Nghị quyết trung ương IV về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ " Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả câc cấp học, các bậc học cần áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực và tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, phải thường xuyên khơi dạy, rèn luyện và phát triển năng lực tự học, tự nghiện cứu năng lực nghĩa và làm một cách tự chủ. Năng lực tự đặt và giải quyết vấn đề ngay trong quá trình học tập ở nhà trường đi đôi với vai trò mới của thầy là người hướng dẫn cho người học biết tự mình tìm kiến thức, xử lí những tùnh huống, biết làm việc cá nhân, với bạn với thầy, với tập thể, biết chuyển quá trình đào tạo của mình, là người trọng tài đánh giá, kết quả học tập, là người cố vấn giúp người học tự đánh giá, tự điều chỉnh theo yêu cầu của mục tiêu người học.
Thực tế của quá trình dạy và học trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay đòi hỏi người dạy nói chung và dạy Văn nói riêng cần phải có những đổi mới về mặt phương pháp dạy học sao cho phù hợp với yêu cầu lấy học sinh làm trung tâm. Do vậy đổi mới phương pháp giảng dạy Văn đang là yêu cầu cấp bách và nhiệm vụ nặng nề đối với người thầy không chỉ để thực hiện những chỉ thị mà là nhằm đáp ứng được nhu cầu chính đáng của người học và của công tác đào tạo trong tình hình hiện nay.
b, Cơ sở thực tiễn:
Qua 5 năm thực hiện chương trình theo hướng đổi mới, qua tìm hiểu thực tế giảng dạy bộ môn ngữ văn ở trường THCS Nguyên Lý, tôi nhận thấy:
Phần chuẩn bị giáo viên và học sinh còn sơ sài, đơn điệu, không rõ ràng. Thậm chí có nhiều học sinh không chuẩn bị bài( thực chất là không biết cách chuẩn bị bài ) hoặc chuẩn bị một cách chống đối .
Khi giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm thì nhiều học sinh lại hoạt động cá nhân . Số lần tham gia hoạt động nhóm trong các giờ học còn hạn chế , giáo viên chưa kích thích được những học sinh yếu, kém hoạt động nhóm .
Cơ sở vật chất lớp học chưa hợp lý nên việc tiến hành thảo luận nhóm còn khó khăn.
12 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn - Trường THCS Nguyên Lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một: đặt vấn đề
1. Lý do chọn đề tài
a, Cơ sở lý luận
Nghị quyết trung ương IV về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ " Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả câc cấp học, các bậc học cần áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực và tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, phải thường xuyên khơi dạy, rèn luyện và phát triển năng lực tự học, tự nghiện cứu năng lực nghĩa và làm một cách tự chủ. Năng lực tự đặt và giải quyết vấn đề ngay trong quá trình học tập ở nhà trường đi đôi với vai trò mới của thầy là người hướng dẫn cho người học biết tự mình tìm kiến thức, xử lí những tùnh huống, biết làm việc cá nhân, với bạn với thầy, với tập thể, biết chuyển quá trình đào tạo của mình, là người trọng tài đánh giá, kết quả học tập, là người cố vấn giúp người học tự đánh giá, tự điều chỉnh theo yêu cầu của mục tiêu người học.
Thực tế của quá trình dạy và học trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay đòi hỏi người dạy nói chung và dạy Văn nói riêng cần phải có những đổi mới về mặt phương pháp dạy học sao cho phù hợp với yêu cầu lấy học sinh làm trung tâm. Do vậy đổi mới phương pháp giảng dạy Văn đang là yêu cầu cấp bách và nhiệm vụ nặng nề đối với người thầy không chỉ để thực hiện những chỉ thị mà là nhằm đáp ứng được nhu cầu chính đáng của người học và của công tác đào tạo trong tình hình hiện nay.
b, Cơ sở thực tiễn:
Qua 5 năm thực hiện chương trình theo hướng đổi mới, qua tìm hiểu thực tế giảng dạy bộ môn ngữ văn ở trường THCS Nguyên Lý, tôi nhận thấy:
Phần chuẩn bị giáo viên và học sinh còn sơ sài, đơn điệu, không rõ ràng. Thậm chí có nhiều học sinh không chuẩn bị bài( thực chất là không biết cách chuẩn bị bài ) hoặc chuẩn bị một cách chống đối .
