Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ thông tin. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật đã tạo ra rất nhiều phương tiện hữu ích hỗ trợ đắc lực cho công việc của con người. Riêng trong lĩnh vực giáo dục, việc ứng dụng những thành tựu công nghệ mới đã và đang mở ra một chân trời sáng tạo mới cho các thầy cô giáo. Nền giáo dục của kỷ nguyên thông tin là một nền giáo dục cho mọi người, tạo điều kiện để mọi người được học, giúp cho mọi người biết cách học, biết cách tự học, học tập liên tục, học suốt đời. Đó là một nền giáo dục hiện đại, sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông, mạng máy tính và Internet để tổ chức và triển khai quá trình dạy và học với những phương pháp và hình thức linh hoạt. Trong các công việc của người giáo viên, phần chuẩn bị bài (xây dựng kế hoạch dạy học) là đặc biệt quan trọng. Các quốc gia trên thế giới đang có xu thế đầu tư tăng dần các tiến bộ của công nghệ thông tin vào dạy học, trong đó có việc thiết kế bài giảng bằng giáo án điện tử. Có thể thấy, trong phương pháp dạy học hiện đại, không thể thiếu sự hỗ trợ của những thành tựu công nghệ thông tin.
Trong khoảng ba bốn năm trở lại đây, ở các trường phổ thông, phong trào soạn và dạy giáo án điện tử đã diễn ra khá sôi động. Có một số giáo viên đã chịu khó học hỏi và thu được những thành công bước đầu, tạo nên những giờ dạy mới mẻ, thú vị và đặc biệt hiệu quả. Tuy nhiên, để có thể phát huy tối đa ưu thế của các phương tiện mới, người giáo viên phải có những kĩ năng nhất định về máy tính và Internet. Mặt khác, không phải ai cũng có điều kiện để nhanh chóng và kịp thời cập nhật các thành tựu khoa học công nghệ, không ít giáo viên ngại tiếp cận với việc ứng dụng các phương tiện dạy học hiện đại vào công việc của mình. Do đó, việc thiết kế giáo án điện tử, dù không còn là điều mới mẻ, vẫn chưa được áp dụng rộng rãi và đồng đều ở các bộ môn. Với các giáo viên Ngữ văn, số người thành thạo về công nghệ thông tin lại càng không nhiều, đặc biệt là những thầy cô giáo ở các vùng sâu, vùng xa. Chính vì vậy, ở các trường phổ thông, Văn là một trong những bộ môn mà giáo viên hạn chế nhiều về công nghệ thông tin.
30 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1734 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm dạy học dạng bài thực hành các phép tu từ (ngữ văn 10) với giáo án điện tử, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
DẠY HỌC
DẠNG BÀI THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ
(NGỮ VĂN 10) VỚI GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà
Giáo viên tổ: Ngữ Văn
Quỳnh Lưu, 2011
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ thông tin. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật đã tạo ra rất nhiều phương tiện hữu ích hỗ trợ đắc lực cho công việc của con người. Riêng trong lĩnh vực giáo dục, việc ứng dụng những thành tựu công nghệ mới đã và đang mở ra một chân trời sáng tạo mới cho các thầy cô giáo. Nền giáo dục của kỷ nguyên thông tin là một nền giáo dục cho mọi người, tạo điều kiện để mọi người được học, giúp cho mọi người biết cách học, biết cách tự học, học tập liên tục, học suốt đời. Đó là một nền giáo dục hiện đại, sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông, mạng máy tính và Internet để tổ chức và triển khai quá trình dạy và học với những phương pháp và hình thức linh hoạt. Trong các công việc của người giáo viên, phần chuẩn bị bài (xây dựng kế hoạch dạy học) là đặc biệt quan trọng. Các quốc gia trên thế giới đang có xu thế đầu tư tăng dần các tiến bộ của công nghệ thông tin vào dạy học, trong đó có việc thiết kế bài giảng bằng giáo án điện tử. Có thể thấy, trong phương pháp dạy học hiện đại, không thể thiếu sự hỗ trợ của những thành tựu công nghệ thông tin.
