MỤC LỤC
PHẦN MỘT : ĐẶT VẤN ĐỀ Trang
1. XUẤT PHÁT TỪ YÊU CẦU ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC .2
2. XUẤT PHÁT TỪ THỰC TIỄN DẠY HỌC. . .3
3. XUẤT PHÁT TỪ TIỀM NĂNG SỬ DỤNG PTTQ ĐỐI VỚI CHƯƠNG V TIÊU HOÁ. .3
PHẦN HAI : NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PTTQ .4
1.1 Khái niệm về phương tiện trực quan
1.2 Vai trò của phương tiện trực quan
1.3 Các phương tiện trực quan
1.4 Các phương pháp sử dụng phương tiện trực quan.
1.5 Các nguyên tắc khi sử dụng phương tiện trực quan.
2. BIỆN PHÁP SỬ DỤNG PTTQ TRONG DẠY CHƯƠNG V SINH HỌC 8.6
2.1 Phương pháp sử dụng PTTQ trong bài 24. .6
2.1.1 Ở mục “ I Thức ăn và sự tiêu hoá”
2.1.2 Ở mục “ II Các cơ quan tiêu hoá”
2.2 Phương pháp sử dụng PTTQ trong bài 25. .8
2.2.1 Ở mục “ I Tiêu hoá ở khoang miệng”
2.2.2 Ở mục “ II Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản”
2.3 Phương pháp sử dụng PTTQ trong bài 27. .10
2.3.1 Ở mục “ I Cấu tạo dạ dày”
2.3.2 Ở mục “ II Tiêu hoá ở dạ dày”
2.4 Phương pháp sử dụng PTTQ trong bài 28. .11
2.4.1 Ở mục “ I Ruột non”
2.4.2 Ở mục “ II Tiêu hoá ở ruột non”
2.5 Phương pháp sử dụng PTTQ trong bài 29. .13
2.5.1 Ở mục “ I Hấp thụ chất dinh dưỡng”
2.5.2 Ở mục “ II Con đường vận chuyển, hấp thụ các chất và vai trò của gan”
2.6 Phương pháp sử dụng PTTQ trong bài 30. .15
2.6.1 Ở mục “ I Hấp thụ chất dinh dưỡng”
3. CÁC LƯU Ý ĐỂ SỬ DỤNG PTTQ CÓ HIỆU QUẢ. .16
PHẦN BA : KẾT LUẬN
1. KẾT LUẬN. .17
2. ĐỀ NGHỊ. .18
18 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 731 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Sử dụng phương tiện trực quan giảng dạy chương tiêu hoá Sinh học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Phần một : đặt vấn đề Trang
1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học .......................................................2
2. Xuất phát từ thực tiễn dạy học. ........................................................................................................ .3
3. Xuất phát từ tiềm năng sử dụng PTTQ đối với chương V Tiêu hoá. .......................3
Phần hai : nội dung
1. Cơ sở lý luận của việc sử dụng PTTQ ...........................................................................................4
1.1 Khái niệm về phương tiện trực quan
1.2 Vai trò của phương tiện trực quan
1.3 Các phương tiện trực quan
1.4 Các phương pháp sử dụng phương tiện trực quan.
1.5 Các nguyên tắc khi sử dụng phương tiện trực quan.
2. Biện pháp sử dụng PTTQ trong dạy chương V SInh học 8.........................................6
2.1 Phương pháp sử dụng PTTQ trong bài 24. .....................................................................................6
2.1.1 ở mục “ I Thức ăn và sự tiêu hoá”
2.1.2 ở mục “ II Các cơ quan tiêu hoá”
2.2 Phương pháp sử dụng PTTQ trong bài 25. ......................................................................................8
2.2.1 ở mục “ I Tiêu hoá ở khoang miệng”
2.2.2 ở mục “ II Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản”
2.3 Phương pháp sử dụng PTTQ trong bài 27. ...................................................................................10
2.3.1 ở mục “ I Cấu tạo dạ dày”
2.3.2 ở mục “ II Tiêu hoá ở dạ dày”
2.4 Phương pháp sử dụng PTTQ trong bài 28. ...................................................................................11
2.4.1 ở mục “ I Ruột non”
2.4.2 ở mục “ II Tiêu hoá ở ruột non”
2.5 Phương pháp sử dụng PTTQ trong bài 29. ...................................................................................13
2.5.1 ở mục “ I Hấp thụ chất dinh dưỡng”
2.5.2 ở mục “ II Con đường vận chuyển, hấp thụ các chất và vai trò của gan”
2.6 Phương pháp sử dụng PTTQ trong bài 30. ...................................................................................15
2.6.1 ở mục “ I Hấp thụ chất dinh dưỡng”
3. Các lưu ý để sử dụng PTTQ có hiệu quả. .................................................................................16
Phần ba : Kết luận
1. Kết luận. .................................................................................................................................................................17
2. Đề nghị. .....................................................................................................................................................................18
Phần một : đặt vấn đề
1.Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
* Hiện nay, khoa học Sinh học đã và đang từng bước phát triển vượt bậc, mang lại nhiều lợi ích vô cùng to lớn cho nước nhà, nhất là trong bối cảnh nước ta thực hiện Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xã hội đòi hỏi người học phải có năng lực sáng tạo,sử dụng các tri thức mới, khả năng đánh giá các sự kiện, các hiện tượng mới một cách thông minh, sáng suốt trong cuộc sống, trong lao động và trong quan hệ với mọi người.
