Sáng kiến kinh nghiệm - Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS và vai trò của tổ chuyên môn

PHẦN THỨ NHẤT

 ĐẶT VẤN ĐỀ

Xuất phát từ yêu cầu thực tiển, cấp THCS là cấp học nhằm nâng cao mặt bằng dân trí đồng thời tạo điều kiện tối ưu góp phần hình thành và phát triển các yếu tố cơ bản về phẩm chất và năng lực của người lao động mới. Tạo nguồn lực đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn CNH - HĐH đất nước. Đồng thời đưa nền giáo dục nước nhà lên một vị trí mới hoà nhập với xu thế phát triển giáo dục của thế giới. Bộ giáo dục và đào tạo đã thực hiện đổi mới có tính chất đồng bộ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức và đánh giá trong quá trình dạy học, thể hiện qua đổi mới chơng trình - sách giáo khoa. Nhưng, để thực hiện tốt công tác này thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học có vai trò hết sức quan trọng điều này đã được Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII và Nghi quyết Trung ương 2 khoá VIII khẳng định và chỉ rõ :

 “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - Đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học . Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện ,thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh “.

 Đổi mới phương pháp dạy học là một chủ trương lớn của Đảng. “ Phải làm sao để phương pháp giáo dục thực sự là phương pháp tổ chức và điều khiển hoạt động dạy và học làm cho hoạt động này trở thành hoạt động thực sự là hoạt động cùng nhau của thầy và trò ”Giáo sư - Tiến sĩ Phạm minh Hạc : Giáo dục con người hôm nay và ngày mai ).

 

doc20 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS và vai trò của tổ chuyên môn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần thứ nhất đặt vấn đề X uất phát từ yêu cầu thực tiển, cấp THCS là cấp học nhằm nâng cao mặt bằng dân trí đồng thời tạo điều kiện tối ưu góp phần hình thành và phát triển các yếu tố cơ bản về phẩm chất và năng lực của người lao động mới. Tạo nguồn lực đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn CNH - HĐH đất nước. Đồng thời đưa nền giáo dục nước nhà lên một vị trí mới hoà nhập với xu thế phát triển giáo dục của thế giới. Bộ giáo dục và đào tạo đã thực hiện đổi mới có tính chất đồng bộ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức và đánh giá trong quá trình dạy học, thể hiện qua đổi mới chơng trình - sách giáo khoa. Nhưng, để thực hiện tốt công tác này thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học có vai trò hết sức quan trọng điều này đã được Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII và Nghi quyết Trung ương 2 khoá VIII khẳng định và chỉ rõ : “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - Đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học . Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện ,thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh “. Đổi mới phương pháp dạy học là một chủ trương lớn của Đảng. “ Phải làm sao để phương pháp giáo dục thực sự là phương pháp tổ chức và điều khiển hoạt động dạy và học làm cho hoạt động này trở thành hoạt động thực sự là hoạt động cùng nhau của thầy và trò ”Giáo sư - Tiến sĩ Phạm minh Hạc : Giáo dục con người hôm nay và ngày mai ). Vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu tất yếu là vấn đề hết sức cấp bách, nóng bỏng trong công tác giáo dục hiện nay. Song, trong tình hình thực tế hiện nay nhiều giáo viên, học sinh đang lúng túng trước phương pháp dạy và học, đòi hỏi cần có sự định hướng, chỉ đạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, công tác đổi mới phương pháp dạy học mà trong đó tổ chuyên môn là đơn vị có vai trò, nhiệm vụ tổ chức, xây dựng bồi dưỡng trực tiếp thông qua các chuyên đề hay việc tổ chức thực tập thao giảng rút kinh nghiệm. 