được ngửi hoá chất dưới sự hướng dẫn chu đáo của giáo viên Khi pha loãng axit sunfuric đặc, nhất thiết chỉ được rót axit từ từ vào nước, vừa cho vừa lắc chứ tuyệt đối không được làm ngược lại (khi làm ngược lại dễ có hiện tượng dung dịch sôi lên đột ngột do axit sunfuric rất háo nước và sự hoà tan axit vào nước toả nhiệt nhiều sẽ làm axit bắn tung toé vào mặt người làm thí nghiệm, rất nguy hiểm) Khi cân hoá chất rắn phải đặt hoá chất lên giấy lót rồi mới đặt lên mặt kính đồng hồ hay cốc thuỷ tinh để bảo vệ cân, đồng thời giữ cho hoá chất được tinh khiết C/ MỘT SỐ CÔNG TÁC CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM I.CẮT VÀ UỐN ỐNG THUỶ TINH 1) Cắt ống thuỷ tinh - Loại ống thuỷ tinh có đường kính dưới 10mm + Dùng giũa sắt có cạnh, giũa ngang chỗ định cắt thành một vệt vuông + Bôi ngay một ít nước lạnh vào vết giũa + Dùng 2 tay nắm chặt ống ở chỗ gần vết cắt + Hai ngón tay cái đặt đối diện nhau, cách nhau 2cm, dứt ngang về 2 phía, thì vệt cắt ở ống thuỷ tinh sẽ thẳng. Nếu bẻ gập ống thuỷ tinh thì vệt cắt sẽ không thẳng + Sau khi cắt nên hơ nóng vết cắt trên ngọn đèn cồn để 2 đầu ống không còn sắc cạnh Loại ống thuỷ tinh có đường kính từ 19mm đến 30mm + Dùng giũa có cạnh, giũa ngang chỗ định cắt thành vệt dài 3 – 4mm + Lập tức bôi ít nước lạnh vào vết giũa + Hơ nóng đầu thuỷ tinh đã vuốt nhọn và đặt đầu đũa này vào gần vết cắt, ống sẽ đứt hẳn ra Cắt ống thuỷ tinh gần chỗ đã uốn cong + Giũa ngang chỗ định cắt nằm vào phía lõm của ống cong kĩ hơn + Khi bẻ gãy ống phải đặt ngón tay cái đối diện với vết cắt. Nếu để ngón tay ở xa thì ống sẽ gãy ở chỗ uốn và làm tay bị thương 2) Uốn ống thuỷ tinh Công việc uốn ống thuỷ tinh là rất cần thiết và thường chỉ được tiến hành với đèn cồn Rửa sạch và lau khô ống thuỷ tinh trước khi uốn Tay trái đỡ ống, tay phải cầm ống Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ xoay đều ống trên chỗ nóng nhất của đèn cồn Hơ nóng đều 1 đoạn dài bằng chiều dài của cung sẽ tạo thành rồi sau đó mới đốt nóng tập trung vào chỗ uốn Khi ống thuỷ tinh nóng đỏ và mềm ra thì dùng 2 tay uốn nhẹ từ từ Sau đó di chuyển ống thuỷ tinh đi một ít để đốt nóng tập trung vào chỗ bên cạnh và lại tiếp tục uốn nhẹ Khi ống đã bắt đầu uốn cong thì chỉ xoay và hơ nóng phía cong bên ngoài của ống thuỷ tinh, không hơ nóng phía cong bên trong để ống khỏi có nếp gấp Không nên chỉ đốt nóng và uốn cong ở một điểm, làm như thế ống sẽ bị bẹt ở chỗ uốn II. CHỌN VÀ KHOAN NÚT Chọn nút Trong phòng thí nghiệm thường chọn các loại nút sau đây: nút cao su, nút thuỷ tinh, nút bần. Tuỳ theo hoá chất chưa trong bình mà chọn nút cho thích hợp Nút cao su không dùng để đậy những lọ đựng các dung môi hữu cơ như benzen, khí clo, axit H2SO4, HNO3 và những chất ăn mòn làm hỏng cao su khác. Những hoá chất đó phải dùng nút thuỷ tinh