Thực trạng về sử dụng bài tập trong dạy học hóa học
1 – Thời điểm dạy học sử dụng bài tập hóa học
Chủ yếu ở các thời điểm;
• Học bài mới.
• Các tiết luyện tập, ôn tập.
• Các tiết tăng tiết, phụ đạo, bồi dưỡng.
2 – Mức độ sử dụng – nguyên nhân sử dụng bài tập trong dạy học hóa học
Hiện nay việc sử dụng bài tập vào DHHH còn hạn chế chỉ ở mức độ tự luận và trắc nghiệm ở dạng tính toán và lí thuyết là chủ yếu, bài tập thực nghiệm thì còn ít. Nếu thực nghiệm là những bài tập thực hành đơn giản được hướng dẫn một cách chi tiết cụ thể.Còn tính toán trong thực hành thì rất ít.
3 – Đánh giá số lượng và mức độ bài tập trong sách giáo khoa hóa học
3.1 – Số lượng
Bài tập trong sách giáo khoa hóa học lớp 11 nhiều mỗi một bài học có ít nhất là 5 bài tập ở sau. Các bài luyện tập, ôn tập có khoảng 9 bài trở lên.
3.2 – Mức độ
Bài tập ở mức độ biết, hiểu thì nhiều khoảng 80% còn khoảng 20% là vận dụng.Tuy mức độ biết hiểu nhiều nhưng còn nhiều học sinh chưa giải được bài tập.
32 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 11/07/2022 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bài tập trong dạy học hóa vô cơ 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục
Trang
Trang phụ bìa: i
Lời cam đoan: ii
Lời cám ơn: iii
Mục lục: 1
Danh mục các cụm từ viết tắc: 3
Phần I: MỞ ĐẦU
I – Lí do chọn đề tài: 4
II – Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: 4
III- Đối tượng và khách thể nghiên cứu: 5
IV – Phạm vi nghiên cứu: 5
V – Lịch sử của vấn đề nghiên cứu: 6
VI – Ý nghĩa và đóng góp mới của đề tài: 6
VII – Phương pháp nghiên cứu: 7
VIII – Cấu trúc của đề tài: 7
Phần II: NỘI DUNG
Chương 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ SÁCH BÀI TẬP – THỜI GIAN CHO LUYỆN GIẢI - SỐ LƯỢNG CÁC LOẠI BÀI TẬP HÓA HỌC 11
1 – Các loại sách bài tập hóa học 9
2 – Việc sử dụng thời gian cho việc luyện giải bài tập 9
3 – Các loại bài tập và số lượng 10
3.1 – Các loại bài tập 10
3.2 – Số lượng bài tập 10
Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC VÔ CƠ 11
I. Thực trạng về sử dụng bài tập trong dạy học hóa học 12
1 – Thời điểm dạy, học sử dụng bài tập hóa học 12
2 – Mức độ sử dụng – nguyên nhân 12
3 – Đánh giá số lượng và mức độ bài tập trong sách giáo khoa 12
3.1 – Số lượng 12
3.2 – Mức độ 12
4 – Các loại bài tập cần sưu tầm, bổ xung – nguyên nhân 12
5 – Xu hướng sử dụng bài tập tự luận – trắc nghiệm
của giáo viên và học sinh hiện nay- nguyên nhân 12
5.1 – Xu hướng sử dụng BTTL của giáo viên và học sinh 12
5.2 – Xu hướng sử dụng BTTN của giáo viên và học sinh hiện nay 13
5.3 – Nguyên Nhân 13
II. Thực trạng về hiệu quả của bài tập trong dạy học hóa học 13
1 – Vai trò của bài tập trong dạy học 13
2 – Tác động của bài tập đối với giáo, viên học sinh 14
2.1 – Đối với giáo viên 14
2.2 – Đối với học sinh 15
3 – Khả năng của học sinh làm bài tập 15
3.1 – Nhóm thứ nhất 15
3.2 – Nhóm thứ hai 15
3.3 – Nhóm thứ ba 15
4 – Nhận thức của học sinh thông qua giải bài tập 15
5 – Mức độ đáp ứng của bài tập trong việc dạy học 16
Chương 3: THỰC TIỄN: THIẾT KẾ MỘT
SỐ BÀI GIẢNG CÓ SỬ DỤNG BÀI TẬP
ÁP DỤNG VÀO DẠY HỌC HÓA HỌC VÔ CƠ 11
* Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li 17
* Nitơ 22
* Amoniac và muối amoni 27
Phầng III: KẾT LUẬN
1 – Những công việc đã làm: 32
2 – Kết luận: 32
3 – Một số ý kiến đề xuất. 32
Tài liệu tham khảo 32
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt Đọc là
1 – SGK Sách giáo khoa
2 – PGS – TS Phó giáo sư, tiến sĩ.
