Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm soạn giáo án trên máy vi tính & giáo án điện tử môn Ngữ văn

Trong nhà trường, tất cả các môn học đều có tầm quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh, nhưng môn Ngữ văn là môn giáo dục nhân bản khá quan trọng, bởi lẽ “ Văn học là nhân học”, nó có tác động mạnh trong việc hình thành nhân cách thế giới quan khoa học và giúp phát triển tư duy cho học sinh. Không chỉ ở nước ta mà hầu hết các nước trên thế giới, vấn đề chất lượng dạy và học văn ngày càng trở thành mối quan tâm của các nhà sư phạm. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà đặc biệt là do phương pháp giảng dạy truyền thống (thầy đọc,- thuyết giảng - học sinh nghe - ghi và học thuộc lòng), cho nên việc giảng dạy văn học nói riêng và các bộ môn khoa học xã hội khác nói chung chưa khơi gợi được hứng thú và vai trò chủ thể, tích cực, chủ động của học sinh, dẫn đến hậu quả khá nghiêm trong là hiện nay hầu hết các em rất ngại học môn ngữ văn mà chỉ học chiếu lệ, miễn sao có đủ cột điểm là được

doc11 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1595 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm soạn giáo án trên máy vi tính & giáo án điện tử môn Ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ KINH NGHIỆM SOẠN GIÁO ÁN TRÊN MÁY VI TÍNH & GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ M ÔN NGỮ VĂN PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀ I.Lí do chọn đề tài: 1.Cơ sở lí luận: Trong nhà trường, tất cả các môn học đều có tầm quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh, nhưng môn Ngữ văn là môn giáo dục nhân bản khá quan trọng, bởi lẽ “ Văn học là nhân học”, nó có tác động mạnh trong việc hình thành nhân cách thế giới quan khoa học và giúp phát triển tư duy cho học sinh. Không chỉ ở nước ta mà hầu hết các nước trên thế giới, vấn đề chất lượng dạy và học văn ngày càng trở thành mối quan tâm của các nhà sư phạm. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà đặc biệt là do phương pháp giảng dạy truyền thống (thầy đọc,- thuyết giảng - học sinh nghe - ghi và học thuộc lòng), cho nên việc giảng dạy văn học nói riêng và các bộ môn khoa học xã hội khác nói chung chưa khơi gợi được hứng thú và vai trò chủ thể, tích cực, chủ động của học sinh, dẫn đến hậu quả khá nghiêm trong là hiện nay hầu hết các em rất ngại học môn ngữ văn mà chỉ học chiếu lệ, miễn sao có đủ cột điểm là được. Xuất phát từ thực trạng trên, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn đáp ứng sự phát triển con người toàn diện được đặt ra như một yêu cầu tất yếu mà mấy năm nay toàn ngành Giáo dục đã quyết tâm làm sao cho hiệu quả. Việc soạn giáo án trên máy vi tính & giáo án điện tử được khuyến khích sử dụng, và đó cũng là một bước tiến trong quá trình đổi mới phương pháp. Với giáo án soạn trên máy vi tính và giáo án điện tử việc dạy học nêu vấn đề - phương pháp giáo dục tích cực hiện nay - trở thành thuận lợi hơn và phát huy tối đa những ưu điểm của phương pháp này. Mặt khác trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay, việc ứng dụng những thành tựu công nghệ thông tin vào giảng dạy trở thành một xu hướng phổ biến trên thế giới và đã chứng tỏ những ưu thế nhất định của nó trong việc khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh, nhất