1. Mục đích nghiên cứu : Căn cứ vào các nhiệm vụ cơ bản của tổ chuyên môn đó là xây dựng kế hoạch hoạt động, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên theo kế hoạch nhà trường. Nghiên cứu đề tài này, nhằm tìm ra giải pháp tối ưu trong công tác quản lí chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học. Đồng thời nâng cao chất lượng dạy học cũng như chất lượng quản lí ở trường Trung học cơ sở . 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu : Đề tài này được nghiên cứu và áp dụng ở trường Trung học cơ sở Trường Xuân. Được thông qua tại hội thảo : ” Đổi mới phương pháp dạy học “ do phòng Giáo dục - Đào tạo Quảng Ninh tổ chức. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu : Tìm bản chất của quá trình dạy học xây dựng lý thuyết về việc chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Thu thập thông tin về mặt lí luận. Thu thập thông tin về mặt thực tiển. Xử lý thông tin. Tìm ra nguyên nhân. Đề ra được biện pháp, giải pháp. Tổ chức thực hiện, triển khai ứng dụng thực tế. Thực hiện các giải pháp đã đề ra. Chứng minh giả thiết. - Tìm ra giải pháp tốt nhất. - Tổ chức triển khai, ứng dung thực tế. Tổng kết , rút kinh nghiệm. Tổng kết được thực trạng vấn đề. Đổi mới nhận thức cho giáo viên. Làm chuyển biến công tác đổi mới phương pháp dạy học. Khắc phục những tồn tại của phương pháp dạy học cổ truyền trên cơ sở đó phát huy những ưu điểm của phương pháp dạy học tích cực . 4. Phương pháp nghiên cứu : Tổng kết kinh nghiệm một số cải tiến đổi mới phương pháp dạy học ở trường T.H.C.S Trường Xuân. Nghiên cứu lí luận ( Các tài liệu về chuyên đề, tập san về công tác đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học cơ sở ) để tìm hiểu cơ sở của đề tài. Điều tra khảo sát, triển khai thực tế qua việc triển khai chuyên đề, dự giờ thăm lớp, thực tập thao giảng, thi giáo viên giỏi ở trường Trung học cơ sở Trường Xuân. phần thứ hai Giải quyết vấn đề Chương i Thu thập xữ lý thông tin về mặt lý luận cơ sở khoa học của quản lý giáo dục : a. Vai trò của tổ chuyên môn : Tổ chuyên môn chịu trách nhiệm trước nhà trường về chất lượng dạy học của bộ môn mình phụ trách, quản lý đội ngũ những người trực tiếp đứng lớp và có tính quyết định chất lượng bộ môn. Do đó tổ chuyên môn có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học bộ môn. Trong công tác quản lý, người quản lý thực hiện một cách có hiệu quả các chức năng quản lý : Kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra. Cũng như vậy đối với người tổ trưởng chuyên môn, căn cứ vào nhiệm vụ cơ bản của tổ chuyên môn kết hợp với tình hính thực tiển của đơn vị mình để : Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ ; tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ của giáo viên. d. Vai trò của người tổ trưởng chuyên môn : Muốn cho đội ngũ giáo viên của tổ nhận thức đúng vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, trước hết người tổ trưởng phải nhận thức