3 – TNTL Trắc nghiệm tự luận
4 – TNKQ Trắc nghiệm khách quan
5 – THPT Trung học phổ thông
6 – BTTN Bài tập trắc nghiệm
7 – PPDH Phương pháp dạy học
8 – DHHH Dạy học hóa học
9 – GV- HS giáo viên – học sinh
Phần I: MỞ ĐẦU
I . LÍ DO CHỌN DỀ TÀI .
Để thực hiện tốt vai trò của người giáo viên hóa học là truyền đạt kiến thức và rèn luyện kĩ năng hóa học cho học sinh , thì mỗi giáo viên hóa học nhất thiết phải nắm vững kiến thức chuyên ngành đó là những lí thuyết, khái niệm, giải bài tập hóa học thành thạo , kĩ năng nghiệp vụ sư phạm tốt , một kĩ năng quan trọng không thể thiếu đối với mỗi giáo viên đó là ; kĩ năng sử dụng bài tập trong dạy học hóa học.
Để thực hiện được mục tiêu của quá trình dạy học là đào tạo nên những học sinh gỏi toàn diện về học lực, phẩm chất đạo đức thì vai trò của kĩ năng sử dụng bài tập trong quá trình dạy học là một khâu rất quan trọng .
Một thực trạng học sinh hiện nay là lười học bài nếu bài học quá dài thì người học sẽ chán từ đó dẫn đến tình trạng hỏng kiến thức cơ bản hoặc nghiêm trọng hơn nữa là thi rớt dẫn đến chất lượng đào tạo giảm sút .
Một lí do không kém quan trọng nữa là thông qua bài tập sẽ làm cho bài giảng của người giáo viên hóa học giảm tính khô cứng, khó hiểu, mà trở nên gần gũi, dễ hiểu đối với người học làm cho bài giảng trở nên sinh động, xúc tích.Để làm được điều đó thì nhất thiết phải sử dụng bài tập vào trong quá trình dạy học hóa học.Nhưng sử dụng như thế nào là đúng, hợp lí thì đấy là một vấn đề không đơn giản.
Chính vì những lí do trên và do đây chỉ là đề tài thực tiễn giáo dục, thực tập tốt nghiệp nên cần phải nghiên cứu vấn đề “ sử dụng bài tập trong dạy học hóa vô cơ 11”.
II . MỤC ĐÍCH , NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .
1. Mục đích .
Mục đích thiết thực nhất là đối với người nghiên cứu sẽ nắm vững được những phương pháp sử dụng bài tập trong quá trình dạy học hóa học để đạt hiệu quả cao .
Nếu đề tài thành công thì đây là tài liệu hữu ích để cho giáo viên hóa học tham khảo .
2. Nhiệm vụ .
Thu thập tất cả các tài liệu có liên quan đến vấn đề sử dụng bài tập như ; sách hướng dẫn sử dụng bài tập , các bài viết của các giáo viên ở trên các trang web , tạp chí hóa học .
Tham khảo các loại sách như ; SGK cơ bản và nâng cao , sách giải các bài tập trong SGK cơ bản và nâng cao, sách bài tập cơ bản và nâng cao , sách dùng cho giáo viên . Các sách phân loại và phương pháp giải , sách chuyên đề v.v
Thu thập kinh nghiệm của các giáo viên hóa học.
Biên soạn lại thành từng mục cụ thể nhưng phải có sự sàng lọc và giữa các mục phải có mối liên hệ logic và quan trọng là phải đi đùng hướng nghiên cứu .
III . ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU .
1. Đối tượng .
Đó là các lí thuyết, nguyên tắc, bài tập có liên quan đến việc sử dụng bài tập trong dạy học hóa học .
2. Khách thể .
Đó là các là các trang Wed, sách phương pháp, sách bài tập, sách giáo viên, tạp chí , bài báo có liên quang dến vấn đề nghiên cứu, giáo viên, học sinh v.v
IV . PHẠM VI NGHIÊN CỨU .
