I. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Chương trình địa lý THCS hiện nay đòi hỏi cần rèn luyện cho học sinh nhiều kĩ năng trong đó có kĩ năng vẽ, phân tích, nhận xét biểu đồ. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, do chi phối bởi thời lượng của một tiết dạy cũng như yêu cầu về mức độ cần đạt theo chuẩn kiến thức và kỹ năng. Học sinh chưa được rèn luyện một cách có hệ thống các kỹ năng nêu trên. Do đó khi vẽ biểu đồ, học sinh thường mắc phải một số lỗi như: lựa chọn sai dạng biểu đồ, phân chia tỉ lệ không đúng, thiếu các thành phần của biểu đồ (chú thích, số liệu, tên biểu đồ ) Để góp phần cùng đồng nghiệp khắc phục những tồn tại nêu trên, tôi tập hợp những kinh nghiệm của mình và tham khảo thêm từ một số tài liệu của đồng nghiệp để trình bày một cách hệ thống các biện pháp chính nhằm phát triển : “Kĩ năng nhận dạng biểu đồ Địa lý”
II. Phạm vi triển khai thực hiện của sáng kiến : Nội dung của sáng kiến tập trung vào việc phát triển kĩ năng nhận dạng biểu đồ, mục đích giúp các em làm tốt các bài tập, các đề thi liên quan đến vẽ biểu đồ địa lí đối với Học sinh khối 9.
12 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 1011 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Kĩ năng nhận dạng biểu đồ địa lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN
KĨ NĂNG NHẬN DẠNG BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ
I. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Chương trình địa lý THCS hiện nay đòi hỏi cần rèn luyện cho học sinh nhiều kĩ năng trong đó có kĩ năng vẽ, phân tích, nhận xét biểu đồ. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, do chi phối bởi thời lượng của một tiết dạy cũng như yêu cầu về mức độ cần đạt theo chuẩn kiến thức và kỹ năng. Học sinh chưa được rèn luyện một cách có hệ thống các kỹ năng nêu trên. Do đó khi vẽ biểu đồ, học sinh thường mắc phải một số lỗi như: lựa chọn sai dạng biểu đồ, phân chia tỉ lệ không đúng, thiếu các thành phần của biểu đồ (chú thích, số liệu, tên biểu đồ) Để góp phần cùng đồng nghiệp khắc phục những tồn tại nêu trên, tôi tập hợp những kinh nghiệm của mình và tham khảo thêm từ một số tài liệu của đồng nghiệp để trình bày một cách hệ thống các biện pháp chính nhằm phát triển : “Kĩ năng nhận dạng biểu đồ Địa lý”
II. Phạm vi triển khai thực hiện của sáng kiến : Nội dung của sáng kiến tập trung vào việc phát triển kĩ năng nhận dạng biểu đồ, mục đích giúp các em làm tốt các bài tập, các đề thi liên quan đến vẽ biểu đồ địa lí đối với Học sinh khối 9.
III. Mô tả sáng kiến:
1. Rèn luyện kĩ năng lựa chọn biểu đồ dựa theo yêu cầu, cách thức thể hiện:
Giáo viên cần luyện cho các em phân biệt được các loại biểu đồ theo cách: tạm xếp biểu đồ thành 2 nhóm với 6 loại biểu đồ khác nhau tùy theo cách thể hiện.
a. Nhóm 1. Hệ thống các biểu đồ thể hiện qui mô và động thái phát triển, có các dạng sau:
* Biểu đồ đường biểu diễn:
- Yêu cầu thể hiện tiến trình động thái phát triển của các hiện tượng theo chuỗi thời gian.
- Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ một đường biểu diễn; Biểu đồ nhiều đường biểu diễn (có cùng một đại lượng); Biểu đồ có nhiều đường biểu diễn (có 2 đại lượng khác nhau); Biểu đổ tăng trưởng.
* Biểu đồ hình cột:
- Yêu cầu thể hiện về qui mô khối lượng của một đại lượng, so sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng.
- Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ một cột đơn; biểu đồ có 2, 3, cột gộp nhóm (cùng một đại lượng); Biểu đồ có 2, 3, cột gộp nhóm (nhưng có hai hay nhiều đại lượng khác nhau); Biểu đồ nhiều đối tượng trong một thời điểm; Biểu đồ thanh ngang.