đúng. Không những thế người tổ trưởng cần nắm được lý luận và nội dung của việc đổi mới phương pháp dạy học. Tổ trưởng phải nắm các nhiệm vụ cơ bản của tổ chuyên môn đồng thời nắm nhiệm vụ cơ bản của năm học từ đó có định hướng, kế hoạch hoạt động chung của đơn vị tổ mình. Cơ sở khoa học về phương pháp dạy học : “ Phương pháp dạy học là một hệ thống tác động liên tục của giáo viên nhằm tổ chức các hoạt động nhận thức và thực hành để học sinh lĩnh hội vững chắc các thành phần của nội dung giáo dục nhằm đạt được mục tiêu đã định. Phương pháp dạy học phải được đặt trong mối quan hệ với các thành tố khác của quá trình giáo dục, trước hết đó là quan hệ : Mục tiêu – Nội dung – Phương pháp “ ( Trần Kiều - Đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học cơ sở ). Hiện nay, để làm tốt công tác chất lượng cùng với việc thực hiện đổi mới Nội dung – Chương trình – Phương pháp sách giáo khoa bậc Trung học cơ sở thì việc cải tiến đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề cốt lõi. Cơ sở khoa học về nhận thức : Con đường nhận thức biện chứng đã được nhà lãnh tụ thiên tài Lê - Nin chỉ rõ : “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiển “ Quản lý giáo dục thực chất là quản lý con người, vì thế quản lý giáo dục vừa công tác là quản lý khoa học vừa là công tác nghệ thuật. Nhà quản lý muốn thành công thì phải tác động một cách lần lượt vào bốn khâu : Nhận thức, tình cảm, ý chí, hành động và phải tuân theo quy luật nhận thức. Từ đó nhà quản lý có biện pháp tốt tác động vào đối tượng nhằm tạo ra động lực bên trong của mỗi giáo viên và học sinh nhằm tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Chương II : Thu thập xữ lý thông tin về mặt thực tiển 1. Tình hình vấn đề tại cơ sở : Trong những năm qua công tác đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hoạt động được các cơ sở Nhà trường quan tâm và đẩy mạnh. Đã có nhiều chuyên đề, biện pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng công tác này. Song, thực tế tính hiệu quả chưa cao, quá trình đổi mới còn chậm và gặp nhiều khó khăn do nhiều lĩnh vực, tình hình thực tiển tại cơ sở như : Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, nhận thức của giáo viên, đối tượng học sinh... a. Thực trạng đối với nhà trường : Nhà trường đó quán triệt mục tiêu giáo dục, đã xác định vị trí, tính chất và mục tiêu đào tạo của nhà trường, từ đó có kế hoạch, định hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức trong nhà trường tổ chức các hoạt động nhằm bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nhất là ưu tiên đầu tư cho việc thực hiện các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học theo nội dung chương trình - sách giáo khoa mới . Về cơ sở vật chất nhà trường đang thiếu thốn nhất là phương tiện, thiết bị dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Đội ngũ quản lý ( Tổ trưởng chuyên môn ) chưa qua lớp tập huấn công tác quản lí, kinh nghiệm đang còn ít. b. Thực trạng đối với giáo viên : Nhìn chung giáo viên yêu nghề, nhiệt tình tham gia tích cực trong công tác đổi mới phương pháp dạy học nhưng nhiều giáo viên vẩn còn lúng túng chưa cụ thể hoá quy trình tổ chức các hoạt động trong phương pháp dạy học mới . - Phương pháp dạy học cũ đã in sâu vào tiềm thức của mỗi người nhất là giáo viên đã nhiều năm công tác, rất khó thay đổi. - Nhiều giáo viên chưa có nhận