1. Giới hạn về phạm vi .
Do đây chỉ là đề tài thực tập tốt nghiệp mà mỗi sinh viên khoa hóa học cần phải làm để tìm hiểu một vấn đề trong thực tiễn giáo dục để sau khi tốt nghiệp sẽ có sự hiểu biết nhất định một khía cạnh của thực tiễn giáo dục hiện nay, góp phần làm phong phú thêm vốn kiến thức, kĩ năng sư phạm để phục vụ cho việc dạy và học của mỗi giáo viên hóa học sau này . Mặt khác đây chỉ là bước đầu tập dợt nghiên cứu khoa học mục đích nâng cao trình độ tự học đó là nắm được cách thức nghiên cứu . Cho nên phạm vi nghiên cứu nhỏ chỉ giới hạn trong khu vực nội bộ của trường Lấp Vò II .
2. Giới hạn về nội dung nghiên cứu .
Môn học hóa học có mặt ở 2 cấp đó là cấp II và cấp III ; cấp II bắt đầu từ 8, 9. Cấp III là 10 ,11, 12 . Do đó phạm vi rất rộng nếu ta nghiên cứu hết . Với lại đây chỉ là đề tài thực tập tốt nghiệp mục tiêu trọng tâm là làm cho mỗi sinh viên nắm vững cách thức nghiên cứu với lại thời gian để làm đề tài có hạn cho nên đề tài này trọng tâm nghiên cứu là ở cơ sở lí luận sau đó vận dụng vào phân loại bài tập . Chính vì vậy giới hạn nội dung nghiên cứu của đề tài là “Sử dụng bài tập dạy học hóa vô cơ 11”.
V . LỊCH SỬ CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .
Vấn đề sử dụng bài tập vào dạy học hóa từ trước cho đến nay đối với mỗi giáo viên chu yếu là dựa vào kinh nghiệm dạy học cho nên đây là một vấn đề còn mới mẽ cho nên tài liệu nghiên cứu còn ít. Phần lớn các giáo viên chỉ nêu ra những nhận xét, ý kiến, sáng kiến được rút ra từ thực tiễn của quá trình dạy học và được viết trên những trang Wed hóa học như : Cộng đồng hóa học Việt Nam H2VN , thư viện trực tuyến Violet , Blog hóa học v.v
Đề tài có sự nghiên cứu sâu và được viết thành sách đó là tài liệu : “Sử dụng bài tập trong dạy học hóa học ở trường phổ thông” .Tác giả PGS-TS : Nguyễn Xuân Trường .
VI . Ý NGHĨA VÀ ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI .
1 . Ý Nghĩa .
Góp phấn vào công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay là hạn chế và cuối cùng là chấm dứt hẳn lối học vẹt , dạy chay mà chuyển sang học biết , hiểu , vận dụng phát triển tư duy sáng tạo , độc lập tìm tòi của học sinh , từ đó chuyển hẳn sang tập trung ở người học , người học là nhân tố tích cực trong quá trình dạy học .
2 . Đóng góp mới của đề tài .
Vận dụng những lí thuyết đã được học vào thực tế dạy học từ đó tiếp thu những thông tin từ kết quả học tập của học sinh , và những sáng tạo của giáo viên trong quá trình dạy học để việc sử dụng bài tập được tốt hơn .
VII . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .
1. Phương pháp thu thập tài liệu .
Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài từ đó thu thập tài liệu từ các nguồn khác nhau: đọc sách báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo khoa học, các đề tài nghiên cứu có liên quan và truy cập Internet.
2. Phương pháp quan sát .
Tham gia dự giờ các tiết dạy học của giáo viên từ đó quan sát hoạt động của giáo viên và học sinh .
3. Phương pháp trò chuyện .
Trong quá trình thực tập trò chuyện với các giáo viên hóa học về cách sử dụng bài tập trong dạy học hóa học như thế nào là tích cực đúng với quá trình dạy học?. Kết quả đạt được ra sao?. thuận lợi, khó khăn và những bất cập đó là gì ?. những góp ý về vấn đề sử dụng bài tập .
VIII . CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI .
Đề tài gồm ba phần chính: mở đầu, nội dung và kết luận.
