Đồ dùng dạy học là gì ?
Đồ dùng dạy học bao gồm các thiết bị dạy học mà nhờ đó giáo viên minh hoạ truyền thụ kiến thức cho học sinh, là một trong những điều kiện quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy - học, là nội dung nguồn thông tin giúp giáo viên tổ chức điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh. Đồ dùng dạy học bao gồm :
(I) Tài liệu học tập : các tài liệu học tập như sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập.
(II) Các phương tiện thí nghiệm và lao động sản xuất: máy móc, dụng cụ, hoá chất.
(III) Các phương tiện và tài liệu trực quan: mô hình, tranh ảnh, bản đồ, mẩu vật, phim, phim đèn chiếu, bản trong,băng đĩa ghi âm, băng đĩa ghi hình, đĩa mềm vi tính.
(IV) Các phương tiện kỹ thuật dạy học:
• Phương tiện nghe nhìn: máy chiếu phim, máy chiếu đa năng, máy đèn chiếu, máy chiếu qua đầu, máy ghi âm, máy thu hình, máy vi tính máy chiếu hình đục, máy thu thanh
• Các phương tiện trực quan khác : máy kiểm tra, máy dạy học, bảng phụ cho giáo viên và học sinh.
Trong đó thiết bị dạy học tối thiểu của môn Công Nghệ 6 – phân môn Kinh Tế Gia Đình gồm:
Tranh ảnh : 8 tranh / 27 bài
Mẩu vật : các mẩu vải cho chương 1,
Dụng cụ : dụng cụ thực hành may áo gối, dụng cụ tỉa hoa cho chương 3
Băng hình :
Vật liệu tiêu hao : chỉ, phấn may, vải
2. Vì sao cần thiết sử dụng các đồ dùng dạy học trong dạy - học môn Công Nghệ?
Môn Công Nghệ là một môn học ứng dụng, gắn liền với kĩ thuật, vì vậy cần có các đồ dùng dạy học để Hs nghiên cứu lí thuyết, làm thí nghiệm và thực hành.
16 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dùng dạy học trong một tiết giảng dạy Công nghệ 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TAO
TRƯỜNG THCS TÂN MỸ
&
ĐỀ TÀI SKKN
SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
TRONG MỘT TIẾT GIẢNG DẠY
CÔNG NGHỆ 6
Năm học : 2007 - 2008
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Kính thưa quý thầy cô và các anh chị đồng nghiệp
Người ta vẫn thường nói rằng “trăm nghe không bằng một thấy”, trong một trường hợp chứng minh cho ai một việc gì người ta cũng thường nói phải có vật chứng cụ thể. Tôi nói con gà đẻ trứng vàng thì tôi phải đưa được con gà, quả trứng vàng ra thì bạn mói tin. Ít ra tôi cũng có thể chỉ được chủ nhân con gà và chắc chắn rằng bạn đã biết chủ nhân con gà đó.
Trong dạy học cũng vậy, “vật chứng” cũng rất quan trọng. Nhất là môn học công nghệ. Chúng ta nói món ăn ngon, phối hợp đồ hợp lí sẽ làm cho người mặc đẹp hơnnhưng chỉ nói, nói và nói thì dẫn đến chúng ta dể làm cho HS nhàm chán. Trường hợp này thì vật chứng thật sự trở nên rất quan trọng. vật chứng mà tôi nói ở trên trong chuyên môn chúng ta gọi là đồ dùng dạy học.
Có lẽ không phải bàn cãi nhiều về tác dụng của việc sử dụng đồ dùng dạy học trong công tác giảng dạy với chương trình mới là nhằm giúp cho tư duy nhận thức của HS phát triển theo chiều hướng lôgic là : từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng đến thực tiễn.