* Đứng trước nhu cầu tất yếu của xã hội, ngành giáo dục phải đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của HS là yêu cầu cấp bách của thời đại, là xu thế tất yếu khách quan. Việc cải tiến và đổi mới PPDH luôn được Đảng và nhà nước quan tâm. Nghị quyết trung ương 2 (khoá VII) của Đảng khẳng định “Phải đổi mới phương pháp dạy học , khắc phục lối truyền đạt kiến thức một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo của người học” . Việc đổi mới PPDH hiện nay chính là việc dạy tốt và học tốt theo hướng lấy người học làm trung tâm của quá trình dạy học. Muốn vậy, giáo viên phải nắm vững và vận dụng các PPDH tích cực trong từng tiết dạy của mình.
* Để thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, ngành giáo dục nước ta đang tiến hành cuộc cách mạng cải cách giáo dục trên cả ba mặt : Mục tiêu, nội dung và phương pháp. Mục tiêu của giáo dục đã thay đổi phù hợp với yêu cầu của thời đại. Nội dung và chương trình SGK đã và đang tiếp tục thay đổi. Trước đây luật giáo dục coi SGK là pháp lệnh, không phát huy được tính tích cực, tự lực của HS. Hiện nay SGK và phương tiện dạy học , GV có thể thay đổi thông tin một cách hợp lí dựa theo chuẩn Kiến thức kĩ năng, kết hợp với PPDH để phát huy năng lực tự sáng tạo,tích cực của HS.
* Đổi mới PPDH không chỉ đơn thuần là dạy những vấn đề gì ? Mà còn phải dạy như thế nào? Phải dạy cho HS phương pháp tự học, phát huy tính tích cực học tập của HS để đáp ứng được mục tiêu giáo dục đề ra. Vì vậy đổi mới PPDH theo hướng đề cao vai trò chủ thể hoạt động của HS trong học tập.
* Qua nghiên cứu, tìm hiểu về lí luận đổi mới PPDH đến việc vận dụng phương pháp vào từng chương, từng khối lớp, từng môn học, từng bài, thậm chí là từng phần kiến thức phụ thuộc rất nhiều vào tư duy, nhận thức và năng lực sư phạm của mỗi GV. Việc đổi mới PPDH là cả một quá trình bền bỉ, từ việc đổi mới tư duy nhận thức của GV, đổi mới quan niệm dạy học đổi mới chương trình, phương pháp , phương tiện dạy họcDo vậy, mỗi giáo viên cần nhận thức việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực thì mới năng cao chất lượng dạy học, đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy một trong những phương pháp đáng chú ý nhất là sử dụng phương tiện trực quan trong giảng dạy Sinh học.
* Trong năm học 2011-2012 này để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu 3 đổi mới bản thân tôi đã đăng kí “ Đổi mới phương pháp dạy học”. Trong đó để làm tốt đổi mới phương pháp dạy học Sinh học thì việc đề ra các biện pháp sử dụng phương tiện trực quan (PTTQ) có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi vì với môn Sinh học thì số lượng PTTQ rất lớn, PTTQ là nguồn kiến thức, thúc đẩy tạo hứng thú cho người học. Đặc biệt trong giai đoạn triển khai ứng dụng Công nghệ thông tin rộng rãi trong dạy học.