Trong khoảng ba bốn năm trở lại đây, ở các trường phổ thông, phong trào soạn và dạy giáo án điện tử đã diễn ra khá sôi động. Có một số giáo viên đã chịu khó học hỏi và thu được những thành công bước đầu, tạo nên những giờ dạy mới mẻ, thú vị và đặc biệt hiệu quả. Tuy nhiên, để có thể phát huy tối đa ưu thế của các phương tiện mới, người giáo viên phải có những kĩ năng nhất định về máy tính và Internet. Mặt khác, không phải ai cũng có điều kiện để nhanh chóng và kịp thời cập nhật các thành tựu khoa học công nghệ, không ít giáo viên ngại tiếp cận với việc ứng dụng các phương tiện dạy học hiện đại vào công việc của mình. Do đó, việc thiết kế giáo án điện tử, dù không còn là điều mới mẻ, vẫn chưa được áp dụng rộng rãi và đồng đều ở các bộ môn. Với các giáo viên Ngữ văn, số người thành thạo về công nghệ thông tin lại càng không nhiều, đặc biệt là những thầy cô giáo ở các vùng sâu, vùng xa. Chính vì vậy, ở các trường phổ thông, Văn là một trong những bộ môn mà giáo viên hạn chế nhiều về công nghệ thông tin.
Dạng bài thực hành các phép tu từ chiếm một phần quan trọng trong phân môn Tiếng Việt ở chương trình Ngữ văn 10. Trước đến nay, việc dạy học các bài này chủ yếu vẫn được giáo viên tổ chức theo mô hình cổ điển, nghĩa là giáo viên bám sát sách giáo khoa, hướng dẫn học sinh giải các bài tập và qua đó, củng cố kiến thức lí thuyết cho các em. Việc đổi mới dạy học ở các giờ này còn ít, có chăng là giáo viên dùng bảng phụ đưa thêm ngữ liệu để học sinh luyện tập. Số người sử dụng giáo án điện tử trong giờ học dạng bài thực hành các phép tu từ còn rất ít. Theo quan sát của bản thân, đây còn là một vấn đề mới mẻ, chưa được giáo viên và các nhà giáo dục quan tâm đúng mức. Thảng hoặc trên báo hoặc trên mạng có bài đề cập đến một số khía cạnh của vấn đề nhưng chưa có bài nghiên cứu hay đề tài khoa học nào đề cập trực diện và đầy đủ vấn đề này. Vì những lí do đó, chúng tôi đã thực hiện chuyên đề ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học dạng bài thực hành các phép tu từ trong chương trình Ngữ văn 10 trên cơ sở tiến hành soạn và dạy thể nghiệm 3 tiết với giáo án điện tử Power Point.
Với đề tài này, chúng tôi vừa thể nghiệm để rút kinh nghiệm cho bản thân, đồng thời cũng tin tưởng mình sẽ góp phần nâng cao ý thức của các giáo viên trong lĩnh vực còn khá mới mẻ này, thiết thực thể hiện tinh thần đổi mới dạy học của người giáo viên nhân dân trong thời kì hội nhập.
1.2. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI: gồm 3 phần.
Phần đặt vấn đề.
Phần giải quyết vấn đề gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận
Chương II: Cơ sở thực tiễn.
Chương III: Dạy học dạng bài thực hành các phép tu từ trong chương trình Ngữ văn 10 với giáo án điện tử
Phần kết luận và đề xuất.
PHẦN II: GIẢI quyÕt vÊn ®Ò
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
2.1.1. Dạy học văn và giáo án điện tử
Trong giai đoạn hiện nay, ngành giáo dục nước ta đang có những thay đổi mạnh mẽ. Đây chính là sự vận động tất yếu của nền giáo dục nước nhà nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, đồng thời thực hiện nhiệm vụ quan trọng và cũng rất vẻ vang mà Đảng và nhân dân tin tưởng giao phó cho ngành. Trong quá trình đổi mới toàn diện nền giáo dục, có yêu cầu đổi mới việc sử dụng trang thiết bị dạy học. Phương tiện dạy học hiện đại mà đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin đã tạo điều kiện cho giáo viên sử dụng các phương pháo dạy học mới, kích thích tối đa năng lực chủ động, sáng tạo và hứng thú của học sinh, giúp các em thực hiện thuận lợi các hoạt động cá nhân độc lập hoặc hoạt động nhóm.