Đến đây chắc chắn ai cũng sẽ cười vì rằng “Môn Công Nghệ thì làm gì, dạy sao mà chẳng được, là môn phụ ấy mà”. Vâng, đó cũng chính là suy nghĩ của những phụ huynh học sinh, của học sinh và của cả ngay những giáo viên. Những suy nghĩ ấy đã làm cho môn công nghệ được coi là thứ yếu trong các môn. từ đó dẫn đến tâm lí chán ngán môn học và gây rất nhiều khó khăn cho giáo viên đứng lớp môn này.Nếu người giáo viên dạy suông chỉ lấy tư liệu sách giáo khoa thì rất dể gây nhàm chán. Vì vậy lúc này đồ dùng dạy học là người bạn thân thiết của giáo viên, người giáo viên lên lớp không có đồ dùng dạy học thì cũng giống như người lính ra trận mà không có vũ khí. Nhất là với môn Công Nghệ, một môn được coi là không quan trong trọng trong công tác dạy học trong nhà trường phổ thông.
II: TÌM HIỂU NỘI DUNG ĐỀ TÀI :
1. Đồ dùng dạy học là gì ?
Đồ dùng dạy học bao gồm các thiết bị dạy học mà nhờ đó giáo viên minh hoạ truyền thụ kiến thức cho học sinh, là một trong những điều kiện quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy - học, là nội dung nguồn thông tin giúp giáo viên tổ chức điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh. Đồ dùng dạy học bao gồm :
Tài liệu học tập : các tài liệu học tập như sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập..
Các phương tiện thí nghiệm và lao động sản xuất: máy móc, dụng cụ, hoá chất.
Các phương tiện và tài liệu trực quan: mô hình, tranh ảnh, bản đồ, mẩu vật, phim, phim đèn chiếu, bản trong,băng đĩa ghi âm, băng đĩa ghi hình, đĩa mềm vi tính.
Các phương tiện kỹ thuật dạy học:
Phương tiện nghe nhìn: máy chiếu phim, máy chiếu đa năng, máy đèn chiếu, máy chiếu qua đầu, máy ghi âm, máy thu hình, máy vi tính máy chiếu hình đục, máy thu thanh
Các phương tiện trực quan khác : máy kiểm tra, máy dạy học, bảng phụ cho giáo viên và học sinh.
| Trong đó thiết bị dạy học tối thiểu của môn Công Nghệ 6 – phân môn Kinh Tế Gia Đình gồm:
Tranh ảnh : 8 tranh / 27 bài
Mẩu vật : các mẩu vải cho chương 1,
Dụng cụ : dụng cụ thực hành may áo gối, dụng cụ tỉa hoa cho chương 3
Băng hình :
Vật liệu tiêu hao : chỉ, phấn may, vải
2. Vì sao cần thiết sử dụng các đồ dùng dạy học trong dạy - học môn Công Nghệ?
Môn Công Nghệ là một môn học ứng dụng, gắn liền với kĩ thuật, vì vậy cần có các đồ dùng dạy học để Hs nghiên cứu lí thuyết, làm thí nghiệm và thực hành.
3. Sử dụng đồ dùng dạy học trong trường hợp nào?
Theo tôi, nên sử dụng đồ dùng dạy học trong các trường hợp sau đây:
FKhi đối tượng thật quá to hay quá nhỏ.
Ví dụ: phối hợp các loại vải, các loại quần áo
FKhi đối tượng hay quá trình không có trong lớp học
Ví dụ : như khi giảng về sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở thì cần phải có mô hình. giảng về các món ăn, các phương pháp chế biến thì cần phải có tranh minh hoạ
FKhi đối tượng mà ta không thấy ở điều kiện thường được.