Khi giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm thì nhiều học sinh lại hoạt động cá nhân . Số lần tham gia hoạt động nhóm trong các giờ học còn hạn chế , giáo viên chưa kích thích được những học sinh yếu, kém hoạt động nhóm .
Cơ sở vật chất lớp học chưa hợp lý nên việc tiến hành thảo luận nhóm còn khó khăn.
Việc giới thiệu bài của giáo viên ( để kích thích trí tò mò, sự hứng thú của học sinh ) lại diễn ra không thường xuyên nếu có thì phần giới thiệu đó ít cuốn hút học sinh
Khi dạy phần truyện kí , giáo viên còn bỏ sót một số thao tác.
Cách kiểm tra đánh giá việc nắm bài của học sinh chủ yếu là yêu cầu học sinh trình bầy dưới hình thức khái niệm chưa tổng hợp .
Những vấn đề trên đã dẫn đến tình trạng:
- Học sinh chưa thực sự được phát huy tính tích cực trong các giờ học.
- Giáo viên làm việc còn quá vất vả. Giờ học nặng nề.
Bản thân là một giáo viên dạy văn, hết sức trăn trở trước những vấn đề nêu trên, tôi đã hết sức cố gắng sưu tầm qua sách vở, học hỏi kinh nghiệm qua các giờ giảng mẫu ở tổ chuyên môn, ở truyền hình, ở các đợt thao giảng, hội giảng cụm, huyện và đã tự rút ra được một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giờ lên lớp theo hướng ''Hai tích''
2. Mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .
- Việc chuẩn bị bài của giáo viên và học sinh
- Cách tiến hành thảo luận nhóm
- Cách giới thiệu bài trong Đọc - hiểu văn bản
- Cách dạy truyện kí
Phần hai: Giải quyết vấn đề:
A Quá trình nghiên cứu:
I. Việc triển khai thực hiện chương trình và sách giáo khoa:
.Ưu điểm:
- Thực chất đổi mới PPDH là đổi mới về quan niệm dạy học toàn diện,từ chỗ thày dạy thụ động đến chỗ trò chủ động tích cực, từ chỗ thày độc thoại đến chỗ thầy trò đối thoại, trò - trò đối thoại, từ chỗ thầy áp đặt cho học sinh đến chỗ học theo nhu cầu, từ chỗ chỉ tập trung vào giáo viên đến chỗ chỗ tập trung vào học sinh, từ chỗ tập trung vào nội dung đến quá trình nhận thức, từ chỗ dạy đến chỗ học, từ chỗ kiến thức của thày đến cách học của trò.
- Sách giáo khoa viết theo lối đồng tâm, tích hợp và lối mở nên mục tiêu của người học là: Học để biết, học để làm, học để tồn tại và chung sống với mọi người. Vì vậy, mà qua các bài học, H/s đã biết hành động, biết thích ứng, biết giao tiếp ứng xử, biết tự khẳng định mình.
- Phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Đồng thời đã đổi mới được PP theo hướng tăng cường sự tương tác giữa thày và trò; trò - trò; trò - thầy; thầy,trò - tài liệu và ngược lại.
- Đổi mới việc lựa chọn hệ thống văn bản rút ngắn hơn so với CT cũ, có nhiều văn bản mới được đưa vào ở các lĩnh vực khác nhau, học theo từng cụm bài, số lượng bài ôn tập tăng, số lượng bài chương trình địa phương có ở cả 3 phân môn. Đặc biệt, các bài tổng kết, ôn tập ở lớp 9 giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức toàn cấp.
- Bám sát vào tiến trình lịch sử VH để lựa chọn các tác phẩm tiêu biểu cho các thể loại của mỗi giai đoạn văn học. Lấy VHVN làm trục chính và bổ xung các tác phẩm VHVN cùng thể loại một cách tương ứng để học sinh tiện so sánh đối chiếu.
- Về hình thức: Chỉ còn một cuốn ngữ văn, giảm bớt sự cồng kềnh, nặng nề. Trong mỗi bài, học sinh đều được học cả 3 phân môn đan xen nhau để đảm bảo tính tích hợp. Tất cả các tri thức và kỹ năngcủa các phân môn đều tập trung hình thành và rèn luyện cho học sinh năng lực đọc văn, làm văn. Bên cạnh đó thì cấu trúc một bài học cũng khác trước(Kết quả cần đạt, tên bài, tên tác giả, ảnh tác giả, chú thích, hệ thống câu hỏi, ghi nhớ, luyện tập).