Riêng với quá trình đổi mới dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông, vấn đề được khá nhiều người quan tâm chính là đổi mới phương pháp dạy học. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động của học sinh dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên: học sinh tự giác chủ động tìm tòi, phát hiện, giải quyết nhiệm vụ, nhận thức và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức, kỹ năng đã thu được. Để thực hiện được các phương pháp dạy học mới, người giáo viên Ngữ văn hiện nay không thể không biết gì về công nghệ thông tin, mặc dù nhìn bề ngoài, văn chương nghệ thuật có vẻ xa lạ với máy móc, các phương tiện trang thiết bị hiện đại. Ngay từ năm 2006, tiến sĩ Đỗ Ngọc Thống đã phải thốt lên: “Đã đến lúc, nếu không muốn nói là quá muộn, cần nghiên cứu và triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở bộ môn Ngữ văn một cách rộng rãi, đúng hướng và có hiệu quả” {1, 182}. Cũng theo thầy Đỗ Ngọc Thống, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở bộ môn Ngữ văn có thể đem lại những hiệu quả rất lớn:
“Thứ nhất, công nghệ thông tin góp phần nâng cao tiềm lực của người giáo viên bằng cách cung cấp cho họ những phương tiện làm việc hiện đại” {1, 182}
“Thứ hai: công nghệ thông tin góp phần đổi mới cách dạy. cách học, đổi mới phương pháp dạy học” {1, 184}
Năm 2008, trong tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình và sách giáo khoa lớp 12 (tài liệu dùng trong các lớp bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình và sách giáo khoa lớp 12 toàn quốc), các tác giả cũng đã có sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề “công nghệ thông tin góp phần đổi mới phương pháp dạy học”. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học có xác định:
“Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị dạy học và đặc biệt lưu ý đến ứng dụng của công nghệ thông tin” {2, 8}. Các tác giả đã khẳng định ưu thế của các phương tiện dạy học hiện đại trong dạy học; nêu yêu cầu của công nghệ thông tin với vai trò của phương tiện dạy học, thiết bị dạy học; đồng thời cũng đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ thông tin ở trường trung học.
Một trong những biểu hiện của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là soạn giảng giáo án điện tử. Giáo án điện tử là giáo án được thiết kế qua máy vi tính chạy trên nền (hoặc được sự hỗ trợ) của một số phần mềm cụng cụ nào đó và được trình chiếu nội dung cho học sinh thông qua hệ thống dạy học đa phương tiện (máy tính – máy chiếu đa năng – màn chiếu; đầu chạy đĩa CD – vô tuyến truyền hình).
Như vậy, yêu cầu đối với dạy học trong thời hiện đại là phải gắn liền với sự đổi mới sử dụng trang thiết bị dạy học, trong đó có ứng dụng công nghệ thông tin, soạn dạy giáo án điện tử. Đồng thời, sử dụng công nghệ thông tin có những tác dụng lớn trong dạy học nói chung, dạy học Ngữ văn nói riêng là điều đã được các nhà nghiên cứu khẳng định và thống nhất.
2.1.2. Dạng bài thực hành các phép tu từ trong chương trình Ngữ văn 10
Dạng bài thực hành các phép tu từ trong chương trình Ngữ văn 10 nhằm mục tiêu cụ thể như sau
- Củng cố và nâng cao kiến thức về các phép tu từ : ẩn dụ, hoán dụ, điệp, đối.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích giá trị biểu đạt và kĩ năng sử dụng các phép tu từ nói trên.
Để đạt mục tiêu trên, chương trình Ngữ văn 10 cơ bản có hai bài thực hành các phép tu từ, theo phân phối chương trình của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An hiện hành được phân bố cụ thể như sau:
Tuần
Tên bài
Số tiết PPCT
15
Thực hành biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ
1
31
Thực hành các biện pháp tu từ phép điệp và phép đối
2
Các bài học thực hành về các phép tu từ trong chương trình Ngữ văn 10 thuộc loại bài củng cố kiến thức và kĩ năng mà học sinh đã học ở lớp dưới. Do đó, cấu trúc của bài học ngoài phần kết quả cần đạt chỉ có hoạt động luyện tập gồm một chuỗi bài tập.
Các bài này được các tác giả sách giáo khoa biên soạn thành các dạng bài tập được triển khai theo số thứ tự.
