Rèn luyện cho học sinh biết sử dụng từ ngữ đúng đến hay trong dạy Văn

A. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA

 Việc sử dụng từ ngữ trong giao tiếp là thể hiện trình độ và năng lực tư duy của học sinh. Ở độ tuổi học sinh Trung học cơ sở, vốn từ và vốn hiểu biết còn hạn chế, khả năng vận dụng từ để thể hiện tư tưởng tình cảm còn thấp. Vì vậy mong muốn học sinh diễn tả đúng hiện hiện thực cuộc sống, phản ánh đúng và hay những tư tưởng tình cảm của mình trong giao tiếp , trách nhiệm của mỗi giáo viên dạy văn là phải rèn luyện cho học sinh biết sử dụng từ ngữ từ đúng đến hay trong tất cả các tiết dạy- học văn.

B .NỘI DUNG SÁNG KIẾN

 I. Qua khảo xát thực tế học sinh lớp 9 Trường THCS Thụy Duyên vào đầu năm học 2001 - 2002 tôi thấy: khi yêu cầu học sinh tìm những từ hay và phân tích những từ hay trong bài thơ “ Bánh trôi nước” của hồ Xuân Hương thì chỉ có 15% học sinh phát hiện được từ hay và phân tích được ý nghĩa của từ hay trong bài thơ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1098 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rèn luyện cho học sinh biết sử dụng từ ngữ đúng đến hay trong dạy Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rèn luyện cho học sinh biết sử dụng từ ngữ đúng đến hay trong dạy văn ************& ************ A. Mục đích ý nghĩa Việc sử dụng từ ngữ trong giao tiếp là thể hiện trình độ và năng lực tư duy của học sinh. ở độ tuổi học sinh Trung học cơ sở, vốn từ và vốn hiểu biết còn hạn chế, khả năng vận dụng từ để thể hiện tư tưởng tình cảm còn thấp. Vì vậy mong muốn học sinh diễn tả đúng hiện hiện thực cuộc sống, phản ánh đúng và hay những tư tưởng tình cảm của mình trong giao tiếp , trách nhiệm của mỗi giáo viên dạy văn là phải rèn luyện cho học sinh biết sử dụng từ ngữ từ đúng đến hay trong tất cả các tiết dạy- học văn. B .nội dung sáng kiến I. Qua khảo xát thực tế học sinh lớp 9 Trường THCS Thụy Duyên vào đầu năm học 2001 - 2002 tôi thấy: khi yêu cầu học sinh tìm những từ hay và phân tích những từ hay trong bài thơ “ Bánh trôi nước” của hồ Xuân Hương thì chỉ có 15% học sinh phát hiện được từ hay và phân tích được ý nghĩa của từ hay trong bài thơ. II. Cơ sở lý thuyết của vấn đề: Là mỗi giáo viên dạy văn chúng ta đều hiểu rõ : “ Từ đúng” chỉ diễn tả đúng hiện thực , làm cho người đọc nhận biết được hiện thực . “ Từ hay” vừa diễn tả hiện thực sinh động vừa nhiều ý nghĩa, vừa gợi cảm và ngân vang mãi trong lòng người đọc . Chẳng hạn : “Tiếng hát lại cất lên” hoặc “ Tiếng hát lại vang lên” đều là những từ đúng. Nhưng trong bài : “ Đoàn thuyền đánh cá ” Huy cận viết: “ Câu hát căng buồm cùng gió khơi” thì rõ ý nghĩa hiện thực và giá trị gợi cảm được nâng lên rất nhiều. Vì vậy mỗi giáo viên dạy văn phải thấy rõ việc rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ cho học sinh là hết sức cần thiết trong tất cả các tiết dạy- học Văn : Tìm hiểu tác phẩm văn học ; dạy - học Tiếng Việt ; dạy - học Tập làm văn. III. Kinh nghiệm rèn sử dụng từ cho học sinh 1. Trước hết phải coi việc “trao từ ” cho học sinh trong giờ dạy - học Văn qua hai con đường: * Con đường thứ nhất là giảng nghĩa của từ trong văn cảnh cụ thể. Bước này phải coi trọng tính chính xác. Muốn ghi sâu ấn tượng trong học sinh, giáo viên phải bình từ có thể so sách với các từ đồng nghĩa, gần nghĩa , trái nghĩa. * Con đường thứ hai là rèn cách sử dụng từ thích hợp để nhận xét đánh giá về tác phẩm khi phân tích tác phẩm. Ví dụ : Khi phân tích nhân vật Mã Giám Sinh trả lời về tên tuổi , quê quán ( trong đoạn trích “ Mã Giám Sinh mua Kiều”), có một học sinh nhận xét là y “nói dối ” , có học sinh nhận xét là y “ gian dối”. Trước ý kiến của học sinh, giáo viên nên phân tích nghĩa của hai cách dùng từ : “ Gian dối” nghĩa là không thật thà , có ý lừa lọc . Còn “ nói dối” chỉ thể hiện một hành vi không nói thật , chưa thể hiện ý lừa lọc . Từ đó học sinh nhận thấy : lời nói của Mã giám Sinh là biểu hiện tính gian dối có dụng ý hẳn hoi. Hoặc khi cho học sinh đánh giá nhận xét vẻ đẹp của Thuý Kiều : Nếu nói Thuý Kiều