. Hạn chế:
Có nhiều bài hay được đưa vào bài học thì thời lượng quá ít (Đặc biệt ở lớp 9), còn một số bài hướng dẫn đọc thêm thì thời lượng lại đến hai tiết.
Các bài về cụm từ còn khó đối với học sinh lớp 6.
Trong các bài đọc hiểu văn bản thì tranh ảnh về chân dung tác giả còn hạn chế.
2. Thực tế chất lượng học sinh qua những năm thực hiện đổi mới chương trình:
Theo dõi chất lượng bộ môn văn của trường qua 4 năm thực hiện đổi mới chương trình, tôi có số liệu sau:
- Năm học 2002-2003: Học sinh đạt yêu cầu là 60%
- Năm học 2003-2004: Học sinh đạt yêu cầu là 60%
- Năm học 2004-2005: Học sinh đạt yêu cầu là 70%
- Năm học 2005-2006: Học sinh đạt yêu cầu là 75%
II. Những sáng kiến được áp dụng trong quá trình giảng dạy
II.1. Để phát huy tính tích cực của học sinh trong các giờ học:
1. Chuẩn bị bài dạy chu đáo cả ở hai phía thày và trò (Khắc phục hạn chế về việc bố trí thời gian cho một tiết học của CT)
Với giáo viên:
Đây là một trong những khâu quan trọng để quyết định sự thành công của một giờ học, bởi vậy trong khâu này, giáo viên cần xây dựng kế hoạch hoạt động của thày và trò một cách khoa học, rõ ràng, hợp lý. Giáo viên phải đọc, nghiên cứu kỹ nội dung bài học, yêu cầu cần đạt của bài học để có được một quy trình soạn bài với các bước hợp lý, nhằm định ra các hoạt động và dự kiến thực hiện các hoạt động đó.
- Trước hết là xác định mục tiêu của bài học: Từ trước chúng ta vẫn quan niệm đó là mục tiêu của thầy nhưng không đó còn phải là mục tiêu của trò.
+ Mục tiêu cần xác định cụ thể, rõ ràng thì giáo viên mới dễ dàng hình dung ra các hoạt động của giáo viên và học sinh.
+ Cụ thể hóa mục tiêu dưới dạng các động từ như hiểu, phân tích, cảm nhận, rèn luyện...
VD: Sau bài học..., học sinh hiểu rõ được sức mạnh của tình yêu thương con người, hiểu được đặc sắc nghệ thuật của văn bản, rèn các kĩ năng đọc, kể chuyện diễn cảm, phân tích các nhân vật và tình huống truyện.
Xác định các kiến thức trọng tâm, mối liên hệ giữa các kiến thức, những vấn đề khó cần giải quyết, yếu tố tích hợp (Hoặc có cần tích hợp hay không, tích hợp ngang hay tích hợp dọc, tích hợp với môn học nào khác...). Đồng thời còn phải xác định phương tiện dạy học cần thiết, các phương tiện dạy học đó làm thế nào cho khoa học.
Trên cơ sở những kiến thức trọng tâm cùng với mục tiêu của bài học và các ĐDDH có được, giáo viên xem xét cân nhắc các nội dung, các hoạt động có thể tổ chức cho học sinh làm việc dưới hình thức nào để tự phát hiện và lĩnh hội kiến thức mới.
VD: Khi dạy bài ''Sang thu'' ở lớp 9
Khổ 3: Những biến chuyển trong lòng cảnh vật
Giáo viên cần định hướng ở mục này nên cho h/s thảo luận nhóm. Giáo viên cần dự kiến nội dung cụ thể cho học sinh tự tìm tòi và đi đến nhận thức kiến thức mới.
Hay trong mục 2 của bài ''Kiều ở lầu Ngưng bích'' SGK lớp 9. Giáo viên có thể cho h/s tự tìm hiểu nỗi lòng thương nhớ của Kiều từ đó cảm nhận được tấm lòng thủy chung, hiếu thảo, vị tha của nàng. Sở dĩ tôi chọn mục này cho học sinh làm việc vì đây là kiến thức trọng tâm của bài là kiến thức mà sau bài học h/s phải cảm nhận được. Mặt khác, kiến thức này lại liên quan đến yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự, tạo điều kiện cho học sinh có thể làm việc tự phát hiện ra kiến thức mới.