Ví dụ như các phương pháp chế biến thực phẩm
Ngoài ra, đôi khi chúng ta sử dụng thêm bản phụ dùng trong các trường hợp thảo luận nhóm, soạn câu hỏi cho nhóm thảo luận
4. Những tác dụng của việc sử dụng đồ dùng dạy học.
|Tăng cường hoạt động nhận thức của học sinh: vì các đồ dùng dạy học góp phần nâng cao tính trực quan của quá trình dạy học, giúp học sinh tiếp cận với các sự vật hiện tượng; các đồ dùng dạy học còn là phương tiện chứa đựng và chuyển tải thông tin. th
|Giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức, phát triển kỹ năng thực hành: ví dụ như đốt sợi vải, nhúng vải trong nước cho HS quan sát từ đó nêu lên những tính chất của các loại vải, Hs tự phối hợp các màu sắc của vải từ đó rút ra được nội dung cuả việc phối hợp các loại trang phục. Đồng thời cũng góp phần xây dụng kỹ năng thực hành cho HS.
|Kích thích hứng thú học tập của HS: đồ dùng dạy học có tác dụng kích thích sự hứng thú học tập của học sinh trong quá trình học tập, tạo ra động cơ học tập cho HS, rèn luyện thái độ tích cực học tập. ví dụ như khi cho HS quan sát các mẫu áo gối làm sẳn, quy trình may áo gối HS rất hứng thú và háo hức thực hành tự mình hoàn thiện sản phẩm, hay khi cho Hs quan sát sản pảâm và quy trình trộn hỗn hợp HS rất thích mong muốn thực hành và trong tiết thực hành các em làm rất tốt.
|Phát triển trí tuệ của HS,
|Giáo dục nhân cách của HS: Thông qua các thí nghiệm, thực hành, sủ dụng các mẫu vật tranh ảnh giúp HS nhận thức bản chất và giải thích một cách khoa học các hiện tượng tự nhiên xã hội, rèn luyện khả năng quan sát, tính cần cù tác phong làm việc nghiêm túc để hoàn thành công việc một cách khoa học.
è Tóm lại : Sử dụng đồ dùng dạy học tốt giúp giáo viên và học mất ít thời gian và công sức và tổ chức công việc phụ trong lớp học, dành nhiều thời gian cho các hoạt động dạy và học, thực hiện có hiệu quả bài học.
5. Kết luận :
Trong phương pháp dạy học theo chương trình mới thì đồ dùng dạy học có vai trò quan trọng như tôi phân tích ở trên. Nhưng vấn đề tôi muốn trao đổi là sử dụng các thiết bị dạy học như thế nào cho có hiệu quả trong dạy và học đồng thời phù hợp với điều kiện thực tế. Nếu chúng ta biết sử dụng các loại đồ dùng dạy học một cách hợp lí sẽ tạo được sự rung động, ấn tượng đẹp, giúp các em cảm thụ nội dung bài học tốt hơn.
III. VẬN DỤNG TRONG THỰC TẾ:
1. Tình hình thực tế ở địa phương:
a. Thuận lợi :
Nhà trường đã dược cung cấp đầy đủ các thiết bị dạy học tối thiểu.
Những thiết bị dạy học, mẫu vật dùng trong giảng dạy hay thực ahnh2 thì GV cũng có thể d6ẻ dàng tìm kiếm xung quanh , tự làm hay sử dụng những thiết bị của các môn khác hổ trợ . một số tồn tại xung quanh rất dể tìm.