rất đẹp thì Thuý Vân cũng rất đẹp . Nên phải dùng những từ ngữ chỉ mức độ tuyệt sắc đẻ đánh giá về Thuý Kiều : Một giai nhân tuyệt sắc - một vẻ đẹp có một không hai. 2. Phải coi trọng việc dùng từ hay trong phần luyện tập của tiết day - học Tiếng việt. Tiết học Tiếng việt giúp học sinh hiểu nghĩa, vai trò, chức năng của từ; đồng thời cũng là giờ cung cấp vốn từ cho học sinh. Cho nên, trên cở sở những bài tập luyện , giáo viên rèn cho học sinh sử dụng từ đúng và hay. Chẳng hạn trong bài luyện “ Tính từ ” học sinh đã đặt câu: “ Trong vườn những quả cam chín vàng ”. Giáo viên nên gợi ý học sinh dùng từ chỉ màu sắc kết hợp với từ chỉ cảm xúc của người tả, như “vàng ối” hay “vàng lịm ”. Rõ ràng những từ “ vàng ối” “ vàng lịm” không chỉ miêu tả quả cam chín vàng mà còn gợi cảm giác Cam chín ngon. 3. Rèn cho học sinh sử dụng trong những tiết dạy - học Tập làm văn . * Rèn cho học sinh tìm từ hay bằng cách đặt câu hỏi. Thí dụ : Tả dòng sông- đặt các câu hỏi: ? Dòng sông như thế nào, dòng sông chảy ra sao? - Trả lời: Dòng sông quanh co êm đềm ( hay rì rầm, hay lặng lẽ ) đem nước mát tưới cho cách đồng lúa... Thí dụ : Phân tích nhân vật Từ Hải , đặt câu hỏi: ? Những câu thơ “ Râu hùm , hàm én mày ngài Vai năm tấc rộng thân mười thước cao ...” Gợi em hình dung ra dáng vóc Từ hải như thế nào? Em có nhận xét gì về tầm vóc của Từ Hải? Cứ như vậy , học sinh sẽ có ý thức dùng từ chọn lọc , chính xác và hay . * Rèn cho học sinh sử dụng từ đúng và hay trong tiết trả bài viết Tập làm văn. Trong khi chấm bài của học sinh, giáo viên đã có sự ghi chép thành cột các loại từ sai. Vì vậy khi trả bài giáo viên phải phân tích và chỉ rõ cho học sinh thấy việc sử dụng từ của mình là chưa đúng, chưa hay. Tức là giáo viên phải phân tích trên tất cả các phương diện : nghĩa của từ- mức độ biểu hiện - sắc thái biểu cảm- hoàn cảnh sử dụng . Chẳng hạn khi phân tích bài thơ “ Quỷ môn quan” của Nguyễn Du, có một học sinh viết: “Tình thương của Nguyễn du còn dành cho những người lính phương Bắc đã hy sinh trên đất người”. Ta thấy học sinh dùng từ “ hy sinh “trong câu văn trên là chưa đúng. Vì vậy khi trả bài, giáo viên phải phân tích cho học sinh hiểu nghĩa của từ “hy sinh” : là tự nguyện nhận về phần mình sự mất mát lớn lao nào đó vì một cái gì cao đẹp . Vì thế từ “hy sinh” mang sắc thái cao quý, biểu đạt thái độ ca ngợi , khâm phục của người viết. Từ đó học sinh hiểu rõ không thể dùng từ “ hy sinh ” trong câu văn trên, mà nên thay vào đó những từ ngữ chỉ cái chết đáng thương: “... những người lính phương Bắc đã bỏ mạng trên đất người. ” 4.Đồng thời giáo viên phải thuyết phục học sinh có sổ tay văn học để ghi những từ hay, câu văn hay và những lời bình hay. Từ đó học sinh có ý thức và có nhu cầu trau dồi vốn từ nhữ cho mình, đặc biệt là biết sử dụng từ ngữ đúng và hay để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp. C Kết luận Luyện cách dùng từ cho học sinh đòi hỏi rất nhiều công phu, từ việc trao từ cho học sinh đến việc rèn luyện cách sử dung, từ chỗ dùng đúng đến dùng hay. Song nếu giáo viên kiên trì và có biện pháp từ thấp đến cao, thì kết quả sẽ tiến bộ . Học sinh của chúng ta chắc chắn sẽ có ý thức sử dụng từ hay trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống cũng như diễn đạt những tư tưởng tình cảm của mình trong giao tiếp và đặc biệt trong việc cảm thụ văn thơ. Kết quả thể nghiệm : Trong suốt năm học tôi đã cố gắng áp dụng những kinh nghiệm này trong quá trình dạy - học. Đến cuối năm học qua khảo xát học sinh, tôi thấy số học sinh có ý thức sử dụng từ đúng và hay trong các bài làm văn phân tích tác phẩm đã tăng lên rõ rệt : - Cuối năm học 2000-2001 : Tăng 35% - Cuối năm học 2001-2002 : Tăng 40%. Vấn đề đặt ra trong quá trình soạn bài giáo viên phải có ý thức sử dụng từ ngữ và lựa chọn từ ngữ để “trao” cho học sinh trong từng tiết học ./ Thuỵ Duyên, ngày 10 tháng 11 năm 2003 Người viết Vũ Thị Vân nhận xét của nhà trường

File đính kèm:

  • docSKKN Ren luyen cho hoc sinh biet su dung tu ngu dung den hay trong day van.doc
Giáo án liên quan