Những kiến thức đó cần được nêu lên thành vấn đề, các câu hỏi hoặc bài tập dưới dạng các nhiệm vụ để giao cho học sinh thực hiện.
ở VD trên các yêu cầu để học sinh tìm hiểu phẩm chất của Thúy Kiều được thể hiện dưới dạng các câu hỏi sau:
? Trong cảnh ngộ của mình, nàng Kiều đã nhớ tới ai? Nàng nhớ ai trước, ai sau? Nỗi nhớ nêu lên như thế có hợp với đạo lý của người phương Đông không?
? Tác giả đã chọn từ nào để diễn tả nỗi nhớ của Kiều với Kim Trọng, của Kiều với cha mẹ? Từ đó có hợp lý không?
? Những biện pháp NT nào được sử dụng?
? Em cảm nhận được điều tốt đẹp nào trong tâm hồn của Thúy Kiều qua những câu thơ trên?
G/v dự kiến những gợi ý để học sinh có thể tiếp cận và tự phát hiện kiến thức mới.
G/v gợi ý cho h/s cần biết căn cứ vào câu thơ, câu văn nào, biện phát tu từ nào, kiến thức nào, môn học nào... để trả lời câu hỏi
VD: Khi tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự để trả lời được câu hỏi:
Tìm và chỉ ra yếu tố nghị luận trong 2 đoạn trích (của Nam Cao và Nguyễn Du)?
Vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự?
Thì giáo viên cần có một số câu hỏi để gợi ý:
Trong mỗi đoạn trích, nhà văn đã nêu ra những luận điểm gì?
Để làm rõ luận điểm đó, người nói đã đưa ra những luận cứ gì và lập luận như thế nào?
Các câu văn trong hai đoạn trích trên thường là loại câu gì (Miêu tả, trần thuật, khẳng định, phủ định hay câu ghép có cặp quan hệ từ)?
Các từ lập luận thường được dùng ở đây là gì?
Hay khi đặt câu hỏi:
Câu thơ ''Mặt trời xuống biển như hòn lửa'' (Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận) vô lí ở chỗ nào?
Để trả lời được câu hỏi này, giáo viên gợi ý học sinh vận dụng kiến thức địa lý để giải thích.
Giáo viên cũng cần hình dung ra những khó khăn vướng mắc mà học sinh mình sẽ gặp phải khi tự lực tiếp cận tri thức mới và dự kiến giải đáp cho các em.
+ Dự kiến hình thức tổ chức và thời gian làm việc cho học sinh. Những vấn đề, bài tập hoặc câu hỏi dễ và đơn giản, giáo viên nên tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân, trong khoảng thời gian là hai phút rồi tổ chức cho các em báo cáo kết quả làm việc, bổ sung ý kiến cho nhau theo hình thức học tập cả lớp.
Với những vấn đề những bài tập tương đối khó và phức tạp, h/s cần phải liên hệ kiến thức đã học, vốn hiểu biết, suy nghĩ, tranh luận mới có thể tìm ra kết luận đúng, giáo viên nên tổ chức cho h/s làm việc theo nhóm.
Như ở VD trên, giáo viên cần tổ chức cho h/s:
?Tìm và chỉ ra yếu tố nghị luận trong hai đoạn trích: H/s làm việc cá nhân
? Vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự: H/s làm việc theo nhóm.
- Lập kế hoạch chi tiết về hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học trên lớp theo tinh thần ''Thầy là người hướng dẫn, trò hoạt động''.
Cụ thể: Hoạt động 1: Chuẩn bị vào bài mới: Học sinh nhắc lại kiến thức cũ có liên quanđến nội dung bài mới, giáo viên tóm tắt các ý chính sau khi h/s phát biểu và dẫn dắt học sinh vào bài mới.
Hoạt động 2: Cả lớp cùng làm việc dưới sự hướng dẫn của giáo viên để tìm ra kiến thức qua hệ thống câu hỏi theo trình tự: Câu hỏi nhận biết -> Câu hỏi phân tích, giải thích -> Câu hỏi tổng kết, bình.