Mở đầu
Nội dung
Chương 1:Tìm hiểu chung về sách bài tập – thời gian cho luyện giải - số lượng các loại bài tập
1 - Các loại sách bài tập hóa học 11.
2 - Việc sử dụng thời gian cho việc luyện giải bài tập .
3 - Các loại bài tập – số lượng
Chương 2 : Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
I -Thực trạng về sử dụng bài tập trong dạy học hóa học .
1 -Thời điểm dạy, học sử dụng bài tập hóa học .
2 -Mức độ sử dụng – Nguyên nhân .
3 -Đánh giá số lượng và mức độ bài tập trong SGK .
4 -Các loại bài tập cần sưu tầm , bổ xung –nguyên nhân .
5 -Xu hướng sử dụng bài tập tự luận-trắc nghiệm của GV, HS hiện nay-Nguyên nhân .
II - Thực trạng về hiệu quả của bài tập trong dạy học hóa học .
1 -Vai trò của bài tập trong dạy học .
2 - Tác động của bài tập đối với giáo viên học sinh
3 - Khả năng của học sinh làm bài tập .
4 - Nhận thức của HS thông qua giải bài tập .
5 - Mức độ đáp ứng của bài tập trong việc dạy , học .
Chương 3:Thực Tiễn:Thiết kế một số bài giảng có sử dụng bài tập vận dụng vào dạy hoc hóa học vô cơ 11.
- Kết luận và kiến nghị
Phần II: NỘI DUNG
Chương 1:TÌM HIỂU CHUNG VỀ SÁCH BÀI TẬP – THỜI GIAN CHO LUYỆN GIẢI – SỐ LƯỢNG CÁC LOẠI BÀI TẬP HÓA HỌC VÔ CƠ 11
1 – Các loại sách bài tập hóa học lớp
- Sách bài tập hóa học 11 nâng cao. Tác giả:Lê Xuân Trọng, Từ Ngọc Ánh, Phạm Văn Hoan, Cao Thị Thặng. NXB giáo dục.
- Sách bài tập hóa học 11 cơ bản. Tác giả: Nguyễn Xuân Trường, Từ Ngọc Ánh, Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền. NXB giáo dục.
- Các sách bài tập hóa học lớp 11 tham khảo như;
200 bài tập hóa học nâng cao 11( theo chương trình phân ban THPT).Tác giả: Nguyễn Văn Thoại, Nguyễn Văn Thoại.NXB Đại Học Sư Phạm.
40 bộ đề kiểm tra trắc nghiệm hóa học 11.Tác giả: Ngô Ngọc An. NXB Đại Học Sư Phạm.
Cơ sở lí thuyết và 500 câu hỏi trắc nghiệm hóa học 11.Tác giả: Nguyễn Phước Hòa Tân. NXB Đại Học Sư Phạm.
450 bài tập trắc nghiệm hóa học 11( theo chương trình phân ban THPT).Tác giả: Lê Xuân Trọng( chủ biên), Ngô Ngọc An, Từ Ngọc Ánh. NXB Đại Học Sư Phạm.
450 bài tập trắc nghiệm hóa học 11.Tác giả: Lê Thanh Xuân. NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
Và nhiều sách khác,.
2 – Việc sử dụng thời gian cho việc luyện giải bài tập
Đối với giáo viên hóa học việc sử dụng thời gian cho việc luyện giải bài tập là một khâu rất quan trọng, bởi vì nó đảm bảo việc hệ thống hóa, mở rộng, đào sâu kiến thức cho học sinh để đạt kết quả cao trong việc học hóa học việc sử dụng thời gian giải bài tập được áp dụng vào các thời điểm;
- Dạy học bài mới ở trên lớp: tronmg quá trình dạy học ở trên lớp việc áp dụng bài tập làm cho học sinh trở nên hứng thú học tập,tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng, giúp cho người giáo viên tạo được tình huống có vấn đề.
- Dạy học ở các tiết ôn tập: giúp người giáo viên hệ thống hóa, đào sâu kiến thức làm cho học sinh tích cực giải bài tập,
- Dạy học ở các tiết bồi dưỡng phụ đạo: tạo điều kiện để phân hóa học sinh, dạy học theo học lực làm cho người học sinh giỏi không nhàm chán, khi giải bài tập dễ, Còn học sinh trung bình, yếu không chán nản khi giải bài tập khó.