là các em trong độ tuổi từ 12 – 16. Cùng với các phương pháp tiến bộ, chúng ta ngày càng tiếp cận xu hướng đưa công nghệ thông tin vào trường học, nhưng cũng do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan nên việc vận dụng vào quy trình giảng dạy có phần chậm trể và gặp nhiều trở ngại nhất là đối với môn Ngữ văn. Do vậy, với kinh nghiệm này, trong khả năng có hạn của mình, bản thân tôi muốn hướng đến những mục tiêu: - Giúp các thầy cô giáo một ít kinh nghiệm trong việc soạn giáo án trên máy vi tính và giáo án điện tử, từ đó mang lại hiệu quả cho tiết dạy(và các em học sinh khi có tiết học theo phương pháp mới có sự ham thích đối với các môn khoa học xã hội nói chung và môn ngữ văn nói riêng.) - Giúp các đồng nghiệp có những hiểu biết nhất định về tin học, về cách sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin để chuẩn bị một tiết dạy có hiệu quả. - Hiện nay, các em học sinh THCS đã rất quen với máy vi tính, các em có thể lên mạng Internet để tìm thông tin, để chơi Games trực tuyến, để xem phim, nghe nhạc…Chính sự thâm nhập của công nghệ thông tin đã làm thay đổi tận gốc rễ nhiều vấn đề của xã hội. 2. Cơ sở thực tiễn: Việc soạn giảng theo lối truyền thống xưa nay ít nhiều có những hạn chế của nó, cụ thể một giáo viên mới ra trường, với tâm huyết nghề nghiệp và với sức trẻ, thường đầu tư soạn giảng rất bài bản, ngoài việc tham khảo sách giáo viên, còn tham khảo thêm các sách nghiệp vụ khác có liên quan, nhưng do chưa có nhiều kinh nghiệm, nên thường ôm đồm quá nhiều đơn vị kiến thức trong một tiết dạy (không biết nhấn mạnh phần nào, lướt qua phần nào vì nhìn đâu cũng là trọng tâm) dẫn đến tiết dạy quá nặng nề, học sinh chưa biết đâu là trọng tâm bài, và những điều cần ghi nhớ sau tiết học. Tiếp đến các năm sau cứ việc chép lại giáo án của những năm trước, và ngày càng rút bớt cho ngắn gọn hơn, và việc soạn giáo án của giáo viên lúc này chỉ là việc “ y sao” chủ yếu để đối phó với việc kiểm tra của chuyên môn, của nhà trường. Do phải chép lại như vậy, nên phần lớn là xem nhẹ việc soạn giảng, có khi đợi đến kiểm tra mới cắm cúi chép đêm, chép ngày cho đủ số lượng. PHẦN THỨ HAI I.Đặc điểm tình hình: Dạy học là dạy cho học sinh tự học. Muốn được như vậy, trước tiên phải tạo cho học sinh một hứng thú học tập. Ngày nay các em đã rất quen với máy tính trong các giờ tin học ở trường, các giờ lên mạng Internet ở nhà, ở các tụ điểm kinh doanh mạng… Hiện nay tin học đã được xem là một môn học chính thức trong nhà trường phổ thông. Tin học cũng là một môn thi của những kì thi chọn học sinh giỏi các cấp, nhiều trường đã trang bị được phòng máy tính phục vụ cho công việc học tập của học sinh, rất nhiều em ham thích môn học mới này, điều đó cho thấy tin học ngày càng trở nên phổ biến, hơn nữa việc trang bị cho mình một máy vi tính không còn là chuyện quá xa vời đối với giáo viên có tâm huyết. Việc soạn giáo án trên máy tính, giáo án điện tử đã được các cấp lãnh đạo chuyên môn khuyến khích vì những ưu điểm của nó đem lại. II. Phương pháp tiến hành: Với giáo án trên máy tính: Trước hết người giáo viên phải soạn một bộ giáo án chuẩn theo sự chỉ đạo chung của Tổ Phổ thông Phòng Giáo Dục (viết tay) nghĩa là như xưa nay các thầy cô vẫn làm, sau đó nhập vào máy tính ( bằng nhiều chương trình