2. Xuất phát từ thực tiễn dạy học
Trong thực tiễn giảng dạy Sinh học trong nhiều năm qua, tôi nhận thấy một số GV có sử dụng phương tiện trực quan nhưng còn hạn chế nên chưa khai thác hết hiệu quả. Đó là do những nguyên nhân sau.
- Khâu chuẩn bị bài, dụng cụ, đồ dùng học tập chưa tốt.
- Phương tiện, đồ dùng dạy học không đủ cho mỗi tiết học.
- Do GV chưa thường xuyên gọi các em lên bảng chỉ phương tiện trực quan như mô hình, tranh vẽ...
- Một số HS chưa có ý thức học tập , ngại tham gia phát biểu, không chịu quan sát tranh, mô hình.
- Một số HS có hoàn cảnh gia đình khó khăn nên thời gian dành cho học tập ít.
- Do tác động của nền kinh tế thị trường nên một phần nhỏ GV chưa thật sự đầu tư chu đáo, chưa nhiệt tình trong công tác giảng dạy của mình, chưa tích cực đổi mới PPDH Vì vậy, trong mỗi tiết học vẫn còn nhiều HS thụ động chờ đón kiến thức áp đặt từ GV hoặc từ các bạn học khá giỏi của lớp. Vậy làm sao để có thể khắc phục được những nguyên nhân trên, giúp cho HS học tốt trong từng tiết học, đặc biệt là đối với các bài có tranh ảnh, mô hình, mẫu vật góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Sinh học ở trường THCS ? Đó là kim chỉ nam dẫn dắt tôi đến những phần sau của sáng kiến kinh nghiệm này đồng thời giúp tôi rút ra được những kết luận quan trọng và bổ ích.
3. Xuất phát từ tiềm năng sử dụng phương tiện trực quan đối với các bài 24, 25, 27, 28, 29, 30 trong chương v tiêu hoá Sinh học 8
* Tiềm năng:
- Chương trình Sinh học lớp 8 “ Giải phẫu sinh lí người và vệ sinh” nghiên cứu đối tượng đặc biệt là chính con người do đó không thể quan sát mẫu vật thật ở nhiều nội dung kiến thức. Chính vì vậy mà phương tiện trực quan được sử dụng rất nhiều trong giảng dạy, đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành kiến thức cho HS.
- Trang thiết bị đồ dùng trên cấp cũng khá đầy đủ từ mô hình cho đến tranh vẽ. Mặt khác với việc đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin thì nguồn tài nguyên trên mạng Internet khá phong phú: sơ đồ, tranh ảnh, phim tư liệu, flash,... các trường đã nối mạng, được cấp nhiều máy tính, máy chiếu.... rất thuận lợi cho việc khai thác và ứng dụng vào giảng dạy.
- SGK cũng viết theo tinh thần đổi mới theo hướng tăng tính trực quan, thực hành nên nhiều nội dung khai thác kiến thức qua phương tiện trực quan.
* Mục đích:
- Đề xuất các biện pháp sử dụng phương tiện trực quan nhằm kích thích tính tích cực, tự lực của HS trong việc lĩnh hội kiến thức ở các bài 24, 25, 27, 28, 29, 30 trong chương Tiêu hoá Sinh học 8 THCS.
- Tích cực “ Đổi mới phương pháp dạy học ” để đáp ứng tốt nhiệm vụ được giao.
* Nội dung:
1. Hệ thống hoá cơ sở lí luận về phương pháp sử dụng phương tiện trực quan
2. Xây dựng hệ thống các phương tiện trực quan và biện pháp sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học các bài 24, 25, 27, 28, 29, 30 trong chương V Tiêu hoá Sinh học 8.
3. Các lưu ý để sử dụng phương tiện trực quan có hiệu quả.
Phần hai : nội dung
1. Cơ sở lý luận của việc sử dụng phương tiện trực quan
1.1Khái niệm về phương tiện trực quan.
- Phương tiện trực quan (PTTQ) là loại phương tiện dạy học qua quan sát trực tiếp mà người học thu nhận được kiến thức, kĩ năng, hoàn thành nhân cách.
1.2 Vai trò của phương tiện trực quan.
- PTTQ là phương tiện trong hoạt động dạy và hoạt động học.
- PTTQ là nguồn cung cấp kiến thức.
- PTTQ giúp học sinh chính xác hoá kiến thức.
- PTTQ giúp học sinh tư duy, hình thành nên kĩ năng, phát triển nhân cách.