3 – Các loại bài tập – số lượng bài tập hóa học
3.1 – Các loại bài tập hóa học nói chung
Quá trình dạy học hóa học gồm 3 giai đoạn: Dạy học bài mới, ôn tập hệ thống hóa kiến thức và luyện tập, kiểm tra đánh giá kết quả dạy học tùy giai đoạn mà có sự phân loại khác nhau cụ thể;
Ở giai đoạn dạy học bài mới
Ta nên phân loại bài tập theo nội dung để phục vụ cho việc dạy học và củng cố bài mới.Tên của mỗi loại bài tập có thể như tên các chương trong sách giáo khoa.
Ví dụ: ở lớp 10 THPT ta có
+ Bài tập về cấu tạo nguyên tử
+ Bài tập về bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn
+ Bài tập về liên kết hóa học v.v
Ở giai đoạn ôn tập
Hệ thống hóa các kiến thức và kiểm tra, đánh giá do mang tính tổng hợp, có sự phối hợp giữa các chương ta nên phân loại dựa trên cơ sở sau;
- Dựa vào tính chất hoạt động của học sinh khi giải bài tập, có thể chia thành bài tập lí thuyết(khi giải không phải làm thí nghiệm) và bài tập thực nghiệm ( khi giải phải làm thí nghiệm).
- Dựa vào chức năng của bài tập có thể chia bài tập đòi hỏi sự tái hiện kiến thức( biết, hiểu, vận dung), bài tập rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo (Phân tích, tổng hợp, đánh giá).
- Dựa vào tính chất của bài tập có thể chia thành bài tập định tính và định lượng.
- Dựa vào kiểu hay dạng bài tập có thể chia thể chia thành;
+ Bài tập xác định CTPT của hợp chất
+ Bài tập xác định thành phần % của hỗn hợp
+ Bài tập nhận biết các chất
+ Bài tập nhận biết các chất
+ Bài tập tách các chất ra khỏi hỗn hợp
+ Bài tập điều chế các chất
+ Bài tập bằng hình vẽ...
- Dựa vào khối lượng kiến thức có thể chia thành bài tập đơn giảng hay bài tập phức tạp ( hoặc cơ bản hay tổng hợp).
-Trong thực tế dạy học, có 2 cách phân loại bài tập có ý nghĩa hơn cả là phân loại theo nội dung và dạng bài.
3.2 – Các loại bài tập hóa học
- Dựa vào nội dung từng chương trong sách giáo khoa hóa học 11 gồm các loại bài tập;
+ Bài tập sự điện li
+ Bài tập nitơ – photpho
+Bài tập Cacbon – Silic
3.3 – Số lượng bài tập hóa học
Nhìn chung do việc dạy học và thi cử hiện nay chủ yếu sử dụng BTTN, bài tập tự luận thì ngày càng ít.Tuy nhiên yếu tố tự luận cũng đã được sử dụng trong BTTN.
Số lượng bài tập hiện nay rất nhiều nhưng sử dụng như thế nào còn phụ thuộc vào PPDH của mỗi người giáo viên.Cụ thể trên giá sách của chúng ta có rất nhiều sách nhưng chưa giải hết tất cả những bài tập có trong sách đó, chỉ khi cần những bài tập nào thì mới tham khảo, giải.
Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC VÔ CƠ 11
I. Thực trạng về sử dụng bài tập trong dạy học hóa học
1 – Thời điểm dạy học sử dụng bài tập hóa học
Chủ yếu ở các thời điểm;
Học bài mới.
Các tiết luyện tập, ôn tập.
Các tiết tăng tiết, phụ đạo, bồi dưỡng.
2 – Mức độ sử dụng – nguyên nhân sử dụng bài tập trong dạy học hóa học
Hiện nay việc sử dụng bài tập vào DHHH còn hạn chế chỉ ở mức độ tự luận và trắc nghiệm ở dạng tính toán và lí thuyết là chủ yếu, bài tập thực nghiệm thì còn ít. Nếu thực nghiệm là những bài tập thực hành đơn giản được hướng dẫn một cách chi tiết cụ thể.Còn tính toán trong thực hành thì rất ít.
3 – Đánh giá số lượng và mức độ bài tập trong sách giáo khoa hóa học
3.1 – Số lượng
Bài tập trong sách giáo khoa hóa học lớp 11 nhiều mỗi một bài học có ít nhất là 5 bài tập ở sau. Các bài luyện tập, ôn tập có khoảng 9 bài trở lên.