khác nhau) và in ra để dùng, hằng năm, nếu có chỉnh sửa gì ở trang nào, phần nào, thì chỉ việc chỉnh sửa ở phần đó, trang đó mà thôi ( nhớ lưu lại trên máy và cả trên Đề Bài Dạy. Ngày soạn………. Ngày dạy……….. GV soạn………… Mục tiêu cần đạt:………………………………………... Chuẩn bị của thầy:………………………………………. Trò:………………………………………… Các bước lên lớp: HĐ1 (5 ph) Khởi động: ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ: Ghi câu hỏi và nội dung trả lời. Bài mới: Giới thiệu vào bài: HĐ 2 ( thời gian ?) Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt HĐ3: ( thời gian ?) Hệ thống câu hỏi Các bước tiến hành HĐ4: ( thời gian ?) Hướng giải quyết các bài tập? HĐ5: (cũng cố dặn dò)( thời gian ?) Có thể chèn hình ảnh và lưu lại nơi ta muốn, sau đó in ra giấy. (nhớ đánh số trang để sau dễ chỉnh sửa) Tìm hiểu bài: Ghi những nội dung trọng tâm theo các bước.I, II… Tổng kết: Ghi nhớ B.Luyện tập: USP). Nếu ta vừa suy nghĩ vừa nhập vào máy thì tốc độ rất chậm, có khi thiếu chính xác. Nếu có điều kiện hơn, chúng ta sử dụng phần mền “chương trình Soạn giáo án & Đề thi trắc nghiệm” phiên bản 2.0 của Trung tâm Tin học nhà trường, đây là công cụ tiện ích tuyệt vời không thể thiếu cho các nhà giáo, có thể quý thầy cô đang vội với công việc hay chưa quen sử dụng máy vi tính, nhưng với chương trình này, quý thầy cô chỉ cần vài động tác nhấp chuột và nhập nội dung ( không cần phải cân lề, định dạng văn bản) là có ngay giáo án để in ra giấy. Với đề thi trắc nghiệm cũng thế, các thầy cô sẽ có ngay không những một đề, một bài kiểm tra mà có đến bốn đề, bốn bài kiểm tra và có bốn đáp án khác nhau (hoàn toàn không trùng lặp, và tuyệt đối chính xác) a. Yêu cầu phần cứng: Chương trình chạy trên môi trường 32 bit, Win Me, Win 2000, Win XP, Win 2003, Win Vista… - Để tối ưu tốc độ cần có bộ xử lý 586/100Mhz hoặc cao hơn càng tốt. - Bộ nhớ tối thiểu 16 Mb trở lên. - Chế độ màn hình High Color 16 bit màu trở lên, độ phân giải 800 x 600 hoặc 1024 x 768 ( small font). - Bộ CD-Rom tốc độ 2 trở lên. - Dung lượng đĩa cứng trống từ 30 Mb trở lên. b. Cài đặt, chạy chương trình, cách tạo giáo án và đề kiểm tra. Trước khi cài đặt, đóng tất cả chương trình ứng dụng, kể cả thanh công cụ của Microsoft Office, vietware. Với chức năng tự động autorun khi người sử dụng đặt đĩa vào ổ đĩa chương trình sẽ tự động cài đặt vào máy.Trường hợp hệ thống thông báo lỗi hoặc không tự động cài đặt được thì ta nên: - Chọn menu Start / Run - Nhập tên ổ đĩa CD vào và gỏ setup\setup( ví dụ: d:\ setup\install.exe) > Enter. Sau khi cài đặt, chương trình tạo nhóm, biểu tượng soạn GA & DT, ta kích chuột vào biểu tượng đó để chạy chương trình. - Cách tạo giáo án: Trên menu Hồ sơ, kích chuột vào Tạo mới chọn giáo án - nhập đầy đủ nội dung ( không cần định dạng) – kích chuột vào nút Hoàn tất là ta có ngay một giáo án, lúc này ta có thể hiệu chỉnh, sửa nội dung hoặc chèn các kí tự đặc biệt, các hình ảnh vào và lưu lại tại ổ đĩa và thư mục nơi ta chứa tập tin. c. Cách in Giáo án: Sau khi hoàn tất việc soạn, để in ra giấy, ta kích chuột vào menu In trên menu Hồ sơ, hoặc bấm phím Ctrl + P. Đây là cách in ra giấy A4 thông thường để kẹp vào album (giáo án album), hoặc để đóng tập, còn nếu để tiện in thành sách ta phải sử dụng thêm chương trình ClikBook phiên bản 7.0. ( Hoặc lưu vào USP để đưa