1.3 Các phương tiện trực quan.
* Trong dạy học sinh học có 3 loại PTTQ chính:
1.3.1 Các vật tự nhiên : Mẫu sống, mẫu ngâm, mẫu nhồi, tiêu bản ép khô, tiêu bản hiển vi..
+ Khi HS quan sát mẫu ngâm, mẫu nhồi, tiêu bản ép khô, tiêu bản hiển vi, mẫu tươi sống, sẽ giúp các em có những biểu tượng cụ thể, sinh động về các động thực vật hoặc các cơ quan bộ phận của chúng.
Trong các vật tự nhiên thì vật sống, mẫu tươi có kích thước, màu sắc tự nhiên có giá trị sư phạm cao. Thực tế không phải bao giờ cũng có vật sống, gặp phải trường hợp này phải thay bằng mẫu ngâm, mẫu nhồi,mẫu ép khô....Đối với vật quá nhỏ,có kích thước hiển vi phải tổ chức xem trên kính. Khi hướng dẫn HS quan sát tiêu bản hiển vi thì cần có hình vẽ kèm theo, nêu rõ độ phóng đại khi quan sát HS dễ hình dung được kích thước thực của đối tượng nghiên cứu.
+ Phương pháp biểu diễn các vật tự nhiên thường được sử dụng để dạy các kiến thức có tính chất mô tả về mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng, đồng thời cũng để dạy các khái niệm bằng con đường quy nạp thông qua phân tích, so sánh một số dấu hiệu chung, tách ra các dấu hiệu bản chất của một nhóm đối tượng nghiên cứu.
+ Khi hướng dẫn HS quan sát cần theo một thứ tự nhất định. Chẳng hạn khi quan sát một cơ quan, một cơ thể nên đi từ ngoài vào trong, từ quan sát sơ bộ đến phân tích chi tiêt để tìm ra những đặc điểm riêng của đối tượng cần nghiên cứu, rồi khái quát những tài liệu quan sát được hình thành các khía niệm, quy luật sinh học.
1.3.2 Các vật tượng hình : Mô hình, tranh vẽ, ảnh, phim, sơ đồ, biểu đồ.......
+ Khi các vật tự nhiên không có sẵn hoặc quá to, quá nhỏ thì người ta thường dùng mô hình để thay thế . Các mô hình thường phản ánh được cấu tạo khái quát và cho phép hình dung được cấu trúc không gian đã được phóng to hoặc thu nhỏ so với kích thước thực. Mặt khác mô hình cũng có mặt hạn chế không thể kiện được tỉ mỉ các chi tiết . Trong trường hợp này thì dùng tranh vẽ, đặc biệt loại tranh phân tích.
+ Vật thật (hoặc tranh vẽ giống vật thật) có ưu thế như đã nêu trên , nhưng nhiều khi lại quá phức tạp, có những chi tiết không cần thiết thì loại bỏ để tập trung vào các chi tiết dấu hiệu chính. Gặp trường hợp này nên sử dụng các sơ đồ lôgíc hoặc tranh dạng sơ đồ. Sơ đồ thường được sử dụng để trình bày các mối quan hệ giữa các hiện tượng trong quá trình sinh học, các cơ chế sinh lí, sinh hóa.
+ Trong DHSH , biểu đồ một hình thức trực quan hóa các mối quan hệ số lượng cũng hay được sử dụng.
+ Hình vẽ trên bảng của thầy là một hình thức trực quan, cũng có giá trị dạy học cao vì nó cho phép HS theo dõi dễ dàng bài giảng. Hình thức này rất phổ biến trong dạy học, thầy vừa nói vừa vẽ dẫn dần một cấu trúc, một sơ đồ về các mối quan hệ, các cơ chế sinh lí, sinh hóa,các quá trình sinh học.
1.3.3 Các thí nghiệm : Để truyền đạt và lĩnh hội nội dung tri thức (Là những sự vật, hiện tượng, các quá trình sinh học)
+ Thí nghiệm là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan, là cơ sở xuất phát cho quá trình nhận thức của học sinh.
+ Thí nghiệm là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn. Vì vậy nó là phương tiện duy nhất giúp hình thành ở HS kĩ năng, kĩ xảo thực hành và tư duy kĩ thuật.
+ Thí nghiệm giúp HS đi sâu tìm hiểu bản chất của các hiện tượng, các quá trình sinh học.