thức đúng đắn về mục tiêu nhiệm vụ cấp học, về những hạn chế của phương pháp đang sữ dụng đồng thời chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp sách giáo khoa các lớp 6,7 mới . - Thông tin về công tác đổi mới phương pháp dạy học còn thiếu, chưa nắm được phương pháp dạy học mới hiện nay, ý thức tự nghiên cứu còn ít. - Trong quá trình dạy học giáo viên thường chú trọng nghiên cứu giảng bài mới mà coi nhẹ một số khâu như kiểm tra bài cũ, hướng dẫn học sinh học ở nhà . Chưa phân loại bài tập cũng như phân loại học sinh cho phù hợp đối tượng. Chưa ra bài tập cụ thể để tiếp cận kiến thức mới của tiết học sau. Vấn đề học sinh tự đánh giá giáo viên cũng thường coi nhẹ. Bài soạn, giáo án, hệ thống câu hỏi còn sơ sài, rườm rà, vụn vặt thiếu khoa học. Giáo viên sử dụng câu hỏi thiên về tái hiện, ít kích thích học sinh suy nghĩ . Tiến trình bài dạy chưa khoa học ,chưa xác định được kiến thức trọng tâm, mục tiêu nội dung cơ bản của bài nên rơi vào tình trạng ôm đồm . Trình độ chuyên môn giáo viên tổ Toán - Lý trường THCS Trường Xuân : - Trình độ Đại học : 1 Đ/c - Trình độ Cao Đẳng : 3 Đ/c - Trình độ 10 + 3 : 2 Đ/c c. Thực trạng đối với học sinh : Học sinh vẫn đang quen với lối học thụ động chưa quen với cách học tự học, tự nghiên cứu mà học một cách thụ động , lười suy nghĩ, trông chờ, ỷ lại. Ngoài ra điều kiện học tập của học sinh đang còn khó khăn, sách vở, tài liệu thiếu thốn, thời gian học ở nhà quá ít và chưa được quan tâm đúng mức, chưa có phương pháp học đúng đắn do đó vấn đề tổ chức các hoạt động nhận thức theo phương pháp dạy học mới gặp nhiều khó khăn. Chất lượng đầu vào ( Lớp 6 ) tương đối thấp do : - Là trường thuộc địa bàn vùng sâu vùng xa dân trí thấp, ý thức, động cơ học tập không có, việc đi học chỉ là do ép buộc. - Chất lượng của các lớp học chương trình 100 tuần, lớp ghép nhiều trình độ ( ở bậc tiểu học ) quá thấp so với mặt bằng chất lượng của toàn quốc. Cụ thể : Kết quả khảo sát chất lượng lớp 6 đầu năm của một số năm học ở trường THCS Trường Xuân như sau : năm học tổng số học sinh Xếp loại đầu năm Tốt khá tb yếu kém sl tl sl tl sl tl sl tl sl tl 01-02 55 6 7,2 10.9 10 18.2 16 29.1 16 29.1 7 12.7 02-03 60 6 1010 10.0 12 20.0 18 30.0 16 26.7 8 13.3 03-04 47 4 8.5 8 17.0 15 31.9 14 29.8 6 12.8 yêu cầu và giải pháp chỉ đạo đổi mới P.P.D.H. Quán triệt quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở. - Tổ trưởng chuyờn mụn cú trỏch nhiệm chủ động tham mưu với chuyờn mụn, nhà trường và xin ý kiến chỉ đạo về nội dung chương trỡnh kế hoạch tổ chức mỗi chuyờn đề sau đú xõy dựng chương trỡnh kế hoạch phải phự hợp với đặc điểm điều kiện của tỡnh hỡnh trường trong đú lấy hiệu quả cụng việc là chớnh. - Tăng cường bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ, giáo viên và học sinh. - Quỏn triệt được cụng tỏc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng trong toàn thể cỏn bộ giỏo viờn của tổ. Việc học tập, xõy dựng chuyờn đề gắn liền với việc kiểm điểm, đỏnh giỏ cụng tỏc giỏo dục của từng giỏo viờn. - Sau mỗi chuyờn đề cú sự phõn tớch, đỏnh giỏ tổng hợp ,rỳt kinh nghiệm và ỏp dụng vào bài dạy. - Tổ chức cho giaó viên dự các chuyên đề bồi dưỡng do Sở, Phòng,cụm tổ chức . - Tổ chức thao giảng, dự giờ thăm lớp thể hiện các chuyên đề một cách thường xuyên. - Tổ chức làm đề tài khao học , viết sáng kiến kinh nghiêm. Định hướng chung cho