Cụ thể: bài Thực hành các phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ gồm hai phần: I. Ẩn dụ, II. Hoán dụ, mỗi phần có ba bài tập. Tổng cộng có 6 bài tập
Bài Thực hành các biện pháp tu từ phép điệp và phép đối gồm hai phần: I. Thực hành về phép điệp (điệp ngữ); II. Luyện tập về phép đối; Tổng cộng có 4 bài tập.
Các loại bài tập cũng khá phong phú: mở đầu là loại bài thực hành với các ngữ liệu quen thuộc nhằm gợi nhắc kiến thức lí thuyết (ví dụ: bài tập 1 trang 135, 1 trang 136 ), có bài củng cố và rèn luyện kĩ năng thực hành, nâng cao kiến thức cho học sinh (ví dụ: bài tập I.2 trang 135, II.2 trang 137), có dạng bài mở rộng kiến thức, bước đầu rèn luyện kĩ năng vận dụng các phép tu từ vào hoạt động nói và viết (ví dụ: bài tập I.3 trang 135, II.3 trang 137). Như vậy, việc sắp xếp các bài tập ở trong sách giáo khoa đã tuân theo trình tự logic với độ khó và yêu cầu ngày càng cao, đòi hỏi học sinh phải huy động tối đa năng lực học tập từ tái hiện đến hiểu và cuối cùng là vận dụng. Mục tiêu của bài học được thực hiện trên cơ sở giáo viên hướng dẫn học sinh làm các bài tập thực hành.
Trong ba phân môn của văn thì phần Làm văn và Tiếng Việt có nhiều lợi thế hơn trong việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. Tiến sĩ Đỗ Ngọc Thống khẳng định ‘‘nhìn chung các phân môn đều có thể sử dụng phương tiện dạy học từ thô sơ đến hiện đại để góp phần đổi mới phương pháp và tạo hiệu quả cao (...). Tiếng Việt và làm văn có thể ứng dụng được nhiều nhất”{1, 186}. Nếu sử dụng giáo án điện tử trong tổ chức dạy học dạng bài thực hành các phép tu từ ở văn 10, giáo viên có thể khiến giờ học trở nên sôi động hơn, việc cung cấp ngữ liệu và tổ chức hoạt động thực hành đơn giản hơn và thuận lợi hơn cách làm với bảng đen, phấn trắng bình thường, việc tổng kết nội dung bài học bằng các bảng so sánh cũng sẽ trực quan và hiệu quả. Hơn nữa, bằng sự sáng tạo, đổi mới của chính mình, giáo viên có thể kích thích tối đa hứng thú học tập và khát khao sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao năng lực hoạt động, ý thức tự suy nghĩ, tìm tòi của các em. Có thể khẳng định chắc chắn rằng công nghệ thông tin và phương tiện dạy học hiện đại đặc biệt phát huy tác dụng trong việc dạy học dạng bài thực hành các phép tu từ ở văn 10.
Mặt khác, bằng việc tổ chức dạy học dạng bài thực hành các phép tu từ ở văn 10 với giáo án điện tử, giáo viên cũng thể hiện sự quan tâm đến dạng bài này nói riêng, phân môn tiếng Việt trong chương trình phổ thông nói chung, gián tiếp khẳng định sự quan trọng và cần thiết của mảng kiến thức này trong hành trang Ngữ văn của học sinh khi vào đời.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Qua điều tra và thăm dò ý kiến của các giáo viên dạy Văn trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu và một số trường trong tỉnh Nghệ An, tôi nhận thấy một thực tế là việc ứng công nghệ thông tin vào dạy học ở giáo viên Văn rất hạn chế. Nếu có sử dụng giáo án điện tử thì chỉ ở các tiết thanh tra chuyên môn hay thi giáo viên giỏi các cấp. Ở một số trường như THPT Quỳnh Lưu 1, THPT Huỳnh Thúc Kháng, THPT Quỳnh Lưu 4, THPT Yên Thành 2, THPT Phan Đăng Lưu,... mỗi năm một giáo viên cũng cố gắng soạn, dạy ít nhất là một tiết giáo án điện tử. Tuy nhiên, do việc soạn giáo án điện tử tốn rất nhiều thời gian và đòi hỏi cao về kĩ thuật nên phần lớn giáo viên không thực sự hào hứng với công việc này.