* Biểu đồ kết hợp cột và đường:
- Yêu cầu thể hiện động lực phát triển và tương quan độ lớn giữa các đại lượng.
- Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ cột và đường (có 2 đại lượng khác nhau); Biểu đồ cột và đường có 3 đại lượng (nhưng phải có 2 đại lượng phải cùng chung một đơn vị tính).
b. Nhóm 2. Hệ thống các biểu đồ cơ cấu, có các dạng biểu đồ sau:
* Biểu đồ hình tròn:
- Yêu cầu thể hiện: Cơ cấu thành phần của một tổng thể; Quy mô của đối tượng cần trình bày
- Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ một hình tròn; 2, 3 biểu đồ hình tròn (kích thước bằng nhau ; 2, 3 biểu đồ hình tròn (kích thước khác nhau);
* Biểu đồ cột chồng:
- Yêu cầu thể hiện qui mô và cơ cấu thành phần trong một hay nhiều tổng thể
- Dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ cột chồng gồm nhiều thành phần trong một tổng thể.
* Biểu đồ miền:
- Yêu cầu thể hiện đồng thời cả hai mặt: Cơ cấu và động thái phát triển của đối tượng qua nhiều thời điểm.
- Dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ miền “chồng từ gốc tọa độ”
2. Kỹ năng chọn lựa biểu đồ dựa vào lời dẫn và dạng số liệu:
a. Lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất : Câu hỏi trong các bài tập thực hành về kĩ năng biểu đồ thường có 3 phần: Lời dẫn, bảng số liệu thống kê, yêu cầu cần làm.
* Căn cứ vào lời dẫn (đặt vấn đề). Trong câu hỏi thường có 3 dạng sau:
- Dạng lời dẫn có chỉ định. Ví dụ: “ Từ bảng số liệu, hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu sử dụng năm”. Như vậy, ta có thể xác định ngay được biểu đồ cần thể hiện.
- Dạng lời dẫn kín. Ví dụ: “Cho bảng số liệu sau... Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất.... : thể hiện. & cho nhận xét)”. Như vậy, bảng số liệu không đưa ra một gợi ý nào, muốn xác định được biểu đồ cần vẽ, ta chuyển xuống nghiên cứu các thành phần sau của câu hỏi. Với dạng bài tập này thì bao giờ ở phần cuối “trong câu kết” cũng gợi ý cho chúng ta nên vẽ biểu đồ gì.
- Dạng lời dẫn mở. Ví dụ: “Cho bảng số liệu... Hãy vẽ biểu đồ sản lượng công nghiệp nước ta phân theo các vùng kinh tế năm...”. Như vậy, trong câu hỏi đã có gợi ý ngầm là vẽ một loại biểu đồ nhất định.
Với dạng ”lời dẫn mở“ cần chú ý vào một số từ gợi mở trong câu hỏi. Ví dụ
+ Khi vẽ biểu đồ đường biểu diễn: Thường có những từ gợi mở đi kèm như “tăng trưởng”, “biến động”, “phát triển”, “qua các năm từ... đến...”. Ví dụ: Tốc độ tăng dân số của nước ta qua các năm...; Tình hình biến động về sản lượng lương thực...; Tốc độ phát triển của nền kinh tế
+ Khi vẽ biểu đồ hình cột: Thường có các từ gợi mở như: ”Khối lượng”, “Sản lượng”, “Diện tích” từ năm... đến năm...”, hay “Qua các thời kỳ...”. Ví dụ: Khối lượng hàng hoá vận chuyển...; Sản lượng lương thực của ; Diện tích trồng cây công nghiệp.
+ Khi vẽ biểu đồ cơ cấu: Thường có các từ gợi mở “Cơ cấu”, “Phân theo”, “Trong đó”, “Bao gồm”, “Chia ra”, “Chia theo...”. Ví dụ: Giá trị sản lượng công nghiệp phân theo...; Hàng hoá vận chuyển theo loại đường...; Cơ cấu giá trị xuất- nhập khẩu
* Căn cứ vào trong bảng số liệu thống kê: Cần lưu ý đặc điểm của bảng số liệu để chọn biểu đồ thích hợp.