+ Thí nghiệm do GV biểu diễn phải mẫu mực về thao tác để qua đó HS học tập bắt chước. Dần dần khi HS tiến hành được thí nghiệm các em sẽ rèn luyện được kĩ năng thực hành thí nghiệm.Trong giai đoạn hiện nay ngành Giáo dục đang đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học thì GV có thể sử dụng các thí nghiệm ảo trong dạy học.
1.4 Các phương pháp sử dụng phương tiện trực quan.
- Phương pháp biểu diễn tranh vẽ - thông báo tái hiện.
- Phương pháp biểu diễn tranh vẽ - tìm tòi bộ phận.
- Phương pháp biểu diễn mẫu vật - thông báo tái hiện.
- Phương pháp biểu diễn mẫu vật- tìm tòi bộ phận.
- Phương pháp biểu diễn thí nghiệm – thông báo tái hiện.
- Phương pháp biểu diễn thí nghiệm – tìm tòi bộ phận.
- Phương pháp chiếu phim – thông báo tái hiện.
- Phương pháp chiếu phim – tìm tòi bộ phận.
1.5 Các nguyên tắc khi sử dụng phương tiện trực quan.
- Biểu diễn phương tiện trực quan đúng lúc, dùng đến đâu đưa ra đến đó.
- Đối tượng quan sát phải đủ lớn, rõ ràng, nếu vật nhỏ phải dành thời gian để giới thiệu tới từng HS.
- Biểu diễn trực quan phải tiến hành thong thả, theo một trình tự nhất định để HS theo dõi, kịp quan sát.
- Trong điều kiện có thể nên phối hợp, bổ sung các loại PTTQ khác nhau.
- Trước khi biểu diễn các PTTQ cần hướng dẫn HS quan sát triệt để, GV cần nghiên cứu kĩ để nêu ra các câu hỏi mà câu trả lời của HS chỉ có thể tìm ra được khi quan sát các PTTQ.
* Như vậy,các PTTQ được sử dụng để minh họa, để làm nguồn phát các thông tin dạy học, nó còn dùng được sử dụng làm phương tiện thông tin chủ yếu để qua đó HS lĩnh hội tri thức mới. Thường những PTTQ có nội dung phản ánh những yếu tố rồi bằng những phân tích, so sánh có thể rút ra sự giống nhau, khác nhau, những kết luận khái quát hoặc mô tả kiến thức giải phẫu, qua đó giúp HS tìm ra được các đặc điểm cấu tạo phù hợp chức năng sinh lý của chúng.
2. biện pháp sử dụng phương tiện trực quan dạy bài 24, 25, 27, 28, 29, 30 chương v tiêu hoá - sinh học 8
2.1 Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan trong bài 24
2.1.1 ở mục “ I Thức ăn và sự tiêu hoá”
- Loại trực quan: Sơ đồ kẻ trên giấy A4.
- Phương pháp sử dụng: Biểu diễn tranh vẽ – thông báo tái hiện.
Biểu diễn tranh vẽ - tìm tòi bộ phận.
- Hình thức sử dụng:
+ GV: treo tranh vẽ yêu cầu HS quan sát kĩ để trả lời câu hỏi:
Nêu các chất có trong thức ăn và các chất cơ thể có thể hấp thụ được?
+ HS tái hiện được tên các chất.
+ GV: Vậy những chất nào phải trải qua hoạt động tiêu hoá?
+ HS : So sánh tìm tòi được: Gluxit, Lipit, Prôtêin, axit nuclêic.
+ GV: Vậy các chất đó phải trải qua những hoạt động tiêu hoá nào? Gọi HS lên trình bày trên sơ đồ Hình 24.2.
+ HS: Lên chỉ sơ đồ để trình bày các quá trình biến đổi thức ăn.
+ GV tổng hợp lại kiến thức HS đã thu thập được, cho 1 HS tái hiện lại.
2.1.2 ở mục “ II Các cơ quan tiêu hoá”
- Loại trực quan: Mô hình nửa cơ thể người.
Tranh vẽ hình 24.3
- Phương pháp sử dụng: Biểu diễn mô hình – tìm tòi bộ phận.
Biểu diễn tranh vẽ- thông báo tái hiện.
- Hình thức sử dụng:
+ GV: Cho HS quan sát mô hình yêu cầu HS tìm tòi nhận biết tên và vị trí của từng cơ quan, bộ phận trong hệ tiêu hoá.
+ HS: Quan sát kĩ để nhận biết tên, xác định vị trí.