Riêng về dạng bài thực hành các phép tu từ trong Văn 10, sau thời gian khảo sát, chúng tôi thấy các giáo viên Ngữ văn trung học phổ thông hiện nay ở huyện Quỳnh Lưu nói riêng, tỉnh Nghệ An nói chung chưa quan tâm nhiều đến việc sử dụng giáo án điện tử trong việc dạy học dạng bài thực hành các phép tu từ trong Văn 10. Tất nhiên, nói như vậy không phải là chúng tôi cực đoan khẳng định cứ sử dụng giáo án điện tử thì bài giảng sẽ thành công hay ngược lại, khi sử dụng giáo án truyền thống thì giờ học sẽ thất bại. Ở đây, chúng tôi chỉ xét ở góc độ ý thức và năng lực ứng dụng công nghệ hiện đại vào việc dạy học một dạng bài có khả năng khai thác hiệu quả các phương tiện hỗ trợ hiện đại.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tuy đã được đề cập nhiều nhưng vẫn chưa thực sự là việc thường ngày, quen thuộc của mọi giáo viên. Đặc biệt, dạng bài thực hành các phép tu từ trong chương trình Ngữ văn 10 cũng chưa nhận được sự quan tâm đúng mức trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và cá trang thiết bị dạy học hiện đại. Nguyên nhân chính của thực trạng này theo tôi là khả năng sử dụng máy vi tính của giáo viên ở các trường trung học phổ thông còn hạn chế, đặc biệt là các giáo viên Văn.
Mặc dù ở tổ Văn trường THPT Quỳnh Lưu 4 không có giáo viên nào chưa tiếp cận với máy vi tính và Internet nhưng mức độ thành thạo còn thấp. Để giảng dạy giáo án điện tử có hiệu quả, giáo viên buộc phải có kiến thức sâu hơn về tin học và Internet, ứng dụng tốt hơn các phần mềm công cụ, song những kiến thức tin học cơ bản và ứng dụng lại vẫn còn mới mẻ với đa số giáo viên, đặc biệt là với giáo viên các bộ môn khoa học xã hội, trong đó có môn Văn. Có một sự thực rất rõ ràng rằng phần lớn giáo viên phổ thông hầu như không được đào tạo qua một lớp nào về kĩ thuật sử dụng vi tính, đặc biệt là các giáo viên ở vùng nông thôn. Những người được đào tạo từ trước thì không được học về tin học. Thế hệ trẻ hơn thì chương trình học phần tin học văn phòng ở nhà trường đại học không thực sự thiết thực và gần gũi với công việc soạn bài bằng các phần mềm hỗ trợ. Có thể nói, những người thành thạo hơn về máy vi tính và mạng Internet ở các trường phổ thông hiện nay chủ yếu là nhờ tự học chứ rất ít người được đào tạo bài bản và có hệ thống. Một khi kiến thức về tin học “manh mún”, mang tính kinh nghiệm, thiếu tính hệ thống như vậy thì kĩ năng vi tính và sử dụng Internet tất yếu bị hạn chế. Ngay cả ở các trường đại học, nơi có điều kiện vật chất và nhiều yếu tố thuận lợi hơn ở phổ thông rất nhiều, theo đánh giá của Phạm Xuân Thông, “trình độ sử dụng vi tính của đội ngũ giảng viên hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, nếu không nói là yếu” {9 ,38}. Trong tình hình chung đó, số lượng giáo viên phổ thông nói chung và giáo viên Ngữ văn trường THPT Quỳnh Lưu 4 sẵn sàng với việc thiết kế và tiến hành bài giảng điện tử chưa nhiều. Do vậy, việc soạn giáo án trên máy nói chung, soạn giáo án điện tử nói riêng ở các giáo viên tổ Văn mất rất nhiều thời gian.
Trong khi đó, công việc của các giáo viên văn hiện nay vẫn còn quá tải so với mức độ bình thường. Ở trường THPT Quỳnh Lưu 4 cũng như nhiều trường khác, các thầy cô thường phải dạy quá chuẩn từ 1 đến 2 lớp, thậm chí là 3 lớp. Đó là chưa kể các công việc chuyên môn khác như dạy ôn thi tốt nghiệp, bồi dưỡng học sinh giỏi, dạy khối,... Công việc soạn bài, chấm bài kiểm tra của môn văn cũng có nét đặc thù, vất vả hơn các môn khác. Đa số giáo viên văn lại là nữ, ngoài việc ở trường thì công việc gia đình cũng bận rộn hơn. Những lí do trên đây khiến quỹ thời gian của giáo viên giảm xuống, khiến họ ít có điều kiện để học vi tính và soạn giáo án điện tử.