3.2 – Mức độ
Bài tập ở mức độ biết, hiểu thì nhiều khoảng 80% còn khoảng 20% là vận dụng.Tuy mức độ biết hiểu nhiều nhưng còn nhiều học sinh chưa giải được bài tập.
4 – Các loại bài tập cần sưu tầm, bổ xung – nguyên nhân
Hiện nay BTHH thì cần bổ xung các bài tập thực nghiệm có yêu cầu tính toán, giải thích các hiện tượng trong thực tiễn, thực hành để rèn luyện kĩ năng thực hành hóa học cho học sinh.
* Nguyên Nhân: hiện nay theo xu hướng học để thi cử nên bài tập thực nghiệm còn ít, nhưng theo quan điểm toàn diện sự học phải phát triển toàn diện học sinh nên cần phải bổ xung.
5 – Xu hướng sử dụng bài tập tự luận, trắc nghiệm của giáo viên và học sinh hiện nay- nguyên nhân
5.1 – Xu hướng sử dụng BTTL của giáo viên và học sinh
- BTTL thì nên sử dụng các bài tập hạn chế các yếu tố giả định rắc rối, không thực hiện được bằng thực nghiệm. Sử dụng các bài tập giải hệ phương trình,tính toán theo công thức và phương trình hóa học.Các câu hỏi thì hệ thống hóa các kiến thức chính của bài. Sử dụng các bài tập phân phối theo chương trình của sách giáo khoa hóa học 11.
5.2 – Xu hướng sử dụng BTTN của giáo viên và học sinh hiện nay
- Các BTTN có xen vào các yếu tố tự luận.
- Sử dụng các BTTN trong một câu hỏi chỉ yêu cầu giải quyết một hoặc hain vấn đề, vì thời gian làm bài khi thi cử mỗi một câu không nhiều.
- Các BTTN nhiều lựa chọn trong các câu trả lời chỉ có một đáp án đúng.
5.3 – Nguyên Nhân
- Do hình thức thi tốt nghiệp, Đại Học, Cao Đẳng.
- Các bài tập phải là các vấn đề giải quyết trong thực tiễn, phải có liên quan đến thực tế.
-Kiến thức phải nắm nhanh chóng có trọng tâm nhưng toàn diện.
- Do học sinh hiện nay học rất nhiều môn dẫn đến khối lượng kiến thức rất lớn chính vì vậy cần phải có PPDH để học sinh tiếp thu bài nhanh chóng toàn diện.
- Học hiện nay phải gắn liền với đời sống sản xuất, thực tế cho thấy học 10 nhưng chỉ có ứng dụng một .Các hiện tượng thực tế không quá phức tạp.Cho nên bài tập hóa học cần phải giảm bớt các yếu tố giả định
II. Thực trạng về hiệu quả của bài tập trong dạy học hóa học
1 – Vai trò của bài tập trong dạy học
- Bài tập hóa học là một hình thức củng cố, ôn tập, hệ thồng hóa kiến thức một cách sinh động và cụ thể. Khi giải bài tập học sinh phải nhớ lại những kiến thức đã học, phải đào sâu một số khía cạnh nào đó của kiến thức hoặc phải tổ hợp huy động nhiều kiến thức để giải quyết được bài tập.Tất cả các thao tác tư duy đó góp phần củng cố, khắc sâu, mở rộng kiến thức cho học sinh.
- Trong giảng dạy hóa học ở trường phổ thông bài tập có vai trò rất quang trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo:Nó vừa là mục đích, nội dung, phương pháp dạy học hiệu nghiệm. Nó cung cấp cho học sinh kiến thức, con đường dành lấy kiến thức và cả hứng thú say mê nhận thức.
- Bài tập hóa học được sử dụng làm phương tiện nghiên cứu tài liệu mới, khi trang bị kiến thức cho học sinh nhằm đảm bảo cho học sinh lĩnh hội được kiến thức một cách sâu cắc và vững chắc. Việc nghiên cứu kiến thức mới thường được bắt đầu bằng cách nêu vấn đề. Mỗi một vấn đề xuất hiện do nghiên sứu tài liệu mới cũng là một bài tập cho học sinh. Để làm một vấn đề mới trở nên hấp dẫn và xây dựng vấn đề mới còn có thể dùng cách giải bài tập. Việc xây dựng các vấn đề dạy học bằng tập không những để kích thích được hứng thú cao của học sinh đối với ngững kiến thức mới sắp được học, mà còn tạo ra khả năng củng cố kiến thức đax có và xây dựng mối liên hệ giữa kiến thức cũ và mới.