Tóm lại: Công việc chuẩn bị của giáo viên được thực hiện trong giáo án có 3 phần mà mọi đồng nghiệp đã tiến hành:
- Mục tiêu bài học: Hoạt động học sinh cần thực hiện và kiến thức kỹ năng h/s có thể đạt được sau bài học.
- Phương tiện dạy học trong đó có sách giáo khoa.
- Hoạt động trên lớp của giáo viên và học sinh.
Vì một tiết học chỉ giới hạn trong 45 phút nên chỉ chọn 1 hoặc 2 vấn đề cho học sinh tự làm việc, còn các nội dung khác giáo viên vẫn tiến hành dạy học theo các phương pháp thông thường. Mặt khác, giáo viên cũng có thể chọn lọc những bài tập cơ bản nhất; Cơ bản nhất nhưng lại có thể tích hợp để thực hiện trên lớp, còn những bài tập khác cho h/s tự tìm hiểu và làm ở nhà.
2. Lựa chọn PP thảo luận nhóm phù hợp với tiết học.
Khi tiến hành thảo luận, người hướng dẫn có thể là h/s (Khi dạy các bài ôn tập, chương trình địa phương) hoặc là giáo viên (Khi dạy bài mới). Bởi vậy giáo viên nên chỉ định, bồi dưỡng 1->2 em trong tổ có khả năng hướng dẫn thảo luận nhóm. Kinh nghiệm này giúp cho học sinh có điều kiện bồi dưỡng cho mình năng lực tổ chức nhóm, chỉ đạo điều khiển hoạt động và nâng cao hứng thú tìm tòi, nghiên cứu. Song muốn vậy, giáo viên phải tính đến loại câu hỏi, bài tập nào để dành cho h/s hướng dẫn thảo luận một cách vừa sức. Giáo viên nên để cho học sinh bầu ra nhóm trưởng, thư ký của mình cố định -> Cách để cho h/s hướng dẫn thảo luận nên để cho học sinh lớp 8,9; còn đối với học sinh khối 6,7 thì người hướng dẫn thảo luận là giáo viên.
Cách thức tiến hành:
- Mở đầu thảo luận: Giáo viên thông báo về nội dung thảo luận, quy trình và quy định thảo luận.
- Hướng dẫn thảo luận: Cần có quan hệ tốt giữa giáo viên và học sinh như thái độ cư sử, gương mặt, lời bình luận của giáo viên làm cho hứng thú của h/s tăng lên trước và trong khi thảo luận. Vì vậy, trong quá trình thảo luận cần chú ý:
+ Giáo viên làm nhiệm vụ quan sát, theo dõi mà không tham gia ý kiến, không cắt ngang lời học sinh, không tỏ vẻ phản ứng nếu câu trả lời, tranh luận không đúng với ý mình. Nếu nhóm học sinh thảo luận trầm, có vẻ ngắc ngứ, giáo viên có thể gợi ý để tạo không khí sôi nổi.
+ Nên tiếp xúc với học sinh bằng ánh mắt, nụ cười, cử chỉ thân mật với những học sinh đang trả lời để khuyến khích học sinh nói.
+ Khuyến khích bằng điểm hay phần thưởng(tính ưu) mỗi học sinh tham gia trả lời, biểu thị sự hài lòng, thích thú với câu trả lời, bình luận chính xác của học sinh.
+ Khi học sinh đưa ra những câu trả lời ngờ nghệch, không đúng, giáo viên nên nhanh chóng làm cho học sinh nhận thức được sự không đúng của thông tin đó mà không làm ảnh hưởng đến cảm xúc, lòng tự trọng của học sinh.
+ Khi học sinh trình bày, giáo viên phải nghe cẩn thận những điều học sinh nói để hiểu các em định nói gì hoặc ghi chép nhanh lại những điểm cơ bản của mỗi ý kiến để chuẩn xác kiến thức.
+ Khi thảo luận giáo viên phải biết khi nào kết thúc thảo luận sau khi phần lớn h/s đã trao đổi ý kiến. Giáo viên thông báo cho học sinh việc kết thúc thảo luận bằng câu hỏi: Còn có ý kiến nào khác không trước khi chúng ta cùng thống nhất ý kiến này? Để cho những học sinh chưa bao giờ được nói biết rằng mình cần được nói ngay lúc đó.