Chọn nút cho thích hợp với miệng bình và ống là rất quan trọng. Khi làm thí nghiệm có chất khí tham gia hay tạo thành mà nút không vừa kín bình, ống thì rất nguy hiểm, đặc biệt các chất khí và hơi độc hại như brom, clo, NO2, H2S…. Nếu dùng nút bấc thì chọn nút lớn hơn miệng bình, lọ, ống chút ít, sau đó dùng dụng cụ ép nút cho nhỏ lại Khi đậy bằng nút bấc nên dùng paraphin tráng lên mặt và xung quanh nút Nếu dùng nút cao su hay thuỷ tinh thì chọn vừa miệng bình, lọ, ống nghiệm Khoan nút Khi khoan nút bao giờ cũng dùng khoan nhỏ hơn ống thuỷ tinh định lắp vào một ít, có như vậy về sau mới kín Khi bắt đầu khoan nhúng khoan vào nước hay xà phòng Tay phải cầm khoan và cầm sát vào nút Tay trái giữ chặt nút Đặt lưỡi khoan vào đầu to của nút Xoay nhẹ khoan theo một chiều nhất định Khi lưỡi khoan đã bắt đầu in vào nút thì chuyển tay phải ra giữ đầu khoan và bắt đầu khoan mạnh Khi khoan gần xuyên qua nút thì kê nút lên một nút cũ đã hỏng hay một tấm gỗ mềm rồi khoan tiếp tục. Tuyệt đối không kê lên kim loại hay gạch đá… III. HOÀ TAN, LỌC, PHA CHẾ MỘT SỐ HOÁ CHẤT, TỰ KIẾM MỘT SỐ HOÁ CHẤT Hoà tan: - Hoà tan hai chất lỏng vào nhau, sau khi cho các chất lỏng tiếp xúc với nhau cần luôn luôn lắc bình đựng cho các chất trộn đều vào nhau - Hoà tan chất rắn vào chất lỏng + Chất rắn có tinh thể lớn ta phải nghiền nhỏ trước khi hoà tan + Dùng nước cất để hoà tan các chất , không dùng nước máy, nước giếng để hoà tan các chất. Khi không có nước cất có thể dùng nước mưa hứng ở trên cao và để ở nơi sạch + Nếu hoà tan trong cốc thuỷ tinh hoặc bình hình nón thì dùng đũa thuỷ tinh để khuấy + Nếu hoà tan một lượng lớn chất tan trong bình cầu thì phải lắc tròn bình + Nếu hoà tan trong ống nghiệm thì lắc ngang, không lắc dọc ống nghiệm + Đa số chất rắn khi đun nóng sẽ tan nhanh. Vì vậy khi hoà tan chúng ta có thể đun nóng Lọc Lọc là phương pháp tách những chất rắn ra khỏi chất lỏng. Trong phòng thí nghiệm thường dùng giấy lọc để lọc. Cũng có thể thay giấy lọc bằng giấy bản loại tốt : bông, bông thuỷ tinh Cách gấp giấy lọc + Dùng giấy lọc để lọc khi cần lấy kết tủa và giữ kết tủa lâu + Cách gấp giấy lọc: Gấp đôi giấy lọc rồi gấp bốn. Nếu giấy lọc vuông thì lấy kéo cắt vòng cung thành hình quạt. Tách 3 lớp giấy của hình quạt làm thành hình nón. Lưu ý cắt giấy lọc sao cho khi đặt giấy lọc vào phễu thì giấy lọc cách miệng phễu khoảng 5 – 10mm Cách lọc + Đặt giấy lọc khô vào phễu và điều chỉnh cách gấp sao cho góc của nón giấy vừa góc của nón phễu để giấy lọc sát khít với phễu + Đổ ít nước cất tẩm ướt giấy lọc rồi dùng ngón tay cái đẩy cho giấy sát vào phễu để đẩy hết bong bóng khí ở cuống phễu và dưới giấy ra + Đặt phễu đã lót giấy lọc lên giá sắt + Dùng cốc sạch hứng dưới phễu sao cho cuống phễu chạm vào cốc + Rót chất lỏng vào phễu nên rót xuống theo đũa