Sách giáo khoa có kênh hình in màu đẹp không chỉ có tác dụng minh hoạ mà còn là nguồn thông tin là nội dung để HS nghiên cứu học tập
b. Khó khăn :
Trường là một vùng nông thôn, các phương tiện kỹ thuật phục vụ dạy học còn nhiều khó khăn. HS là con em nhà làm nông, làm công nhân nên gia đình chưa quan tâm đến việc học của các em. Có quan tâm chăng thì người ta chưa chú trong đến môn học. vẫn còn quan niệm môn chính - phụ trong học tập. Bên cạnh đó bản thân của các em cũng chưa thật sự yêu thích môn học. Các em chỉ học theo nghĩa vụ chứ chưa say mê dẫn đến kết quả học tập của các em đối với môn chưa cao thậm chí có em còn bị điểm khống. Các giờ học trôi qua nặng nề tẻ nhkhie6u
è Qua những năm giảng dạy môn Công Nghệ 6, tuy là môn không nằm trong chuyên ngành của tôi, nhưng trước tình hình thực tế trên tôi rất băn khoăn suy nghĩ mày mò tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục. tôi phát hiện ở những bài học có nhiều tranh ảnh, có sự hổ trợ của các thiết bị dạy học các em hứng thú học hơn. Tuy nhiên số lượng tranh ảnh phục vụ cho việc dạy - học chưa nhiều, muốn cho tiết học sinh động đòi hỏi người giáo viên phải biết phối hợp khia thác các tranh ảnh trong SGK trảnh ảnh sưu tầm từ thực tế cuộc sống có chọn lọc và khai thác triệt để các thông tin, phương tiện.
Được sự giúp đỡ của Ban Giám Hiệu nhà trường và sự động viên của tổ chuyên môn tôi bắt đầu áp dụng đề tài của mình.
2. Vận dụng :
Sau đây tôi xin trình bày minh hoạ một tiết học có sự hổ trợ của các thiết bị dạy học.
VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
A. YÊU CẦU
Giúp HS hiểu :
Thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm.
Biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cách lựa chọn thực phẩm phù hợp để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Có ý thực giữ vệ sinh an toàn thực phảm, quan tâm bảo vệ sức khoẻ của bản thân và cộng đồng, phòng chống ngộ độc thức ăn.
B. CHUẨN BỊ :
Tìm hiểu tư liệu sách báo về tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nghiên cứu SGK, SGV..
Các hình vẽ phóng to 3.14; 3.15; 3.16 sgk
Tranh ảnh sưu tầm minh hoạ cho bài học.
Bản phụ cho HS thảo luận.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TIẾT 1 :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định lớp : kiểm tra ss
2. Kiểm tra bài cũ :
GV treo bảng phụ lên bảng.
Gọi 2 HS
Em hãy điền vào bản phụ giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn đối với cơ thể con người và cho vd từng nhóm?
Em hãy cho biết ý nghĩa của việc chia nhóm thức ăn?
GV cho HS khác nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới :
Gv giới thiệu bài mói
Sức khoẻ của con người phần lớn phụ thuộc vào lượng và loại thức ăn mỗi ngày. Hệ thống tiêu hoá sẽ làm việc để biến thức ăn thành chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Tuy nhiên, trên thực tế có những thực phẩm khi ăn vào đã làm cho cơ thể mệt mỏi, ngộ độc, làm tốn kém tiền bạc chạy chữa và có khi cướp đi mạng sống con người. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu và có biện pháp phòng tránh.
Gv ghi tựa bài lên bảng
GV hỏi HS : em cho biết vệ sinh thực phẩm là gì?
Vậy thế nào nhiễm trùng nhiễm độc thực phẩm ta sẽ học phần 1
Gv cho HS quan sát 2 tấm hình chụp thức ăn được bày bán ngoài đường và cung cấp thông tin những thức ăn như vậy có nguy cơ nhiễm trùng nhiễm độc. từ đó cho HS trả lời câu hỏi theo em thế nào nhiễm trùng thực phẩm?
Hỏi HS :
Em hãy nêu một số loại thực phẩm dể bị hư hỏng và giải thích tại sao?
Theo em, khi người trồng rau sử dụng thuốc trừ sâu thuốc bảo vệ thực vật không cho phép, hoặc sử dụng quá liều thì rau đó có được coi là nhiễm trùng không? (không) gọi là gì(nhiễm độc).
Khi ăn phải một món ăn bị nhiễm trùng nhiễm độc thì có thể bị gì?
GV chuyển ý sang phần 2
Treo tranh vẽ phóng to hình 3.14 sgk lên bảng và treo bảng phụ lên yêu cầu HS điền vào chỗ trống.