Bài tập hóa học là một phương tiện có tầm quan trọng trong việc phát triển tư duy hóa học cho học sinh, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp nghhieen cứu khoa học. Bởi vậy giải bài tập là một phương thức tự lực cơ bản của học sinh. Trong thực tiễn dạy học tư duy hóa học, được hiểu là “kỹ năng quang sát hiện tượng hóa học phân tích một hiện tượng phức tạp thành những bộn phận thành phần, xác lập mối liên hệ dịnh tính và định lượng của các hiện tượng, đoán trước các hệ quả từ các lý thuyết và áp dụng kiến thức của mình”. Trước khi giải bài tập học sinh phải phân tích điều kiện của đề bài tự xây dựng các lập luận,thực hiện tính toán khi cần thiết, có thể tiến hành thực nghiệm, thực hiện phép đo,trong những điều kiện đó, tư duy logic, tư duy sáng tạo của học sinh được phát triển, năng lực giải quyết vấn đề được nâng cao.
Bài tập hóa học là một phương tiện rất tốt để rèn luyện những kỹ năng, kỹ xão, liên hệ lý thuyết với thực tế, vận dụng kiến thức đã học vào trong đời sống sản xuất. Bởi “ kiên thưc sẽ được nắm vững thực sự, nếu học có thể vận dụng thành thạo chúng vào việc hoàn thành những bài tập lý thuyết hoặc thực hành”.Từ đó có tác dụng giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hường nghiệp cho học sinh.
- Bài tập hóa học còn có tác dụng cho học sinh về phẩm chất tư tưởng đạo đức. Qua các bài tập về lịch sử, có thể cho học sinh thấy được quá trình phát sinh những tư tưởng và quan điểm kho học tiến bộ trên thế giới cũng như của nước nhà. Thông qua việc giải các bài tập, còn rèn luyện cho học sinh phẩm chất độc lập suy nghĩ, tính kiên trì dũng cảm, khắc phục khó khăn, tính chính xác khoa học kích thích hứng thú học tập môn hóa học nói riêng và học tập nói chung.
- Bài tập hóa học còn là một phương tiện rất có hiệu quả để kiểm tra kiến thức, kĩ năng của học sinh một cách chính xác. Trong quá trình dạy học, khâu kiểm tra đánh giá việc nắm tri thức kỹ năng, kỹ xão của học sinh có một ý nghĩa quan trọng. Một trong những biện pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là cho học sinh giải các bài tập. Thông qua việc giải bài tập của học sinh, giáo viên còn biết kết quả giảng dạy của mình, từ đó có phương pháp điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động dạy của mình cũng như hoạt động của học sinh.
- Ngoài ra mức cao hơn hơn mức luyện tập thông thường học sinh phải biết vận dụng kiến thức phải biết vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo để giải quyết bài tập trong những tình huống mới, hoàn cảnh mới, biết đề xuất đánh giá theo ý kiến riêng của bản thân, biết đề xuất các giải pháp khác nhau khi xử lý một tình huống,thông qua đó bài tập hóa học giúp phát triển năng lực sáng tạo của học sinh để đánh giá, đồng thời phát triển được năng lực sáng tạo cho họ.
- Như vậy với nét đặc thù của mình, bài tập hóa học có một vai trò to lớn trong việc tập luyện, bồi dưỡng phát triển năng lực sáng tạo, của học sinh trong dạy học.
2 – Tác động của bài tập đối với giáo, viên học sinh
2.1 – Đối với giáo viên
- Sử dụng bài tập để tạo tình huống trong dạy học, làm cho học sinh hứng thú trong quá trình học tập.
- Thông qua các bài tập để kiểm tra đánh giá học sinh sau khoảng thời gian học một chương, một bài từ đó phát hiện được những lệch lạt để điều chỉnh.Ưu điểm thì bồi dưỡng.
- Thông qua bài tập hóa học để phân hóa học sinh thành những nhóm dạy.