thuỷ tinh + Không đổ đầy chất lỏng đến mép giấy lọc (cách mép 1cm) + Để lọc được nhanh trước khi lọc nên để lắng, đừng để vẩn kết tủa lên và lọc phần nước trước Pha chế dung dịch Những qui tắc chung về pha chế dung dịch + Bình, lọ dùng pha chế dung dịch phải được rửa sạch và tráng nước cất trước khi pha + Phải dùng nước cất để pha hoá chất + Trước khi pha dung dịch cần tính toán cẩn thận lượng chất tan và dung môi + Dung dịch kiềm đặc phải pha trong chén sứ + Sau khi pha xong dung dịch phải cho vào lọ có màu sắc thích hợp, đậy nút kín, dán nhãn cẩn thận, để đúng vị trí qui định + Thường dùng các loại ống to, bình định mức, pipét chia độ khi pha chế dung dịch. Bình định mức để pha chế dung dịch theo nồng độ mol và nồng độ đương lượng Pha chế dung dịch chất rắn trong nước theo nồng độ phần trăm + Chất rắn không ngậm nước như : NaCl, BaCl2….Trước khi pha cần tính lượng chất tan và lượng nước cần dùng là bao nhiêu, dựa vào biểu thức C% Ví dụ: Pha 250 gam dung dịch 10% + Chất rắn ngậm nước như CuSO4.5H2O, CaCl2.6H2O……Trước hết chúng ta cũng tính lượng chất tan ( không ngậm nước). Tiếp theo tính lượng chất rắn ngậm nước tương ứng với lượng chất tan Ví dụ: cần pha 200 gam dung dịch 10% CuSO4 từ muối CuSO4.5H2O Pha chế dung dịch chất lỏng trong nước theo nồng độ phần trăm Phương pháp này thường được dùng để pha loãng axit (pha dung dịch có nồng độ thấp từ một dung dịch có nồng độ cao cho trước Trong trường hợp này chúng ta áp dụng phương pháp đường chéo về toán pha loãng sẽ nhanh hơn Ví dụ : Cần pha 250 gam dung dịch H2SO4 10% từ axit H2SO4 92% (D = 1,824g/ml) Theo phương pháp đường chéo : 92% 10 10% 0% 82 = (để dược axit có nồng độ 10% thì lấy 5 phần khối lượng axit 92% và lấy 41 phần khối lượng nước Pha chế dung dịch theo nồng độ mol Ví dụ : Cần pha 250ml dung dịch NaCl 0,1M Pha chế thuốc thử a/ Pha chế nước vôi trong Nước vôi trong cũng là thuốc thử để nhận ra khí CO2. Đây là dung dịch kiềm rẻ tiền nhất được dùng rất nhiều trong quá trình thí nghiệm, ngoài vai trò là thuốc thử của CO2, nó còn được dùng để loại bỏ các chất độc có tính axit như NO2, SO2, H2S… Cách pha nước vôi trong như sau: + Hoà tan vôi tôi Ca(OH)2 vào nước (độ tan của vôi tôi rất bé 0,156 gam Ca(OH)2 trong 100 gam H2O ở 200C) : cho ít vôi tôi vào bình cầu, cho nước vào gần đầy tới cổ bình để diện tích tiếp xúc giữa chất lỏng và không khí là bé nhất. Khuấy cho vôi trộn đều với nước + Đậy nút kín và để dung dịch lắng vài ngày + Thỉnh thoảng lại lắc bình + Trước khi dùng phải để lắng dung dịch vài giờ rồi gạn cẩn thận hoặc lọc để dung dịch trong suốt b/ Dung dịch hồ tinh bột + Hồ tinh bột được dùng rộng rãi nhất để nhận ra iot tự do Muốn pha 200ml hồ ting bột thì lấy 0,5g tinh bột, nghiền thật nhỏ cho vào nước lạnh làm thành bột loãng. Vừa khuâý đều, vừa từ từ đổ bột loãng đó vào khoảng 180ml nước đun sôi sẽ được hồ tinh bột c/ Dung dịch phenolphtalein + Phenolphtalein là chất màu tổng hợp, nó biến đổi màu theo môi trường phản ứng: + Không có màu trong môi trường axit và trung tinh (pH7) + Có màu hồng (chính xác là màu đỏ tím)trong môi trường kiềm. Khoảng chuyển màu của nó từ pH = 8,2 – 10 Cách pha : 1 gam bột phenol phtalein + 1000ml dung dịch rượu etylic 60% (600ml rượu + 400ml nước) d/ Dung dịch quì và giấy quì +Dung dịch quì và giấy quì (tím) là một chất hữu cơ được lấy từ 1 số loại rêu biển (địa y). Màu của nó biến đổi theo môi trường phản ứng. Khoảng chuyển màu từ pH = 5,0 – 8,0 (đỏ trong môi trường axit, xanh trong môi trường kiềm) + Cách pha: 1 gam bột quì + 1000ml dung dịch rượu loãng 25% (250ml rượu + 750ml nước). Sau đó lọc qua bông thấm nước. Cũng có thể hoà tan bột quì vào ngay nước cất nhưng nó tan kém hơn và phải lọc kĩ hơn cho khỏi cặn + Giấy quì: Giấy quì được làm bằng cách biến đổi dung dịch quì đặc, trung tính thành quì đỏ hay quì xanh. Nghĩa là có thể làm được 3 loại giấy quì : tím (trung tính), đỏ (axit), xanh (kiềm) Từ dung dịch trung tính quì đặc ta thêm vào đó 1 lượng nhỏ axit (H2SO4 chẳng hạn) hay kiềm (chẳng hạn NaOH). Đổ dung dịch quì đó ra chậu thuỷ tinh có thành thấp rồi khuấy cho đềư. Nhúng các băng giấy lọc đã được cắt sẵn cho vào chậu vbà kéo lướt qua dung dịch. Dùng kẹp cặp các băng giấy đã nhuộm lên dây thép ở trong phòng sao cho các băng giấy không chập vào nhau. Khi băng giấy khô cắt thành các đoạn ngắn khoảng 6 – 8cm . Cần giữ giấy quì trong các bình thuỷ tinh có nút kín chứ không để hở do không khí có thể có những chất như CO2, SO2, H2O..làm cho quì biến màu e/ Chất chỉ thị axit – bazơ chế từ hoa dâm bụt Nếu không có các chất chỉ thị trên để thử môi trường axit, bazơ, ta có thể tự chế lấy chất chỉ thị rất đơn giản, dễ dàng như sau: + Thái nhỏ cánh hoa dâm bụt tươi hoặc đã khô, ngâm vào cồn trong một lọ có nút mài. Càng nhiều cánh hoa chất chỉ thị càng đặc + Đậy nút kín ngâm sau vài ngày + Dung dịch có màu tím càng ngày càng đậm + Khi cần sau 2 giờ có thể dùng làm chất chỉ thị axit, bazơ + Khi dùng chúng ta chắt dung dịch ra + Chất chỉ thị này trong môi trường axit sẽ có màu hồng (đỏ). Trong môi trường trung tính không có màu (tím). Trong môi trường kiềm có màu xanh nhưng không bền vì nó nhanh chóng biến đổi sang màu vàng IV. BẢO HIỂM TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM HOÁ HỌC Qui tắc về bảo hiểm khi làm thí nghiệm a/ Thí nghiệm với chất độc Trong phòng thí nghiệm có rất nhiều chất độc như: Thuỷ ngân: gây rối loạn thần kinh, làm rụng răng Hợp chất của asen, photpho trắng: làm bục xương, làm bỏng sâu và nặng…. Hiợp chất xianua, CO: thở phải không khí có các hơi đó khoảng 1% gây ngạt thở và có khi chết người Khí H2S: thở