Một nguyên nhân nữa cũng ảnh hưởng đến việc đổi mới dạy học phần Tiếng Việt nói chung, dạng bài thực hành các phép tu từ nói riêng chính là thái độ của giáo viên và học sinh đối với phân môn Tiếng Việt trong chương trình. Thực tế, khi kiểm tra, thi cử, số điểm phần Tiếng Việt thường không cao như các phần đọc hiểu văn bản, làm văn, thậm chí, có nhiều đề kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kì không đề cập đến mảng kiến thức Tiếng Việt. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, một số giáo viên vẫn quan tâm nhiều hơn đến việc đổi mới các bài đọc hiểu và làm văn, mà chưa có sự gia công, sáng tạo đúng mức ở các bài Tiếng Việt.
Mặt khác, việc thực hiện một giờ học với giáo án điện tử so với một giờ học bình thường phức tạp hơn rất nhiều từ khâu chuẩn bị của giáo viên đến khâu tổ chức giờ học trên lớp. Vào giờ học với giáo án điện tử, học sinh phải chuyển sang học ở phòng đa năng. Giáo viên mất nhiều thời gian ổn định lớp hơn bình thường. Giờ học còn phụ thuộc nhiều hơn vào yếu tố khách quan (máy móc, điện) nên khả năng trục trặc trong giờ học cũng cao hơn. Do vậy, với các tiết học bình thường nhiều giáo viên ngại thực hiện giáo án điện tử.
Bên cạnh đó, một khó khăn không nhỏ hiện nay khi các trường áp dụng giáo án điện tử vào giảng dạy vẫn là trang thiết bị, phương tiện dạy học. Hiện nay đa số các trường phổ thông đã trang bị phòng học đa năng phục vụ cho việc dạy học bằng giáo án điện tử. Tuy nhiên, số lượng phòng còn ít (thường là 1-2 phòng) và số lượng tiết dạy mỗi buổi ở phòng đa năng cũng có hạn.
Như vậy, có nhiều nguyên nhân, cả về khách quan lẫn chủ quan đã dẫn tới tình trạng ít người quan tâm đến việc soạn dạy các bài thực hành tu từ trong văn 10 với giáo án điện tử. Trong đó, theo tôi, yếu tố chủ quan vẫn là chủ yếu. Khi bắt tay vào một công việc còn khá mới mẻ với mình, phần lớn mọi người đều ngại. Với tinh thần cố gắng vượt khó cũng như với sự sáng tạo của người giáo viên thời đại công nghệ thông tin, tôi hi vọng các thầy cô giáo sẽ sớm gặt hái được thành công khi tiếp cận với công nghệ hiện đại và ứng dụng các thành tựu mới vào công việc dạy học.
2.3. DẠY HỌC DẠNG BÀI DẠY THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 VỚI GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ:
2.3.1. Xác định mục tiêu bài học, chuẩn bị tư liệu:
Trước khi soạn giáo án, cũng như tất cả các bài học khác trong chương trình, chúng tôi đã đọc kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu để nắm vững kiến thức và xác định mục tiêu bài học, gồm:
- Củng cố và nâng cao kiến thức về các phép tu từ : ẩn dụ, hoán dụ, điệp, đối.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích giá trị biểu đạt và kĩ năng sử dụng các phép tu từ nói trên.