- Nếu bảng số liệu đưa ra dãy số liệu: Tỉ lệ (%), hay giá trị tuyệt đối phát triển theo một chuỗi thời gian (có ít nhất là từ 4 thời điểm trở lên). Nên chọn vẽ biểu đồ đường biểu diễn.
- Nếu có dãy số liệu tuyệt đối về qui mô, khối lượng của một (hay nhiều) đối tượng biến động theo một số thời điểm (hay theo các thời kỳ). Nên chọn biểu đồ hình cột đơn.
- Trong trường hợp có 2 đối tượng với 2 đại lượng khác nhau, nhưng có mối quan hệ hữu cơ. Ví dụ: diện tích (ha), năng suất (tạ/ha) của một vùng nào đó theo chuỗi thời gian. Chọn biểu đồ kết hợp cột và đường.
- Nếu bảng số liệu có từ 3 đối tượng trở lên với các đại lượng khác nhau (tấn, mét, ha...) diễn biến theo thời gian đồng thời yêu cầu thể hiện tốc độ tăng trưởng, phải chọn biểu đồ đường.
- Trong trường hợp bảng số liệu trình bày theo dạng phân ra từng thành phần. Ví dụ: tổng số, chia ra : nông - lâm - ngư; công nghiệp - xây dựng; dịch vụ. Với bảng số liệu này ta chọn biểu đồ cơ cấu, có thể là hình tròn; cột chồng; hay biểu đồ miền. Cần lưu ý:
+ Nếu vẽ biểu đồ hình tròn: Điều kiện là số liệu các thành phần khi tính toán phải bằng 100% tổng.
+ Nếu vẽ biểu đồ cột chồng: Khi một tổng thể có quá nhiều thành phần, nếu vẽ biểu đồ hình tròn thì các góc cạnh hình quạt sẽ quá hẹp, trường hợp này nên chuyển sang vẽ biểu đồ cột chồng (theo đại lượng tương đối (%) cho dễ thể hiện.
+ Nếu vẽ biểu đồ miền: Khi trên bảng số liệu, các đối tượng trải qua từ 4 thời điểm trở lên (trường hợp này không nên vẽ hình tròn)
* Căn cứ vào lời kết của câu hỏi:
Có nhiều trường hợp, nội dung lời kết của câu hỏi chính là gợi ý để vẽ một loại biểu đồ cụ thể nào đó. Ví dụ: “ Cho bảng số liệu sau hãy vẽ biểu đồ thích hợp Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu và giải thích nguyên nhân của sự chuyển dịch đó”
Như vậy, trong lời kết của câu hỏi đã ngầm cho ta biết nên chọn loại biểu đồ (thuộc nhóm biểu đồ cơ cấu) là thích hợp.
3. Cần cung cấp cho Học sinh một số lưu ý khi vẽ biểu đồ:
a. Đối với các biểu đồ: Hình cột; Đường biểu diễn (đồ thị); Biểu đồ kết hợp (cột và đường); biểu đồ miền.
* Trục tung (Y) : Phải có mốc giá trị cao nhất trong chuỗi số liệu. Phải có mũi tên chỉ chiều tăng lên của giá trị. Phải ghi đơn vị của đại lượng được thể hiện trên trục, ví dụ: tấn, nghìn tỉ, triệu người, Phải ghi gốc tọa độ (0), có trường hợp phải chọn gốc tọa độ khác (0)
* Trục hoành (X) : Dùng thể hiện thời gian, danh số (ví dụ: năm, nhóm tuổi,
ngành kinh tế,) Trường hợp trục ngang (X) thể hiện các mốc thời gian (năm). Đối với các biểu đồ đường biểu diễn, miền, kết hợp đường và cột, phải chia các mốc trên trục ngang (X) tương ứng với các mốc thời gian. Riêng đối với các biểu đồ hình cột, điều này không có tính chất bắt buộc, nhưng vẫn có thể chia khoảng cách đúng với bảng số liệu để ta dễ dàng quan sát được cả hai mặt qui mô và động thái phát triển. Phải ghi các số liệu lên đầu cột (đối với các biểu đồ cột đơn).