đến chổ in chuyên dùng) 2. Cách tạo đề thi trắc nghiệm: - Trên menu hồ sơ kích chuột vào Tạo mới, chọn đề thi mới, chọn môn học. - Kích chọn khối, lớp. - Nhập số vào khung Số câu ( từ 4 đến 1.000 câu) - Nhập số vào khung số đề thi trộn khác nhau. - Kích chuột vào nút bắt đầu tạo đề mới. - Nhập nội dung đề vào phần câu hỏi, câu trả lời và chọn câu có đáp án đúng nhất, kích chuột vào hộp kiểm. - Lưu lại, rồi chuyển qua câu tiếp theo, cứ như thế cho đến câu cuối cùng. - In ra giấy, phần dành phát cho học sinh. - Đáp án chấm sẽ in ở mục đáp án. 3. Cách thiết kế giáo án điện tử: Để thực hiện được loại giáo án này, chúng ta cần biết sử dụng một số chương trình thông dụng để hổ trợ như: Microsoft PowerPoint Xp – Adobe Photoshop 7.0 – Xara 3D 5.0 Hero Video 3000 – Sound Fore 7.0 –ACDsee 5.0 – Question Tools Foto Canvas – Flash Saver Maker – Flip Album – Ulead PhotoImpact 7.0 Những bước thực hiện: Bước 1: Khởi động chương trình PowerPoint, khi mở chương trình này ta sẽ có một file hiện hành. Một file gồm nhiều Slide ( khung hình) Khi nhấp chữ file trên menu Bar, ta sẽ có các lệnh liên quan đến file. Ví dụ: File – New (mở một file mới). Bước 2: Tạo khung hình mẫu: Khi mở chương trình PowerPoint, ta đã có sẳn một Slide mẫu, trong đó có: - Một khung nhỏ A (Click to add title). - Một khung nhỏ B (Click to add Subtitle) - Muốn chọn một khung hình khác ta nhấp vào chữ Format và chọn Silde Layout, (Format - Silde Layout) - Chọn cỡ giấy, chiều giấy, Fond chữ. - Bước 3: Tạo nền bằng nền mẫu: Silde Layout - Nếu muốn tạo một nền bằng nền mẫu cho khung hình ta nhấp vào Format và chọn Silde Design, màn hình sẽ hiện ra Hộp Design Templates. Format > Silde Design > Design Templates Lưu ý: Nếu ta chưa nhấp mouse vào Silde mà ta đã tạo nền mẫu, thì nền mẫu này mặc nhiên xuất hiện trong toàn bộ các Silde của tập tin giáo án điện tử ( nghĩa là sau này mỗi khi tạo Silde mới, thì đã có nền mẫu này). - Bước 4: Tạo nền bằng màu - Kiểu nền -Hình ảnh ( Format - Backgound) Muốn tạo một nền bằng hình mẫu, kiểu nền hoặc hình ảnh cho Silde, ta nhấp vào Format và chọn Backgound, màn hình sẽ hiện ra hộp Backgound Format > Backgound > Hộp Backgound Lưu ý: Nếu ta chưa nhấp mouse vào Silde mà ta đã tạo nền mẫu, thì nền mẫu này mặc nhiên xuất hiện trong toàn bộ các Silde của tập tin giáo án điện tử ( nghĩa là sau này mỗi khi tạo Silde mới, thì đã có nền mẫu này). Bước 5: Tạo hiệu ứng nền – SLIDE TRANSITION Hiệu ứng là kĩ xão làm cho nền của Silde xuất hiện lạ mắt, gây hứng thú cho học sinh. Muốn tạo một hiệu ứng cho nền, ta nhấp vào Silde Show ( trên thanh Menu Bar) và chọn Silde Transition, màn hình sẽ hiện ra Hộp Silde transitionn. Silde Show > Silde transition > Hộp Silde transition Bước 6: Tạo chữ - CHARACTER FORMAT FONT Muốn tạo loại chữ, kiểu chữ. cỡ chữ, ta nhấp vào chữ Format và chọn Font, màn hình sẽ hiện ra Hộp Font: Fomat > Font > Hộp Font. Nếu muốn tạo chữ nghệ thuật, ta nhấp vào Insert, chọn picture và chọn tiếp WordArt, màn hình sẽ hiện ra Hộp WordArt Gallery: Insert > Picture > WordArt > Hộp WordArt Gallery - Bước 7: Tạo hiệu ứng chữ - ANIMATION SCHEES Hiệu ứng là kĩ xão làm cho chữ của Silde xuất hiện lạ mắt, gây hứng thú cho học sinh. Muốn tạo một hiệu ứng cho chữ, ta nhấp vào Silde Show (trên thanh Menu Bar) và chọn Animation