hoạt động chuyên môn Tạo sự chuyển biến căn bản về nhận thức của giỏo viờn đối với vấn đề đổi mới phương phỏp dạy học qua việc triển khai cỏc chuyờn đề, thực tập,thao giảng và đỳc rỳt kinh nghiệm với định hướng : Phỏt huy tớnh tớch cực,tự giỏc,chủ động,sỏng tạo của học sinh phự hợp với đặc điểm của từng lớp học ,mụn học bồi dưỡng phương phỏp tư học, rốn kỉ năng vận dung kiến thức vào thực tiển, tỏc động đến tỡnh cảm đem lại niờm vui hứng thỳ học tập cho học sinh. Phỏ vở lối học thụ động của học sinh xõy dựng thúi quen chủ động làm việc trong lối dạy học thụng qua viờc tổ chức cỏc hoạt động. Tham mưu với nhà trường, kết hợp với cụng đoàn trong vấn đề tổ chức cỏc chuyờn đề về đổi mới phương phỏp dạy học cũng như trang cấp mua săm đồ dung dạy học tạo điều kiện mụi trường thuận lợi để giỏo viờn thực hiện tốt việc đổi mới. Xõy dựng tổ chuyờn mụn vững mạnh tiờn tiến gúp phần tạo ra thuận lợi để cỏc thành viờn trong tổ trao đổi, gúp ý, xõy dựng phương phỏp dạy cú hiệu quả. CHương III BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN I. Tăng cường công tác bồi dưỡng nhận thức cho giáo viên : Là người cán bộ quản lý, người tổ trưởng phải nắm chắc được tình hình thực trạng trình độ đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ cũng như việc dạy học của đơn vị tổ mình. Qua việc dự giờ – thăm lớp qua kiểm tra phân loại, nắm và hiểu được các mặt mạnh – mặt yếu của đội ngũ; Tình hình chất lượng học tập của các môn học qua từng khối, lớp . Từ đó có kế hoạch bồi dưỡng . Xây dựng đội ngũ thành một tập thể sư phạm đoàn kết hết lòng vì nghề vì trẻ. Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu lý luận để hiểu thế nào là đổi mới phương pháp và tính cấp thiết của nó trong thời đại ngày nay. Từ lý luận giúp giáo viên sáng tỏ hơn các vấn đề : Thế nào là phương pháp dạy học cũ. Thế nào là phương pháp dạy học mới. Từ đó có sự đối chiếu so sánh giữa phương pháp cũ và mớí. Hệ phương pháp dạy học “ Lấy người thầy làm trung tâm “ Hệ phương pháp dạy học “ Lấy người học làm trung tâm “ - Lấy ngoại lực dạy học làm nhân tố quyết định sự phát triển bản thân người học. - Lấy nội lực tự học làm nhân tố quyết định sự phát triển bản thân người học . - Thầy truyền đạt kiến thức , Trò thụ động tiếp thu. - Trò tự tìm ra kiến thức dưới sự hướng dẫn của thầy. - Thầy truyền thụ một chiều , độc thoại hay phát vấn. - Đối thoại trò – trò, trò – thầy, hợp tác với bạn, học bạn do thầy tổ chức. - Thầy giảng trò ghi nhớ học thuộc lòng. - Phát huy trí nhớ để học cách học, cách làm, cách giải quyết vấn đề , cách sống trưởng thành. - Thầy dạy vừa sức tiếp thu của trò. - Dạy học cộng hưởng : Tự học vừa sức , tự phát triển vươn lên của trò. - Thầy độc quyền đánh giá cho điểm cố định. - Trò tự đánh giá , tự điều chỉnh làm cơ sở để thầy đánh giá , cho điểm. Từ đó có tác dụng khuyến khích tự học. - Thầy là thầy dạy : dạy chữ, dạy nghề, dạy người . - Thầy là thầy học , chuyên gia về việc học , hướng dẫn cho trò biết cách tự học : Tự học chữ, học nghề, học làm người. Trong quá trình dạy học cần nắm nguyên tắc vàng : giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh. II. Khắc phục những tồn tại của phương pháp dạy học cũ : Từ trước đến nay giáo viên đang quen với phương pháp dạy học : “Thuyết trình”, “Thuyết trình kết hợp với đàm thoại” là chủ yếu và thực chất là ”Thầy chủ động truyền đạt – trò thụ động tiếp thu ghi nhớ” , thậm chí trong những năm gần đây hiện tượng “ thầy đọc – trò chép” vẫn khá phổ biến. Từ những thực trạng này cùng với công cuộc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay cần có sự đổi mới phương pháp, cụ thể đổi mới quan hệ trong dạy học giữa thầy – trò – kiến thức . Việc đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là “ tẩy chay” phương pháp dạy học truyền thống mà phát huy những ưu điểm, mặt mạnh của phương pháp đó, đồng thời kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học đó trong quá trình dạy học của mình. III. Chỉ đạo triển khai chuyờn đề: a. Kế hoạch thực hiện chuyên đề : Đầu năm học tổ chuyờn mụn lờn kế hoạch hoạt động tập trung tổ chức xõy dựng cỏc chuyờn đề về đổi mới phương phỏp dạy học theo chương trỡnh – sỏch giỏo khoa mới ở đối tượng khối 6,7 và vận dụng cho chương trỡnh khối 8,9 đồng thời cú kế hoạch về thời gian cụ thể cho mỗi chuyờn đề và xác định rõ đây là vấn đề xuyên suốt trong năm học cho công tác bồi dưỡng chuyên môn: Cụ thể : Từ thỏng 9 – 11: Chuyờn đề 1 : Xõy dựng mụ hỡnh dạy một dạng bài Từ thỏng 12 - 2 : Chuyờn đề 2 : Sử dụng đồ dựng dạy hoc trong đề quỏ trỡnh lờn lớp. Từ thỏng 3 – 5 : Tổ chức hội thảo khoa học và sỏng kiến kinh nghiệm cấp trường . b. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch : Tổ chuyờn mụn chủ động lờn kế hoạch hoạt động triển khai chuyờn đề đảm bảo 3 bước sau : Bước I: Chỉ đạo toàn tổ xõy dựng nội dung cơ sở lớ luận chuyờn đề. (Gồm : Nội dung, mục tiờu, đối tượng, thời gian) Vớ dụ : Chuyờn đề xõy dựng mụ hỡnh một dạng bài dạy . Nội dung : Mô hình một dạng bài cụ thể Tiết dạy kiến thức mới Tiết dạy luyện tập Tiết dạy ôn tập. 2. Mục tiêu : Thể hiện được sự đổi mới phương pháp dạy học từ khâu soạn bài đến khâu lên lớp biểu hiện rõ nhất là việc tổ chức các hoạt động nhận thức của học sinh. Chuyên đề mang tính khả thi sau khi trển khai và chú trọng đến tính hiệu quả . 3. Đối tượng : Quán triệt tất cả các giáo viên trong tổ đều được tham gia và tập trung triển khai thí điểm ở khối 6, khối 7 đồng thời vận dụng cho chương trình các khối 8,khối 9. 4. Thời gian : ( Mỗi chuyên đề triển khai trong ba tháng ) Tháng thứ nhất : Nhận thức về cơ sở lý luận Tháng thứ hai : Xây dựng một tiết dạy cụ thể Tháng thứ ba : Tổ chức thực tập thao giảng dự giờ rút kinh nghiệm . Bước II : Chỉ đạo toàn tổ tập trung xây dựng một số tiết dạy cụ thể , thể hiện nội dung chuyên đề ( Gồm : Mục tiêu, phương pháp, cách tổ chức các hoạt động và phân công nhân sự thưc tập thao giảng) Cụ thể : mục tiêu bài dạy : Qua bài dạy học sinh đạt được những gì ? - Về kiến thức : Từ đó xác định kiến thức trọng tâm - Về kỹ năng : Từ đó xác định rèn cho học sinh những kỹ năng gì - Về tình cảm thái độ : - Hứng thú - Thái độ Khả năng vận dụng Phương pháp dạy học : Dạy như thế nào ? Từ đó có sự lựa chọn phương pháp dạy phù hợp với kiểu bài. Việc sữ dụng các phương pháp dạy học. Cách tổ chức các hoạt động : Đây là vấn đề được quan tâm nhất. Cách tổ chức hoạt động như thế nào ? Gồm các hình thức hoạt động gì ? ( Theo nhóm , cá thể ... ) Dự kiến các hoạt động của học sinh và cách tổ chức học sinh thực hiện các hoạt động đó . Dự kiến các tình huống sư phạm có thể xẩy ra khi hoạt động. Cử nhân sự thao giảng tiết dạy đó : Phân công giáo viên thực hiện tiết dạy. Lớp sẽ tổ chức dạy . Bước III : Chỉ đạo tổ chức thực tập ,thao giảng dự giờ rút kinh nghiệm bài dạy . Qua bài dạy thực tế xác định : Đã thể hiện đổi phương pháp mới ở điểm nào ? Điểm nào chưa thể hiện rõ việc đổi mới phương pháp ? Những dấu hiệu đặc trưng thể hiện sự đổi mới . Từ đó phâp tích , nhận định : Ưu điểm , nhược điểm của tiết dạy và có định hướng bổ sung . Hiệu quả tiết dạy. Đánh giá kết quả và tính khả thi của chuyên đề : Nhận định cái đã làm được , chưa làm được trong việc đổi mới của chuyên đề . Rút kinh nghiệm và bổ sung cho chuyên đề đồng thời có kế hoạch triển khai , ứng dụng . Qua hàng năm chúng tôi đã triển khai được nhiều chuyên đề mang tính khả thi và có giá trị. Trong đó có chuyên đề được Hội đồng khoa học trường, Phòng GD - ĐT đánh giá cao và đưa vào Hội thảo khoa học giáo dục huyện như : Đổi mới phương pháp dạy học Từ khâu: Hướng dẫn học sinh học ở nhà và kiểm tra bài cũ trên lớp IV. Bồi dưỡng cho giáo viên một số phương pháp dạy học Trong công cuộc đổi mới phương pháp hiện nay tất cả giáo viên cần tiếp cận các phương pháp dạy học tích cực sau : a. Dạy học “ Nêu và giải quyết vấn đề “ Là kiểu dạy mà giáo viên tạo ra những tình huống có vấn đề. Điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực để giải quyết vấn đề và thông qua đó mà lĩnh hội kiến thức . Khi tạo tình huống có vấn đề cần lưu ý : + Vấn đề đó học sinh chưa giải quyết được, chưa có quy tắc thuật toán nào giải. + Vấn đề đó gây cho học sinh những khó khăn về mặt lý luận , thực tiển giải và cảm thấy cần thiết giải quyết . + Gây niềm tin, khả năng giải quyết. b. Dạy học “ hợp tác trong nhóm nhỏ “ Lớp học được chia thành nhóm nhỏ từ 4 - 8 người. Tuỳ mục đích, yêu cầu của tiết học - các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc có quy định. Các nhóm được giao cùng nhiệm vụ hoặc những nhiệm vụ khác nhau và các thành viên trong nhóm giúp đỡ lẫn nhau tìm hiểu vấn đề trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả của từng nhóm sẽ đóng góp vào kết quả chung của toàn lớp . Các bước dạy tiết học tổ chức theo nhóm : Làm việc chung cả lớp Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức Tổ chức các nhóm giao nhiện vụ Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm Làm việc theo nhóm Trao đổi ý kiến thảo luận trong nhóm Phân công nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi Cử người đại diện rồi trình bày kết quả Thảo luận tổng kết trước toàn lớp Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả Thảo luận chung Giáo viên tổng kết vấn đề và đặt vấn đề cho vấn đề tiếp theo. V. Chỉ đạo công tác nghiên cứu Khoa học Nhìn chung, ở trường Trung học cơ sở hoạt động nghiên cứu khoa học đang gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều năm hoạt động này thường là hình thức, chiếu lệ, đối phó. Để tránh tình trạng trên, ngay từ đầu năm tổ chuyên môn cần có định hướng cho các hoạt động mang tính cụ thể, và hiệu quả. Hướng dẫn giáo viên nghiên cứu tập trung về những vấn đề chủ yếu để đổi mới phương pháp dạy học như : Nghiên cứu áp dụng các kinh nghiệm, sáng kiến đã có trong các tập san giáo dục . Thiết kế, tổ chức giờ học theo phương pháp tích cực . Hướng dẫn học sinh phương pháp học bộ môn. Tổ chức tìm hiểu kiến thức cơ bản, trọng tâm của chương, phần theo sách giáo khoa mới . Sau đó giáo viên tự đăng kí đề tài theo định hướng trên. Chúng tôi hoàn thành đề cương vào cuối học kỳ một, và được chấm duyệt