* Biểu đồ phải có phần chú giải và tên biểu đồ. Nên thiết kế ký hiệu chú giải trước khi vẽ các biểu đồ thể hiện các đối tượng khác nhau. Tên biểu đồ có thể ghi ở trên, hoặc dưới biểu đồ.
b. Đối với biểu đồ hình tròn:
* Thiết kế chú giải trước khi vẽ các hình quạt thể hiện các phần của đối tượng. Trật tự vẽ các hình quạt phải theo đúng trật tự được trình bày ở bảng chú giải.
* Nếu vẽ từ 2 biểu đồ trở lên: Phải thống nhất qui tắc vẽ, vẽ hình quạt thứ nhất lấy từ tia 12 giờ, rồi vẽ tiếp cho hình quạt thứ 2, 3... thuận chiều kim đồng hồ.
* Nếu bảng số liệu cho là cơ cấu (%): thì vẽ các biểu đồ có kích thước bằng nhau (vì không có cơ sở để vẽ các biểu đồ có kích thước lớn, nhỏ khác nhau).
* Nếu bảng số liệu thể hiện là giá trị tuyệt đối: thì phải vẽ các biểu đồ có kích thước khác nhau một cách tương ứng. Yêu cầu phải tính được bán kính cho
mỗi vòng tròn.
* Biểu đồ phải có: phần chú giải, tên biểu đồ (ở trên hoặc ở dưới biểu đồ đã vẽ).
IV. Kết quả, hiệu quả mang lại:
Từ khi đưa vào áp dụng, trước mỗi bài tập, mỗi đề bài yêu cầu về vẽ biểu đồ, các em đã vận dụng có hiệu quả trong việc lựa chọn dạng biểu đồ phù hợp trên cơ sở căn cứ vào yêu cầu, cách thức thể hiện, lời dẫn, và dạng số liệu thống kê. Cho đến nay, hầu hết các em nắm được một cách có hệ thống kĩ năng, trình tự các bước vẽ biểu đồ; biểu đồ đã thể hiện đầy đủ các thành phần phải có như chú thích, tên, đại lượng trên mỗi trục, Kết quả được theo dõi qua một số năm học như sau:
Năm học
Tỉ lệ HS vẽ đúng
2010-2011
83 %
2011-2012
87 %
2012-2013 (bài KT học kì I)
92 %
V. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Đề tài tập trung phát triển, hoàn thiện kĩ năng về biểu đồ địa lí, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy đối với môn địa lí lớp 9 cấp THCS đồng thời làm cơ sở để các em tiếp tục nâng cao ở chương trình học tập ở cấp THPT cũng như khả năng minh họa các số liệu thống kê ở bất cứ lĩnh vực nào bằng các dạng biểu đồ một cách sinh động, khoa học.
VI. Kiến nghị và đề xuất:
- Kiến nghị:
Quá trình rèn luyện kĩ năng nhận dạng biểu đồ, người thầy cần giúp học sinh biết cách phân loại biểu đồ dựa theo cách thức thể hiện; yêu cầu học sinh đọc kĩ và lưu ý đến lời dẫn cũng như bảng số liệu của bài tập, vì đó là cơ sở để giúp các em nhận biết dạng biểu đồ cẫn thể hiện.
- Đề xuất:
SGD&ĐT cần nghiên cứu lại phân phối chương trình Địa lí 9 hiện hành. Vì bài 22 (thực hiện trong 2 tiết) và bài 34 (thực hiện trong 2 tiết) là không hợp lí. Cần thực hiện hai bài này theo hướng như trước đây (trước khi giảm tải), hai tiết dư ra, Sở bố trí thành 2 tiết luyện tập về kĩ năng nhận dạng, vẽ và nhận xét biểu đồ.
Hàng Vịnh, ngày 28 tháng 3 năm 2013
Ý kiến xác nhận Người viết
của thủ trưởng đơn vị
Trịnh Đình Hoài
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hàng Vịnh, ngày 28 tháng 3 năm 2013
ĐỀ NGHỊ
CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng xét, công nhận sáng kiến huyện Năm Căn.