Theo đó, hoạt động chủ yếu của giờ học chính là luyện tập thực hành để củng cố, mở rộng kiến thức và kĩ năng. Chính vì vậy, ngữ liệu có vai trò đặc biệt quan trọng. Ngoài các ngữ liệu có trong sách giáo khoa, chúng tôi đã cố gắng tham khảo các tài liệu khác và tìm thêm ngữ liệu, theo yêu cầu hay, vừa sức và gần gũi với học sinh. Hướng tìm là từ các văn bản quen thuộc mà học sinh đã được làm quen trong các giờ đọc hiểu văn bản (như Truyện Kiều, Đại cáo bình Ngô, ca dao, tục ngữ, Hịch tướng sĩ, thơ Bà huyện Thanh Quan,...) và các bài tập có trong sách giáo khoa bài tập Ngữ văn 10 tập 1, 2. Đặc biệt khi đọc sách giáo khoa, chúng tôi nhận thấy các ngữ liệu và các bài tập luyện tập mà sách đưa ra còn một số điểm cần bổ sung: bài Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ: cần có phần phân biệt ẩn dụ và hoán dụ (mặc dù ở lớp 8, trong phần luyện tập bài hoán dụ cũng có một câu hỏi yêu cầu học sinh phân biệt ẩn dụ và hoán dụ nhưng thực tế là rất nhiều em vẫn nhầm lẫn hai phép tu từ này); bài Thực hành phép tu từ điệp và đối: còn thiếu ngữ liệu văn xuôi, ngữ liệu chưa phong phú, không tương xứng với thời gian một tiết học).
Vì các phép tu từ ở đây đều đã được các em tiếp cận ở lớp dưới nên chúng tôi đã xem lại sách giáo khoa Ngữ văn chương trình trung học cơ sở (lớp 7, 8) để nắm vốn kiến thức của học sinh. Học sinh đã được học về khái niệm, các kiểu ẩn dụ, hoán dụ, điệp, đối và cũng đã được làm một số bài tập luyện tập. Số lượng các bài tập tương đối nhiều và khá phong phú. Đây sẽ là cơ sở để tổ chức hoạt động luyện tập ở lớp.
Trong bài này, chúng tôi soạn giáo án trên phần mềm Power Point, khai thác kho tư liệu khổng lồ trên mạng Internet, sử dụng máy chiếu để trình chiếu các nội dung cần thiết.
Trước khi soạn giáo án, chúng tôi đã lên mạng để tìm kiếm tư liệu có liên quan và có thể phục vụ cho bài học. Cụ thể, khi vào thư viện Violet, chúng tôi đã tìm hiểu giáo án của các đồng nghiệp (cả giáo án thường và giáo án điện tử) về các bài cần soạn. Cụ thể, kho vào Violet, sau khi gõ từ khoá “Thực hành các phép tu từ” vào mục tìm kiếm, chúng tôi nhận được kết quả là các giáo án điện tử và giáo án thường của tất cả các giáo viên đưa lên thư viện. Nhờ vậy, không những tiết kiệm được thời gian mà quan trọng hơn chúng tôi tham khảo ý tưởng của các đồng nghiệp, rút kinh nghiệm cho bản thân.
Để bài học hấp dẫn và gây ấn tượng với học sinh, chúng tôi cũng đã cố gắng tìm kiếm và sử dụng một số hình ảnh phù hợp với nội dung của từng Slide để cài làm phông nền. Các hình ảnh này được lấy từ kho hình ảnh khổng lồ trên mạng Internet. Chỉ cần đánh từ khóa vào mục tìm kiếm hình ảnh của Google, có thể tìm được nhiều ảnh để chọn lựa. Ví dụ: khi chuẩn bị bài Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ, chúng tôi tìm hình ảnh về thuyền và bến (phục vụ ngữ liệu 1), hình ảnh về cau, trầu (phục vụ ngữ liệu 4). Mạng cung cấp cho tôi nhiều hình ảnh khác nhau về một đối tượng, tùy vào cách thiết kế của Slide mà chúng tôi chọn tấm hình phù hợp (về độ sáng tối, độ rõ nét, kích cỡ,...). Trang có tổ chức trò chơi nhỏ giữa các nhóm thì đưa thêm các hình ảnh ngộ nghĩnh, sinh động để gây hứng thú cho học sinh.
