Bài tập Vật lí là một hình thức củng cố, ôn tập hệ thống lại kiến thức cho học sinh, tạo điều kiện cho các em liên hệ với thực tế, đồng thời rèn luyện kỹ năng tính toán và phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Ngoài ra thông qua tiết bài tập, chúng ta có thể kiểm tra kiến thức và kỹ năng của học sinh .
Bộ môn Vật lí ở trường học hiện nay được coi là một trong những môn học khá quan trọng. Tuy nhiên đối với học sinh ở nông thôn đa số các em học yếu các môn khoa học tự nhiên, do các em bị hỏng kiến thức ngay ở các lớp dưới dẫn đến học sinh không nắm được kiến thức, chưa có phương pháp học đúng. Nhiều học sinh chưa có khả năng tư duy, không biết phân tích để giải quyết tình huống của một bài toán Vật lí đơn giản.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1284 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiếm kinh nghiệm: Xây dựng các bước giải bài tập Vật lí cho học sinh lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
XÂY DỰNG CÁC BƯỚC GIẢI
BÀI TẬP VẬT LÍ CHO HỌC SINH LỚP 9
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Bài tập Vật lí là một hình thức củng cố, ôn tập hệ thống lại kiến thức cho học sinh, tạo điều kiện cho các em liên hệ với thực tế, đồng thời rèn luyện kỹ năng tính toán và phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Ngoài ra thông qua tiết bài tập, chúng ta có thể kiểm tra kiến thức và kỹ năng của học sinh .
Bộ môn Vật lí ở trường học hiện nay được coi là một trong những môn học khá quan trọng. Tuy nhiên đối với học sinh ở nông thôn đa số các em học yếu các môn khoa học tự nhiên, do các em bị hỏng kiến thức ngay ở các lớp dưới dẫn đến học sinh không nắm được kiến thức, chưa có phương pháp học đúng. Nhiều học sinh chưa có khả năng tư duy, không biết phân tích để giải quyết tình huống của một bài toán Vật lí đơn giản.
Năm học 2006-2007 tôi được phân công dạy bộ môn Vật lí ở 2 lớp 9, tổng số học sinh là 90 em. Qua khảo sát chất lượng đầu năm tỉ lệ học sinh yếu kém khá cao.
Tổng số học sinh
Điểm trên 5
Tỷ lệ
Điểm dưới 5
Tỷ lệ
90
43
47,8%
47
52,2%
Điều này khiến tôi suy nghĩ tìm cách giúp đở các em xây dựng được các bước giải bài tập Vật lí một cách khoa học. Cụ thể là giúp các em có khả năng tư duy lôgíc, biết phân tích để giải quyết những bài toán Vật lí một cách có hiệu quả.
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Trước đây kiểu dạy học “Thầy đọc trò chép” thường thấy ở các trường vùng sâu việc truyền thụ kiến thức theo kiểu nhồi nhét đã làm ảnh hưởng đến khả năng tư duy của học sinh. Hiện nay chương trình Vật lí ở các lớp 6, 7, 8 có rất nhiều bài tập nhưng phân phối chương trình của Bộ giáo dục chưa
có tiết dành riêng cho việc sửa bài tập cho học sinh, chỉ có tiết ôn tập chương mà nội dung của tiết ôn tập chương lại rất nhiều nên đối với những tiết ôn tập chương thường công việc của học sinh là chuẩn bị trước bài tập ở nhà hoặc ở lớp, một vài em lên trình bày cách giải của mình, giáo viên hướng dẫn học sinh cả lớp nhận xét cách giải của bạn, mục đích nhằm thông qua tiết ôn tập chương để củng cố lại kiến thức đã học.
Tuy nhiên kiểu dạy học này chưa xây dựng được cho học sinh một phương pháp giải bài tập có hiệu quả. Chẳn hạn như khi hỏi để giải một bài toán Vật lí ta phải làm những công việc gì? Hoặc khi giải bài toán Vật lí ta phải tìm hiểu kỹ đề bài để làm gì? Thì các em lúng túng không trả lời được. Thí dụ như sau:
A
B
R1
R2
l l
Cho mạch điện như hình vẽ cho biết :
R1 = 6 , R2 = 12 .
Tính điện trở tương đương của đoạn mạch thì các em có thể tính được.
RAB = R1 + R2
-> RAB = 6 + 12
= 18
Cũng với câu hỏi trên nhưng thay cách mắc nối tiếp bằng cách mắc song song thì phần lớn các em lại áp dụng máy móc cách làm trên.
A
B
R1
R2
RAB = R1 + R2
-> RAB = 6 + 12
= 18 l l
Thay vì phải làm như sau:
Nguyên nhân của sự sai lệch trên là do các em không nắm bắt được yêu cầu của đề bài, mà nguyên nhân chính của sự nhằm lẫn đó là do các em chưa có được một trình tự giải bài tập Vật lí phù hợp . Theo tôi nên xây dựng cho các em các bước giải bài tập Vật lí theo trình tự sau:
-Bước 1: Tìm hiểu, tóm tắt đề bài, vẽ sơ đồ (nếu có)
+ Tìm hiểu đề bài: đọc kỹ đề bài, xem bài tập nói gì? Cái gì đã biết, Cái gì phải tìm?
+ Tóm tắt đề bài: dùng các kí hiệu Vật lí để viết các đại lượng đã biết và các đại lượng phải tìm . Nếu đơn vị các đại lượng cho biết chưa phù hợp thì phải đổi sang đơn vị phù hợp.