115oC
100oC
Đây là nhiệt độ an toàn trong nấu nướng, vi khuẩn bị tiêu diệt.
80oC
70oC
60 oC
50 oC
Đây là nhiệt độ vi khuẩn không thể sinh nở nhưng cũng không chết hoàn toàn.
37 oC
20 oC
10 oC
0 oC
Đây là nhiệt độ nguy hiểm, vi khuẩn có thể sinh nở mau chóng
-10 oC
-20 oC
Đây là nhiệt độ vi khuẩn không thể sinh nở nhưng cũng không thể chết
Gv hỏi HS: Theo em, thì nhiệt độ nào là an toàn cho thực phẩm?
GV: Qua đây chúng ta thấy ăn chín uống sôi là rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ, cho nên khi nấu thực phẩm phải nấu chín, khi đó vi khuẩn gây hại mới bị tiêu diệt. Thực phẩm chỉ nên ăn gọn trong ngày và không để thực phẩm thức ăn quá lâu vì như thế vi khuẩn sinh nở làm thực phẩm bị nhiễm trùng.
Cho Hs liên hệ thực phẩm để trong tủ lạnh có đảm bảo an toàn hay không ? vì sao ?
Gv chuyển ý và giao việc cho HS:
- Quan sát tranh vẽ 3.15 sgk
- Trả lời câu hỏi: Qua quan sát em thấy cần phải làm gì để tránh nhiễm trùng thực phẩm?
- Các nhóm liệt kê câu trả lời ra bảng phụ và có 3 phút để thực hiện sau đó trình bày lên bảng.
Sau khi mỗi nhóm HS trình bày phần trả lời của mình thì Gv nhận xét cùng HS rút ra những nguyên tắc chính.
GV Cho Hs liên hệ việc phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà sau đó kết lụân: Việc giữ gìn vệ sinh thực phẩm là điều cần thiết và phải thực hiện để đảm bảo sức khoẻ cho bản thân, gia đình và xã hội. Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm đồng thời tiết kiệm chi phí cho gia đình và xã hội.
4. Củng cố :
Em hãy quan sát tranh vẽ sau và cho biết những người trong tranh đã thực hiện đúng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm.
5. Dặn dò : Đọc phần tiếp theo.
6A
6B
Câu trả lời của HS:
Nhóm dd
Giá trị dd
VD
Nhóm giàu chất béo
Cung cấp chất béo
Mỡ, dầu đậu nành, dừa..
Nhóm giàu chất đường bột.
Cung cấp chất đường bột cho cơ thể
Bánh, bún gạo, kẹo.
Nhóm giàu chất đạm.
Cung cấp chủ yếu chất đạm cho cơ thể
Thịt, cá, hạt đậu nành, các loại đậu hạt..
Nhóm giàu chất khoáng, vitamin
Cung cấp chủ yếu chất khoáng và sinh tố
Các loại rau xanh, trái cây
+ Ý nghĩa của việc chia nhóm thức ăn là : giúp người tổ chức bữa ăn mua đủ thực phẩm cần thiết và thay đổi được món ăn cho đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị thời tiết mà vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
I. VỆ SINH THỰC PHẨM:
HS trả lời : Vệ sinh thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ngộ độc thức ăn.
1. Thế nào là nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm?
Hs quan sát hình và phân tích thức ăn bày bán ngoài lề đường không được che đậy cẩn thận dể bị vi trùng vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến nhiễm trùng. Đưa ra câu trả lời.
| Sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm được gọi là nhiễm trùng thực phẩm.
Hs trao đổi để trả lời câu hỏi của GV:
Thịt gia cầm gia súc, các loài thuỷ hải sảnkhông được bảo quản đúng yêu cầu dể bị vi khuẩn xâm nhập và phá huỷ sẽ bị nhiễm trùng.