- Sau khi thảo luận:
+ Giáo viên phải tổng kết những ý kiến phát biểu thống nhất và chưa thống nhất để mình tham gia vào những ý kiến chưa thống nhất và bổ xung thêm những ý cần thiết. Những ý kiến chưa thống nhất có thể sắp xếp cho học sinh thảo luận vào lúc khác(tiết ôn tập).
+ Đánh giá các ý kiến phát biểu, nhận xét tinh thần, thái độ làm việc của học sinh để thưởng điểm hoặc trừ điểm cho cá nhân của nhóm.
3. Thấy được vai trò của việc giới thiệu bài mới trong tiết học
Giới thiệu bài là giới thiệu tri thức mới mà học sinh đang khát vọng. Đối với giờ giảng văn thì những phút vào bài rất quan trọng, nó thu hút học sinh ngay vào công việc. Trong thực tế hiện nay, trong giờ dạy văn có giáo viên không giới thiệu bài mới, có giáo viên sau khi kiểm tra miệng viết ngay lên bảng tên bài học mới. Có giáo viên giới thiệu bài một cách tùy tiện.
Có nhiều cách giới thiệu bài mới nhằm khơi gợi, cuốn hút học sinh, kích thích năng lực tư duy, năng lực phán đoán của học sinh. Với những cách giới thiệu bài tôi đã và đang áp dụng, xin trình bày để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo và trao đổi:
Cách 1: Đưa bài mới vào hệ thống kiến thức cũ.
Cách giới thiệu này khắc sâu được kiến thức cơ bản, giúp học sinh dễ ôn, dễ nhớ, phát triển tư duy lôgic, có khả năng hệ thống hóa kiến thức.
VD: Khi dạy ''Truyện Kiều-Nguyễn Du'' Ngữ văn 9, tôi giới thiệu bài mới như sau:
Các em đã tiếp xúc với vẻ đẹp,số phận con người và xã hội PK ở trong các văn bản''Truyện người con gái Nam Xương, Hoàng lê nhất thống chí''. Hôm nay cô trò ta lại cùng nhau đến với ''Truyện Kiều của Nguyễn Du'' để thấy được bản chất của xã hội PK và vẻ đẹp của con người.
Cách 2:Đưa bài mới vào thể loại hoặc mối quan hệ giai đoạn.
VD: Khi dạy văn bản''Bếp lửa - Bằng Việt'' ngữ văn 9, tôi giới thiệu:
Chúng ta hẳn không quên hình ảnh anh lính trẻ trên đường hành quân, nghe tiếng gà gáy trưa lại nhớ tới bà mình trong ''Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh'' ngữ văn 7. Tình bà cháu thật cảm động. Cũng qua văn bản này các em đã biết thế nào là biểu cảm. Giờ học hôm nay, cô trò chúng ta cùng đến với một tình bà cháu thiêng liêng và không kém phần xúc động. Văn bản''Bếp lửa của Bằng Việt''.
Cách 3: Đưa bài mới vào giai đoạn văn học.
VD: Khi giới thiệu đoạn trích''Tức nước vỡ bờ'' và ''Lão Hạc'':
Xã hội PK xưa, người ta bắt gặp nhan nhản cái cảnh địa chủ, quan lại bóc lột tận xương tủy người nông dân, làm cho họ bần cùng kiệt quệ. Người ta cũng dễ thấy những phẩm chất tốt đẹp,tinh thần phản kháng trước áp bức của những người nông dân ấy qua các tác phẩm của Nam Cao, Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố.Bài học hôm nay, sẽ giúp các em thấy được những điều cô vừa nêu trên.
Cách 4: Hấp dẫn học sinh bằng một hình tượng mới mẻ.
Đối với mỗi lứa tuổi, h/s đều có khát vọng khám phá cái đẹp trong cuộc sống. Giới thiệu bằng cách này sẽ kích thích được trí tưởng tượng của các em. Trong những trường hợp này, cần đối lập cái gần với cái xa lạ, cái tầm thường, thấp kém với cái cao thượng, cái hùng tráng tài giỏi, thông minh với cái ngu dốt, khờ khạo.
VD: Khi giới thiệu bài''Bàn luận về phép học'' ngữ văn 8:
Học để làm gì? Học cái gì? Học như thế nào? Vấn đề học đã được ông cha ta bàn đến từ lâu. Một trong những ý kiến tuy ngắn gọn nhưng rất sâu sắc và thấu tình đạt lý là đoạn trích:''Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp.