+ Vẽ sơ đồ (nếu có)
-Bước 2: Phân tích mạch điện, tìm công thức liên quan đếncác đại lượng cần tìm.
-Bước 3: Vận dụng các công thức đã học để giải các bài toán.
-Bước 4: Kiểm tra kết quả:
+ Kiểm tra đáp số: có đúng không? (Từ công thức, cách tính đến đơn vị) có phù hợp với thực tế không?
+ Suy nghĩ xem có cách nào ngắn hơn không?
Ta có thể vận dụng trình tự giải bài tập trên để giải bài tập sau:
A
B
R1
R2
A
V
K
V
A
-
+
VD: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Trong đó R1 = 5 . Khi đóng khoá K vôn kế chỉ 6V, ampe kế chỉ 0,5A.
a/ Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b/ Tính điện trở R2 .
-Bước 1: Tìm hiểu tóm tắt đề bài, vẽ sơ đồ
+ Tìm hiểu đề bài.
+ Tóm tắt l l l l
R1 = 5
Uv = 6V
IA = 0,5A
a/ Rtđ = ?
b/ R2 = ?
+ Vẽ sơ đồ: không cần vẽ vì đề bài đã cho.
-Bước 2: Phân tích mạch điện, tìm công thức liên quan đến các đại lượng cần tìm.
+ Phân tích mạch điện
(A) nt R1 nt R2 => IA = IAB = 0,5A
Uv = UAB = 6V.
+ Công thức liên quan
R2 = Rtđ – R1 (Vì Rtđ = R1 + R2 )
-Bước 3:Vận dụng công thức để giải bài toán
b/ Rtđ = R1 + R2
=> R2 = Rtđ – R1
-> R2 = 12 - 5 = 7
-Bước 4: Kiểm tra kết quả
+ Kết quả tìm được phù hợp với thực tế, cách tính đúng, đơn vị đúng.
+ Không còn cách làm ngắn hơn
Qua quá trình xây dựng các bước giải bài tập Vật lí cho các em , tôi nhận thấy các em có nhiều sự tiến bộ. Được thể hiện ở chổ các em tỏ ra thích giờ bài tập Vật lí hơn, không áp dụng máy móc những cách giải mẫu như trước kia mà vận dụng những kiến thức đã học để giải bài tập một cách năng động, sáng tạo không mắc những nhằm lẫn đơn giản như trước kia nữa.
Việc xây dựng các bước giải bài tập Vật lí cho các em đã giúp các em vận dụng một cách hiệu quả những kiến thức đã học vào việc giải bài tập. Đồng thời tỉ lệ học sinh yếu-kém ở bộ môn Vật lí cũng giảm đáng kể. Cụ thể là qua khảo sát chất lượng giữa học kỳ kết quả đạt được tương đối khả quan. Cụ thể như sau:
Tổng số học sinh
Điểm trên 5
Tỷ lệ
Điểm dưới 5
Tỷ lệ
90
72
80%
18
20%
III/ KẾT LUẬN:
-Mục đích của việc xây dựng các bước giải bài tập Vật lí cho học sinh nhằm giúp các em có được phương pháp giải bài tập Vật lí rõ ràng hơn, cụ thể hơn, đồng thời rèn luyện kỹ năng tính toán, kỹ năng suy luận lôgíc để giúp các em dần dần ham thích, có hứng thú trong giờ bài tập ở bộ môn này.
-Trong thời gian trực tiếp giảng dạy cho các em tôi rút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân như sau:
+ Giúp học sinh phát hiện ra cách giải các bài tập Vật lí một cách có hệ thống.
+ Rèn luyện kỹ năng tính toán, giúp học sinh biết tư duy, biết so sánh các dạng bài tập khác nhau, không học vẹt. Từ đó khắc sâu hơn những kiến thức đã học.
-Đối với tình hình thực tế trên, tôi nhận thấy muốn nâng cao chất lượng học ở môn Vật lí (cụ thể là những giờ bài tập) của học sinh tôi kiến nghị như sau:
+Giáo viên phụ trách bộ môn Vật lí cần xây dựng cho các em các bước giải bài tập, đồng thời theo dõi thường xuyên việc học sinh áp dụng các bước giải bài tập để các em có được phương pháp giải bài tập cụ thể, từ đó các em có thể giải thành thạo các bài tập Vật lí ở bậc THCS.
+ Giáo viên nên đưa ra những dạng bài tập phù hợp với cả 3 đối tượng học sinh (khá-giỏi, trung bình, yếu-kém) của lớp nhằm phát huy tính tích cực trong việc giải bài tập của các em.
+ Thành lập nhóm giải bài tập Vật lí (gồm học sinh khá – giỏi của bộ môn Vật lí), nhóm giải bài tập liên hệ với giáo viên phụ trách bộ môn Vật lí. Động viên, trao đổi, giúp đỡ học sinh yếu-kém cùng tiến bộ.
+ Tăng thời gian giải bài tập cho học sinh bằng nhiều hình thức như: phụ đạo, ngoại khoá để rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh.
+ Bộ GD nên phân phối một số tiết giải bài tập Vật lí cho học sinh ở các khối 6, 7, 8.
Việc nghiên cứu một chuyên đề đối với tôi còn trong phạm vi cá nhân. Nên nội dung chuyên đề còn rất nhiều thiếu sót. Rất mong qúy đồng nghiệp góp thêm để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn.
An Thạnh 1, ngày tháng năm 2006
Người viết
Nguyễn Văn Hải
File đính kèm:
- SKKN(1).doc