+ GV: Gọi HS lên chỉ mô hình, HS khác lên chỉ bổ sung.
+ GV: Cho các em phân biệt các cơ quan bộ phận thuộc ống tiêu hoá, các cơ quan bộ phận thuộc tuyến tiêu hoá.
+ GV treo tranh vẽ có chú thích cho HS quan sát để đối chiếu với mô hình xác định kiến thức đúng. Nêu đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá?
+ HS: phát biểu.
+ GV: gọi HS lên chỉ tranh vẽ để tái hiện khắc sâu kiến thức các em vừa tìm được.
2.2 Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan trong bài 25
2.2.1 ở mục “ I Tiêu hoá ở khoang miệng”
- Loại trực quan: Tranh vẽ.
- Phương pháp sử dụng: Biểu diễn tranh vẽ – thông báo tái hiện.
- Hình thức sử dụng:
+ GV: Bằng hiểu biết của mình em hãy cho biết trong khoang miệng có những bộ phận nào?
+ HS: phát biểu.
+ GV treo tranh vẽ yêu cầu HS quan sát để nhận biết, gọi 1 em lên chỉ trên tranh.
+ HS: quan sát kĩ và lên chỉ tranh vẽ.
+ GV: từ cấu tạo khoang miệng cho HS dự đoán các quá trình biến đổi thức ăn trong khoang miệng.
+ HS : phát biểu dự đoán.
+ GV: cùng học sinh xây dựng quá trình biến đổi thức ăn trong khoang miệng về lí học, hoá học. Biến đổi nào là chủ yếu?
2.2.2 ở mục “ II Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản”
- Loại trực quan: Tranh vẽ.
Flash về quá trình nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản.
(Nếu dạy bằng máy chiếu)
- Phương pháp sử dụng: Biểu diễn tranh vẽ – tìm tòi bộ phận.
Chiếu phim.
- Hình thức sử dụng:
+ GV: treo tranh vẽ, yêu cầu HS quan sát kĩ (chiếu Flash) hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi:
Khi thức ăn đến gốc lưỡi cơ thể có động tác gì?
Khi đó các bộ phận có những hoạt động gì?
do đâu mà thức ăn được đẩy đi trong thực quản?
Nhờ đâu mà thức ăn không bị lọt xuống thực quản?
+ HS thảo luận và báo cáo, nhóm khác bổ sung.
+ GV gọi 1 HS lên chỉ trên tranh vẽ. ( hoặc GV chiếu lại Flash)
+ HS: lên trình bày hoạt động nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản.
+ GV nhận xét và chốt lại những kiến thức HS đã tìm tòi được.
2.3 Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan trong bài 27
2.3.1 ở mục “ I Cấu tạo dạ dày”
- Loại trực quan: Tranh vẽ.
- Phương pháp sử dụng: Biểu diễn tranh vẽ – tìm tòi bộ phận.
- Hình thức sử dụng:
+ GV treo tranh vẽ yêu cầu HS quan sát để nhận biết, gọi 1 em lên chỉ trên tranh để trình bày cấu tạo trong của dạ dày.
+ HS: quan sát kĩ và lên chỉ tranh vẽ. HS khác bổ sung.
+ GV: ở dạ dày có thêm cơ nào?
+ HS phát biểu.
+ GV: từ cấu tạo dạ dày cho HS dự đoán các quá trình biến đổi thức ăn trong dạ dày.
+ HS : phát biểu dự đoán.
+ GV: cùng học sinh xây dựng quá trình biến đổi thức ăn trong dạ dày về lí học, hoá học. Biến đổi nào là chủ yếu?
2.3.2 ở mục “ II Tiêu hoá ở dạ dày”
- Loại trực quan:Tranh vẽ trên giấy rô ki.
- Phương pháp sử dụng: biểu diện tranh vẽ – thông báo tái hiện.
- Hình thức sử dụng:
+ GV treo tranh vẽ, gọi HS trình bày quá trình biến đổi Prôtêin thành Prôtêin chuỗi ngắn.
+ HS: trình bày trên tranh vẽ.
2.4 Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan trong bài 28
2.4.1 ở mục “ I Ruột non”
- Loại trực quan: Tranh vẽ trên máy chiếu.
- Phương pháp sử dụng: (Bài giảng điện tử) Biểu diễn tranh vẽ – tìm tòi bộ phận.
- Hình thức sử dụng:
+ GV chiếu tranh vẽ yêu cầu HS quan sát nhận biết các bộ phận
+ HS phát biểu nhận biết.
+ GV: Thành ruột non có đặc điểm cấu tạo như thế nào?
+ HS phát biểu, nhận xét bổ sung.
+ GV: Từ đó cho HS dự đoán các quá trình biến đổi thức ăn trong ruột non..
+ HS : phát biểu dự đoán.
2.4.2 ở mục “ II Tiêu hoá ở ruột non”
- Loại trực quan: Flash
- Phương pháp sử dụng: Chiếu phim – tìm tòi bộ phận.
- Hình thức sử dụng:
+ GV chiếu Flash yêu cầu HS quan sát kĩ, thảo luận nhóm trả lời:
Sự biến đổi hoá học ở ruột non được thực hiện với những loại chất nào trong thức ăn? Biểu hiện như thế nào?
Sản phẩm cuối cùng là những chất như thế nào?
Biến đổi nào là chủ yếu?
+ HS thảo luận và báo cáo, nhóm khác bổ sung.
+ GV khắc sâu: Tại sao nói sự tiêu hoá được hoàn thành ở ruột non?
Chiếu lại Flash.
2.5 Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan trong bài 29
2.5.1 ở mục “ I Hấp thụ chất dinh dưỡng”
- Loại trực quan: Tranh vẽ.
- Phương pháp sử dụng: Biểu diễn tranh vẽ – tìm tòi bộ phận.
- Hình thức sử dụng:
+ GV treo tranh vẽ yêu cầu HS quan sát kĩ, thảo luận nhóm để:
Trình bày những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với việc hấp thụ chất dinh dưỡng?
+ HS: quan sát kĩ và thảo luận nhóm – báo cáo. Nhóm HS khác bổ sung.
+ GV: gọi HS lên trình bày trên tranh vẽ.
+ HS lên chỉ tranh.
+ GV: tổng hợp kiến thức của HS vừa tìm tòi được. Dùng tranh vẽ chốt lại.
2.5.2 ở mục “ II Con đường vận chuyển, hấp thụ các chất và vai trò của gan”
- Loại trực quan: Tranh vẽ.
- Phương pháp sử dụng: Biểu diễn tranh vẽ – tìm tòi bộ phận.
- Hình thức sử dụng:
+ GV treo tranh vẽ yêu cầu HS quan sát kĩ, thảo luận nhóm để:
Trình bày con đường đi của các chất đã hấp thụ?
Gan có vai trò gì?
+ HS: quan sát kĩ và thảo luận nhóm – báo cáo. Nhóm HS khác bổ sung.
+ GV: gọi HS lên trình bày trên tranh vẽ.
+ HS lên chỉ tranh.
+ GV: tổng hợp kiến thức của HS vừa tìm tòi được. Dùng tranh vẽ chốt lại. Qua bài học trước và bài này GV chốt lại vai trò của gan là tiết dich mật để tiêu hoá thức ăn, ổn định nồng độ các chất dinh dưỡng, khử độc.
2.6 Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan trong bài 30
2.6.1 ở mục “ I Hấp thụ chất dinh dưỡng”
- Loại trực quan: Tranh vẽ. (Tranh của lớp 7)
- Phương pháp sử dụng: Biểu diễn tranh vẽ – thông báo tái hiện.
- Hình thức sử dụng:
+ GV treo tranh vẽ yêu cầu HS quan sát kĩ để
Trình bày các biện pháp phòng chống bệnh giun sán kí sinh để bảo vệ hệ tiêu hoá?
+ HS thảo luận lớp để phát biểu.
+ GV: yêu cầu HS liên hệ bản thân, lồng ghép nội dung tích hợp bảo vệ môi trường.
3. các lưu ý để sử dụng phương tiện trực quan hiệu quả
- Tuỳ từng đặc điểm của mỗi bài mà ta có thể sử dụng hình thức trực quan khác nhau.
- Một số bài dạy nhà trường không có tranh ảnh thì GV có thể sử dụng máy chiếu để minh hoạ cho HS xem. GV lấy tranh, đoạn phim trên mạng chiếu cho HS quan sát rồi khai thác, khắc sâu kiến thức cho HS. Nếu như trường không có máy chiếu thì GV có thể in tranh phóng to hoặc có thể khai thác tranh SGK. Lúc giới thiệu PTTQ, GV không lên chăm chú nhìn vào PTTQ mà phải chú ý đến HS để ý quan sát xem phản ứng của HS thế nào với phương tiện mà mình đưa ra.
- Một số bài dạy có mô hình GV nên nghiên cứu kĩ trước để vào lớp không bị lúng túng.
* Để bài dạy sử dụng phương tiện trực quan đạt hiệu quả GV phải đảm bảo:
- Nguyên tắc: Đảm bảo các nguyên tắc dạy học phù hợp với nội dung kiến thức, phương pháp dạy, quá trình nhận thức của HS, điều kiện thực tiễn của địa phương, tranh phải đưa ra cất vào đúng lúc, đúng cách, treo ở vị trí thuận lợi cho cả lớp cùng nhìn rõ.
- Cách tiến hành:
+ Bước 1: GV giới thiệu tên tranh, mô hình nêu rõ mục tiêu của việc quan sát tranh, nêu yêu cầu đối với HS ( đặt vấn đề, đưa ra câu hỏi để HS định hướng quan sát trả lời, làm sao để HS biết phải làm gì? )
+ Bước 2: Khai thác nội dung bức tranh, mô hình, đầu tiên yêu cầu HS mô tả tranh ( GV gợi ý, định hướng cho HS...) sau đó nhấn mạnh vào nội dung cần quan sát.
+ Bước 3: HS rút ra kiến thức, kết luận từ việc quan sát tranh, mô hình. GV có thể yêu cầu HS lên chỉ, tranh vẽ, mô hình.
- Sử dụng đồ dùng dạy học đúng cường độ:
+ Không nên kéo dài việc trình diễn đồ dùng lặp đi lặp lại quá nhiều lần trong một tiết dạy, hiệu quả sẽ giảm.
+ Việc sử dụng mọi hình thức, phương tiện khác nhau trong một tiết dạy có ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài của HS và hiệu quả sử dụng ĐDDH.
+ áp dụng thường xuyên các phương tiện nghe nhìn ở trên lớp dẫn đến quá tải thông tin đối với HS.
+ Đối với máy chiếu, băng hình...phải hoạt động tốt, nội dung đưa ra cần đảm bảo đúng trọng tâm, đủ thời gian, có định hướng trước của GV để HS tránh tản mạn vào các yếu tố vụn vặt.
Phần ba: kết luận
1. kết luận
+ Sau một số năm công tác giảng dạy môn Sinh học 8 với tinh thần tích cực “ Sử dụng phương tiện trực quan để dạy các bài 24, 25, 27, 28, 29, 30 Sinh học 8 - THCS” bản thân tôi đã thu được một số kết quả :
- HS nắm chắc kiến thức, nâng cao được chất lượng dạy học.
- HS thấy hứng thú yêu thích môn học hơn, chủ động xây dựng bài học.
- ở các năm trước:
* Hội giảng cấp trường ở THCS Thụy An Bài 24 Tiêu hoá và các cơ quan tiêu hoá học sinh chủ động tìm tòi lĩnh hội kiến thức.
Xếp loại giờ dạy: Giỏi.
* Hội giảng cấp cụm ở THCS Thụy Trường Bài 25 Tiêu hoá ở khoang miệng học sinh nắm chắc kiến thức, chủ động tìm tòi lĩnh hội kiến thức. Xếp loại giờ dạy: Giỏi.
* Hội giảng cấp cụm ở THCS Thụy Trường Bài 28 Tiêu hoá ở ruột non học sinh hứng thú chủ động tìm tòi lĩnh hội kiến thức.
Xếp loại giờ dạy: Giỏi.
* Hội giảng cấp Tỉnh Bài 28 Tiêu hoá ở ruột non tư liệu cung cấp về Flash, phim về tiêu hoá ở ruột non lấy ở bài hội giảng cụm năm trước. Kết quả dạy tốt. Thái Thụy xếp giải 3.
- Trong năm học này tôi vẫn tích cực áp dụng các biện pháp sử dụng các phương tiện trực quan vào giảng dạy góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ “ Đổi mới phương pháp dạy học sinh học” mà tôi đã đăng kí ở đầu năm.
+ Tôi đã tổng kết và rút ra những kết luận sau:
1.1 Xác định được cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn trong quá trình giảng dạy với việc sử dụng PTTQ nhằm phát huy năng lực độc lập, tính tích cực của học sinh trong học tập đáp ứ
File đính kèm:
- Skkn SU DUNG PHUONG TIEN TRUC QUAN TRONG GIANG DAYCHUONG TIEU HOA SINH HOC 8.doc