Schemes, màn hình sẽ hiện ra Hộp Silde Design (với chữ Animation Schemes được in đậm). Silde Show > Animation Schemes > Hộp Silde Design - Bước 8: Tạo âm thanh – SOUND, Thu giong nói, Bài hát minh hoạ- RECORD NARRATION - Nếu muốn tạo âm thanh, ta nhấp vào Silde Show và chọn Slide Trasition, màn hình sẽ hiện ra hộp thoại Silde Transition, trong hộp này ta chọn SOUND Silde Show> Silde Transition > Hộp Silde Transition > Sound - Nếu muốn thu giọng nói, bài hát ta nhấp vào Silde Show và chọn Record Narration, màn hình sẽ hiện ra hộp thoại Record Narration. Silde Show> Record Narration > Hộp Record Narration Bước 9: Trình chiếu trên lớp –SIDESHOW Muốn trình chiếu (Dạy trên lớp), ta nhấp vào Silde Show và chọn View Show ( Hoặc nhấn phím F5) màn hình sẽ chuyển sang chế độ trình diễn. Silde show > View Show ( hoặc phím F5) Sử dụng công cụ Pen khi đang trình chiếu. Lúc này giáo viên nên sử dụng Remode, thay cho mouse, vì như thế sẽ hạn chế việc di chuyển của giáo viên trên lớp. Đóng gói tập tin ( Để tiết kiệm thời gian ta lưu với phần tên mở rộng là *pps ( powerpoint show) để mỗi khi ta kích chuột vào các tập tin này là nó sẽ tự động chạy thẳng vào trình chiếu trên màn hình, bỏ qua được bước khởi động chương trình Powerpoint) Ví dụ: Soạn bài NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý ( tt) Tiết 128 Ngữ văn Khối 9 Tiết 128 Nghĩa Tường Minh và Hàm Ý (tt) Ngày soạn: Ngày dạy: GV: NGUYỄN HỮU TẠO Tìm hiểu bài: I. Điều kiện sử dụng hàm ý: 1.HS đọc Ví dụ 1 (SGK) 2. Nhận xét: Hàm ý: C1:Sau bữa ăn này con không được ăn ở nhà với thầy mẹ và em nữa. Mẹ đã bán con. C2:Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị ở thôn Đoài. Silde 1 Silde 2 ( có âm thanh nền xuyên suốt từ Silde 1 đến Silde 12 để thay cho nội dung bài giảng.) Hỏi: - Hàm ý trong câu nào rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ như vậy? - Chi tiết nào cho thấy cái Tý đã hiểu hàm ý của mẹ? Sự “ giãy nảy và những câu nói trong tiếng khóc: U bán con thật đấy ư?” chứng tỏ cái Tý đã hiểu ý mẹ. Như vậy cả 2 câu nói của chị Dậu đều có sử dụng hàm ý. Chị đã ý thức đưa hàm ý vào trong câu nói của mình. Silde 3 Silde 4 Vậy để sử dụng hàm ý, cần có những điều kiện nào? HS rút ra phần Ghi nhớ. (Đọc ghi nhớ) Để sử dụng hàm ý cần có 2 điều kiện: Người nói ( người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói. Người nghe ( người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý Silde 5 Silde 6 Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất: kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi. ( Lỗ Tấn, Cố hương) B. Luyện tập: HS độc lập làm các bài tập 1 ,2 bài tập 3: Điền vào luợt nói của B: mình bận học bài, hoặc phải ôn thi… Trong đó: Ai hỏi, ai trả lời? Bài tập 4: Tìm hàm ý của Lỗ Tấn qua việc ông so sánh “ hy vọng” với “ con đường” trong các câu sau. Silde 7 Silde 8 Học sinh làm tiếp bài tập 5: GV gọi HS lên bảng thực hành. Cũng cố: Nêu các điều kiện sử dụng hàm ý? Tìm 1 ví dụ thực tế trong cuộc sống để chứng minh người nói đã đưa hàm ý vào lời nói - người nghe hiểu được hàm ý Silde 9 Silde 10 Nhận xét chung: Về nội dung bài học và những ví dụ đã phân tích. Hướng dẫn học ở nhà: Học thuộc phần Nghĩa tường minh và hàm ý, cách sử dụng. Chuẩn bị tốt bài Ôn tập thơ để làm tốt bài kiểm tra. Silde 11 Silde 12 III. Kết