Khi giới thiệu bài ''Thánh Gióng'':
Con người Việt Nam bé nhỏ nhưng đã đánh thắng đế quốc Mĩ khổng lồ. Sức mạnh vô địch ấy của dân tộc ta đã có truyền thống từ khi Thánh Gióng ra đời. Hôm nay, chúng ta trở về dĩ vãng để xem Thánh Gióng của chúng ta đánh thắng giặc Ân như thế nào?
Cách 5: Tạo nên mâu thuẫn giữa vốn hiểu biết và khả năng giải quyết vấn đề của cuộc sống.
Nhờ văn học, các em hiểu và thực hiện được mối quan hệ giữa con người và xã hội, giữa con người và thiên nhiên. Bởi vậy, giới thiệu bài mới theo hướng này vừa kích thích được hoạt động ý chí vừa hình thành quan điểm thực tiễn cho học sinh.
VD: Với văn bản'' Thông tin về trái đất năm 2000'' Ngữ văn 8, tôi giới thiệu:
Hôm nay, trong tiết học này cô trò chúng ta sẽ biết vấn đề gì cần phải giải quyêt giữa con người và môi trường.
Như vậy, có nhiều cách giới thiệu bài để gây hứng thú cho học sinh. Giáo viên không được bỏ qua hoặc làm tùy tiện phần này.
4.Hướng dẫn quá trình tự học cho học sinh
Để một giờ học trên lớp thành công thì cần thực hiện tốt công việc chuẩn bị bài. Công việc này cần cả hai đối tượng: Thày và trò cùng tham gia.
Với học sinh, giáo viên phải cung cấp cho học sinh cách chuẩn bị bài theo một dàn ý bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Đọc kỹ phần kết quả cần đạt và phần ghi nhớ,
- Đọc kỹ văn bản nhiều lần(có thể là đọc thầm, đọc to hoặc đọc diễn cảm). Đối với thơ ckhi đọc cần chú ý tới nhịp thơ,
- Tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh ra đời của văn bản,
- Tìm hiểu chú thích(xem các chú thích đó có từ Hán Việt không, có từ địa phương không, có thành ngữ, điển tích, điển cố không...) để rút ra đặc sắc nghệ thuật của văn bản,
- Tóm tắt văn bản(nếu là truyện) học thuộc lòng trước(nếu là thơ),
- Phân đoạn văn bản,
Tìm chủ đề văn bản,
- Tìm các biện pháp nghệ thuật,
- Trả lời câu hỏi phần ''Đọc - Hiểu'',
- Thử giải các bài tập (Đối với tiếng Việt, tập làm văn).
Nhưng nếu giáo viên không chú ý tới hình thức kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh thì coi như không có tác dụng cho hoạt động học trên lớp.Yêu cầu giáo viên phải có cách kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. Làm tốt điều này, tất cả các tiết học trên lớp đều khá thành công.
II.2.Một số kinh nghiệm về dạy truyện ký
Truyện, ký, thuộc tự phẩm tự sự ( văn xuôi trong nước, ngoài nước ) nhằm mục đích mở rộng và nâng cao tâm hồn , tình cảm và tư tưởng cho học sinh. Bởi vậy, bằng kinh nghiệm của bản thân tôi đã tiến hành như sau:
- Trước hết , cần cho học sinh tóm tắt tác phẩm ngắn gọn để nắm được cốt truyện. Phần tóm tắt này có thể gọi một học sinh tóm tắt toàn bộ tác phẩm hoặc mỗi học sinh tóm tắt một sự việc. Đây là một hoạt động vừa giúp học sinh củng cố cách tóm tắt một văn bản tự sự vừa là tích hợp với tập làm văn.
- Chú ý đến yếu tố nghệ thuật đặc trưng của truyện, ký để khai thác tác phẩm. Một số yếu tố mà học sinh cần phát hiện:
+ Mâu thuẫn và kịch tính
VD: Mâu thuẫn và kịch tính giữa bản chất tốt đẹp của Vũ Nương với sự đa nghi, nhẫm tâm, thô bạo của Trương Sinh ( Chuyện người con gái Nam Xương ), giữa cái tin làng chợ Dầu theo giặc với lòng yêu nước của ông Hai ( Làng )
+ Chi tiết hàm chứa ý nghĩa
VD: Chi tiết hàm chứa ý nghĩa là cái bóng và lời nói của bé Đản ( chuyện người con gái Nam Xương ), cái thẹo trên mặt người cha ( chiếc lược ngà )
+ Chân dung và tính cách nhân vật: như Quang Trung, ông Hai, anh Sáu, Nhuận Thổ.