không khí có chứa 1,2mg/l trong 10 phút có thể chết NO2, SO2, NH3, Cl2, Br2: phá huỷ nặng cơ quan hô hấp Br2, C6H5OH, HCOOH, C2H5OH: gây bỏng CH3OH: uống khoảng 10ml có thể gây mù mắt Benzen, xăng cũng là những chất độc Do vậy khi sử dụng phải hết sức thận trọng và theo đúng các qui tắc sau đây: + Chỉ nên lấy lượng hoá chất tối thiểu để làm được nhanh và giảm bớt chất độc sinh ra + Nếu có tủ hốt chất độc thì phải làm thí nghiệm trong tủ hốt. Nếu không có tủ hốt chất độc thì phải làm ở nơi thoáng gió và mở rộng cửa phòng, đồng thời cải tiến dụng cụ thí nghiệm như loại bỏ chất độc sinh ra hoặc chất độc dư + Phải đeo khẩu trang và tốt nhất là khẩu trang có thể bọc được than củi vụn để hấp phụ chất độc bay ra trong không khí + Khi ngửi các chất độc, mở nút, phẩy nhẹ tay chứ không nghiêng miệng lọ, bình vào mũi để ngửi trực tiếp. Tuyệt đối không nếm và hút chất độc + Thuỷ ngân phải đựng trong lọ dày, đậy kín và nên có một lớp nước mỏng ở trên. Khi rót thuỷ ngân phải có chậu to hứng ở dưới và thu ngay các hạt bị rơi vãi bằng cách dùng đũa thuỷ tinh gạt các giọt thuỷ ngân vào mảng giấy cứng. Tuyệt đối không được lấy thuỷ ngân bằng tay. Khi có các hạt nhỏ rơi vào khe hở không thu hồi được cần rắc ít bột lưu huỳnh vào đó để chuyển thuỷ ngân thành thuỷ ngân sunfua (HgS) + Tránh và hạn chế thở phải hơi brom, khí clo và nitơpeoxit. Không để hơi và các khí đó hắt vào mặt hoặc brom lỏng dây ra tay b/ Thí nghiệm với các chất dễ ăn da và làm bỏng Các axit đặc, kiềm đặc, kim loại kiềm, brom, phenol….dễ ăn da và làm bỏng. Khi sử dụng các chất đó phải giữ gìn cẩn thận, không để dây ra tay, người, quần áo và nhất là mắt. Khi cần quan sát gần phải đeo kính Không nên đựng axit vào các bình quá lớn sẽ khó khăn khi rót ra. Khi rót không nên nâng bình quá cao so với mặt bàn. Khi pha loãng axit và kiềm nói chung phải đổ axit hay kiềm từ từ vào nước và khuấy đều Khi đun nóng các chất dễ ăn da, làm bỏng phải tuyệt đối tuân thủ qui tắc đun nóng hoá chất trong ống nghiệm như sau: + Hơ nóng nhẹ đều toàn bộ ống nghiệm rồi mới đun nóng tập trung + Hướng ống nghiệm về phía không có người c/ Thí nghiệm với các chất dễ cháy Rượu, cồn,benzen, dầu hoả, xăng, ete, axeton….là những chất rất dễ cháy vì vậy khi sử dụng các chất đó phải hết sức thận trọng Lượng hoá chất thí nghiệm chỉ ở mức độ tối thiểu Không để các bình lớn đựng hoá chất đó ra bàn thí nghiệm Khi rót các dung dịch đó phải tránh xa lửa Không đựng các chất đó trong bình có thành mỏng và không có nút đậy kín Không được đun trực tiếp các chất đó mà phải đun cách thuỷ Rót cồn vào đèn phải tắt ngọn lửa trước và dùng phễu rót vào d/ Các chất dễ nổ Các chất dễ nổ thường là muối clorat và nitrat và một số khí cháy được trong không khí như etyl

File đính kèm:

  • docPPKTco ban khi THTN.doc
Giáo án liên quan