quả: Giáo án vi tính, giáo án điện tử không hoàn toàn thay thế được vai trò của người giáo viên trên lớp. Ngược lại, việc sử dụng giáo án vi tính, giáo án điện tử trong giảng dạy đòi hỏi người thầy giáo phải có một bản lĩnh thật vững vàng vì không khí, cảm xúc của tiết dạy có thể bị xé lẻ, vụt vặt, dễ làm cho tiết dạy khô khan, không mượt mà. Mặt khác, bên cạnh phần chiếu lên màn hình (thay cho ghi bảng), người giáo viên vẫn phải dụng công trong lời giảng, tổ chức tốt tiến trình lên lớp (đặc biệt là khâu hướng dẫn học sinh xây dựng bài), phối hợp nhịp nhàng, linh hoạt giữa việc giảng và điều khiển máy để phát huy tối đa tác dụng của những hình ảnh trực quan. Nói cách khác giáo viên vẫn là người quyết định thành công của tiết dạy, giáo án vi tính và điện tử chỉ là một công cụ hổ trợ, nó không chỉ giúp giáo viên đảm bảo, nhấn mạnh được những nội dung cơ bản, trọng tâm bằng màu sắc, cỡ chữ, hình ảnh, âm thanh mà còn là một hình thức trực quan sinh động, mới mẻ phù hợp với tâm lý và sở thích của học sinh bậc THCS. Tóm lại, ưu thế lớn nhất của giáo án vi tính, giáo án điện tử là có thể sử dụng đa đạng và chủ động các phương tiện trực quan hổ trợ cho bài học. Muốn phát huy hết ưu thế này, người giáo viên phải bỏ nhiều công sức, tiền bạc và cả thời gian để tìm kiếm tài liệu, chuẩn bị giáo án một cách công phu hơn rất nhiều so với việc soạn thông thường. Nhưng bù lại đem đến cho học sinh hứng thú trong học tập, hiểu bài nhanh, và ham thích học nhất là bộ môn ngữ văn. Khó khăn là hiện nay, không phải trường nào cũng đã trang bị đầy đủ máy vi tính, đèn chiếu, phòng Lab…, và mặt bằng về trình độ vi tính của giáo viên chúng ta (nhất là giáo viên các môn khoa học xã hội) chỉ ở mức độ trung bình nên việc thiết kế một giáo án điện tử cũng là một thử thách không nhỏ. Tuy vậy, nếu chịu khó đầu tư cho một năm học thật kĩ càng, thì các năm tiếp theo sẽ trở nên vô cùng nhẹ nhàng. Có thể chúng ta chuẩn bị trước từ trong hè, khi bước vào năm học có để sử dụng.(Tham khảo trước bảng dự kiến phân công chuyên môn năm học mới) IV. Nguyên nhân thành công: Trước hết người giáo viên phải thật sự yêu nghề, sống với nghề, tận tuỵ với công việc, và phải thường xuyên học tập, tự nâng cao trình độ về mọi mặt, nhất là khả năng sư phạm, cách ứng xử tình huống, trình độ vi tính, ngoại ngữ, để làm gương cho học sinh noi theo, và tạo cho các tiết lên lớp của mình có kết quả cao nhất. Tôi nghĩ rằng: “trong những năm học tiếp theo, việc sử dụng giáo án vi tính và giáo án điện tử là một xu thế tất yếu, nếu chúng ta không muốn mình là người lạc hậu so với thời đại phát triển hiện nay.” Tìm cách để học, đọc và ghi nhớ mọi thông tin liên quan đến nghề nghiệp, nhất là việc áp dụng công nghệ thông tin vào nhà trường. V. Bài học kinh nghiệm: Do tình hình thực tế nhà trường, và của các em học sinh, hơn nửa do yêu thích khám phá Tin học, bản thân tôi luôn mày mò, tự học, đọc thêm tài liệu mà tôi đã sưu tầm từ khắp các nguồn: Sách báo, nghe chương trình dạy Vi tính trên truyền hình, sách tin học, lượm lặt từ Internet, học qua đồng nghiệp, bạn bè nên tôi đã lưu tâm đến việc soạn giáo án trên máy vi tính và về sau soạn giáo án điện tử, từ đó tôi dành nhiều thời gian cho việc soạn giảng, trong năm học tới nếu có đủ phương tiện thì tôi sẽ trình chiếu giáo