Thịt rau quả tươi mua về không chế biến ngay, không để nơi thoáng mát
| Sự xâm nhập của chất độc ( hoặc độc tố có sẳn trong động thực vật) gọi là sự nhiễm độc thực phẩm.
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn ?
Hs điền nội dung vào bảng phụ sau:
Nhiệt độ. . . . . . . . .. . . . . : Vi khuẩn bị tiêu diệt.
Nhiệt độ. . . . . . . . .. . . . . : Vi khuẩn không thể sinh nở nhưng cũng không chết hoàn toàn.
Nhiệt độ. . . . . . . . .. . . . . : Vi khuẩn sinh nở mau chóng.
Nhiệt độ. . . . . . . . .. . . . . : Vi khuẩn không thể sinh nở nhưng cũng không chết.
3. Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm:
Hs làm việc theo nhóm theo yêu cầu của Gv
Đây là câu trả lời đúng của HS trong bảng phụ. Hs ghi nhận.
| Rửa tay sạch trước khi ăn.
| Vệ sinh nhà bếp.
| Rửa kĩ thực phẩm.
| Nấu chín thực phẩm.
| Đậy thức ăn cẩn thận.
| Bảo quản thực phẩm chu đáo.
HS quan sát và cho ý kiến.
3. kết quả đạt được:
Trong thực tế giảng dạy, tôi chỉ có thể áp dụng được các đồ dùng như tranh vẽ trong sgk, tranh sưu tầm trong cuộc sống, mẫu vật, bảng phụ. Còn những phương tiện kỹ thuật hổ trợ hiện đại như máy chiếuthì tôi vẫn chưa áp dụng được nhiều lí do.
Tuy nhiện qua những gì tôi áp dụng trong giảng dạy cũng đem lại cho tôi nhiều lợi lạc trong day- học:
Các em yêu thích môn học nhiều hơn.
Những bài thực hành sau các em tham gia nhiệt tình hơn. Có những bài thực hành trái buổi các em tham gia đầy đủ.
Điểm kiểm tra của các em được cải thiện rỏ rệt, điểm dưới trung bình rất ít.
Các em có thể ứng dụng kiến thức học được trong môn học vào việc giữ vệ sinh trường lớp, bản thân.
IV. NHỮNG KINH NGHIỆM RÚT RA :
Một đồ dùng thiết bị dạy học tốt sẽ hổ trợ cho Gv rất nhiều trong giảng dạy đồng thời góp phần giáo dục thẩm mỹ cho HS và góp phần khai thác bài dạy bài học tốt hơn. Nếu chúng ta biết sử dụng đồ dùng dạy học hợp lí sẽ tạo được sự rung động, ấn tượng tốt giúp các em học tập môn học tốt hơn.
V. PHỤ LỤC:
GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRANH ẢNH PHỤC VỤ CHO VIỆC DẠY HỌC VÀ SẢN PHẨM THỰC HÀNH CỦA HS:
THỰC HÀNH MÓN TRỘN DẦU GIẤM
THỰC HÀNH MÓN TRỘN HỔN HỢP
SẢN PHẨM CỦA HS
THỰC HÀNH
MỘT SỐ TRANH PHỤC VỤ CHO DẠY HỌC:
TRÊN ĐÂY LÀ PHẦN TRÌNH BÀY CỦA TÔI, CHỈ LÀ MỘT Ý NHỎ MÀ TÔI ÁP DỤNG ĐƯỢC TRONG CÔNG TÁC DẠY - HỌC CỦA MÌNH. NẾU CÓ GÌ SƠ SÓT MONG QUÝ THẦY CÔ GÓP Ý BỔ SUNG, TÔI CHÂN THÀNH CẢM ƠN.
Người thực hiện
Bùi Thị Yến Oanh
ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CỦA CÁC CẤP LÃNH ĐẠO.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_do_dung_day_hoc_trong_mot_tiet.doc