Họ và tên: Trịnh Đình Hoài.
Đơn vị công tác: trường THCS xã Hàng Vịnh.
Đề nghị hội đồng sáng kiến công nhận sáng kiến năm 2013 như sau.
1. Tên sáng kiến: KĨ NĂNG NHẬN DẠNG BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ
2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến: Chương trình địa lý THCS hiện nay đòi hỏi cần rèn luyện cho học sinh nhiều kĩ năng trong đó có kĩ năng vẽ, phân tích, nhận xét biểu đồ. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, do chi phối bởi thời lượng của một tiết dạy cũng như yêu cầu về mức độ cần đạt theo chuẩn kiến thức và kỹ năng. Học sinh chưa được rèn luyện một cách có hệ thống các kỹ năng nêu trên. Do đó khi vẽ biểu đồ, học sinh thường mắc phải một số lỗi như: lựa chọn sai dạng biểu đồ, phân chia tỉ lệ không đúng, thiếu các thành phần của biểu đồ (chú thích, số liệu, tên biểu đồ)
3. Nội dung cơ bản của sáng kiến:
a. Rèn luyện kĩ năng lựa chọn biểu đồ dựa theo yêu cầu, cách thức thể hiện:
Giáo viên cần luyện cho các em phân biệt được các loại biểu đồ theo cách: tạm xếp biểu đồ thành 2 nhóm với 6 loại biểu đồ khác nhau tùy theo cách thể hiện.
* Nhóm 1. Hệ thống các biểu đồ thể hiện qui mô và động thái phát triển, có các dạng sau: Biểu đồ đường biểu diễn, biểu đồ hình cột, biểu đồ kết hợp cột và đường.
* Nhóm 2. Hệ thống các biểu đồ cơ cấu, có các dạng biểu đồ sau: Biểu đồ hình tròn, biểu đồ cột chồng, biểu đồ miền:
b. Kỹ năng chọn lựa biểu đồ dựa vào lời dẫn và dạng số liệu:
Câu hỏi trong các bài tập thực hành về kĩ năng biểu đồ thường có 3 phần: Lời dẫn, bảng số liệu thống kê, yêu cầu cần làm.
* Căn cứ vào lời dẫn (đặt vấn đề): Trong câu hỏi thường có 3 dạng sau:
- Dạng lời dẫn có chỉ định (yêu cầu rõ dạng biểu đồ cần thể hiện)
- Dạng lời dẫn kín. ( không yêu cầu rõ dạng biểu đồ cần thể hiện). Với dạng bài tập này thì bao giờ ở phần cuối “trong câu kết” cũng gợi ý cho chúng ta nên vẽ biểu đồ gì.
- Dạng lời dẫn mở. Ví dụ: “Cho bảng số liệu... Hãy vẽ biểu đồ sản lượng công nghiệp nước ta phân theo các vùng kinh tế năm...”. Như vậy, trong câu hỏi đã có gợi ý ngầm là vẽ một loại biểu đồ nhất định.
* Căn cứ vào trong bảng số liệu thống kê: Cần lưu ý đặc điểm của bảng số liệu để chọn biểu đồ thích hợp.
- Nếu bảng số liệu đưa ra dãy số liệu: Tỉ lệ (%), hay giá trị tuyệt đối phát triển theo một chuỗi thời gian (có ít nhất là từ 4 thời điểm trở lên). Nên chọn vẽ biểu đồ đường biểu diễn.
- Nếu có dãy số liệu tuyệt đối về qui mô, khối lượng của một (hay nhiều) đối tượng biến động theo một số thời điểm (hay theo các thời kỳ). Nên chọn biểu đồ hình cột đơn.
- Trong trường hợp có 2 đối tượng với 2 đại lượng khác nhau, nhưng có mối quan hệ hữu cơ. Ví dụ: diện tích (ha), năng suất (tạ/ha) của một vùng nào đó theo chuỗi thời gian. Chọn biểu đồ kết hợp cột và đường.