vào tháng 3. Những sáng kiến hay, thiết thực sẽ được lưu thành tập san và trở thành kỷ yếu của từng gáo viên. VI. Chỉ đạo hoạt động của phòng chức năng Có thể nói, đây là hoạt động mà thực tế các trường thường ít quan tâm hoặc quan tâm chưa đúng mức. Hiện nay, trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ : “ Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm,ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay ” thiết bị dạy học và việc sữ dụng thiết bị dạy học nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập các môn học. Do đó, trong công tác chỉ đạo thư viện, thiết bị cần tham mưu với lãnh đạo nhà trường trong công tác phân công lao động. Giáo viên phụ trách các phòng chức năng ( Phòng vật lý, sinh hoá...) là những đồng chí có tính cẩn thận, chu đáo, có tinh thần trách nhiệm cao và có chuyên môn. Phải có kế hoạch hoạt động cụ thể, thường xuyên, luôn kiểm tra, theo dõi để hoạt động của công tác này có hiệu quả. phần thứ ba kết quả Qua việc tổ chức chuyên đề chúng tôi đã xây dựng, thiết kế được các tiết dạy theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học của mổi dạng bài cụ thể : Dạng bài dạy kiến thức mới . Dạng bài dạy luyện tập . Dạng bài ôn tập. Qua tổ chức chuyên đề đã có sự chuyển biến trong công tác chuyên môn của tổ cũng như của nhà trường. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên được nâng lên một bước, giáo viên đã đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh; Biết thiết kế “ Kế hoạch bài dạy “ theo hướng tích cực hoá học sinh, có đồng chí đã đạt giáo viên giỏi huyện, đạt giáo viên giỏi cụm trong cuộc thi sữ dụng đồ dùng dạy học . Cũng qua tổ chức chuyên đề thì toàn bộ giáo viên của tổ đều được tham gia thể hiện công tác soạn giảng ở các khối 6,7 theo chương trình - Sách giáo khoa mới. Điều đáng quan tâm là chất lượng học sinh cũng được nâng lên rõ rệt, học sinh bước đầu đã có sự làm quen với phương pháp dạy học mới. Biết tự học ,tự nghiên cứu và chủ động chiếm lỉnh kiến thức qua các hoạt động nhận thức. Kết quả thi tốt nghiệp cuối cấp đạt : Năm học số lượng tỷ lệ 01 - 02 45/47 95,7 % 02 - 03 56/58 96,5 % Đổi mới phương pháp dạy học, đây là một cuộc cách mạng lớn trong ngành giáo dục. Công việc này không thể tiến hành xong trong ngày một ngày hai mà là công việc cần có thời gian, thường xuyên và lâu dài. Do đó, đòi hỏi mỗi người trên mỗi cương vị công tác của mình phải thường xuyên tự học tập, nghiên cứu, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân, tìm ra những biện pháp hay, cách làm tốt, phối kết hợp với đồng nghiệp để thực hiện tốt công tác này. Kết luận Công tác chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học là hoạt động có ý nghĩa quan trọng nhất hiện nay, trong giai đoạn thực hiện đổi mới nội dung chương trình – Sách giáo khoa. Nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, để đổi mới phương pháp còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng ý thức người thầy lại đóng vai trò quyết định. Do đó, người quản lý phải biết cách tác động vừa khoa học, vừa nghệ thuật để hình thành động lực bên trong của từng giáo viên làm sao cho công việc đổi mới phương pháp dạy học trở thành nhu cầu được tiến hành một cách tự giác và thường xuyên. Đồng thời với vai trò của tổ chuyên môn cần có kế hoạch cụ thể cho cá

File đính kèm:

  • docSKKN to chuyen mon Toi.doc