Các ngữ liệu đưa ra ngoài bằng cách thức chủ yếu là chữ viết trên bảng trình chiếu, chúng tôi đã đưa thêm các đoạn âm thanh là các ngữ liệu đó được thể hiện bằng giọng đọc hoặc ngâm của các nghệ sĩ. Điều này đặc biệt có tác dụng với các ngữ liệu có sử dụng phép điệp hoặc phép đối. Bằng thính giác, các em sẽ cảm nhận được rõ ràng, trực tiếp tác dụng về âm thanh của các phép tu từ mà giáo viên sẽ rất vất vả nếu như diễn giải bằng ngôn ngữ nói bình thường. Các đoạn âm thanh này thường không có sẵn, nên phải dùng phần mềm cắt nhạc để chọn các đoạn theo ý mình. Phần mềm cắt nhạc có nhiều ở trên mạng, download về máy, cài đặt và sử dụng. Thao tác khá đơn giản: đánh từ khóa “Phần mềm cắt nhạc” vào mục tìm kiếm trong google, lựa chọn các phần mềm được giới thiệu, tham khảo hướng dẫn sử dụng. Sau khi tải về máy, chọn một số file nhạc ngâm thơ, đọc thơ và cắt những câu mình cần. Tất nhiên, nhiều ngữ liệu chúng tôi phải lên mạng tải về bằng cách tìm trong google.
Ví dụ: chuẩn bị bài Thực hành phép tu từ điệp và đối, tôi lên Google, đánh ngâm Kiều và tải được một đoạn ngâm Chị em Thúy Kiều về máy. Sử dụng phần mềm cắt nhạc MP3 Cutter cắt lấy 4 câu có trong bài tập mà sách giáo khoa đưa ra và chèn vào giáo án Power Point.
Ngoài ra, một công việc không thể bỏ qua là chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ trong giờ học, gồm: kiểm tra khả năng sử dụng của máy chiếu, phòng đa năng, USB, bảng phụ dùng cho học sinh, nam châm, bút viết bảng trắng đủ dùng cho 4 nhóm.
2.3.2. Soạn giáo án điện tử:
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các tư liệu cần thiết, chúng tôi phác thảo một giáo án theo cấu trúc của giáo án dạy học tích cực nhằm dự kiến cách thức tổ chức giờ học trước khi triển khai với giáo án điện tử. Chúng tôi soạn giáo án cụ thể với phần mềm Power Point. Ở các bài thực hành này, chúng tôi khai thác tối đa hiệu quả trình chiếu của máy, hạn chế ghi bảng. Những kiến thức chi tiết trong bài học cần trình chiếu lên máy cho học sinh quan sát và ghi chép đã được tinh gọn đến mức cao nhất. Tuy nhiên, không phải chữ nào có ở trên máy học sinh cũng cần ghi chép nên trong quá trình soạn ở nhà và dạy trên lớp, chúng tôi có lưu ý để học sinh tiện khi học. Những phần quan trọng như khái niệm, phân loại, tác dụng của các phép tu từ và những lưu ý quan trọng được dùng cỡ chữ to hơn, đậm hơn và khi trình chiếu dừng lại lâu hơn cho học sinh ghi bài.
Hệ thống đề mục, ý lớn, ý nhỏ cũng được thống nhất với nhau về cỡ chữ, màu chữ và hiệu ứng trình chiếu để học sinh tiện theo dõi.
Bên cạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chúng tôi đã chú ý đa dạng hóa các hình thức dạy học kết hợp các phương pháp dạy học như: làm việc theo nhóm, nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại, thuyết trình, hướng dẫn học sinh tự học, tổ chức trò chơi... nhằm khai thác tối đa năng lực tự học và tính tích cực chủ động của học sinh.
2.3.3. Giáo án cụ thể:
(xem giáo án điện tử đính kèm ở phần phụ lục trang 44)
2.3.4. Kết quả thu được:
Sau 9 tiết dạy thể nghiệm ở lớp 10A1, 10A2, 10C5 và tiến hành kiểm tra khảo sát bằng 2 bài kiểm tra ngắn, tôi thu được một số kết quả như sau:
Bài
Tổng số học sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Thực hành tu từ ẩn dụ, hoán dụ
138
52
37,7
48
34,8
38
27,5
2
1,4
Thực hành tu từ điệp và đối
138
60
43,5
44
31,9
31
22,5
3
2,2
Trung bình
138
56
40,6
46
33,3
34,5
25
2,5
1,8
Bảng 6: Kết quả khảo sát điểm kiểm tra 15 phút bài thực hành các phép tu từ ở các lớp 10A1, 10A2, 10C5
Với đề bài tương tự, khi khảo sát các lớp dạy với giáo án bình thường (10A3, 10C3, 10C4), chúng tôi thu được kết quả đ
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem day hoc dang bai thuc hanh cac pheptu tu Ngu van 10 voi giao an dien tu.doc