- Nếu bảng số liệu có từ 3 đối tượng trở lên với các đại lượng khác nhau (tấn, mét, ha...) diễn biến theo thời gian đồng thời yêu cầu thể hiện tốc độ tăng trưởng, phải chọn biểu đồ đường.
* Căn cứ vào lời kết của câu hỏi:
Có nhiều trường hợp, nội dung lời kết của câu hỏi chính là gợi ý để vẽ một loại biểu đồ cụ thể nào đó.
4. Phạm vi triển khai thực hiện của sáng kiến : Nội dung của sáng kiến tập trung vào việc phát triển kĩ năng nhận dạng biểu đồ, mục đích giúp các em làm tốt các bài tập, các đề thi liên quan đến vẽ biểu đồ địa lí đối với Học sinh khối 9.
5. Kết quả đạt được:
Từ khi đưa vào áp dụng, trước mỗi bài tập, mỗi đề bài yêu cầu về vẽ biểu đồ, các em đã vận dụng có hiệu quả trong việc lựa chọn dạng biểu đồ phù hợp trên cơ sở căn cứ vào yêu cầu, cách thức thể hiện, lời dẫn, và dạng số liệu thống kê. Cho đến nay, hầu hết các em nắm được một cách có hệ thống kĩ năng, trình tự các bước vẽ biểu đồ; biểu đồ đã thể hiện đầy đủ các thành phần phải có như chú thích, tên, đại lượng trên mỗi trục,
Người đăng kí
Trịnh Đình Hoài
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hàng Vịnh, ngày 28 tháng 3 năm 2013
BÁO CÁO
TÓM TẮT NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến: KĨ NĂNG NHẬN DẠNG BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ
- Họ và tên: Trịnh Đình Hoài.
- Thời gian triển khai thực hiện: Từ năm học 2010-2011 đến nay
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến: Chương trình địa lý THCS hiện nay đòi hỏi cần rèn luyện cho học sinh nhiều kĩ năng trong đó có kĩ năng vẽ, phân tích, nhận xét biểu đồ. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, do chi phối bởi thời lượng của một tiết dạy cũng như yêu cầu về mức độ cần đạt theo chuẩn kiến thức và kỹ năng. Học sinh chưa được rèn luyện một cách có hệ thống các kỹ năng nêu trên. Do đó khi vẽ biểu đồ, học sinh thường mắc phải một số lỗi như: lựa chọn sai dạng biểu đồ, phân chia tỉ lệ không đúng, thiếu các thành phần của biểu đồ (chú thích, số liệu, tên biểu đồ)
2. Phạm vi triển khai thực hiện của sáng kiến : Tập trung vào việc phát triển kĩ năng nhận dạng biểu đồ, mục đích giúp các em làm tốt các bài tập, các đề thi liên quan đến vẽ biểu đồ địa lí đối với Học sinh khối 9.
3. Mô tả sáng kiến:
a. Rèn luyện kĩ năng lựa chọn biểu đồ dựa theo yêu cầu, cách thức thể hiện:
Giáo viên cần luyện cho các em phân biệt được các loại biểu đồ theo cách: tạm xếp biểu đồ thành 2 nhóm với 6 loại biểu đồ khác nhau tùy theo cách thể hiện.
* Nhóm 1. Hệ thống các biểu đồ thể hiện qui mô và động thái phát triển, có các dạng sau: Biểu đồ đường biểu diễn, biểu đồ hình cột, biểu đồ kết hợp cột và đường.
* Nhóm 2. Hệ thống các biểu đồ cơ cấu, có các dạng biểu đồ sau: Biểu đồ hình tròn, biểu đồ cột chồng, biểu đồ miền:
b. Kỹ năng chọn lựa biểu đồ dựa vào lời dẫn và dạng số liệu:
Câu hỏi trong các bài tập thực hành về kĩ năng biểu đồ thường có 3 phần: Lời dẫn, bảng số liệu thống kê, yêu cầu cần làm.
* Căn cứ vào lời dẫn (đặt vấn đề): Trong câu hỏi thường có 3 dạng sau:
- Dạng lời dẫn có chỉ định (yêu cầu rõ dạng biểu đồ cần thể hiện)
- Dạng lời dẫn kín. ( không yêu cầu rõ dạng biểu đồ cần thể hiện). Với dạng bài tập này thì bao giờ ở phần cuối “trong câu kết” cũng gợi ý cho chúng ta nên vẽ biểu đồ gì.