án điện tử, bằng chưa thì tôi sẽ sử dụng giáo án album, vì tuổi già rất ngại ngồi để chép lại giáo án cũ, khi đã có, nếu cần thay đổi nội dung nào, tôi chỉ cần một vài thao tác nhấp chuột là xong ( in ra và cho vào album). - Giáo án điện tử thường phải ngắn gọn, bao gồm 2 phần chính là hệ thống câu hỏi và phần bài ghi, những vấn đề chính học sinh cần nắm. Ngoài ra còn có phần giảng của giáo viên thì không cần hiển thị lên màn hình mà chỉ lướt qua ( bằng âm thanh). - Phần trực quan cho học sinh tham khảo rất đa dạng như: chân dung, hình ảnh hoạt động của tác giả, phim tư liệu, phim chuyển thể từ tác phẩm, bài hát phổ thơ, diễn ngâm tác phẩm.v.v… - Chú ý xây dựng hệ thống câu hỏi, vì nó thể hiện rõ tích chất đổi mới phương pháp dạy học nêu vấn đề ( câu hỏi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp có tác dụng gợi mở, dẫn dắt học sinh nhằm hình thành kiến thức mới.Có thể dùng nhiều câu hỏi: tái hiện, gợi mở, và nêu vấn đề, thảo luận nhóm, dùng phiếu học tập.v.v… - Giáo viên phải lựa chọn được những ý tưởng, và biết cách sử dung từ, ngữ thật cô động, hàm xúc. VI. Phương hướng triển khai: Sáng kiến kinh nghiệm này trước mắt có thể triển khai trong đơn vị, hoặc các bạn đồng nghiệp xa gần, bởi lẽ cũng không có điều gì trở ngại, trong khi ngành Giáo dục khuyến khích việc soạn giáo án trên máy tính và giáo án điện tử. Việc đầu tiên là các thầy cô nên sắm cho mình một máy vi tính, một USP, các loại khác (máy in, đèn chiếu silde, máy ảnh, máy Scanner…) có thể nhờ nhà trường hoặc các điểm dịch vụ giúp đỡ. Kiến nghị: Về cơ sở vật chất, mong rằng nhà trường sớm trang bị đầy đủ máy tính, đèn chiếu silde, máy Scanner, máy in LaserJet, đầu DVD… giúp giáo viên có điều kiện sử dụng. Tạo mọi điều kiện thuận lợi, và khuyến khích mọi giáo viên trong trường sử dụng giáo án trên máy, và giáo án điện tử. Các cấp lãnh đạo chuyên môn hằng năm nên tổ chức cuộc thi soạn giáo án trên máy tính và giáo án điện tử để phong trào ngày càng phát triển vá có chất lượng cao. Ngành Giáo dục nên có những chương trình soạn giáo án điện tử dễ sử dụng để phổ biến đến tay giáo viên, và tiến tới sử dụng đại trà, vì đây là một vấn đề có tính thời sự trong ngành ta. KẾT LUẬN: Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ nhoi mà bản thân tôi đã thu nhặt được trong thời gian qua, tuy chỉ là bước đầu vừa làm vừa học, có những thao tác quên, tôi đã vừa cầm sách hướng dẫn vừa làm theo, hoặc gọi điện thoại cho đồng nghiệp nhờ hướng dẫn. Nhưng tôi mạnh dạn chia sẻ với các thầy cô, để những ai có nhu cầu thì chúng ta cùng giúp nhau tiến bộ trong nghề nghiệp của mình. Qua đây tôi muốn khẳng định những ưu thế của giáo án vi tính và giáo án điện tử xem đó như một xu thế tất yếu của thời đại công nghệ thông tin. Do Thời gian chưa nhiều, tìm hiểu còn hạn hẹp nên những vấn đề trình bày trên đây còn hạn chế và không tránh khỏi những sai sót, rất mong có sự góp ý trao đổi thêm của mọi người. Đối với một số thầy cô giáo khác, có thể đây là điều đã biết, rất mong có sự chỉ bảo thêm của các bạn đồng nghiệp, để thời gian tới bản thân tôi có nhiều kinh nghiệm hơn. Chân thành cám ơn. Gia an, ngày 15 tháng 4 năm 2008 Người viết Nguyễn Hữu Tạo Xác nhận của Hội Đồng Khoa học.

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem Ngu van nam 2008.doc