- Hướng dẫn học sinh tích hợp giữa phần truyện , ký với phần văn bản tự sự trong tập làm văn. Lấy các chất liệu trong tác phẩm truyện , ký để dạy văn bản tự sự ( tóm tắt tác phẩm tự sự, miêu tả trong văn bản tự sự, đối thoại và độc thoại trong văn bản tự sự, ngươì kể và ngôi kể trong văn bản tự sự ).
III. Kết quả thu được qua áp dụng sáng kiến so với yêu cầu đặt ra và so với năm học chưa áp dụng sáng kiến.
Sau một thời gia áp dụng những kinh nghiệm trên, tôi thấy chất lượng giờ dạy tăng lên rõ rệt. Thày trò phối hợp nhịp nhàng trong giờ học.
Về phía giáo viên: Hoàn toàn chủ động trong giờ học, không phải nói nhiều trong tiết học.
Về phía học sinh: Các em hứng thú với môn học, say mê khám phá kiến thức.Số học sinh đạt yêu cầu môn học ngày càng tăng.
Qua khảo sát chất lượng 3 năm học, tôi có kết quả cụ thể sau:
Năm học
2003-2004
2004-2005
2005-2006
Số học sinh được khảo sát
20
20
20
Số học sinh đạt yêu cầu
10
11
10
Số học sinh đạt khá
2
5
6
Số học sinh đạt giỏi
1
2
3
Qua bảng thống kê trên tôi thấy việc áp dụng những kinh nghiệm dạy học theo quan điểm tích cực, tích hợp là hết sức cần thiết.
B. Kết luận đề tài:
Trong nỗ lực tìm kiếm một phương pháp dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới công tác dạy và học thì dạy học theo sáng kiến là một việc làm tất yếu để đáp ứng tốt những yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm.
Dạy học theo xu hướng sáng kiến không chỉ nâng cao khả năng tư duy độc lập, tăng cường khả năng sáng tạo trong học tập, kích thích lòng ham muốn, tìm tòi khám phá những kiến thức mới của học sinh mà còn góp phần làm hoàn thiện khả năng chuyên môn và kỹ năng sư phạm của giáo viên trong quá trình chuẩn bị và đồng hành cùng học sinh khám phá kiến thức mới
C. Những kiến nghị đề xuất.
Việc áp dụng có hiệu quả xu hướng dạy học theo sáng kiến trong điều kiện không thỏa mãn những yêu cầu tối thiểu. Vì vậy để đạt được hiệu quả cao hơn, tôi có một số kiến nghị đề xuất sau:
- Trong nhà trường cần có phòng thư viện đủ về số lượng và phong phú sách tham khảo cho giáo viên và học sinh. VD: các tập thơ, tập truyện, chân dung các nhà văn nhà văn nhà thơ.... về các tác giả, tác phẩm
- Các phương tiện, thiết bị dạy học phải hoàn chỉnh về về phòng học, quy mô lớp học, cơ sở vật chất ....
- Yêu cầu người học phải có kỹ năng khám phá biết lục tìm tài liệu ở thư viện, phải biết đọc sách và ghi chép, biết thảo luận và biết bảo vệ vấn đề trước đám đông do vậy nhà trường, cần tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa cho học sinh để bàn về cách học sao cho có hiệu quả.
Phần ba: Kết luận .
Qua 4 năm được học theo hướng " Hai tích" với chương trình SGK mới phương pháp dạy học, của giáo viên thì học sinh đã có những dấu hiệu tích cực trong việc thay đổi cáh học: thích đóng vai kể truyện, thích lập kế hoạch cho từng bài, thích trao đổi tranh luận, thích đề xuất thắc mắc ...mong rằng sáng kiến kinh nghiệm này được đông đảo bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến, áp dụng vào việc giảng dạy sao cho có hiệu suất cao nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Nguyên lý, ngày 24 tháng 11 năm 2006
Người viết
Trần Thị Hồng
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem cua lien.doc