- Dạng lời dẫn mở. Ví dụ: “Cho bảng số liệu... Hãy vẽ biểu đồ sản lượng công nghiệp nước ta phân theo các vùng kinh tế năm...”. Như vậy, trong câu hỏi đã có gợi ý ngầm là vẽ một loại biểu đồ nhất định.
* Căn cứ vào trong bảng số liệu thống kê: Cần lưu ý đặc điểm của bảng số liệu để chọn biểu đồ thích hợp.
- Nếu bảng số liệu đưa ra dãy số liệu: Tỉ lệ (%), hay giá trị tuyệt đối phát triển theo một chuỗi thời gian (có ít nhất là từ 4 thời điểm trở lên). Nên chọn vẽ biểu đồ đường biểu diễn.
- Nếu có dãy số liệu tuyệt đối về qui mô, khối lượng của một (hay nhiều) đối tượng biến động theo một số thời điểm (hay theo các thời kỳ). Nên chọn biểu đồ hình cột đơn.
- Trong trường hợp có 2 đối tượng với 2 đại lượng khác nhau, nhưng có mối quan hệ hữu cơ. Ví dụ: diện tích (ha), năng suất (tạ/ha) của một vùng nào đó theo chuỗi thời gian. Chọn biểu đồ kết hợp cột và đường.
- Nếu bảng số liệu có từ 3 đối tượng trở lên với các đại lượng khác nhau (tấn, mét, ha...) diễn biến theo thời gian đồng thời yêu cầu thể hiện tốc độ tăng trưởng, phải chọn biểu đồ đường.
* Căn cứ vào lời kết của câu hỏi:
Có nhiều trường hợp, nội dung lời kết của câu hỏi chính là gợi ý để vẽ một loại biểu đồ cụ thể nào đó.
4. Kết quả đạt được:
Từ khi đưa vào áp dụng, trước mỗi bài tập, mỗi đề bài yêu cầu về vẽ biểu đồ, các em đã vận dụng có hiệu quả trong việc lựa chọn dạng biểu đồ phù hợp trên cơ sở căn cứ vào yêu cầu, cách thức thể hiện, lời dẫn, và dạng số liệu thống kê. Cho đến nay, hầu hết các em nắm được một cách có hệ thống kĩ năng, trình tự các bước vẽ biểu đồ; biểu đồ đã thể hiện đầy đủ các thành phần phải có như chú thích, tên, đại lượng trên mỗi trục,
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Đề tài góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy đối với môn địa lí lớp 9 cấp THCS đồng thời làm cơ sở để các em tiếp tục nâng cao ở chương trình học tập ở cấp THPT cũng như khả năng minh họa các số liệu thống kê ở bất cứ lĩnh vực nào bằng các dạng biểu đồ một cách sinh động, khoa học.
6. Kiến nghị và đề xuất:
- Kiến nghị:
Quá trình rèn luyện kĩ năng nhận dạng biểu đồ, người thầy cần giúp học sinh biết cách phân loại biểu đồ dựa theo cách thức thể hiện; yêu cầu học sinh đọc kĩ và lưu ý đến lời dẫn cũng như bảng số liệu của bài tập, vì đó là cơ sở để giúp các em nhận biết dạng biểu đồ cẫn thể hiện.
- Đề xuất:
SGD&ĐT cần nghiên cứu lại phân phối chương trình Địa lí 9 hiện hành. Vì bài 22 (thực hiện trong 2 tiết) và bài 34 (thực hiện trong 2 tiết) là không hợp lí. Cần thực hiện hai bài này theo hướng như trước đây (trước khi giảm tải), hai tiết dư ra, Sở bố trí thành 2 tiết luyện tập về kĩ năng nhận dạng, vẽ và nhận xét biểu đồ.
Hàng Vịnh, ngày 28 tháng 3 năm 2013
Ý kiến xác nhận Người viết
của thủ trưởng đơn vị
Trịnh Đình Hoài
File đính kèm:
- Ph_n I.doc