2.2 – Đối với học sinh
- Làm cho học sinh thích thú khi giải được một bài.
- Cũng cố, đào sâu, mở rộng những kiến thức đã học.
- Rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo giải bài tập.
- Phát triển ngôn ngữ hóa học.
- Phát triển khả năng tư duy logic của học sinh
3 – Khả năng của học sinh làm bài tập
3.1 – Nhóm thứ nhất
- Là các học sinh chỉ nắm bắt được các kiến thức đơn giản với điều kiện ôn tập nhiều lần.Có thể làm được bài tập theo mẫu, chưa giải quyết được tình huống mới.Học sinh của nhóm này có trí nhớ kém, ít khi xác định đúng bản chất của các khái niệm, thường mắc sai sót trong khi viết phương trình phản ứng. Ít khi phát hiện được những nguyên nhân của hiện tượng và biến đổi của hóa học.Những học sinh này chỉ làm được các bài tập đơn giản, không biết phân tích các điều kiện của bài toán trong tình huống mới, trong giờ học sự chú ý của nhóm học sinh này chỉ chú ý một thời gian đầu , sau đó là mất tập trung.
3.2 – Nhóm thứ hai
- Có thể nắm nhanh và hiểu bản chất của vấn đề học tập nhưng lại chóng quên, nhóm này có thể giải được các bài tập tương tự với mức độ cao hn và đã xác định được các điều kiện, từng giai đoạn của bài toán, đã lí luận được quá trình giải nhưng không thường xuyên và hợp lí.
- Các học sinh đã cụ thể hóa được các khái niệm, quy luật.Nhiều học sinh đã thay thế việc xác định khái niệm bằng việc mô tả khài niệm, hình dung được các quá trin hf xảy ra trong dung dịch nhưng chưa thật sự hiểu rõ.Viết đúng các phương trình phản ứng hiểu bản chất của phản ứng song không thường xuyên.
3.3 – Nhóm thứ ba
- Là nhóm có mức độ nhận thức cao nhất, học sinh nhóm này tiếp thu dễ dàng, nhanh hiểu và nhớ vận dụng kiến thức vào tình huống mới.Nhóm này hoàn thành tương đối đầy đủ, đúng bài tập, biết liên hệ giữa nội dung bài học và kiến thức cũ, biết so sánh khái quát quá trình kiểm tra, thăm dò đặc điểm tâm lí, kiến thức sử lí tình huống trên lớp.
4 – Nhận thức của học sinh thông qua giải bài tập
- Thông qua giải bài tập học sinh hiểu được các khái niệm một cách rõ ràng.
- Làm cho sự ghi nhớ các khái niệm một cách lâu bền,khó quên.
- Hình thành thoái quen giải bài tập một cách thường xuyên, hiếu học, thích khám phá.
5 – Mức độ đáp ứng của bài tập trong việc dạy học
Trên thị trường sách hiện nay có rất nhiều sách, thực tể trên giá sách chỉ có vài cuốn nhưng chưa khai thác hết.Từ thực tế dạy học cho thấy các bài tập đáp ứng được hết các yêu cầu của việc giảng dạy và học.Nhưng cần phải có sự sàng lọc để phù hợp với mục tiêu dạy và học, để tránh việc làm bài tập lang mang từ đó đạt kết quả cao trong việc dạy và học.
Chương 3: THỰC TIỄN: THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI GIẢNG CÓ SỬ DỤNG BÀI TẬP ÁP DỤNG VÀO DẠY HỌC HÓA HỌC VÔ CƠ 11
THIẾT KẾ GIÁO ÁN
PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI
A . MỤC TIÊU
1 . Kiến Thức .
HS hiểu : bản chất và điều kiện của phảnt ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
2 . Kĩ Năng .
HS vận dụng các điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li để làm đúng bài tập lí thuyết , bài tập thực nghiệm .
HS viết đúng phương trình ion đầy đủ và phương trình ion rút gọn của phản ứng
3 . Thái Độ Nhận Thức :
HS tập trung quan sát , lắng nghe thầy giảng bài .
B . CHUẨN BỊ .
Chuẩn bị dụng cụ và hóa chất để làm các thí nghiệm sau ;
Na2SO4 + BaCl2 à BaSO4 + 2 NaCl
NaOH +
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_bai_tap_trong_day_hoc_hoa_vo_c.doc