Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng kết hợp phần mềm Powerpoint và Geometer’s Sketchpad vào dạy học hình học 6 học kỳ I

- Luật giáo dục, điều 24.2 đã ghi “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy được tính tích cực, tự giác,chủ động,sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học,môn học,bồi dưỡng phương pháp tự học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn,tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”

- Xuất phát từ quan điểm nhận thức :”Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn “. Trong dạy học, việc tái hiện lại các sự vật hiện tượng là giai đoạn quan trọng trong quá trình nhận thức để từ đó người học vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Để làm được điều đó việc sử dụng phương tiện dạy học là rất cần thiết nhất là đối với các phương tiện dạy học hiện đại.

- Xuất phát từ cuộc vận động đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học của Bộ Giáo Dục,Sở Giáo Dục, Phòng Giáo Dục và Ban lãnh đạo nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học trong các tiết dạy. Đặc biệt, đối với đặc thù phân môn hình học nói chung và hình học 6 học kỳ I nói riêng,việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là rất cần thiết, nó giúp các em học sinh mới làm quen với một phân môn được xem là khó này có một bước nhận thức đúng đắn và hứng thú trong học tập với những hình vẽ trực quan các em có thể tiếp cận kiến thức dễ dàng hơn, tiếp thu nhanh hơn, đó là nền tảng vững chắc cho thành công của từng tiết dạy.

 Từ những vấn đề trên, tôi xin trình bày việc ứng dụng kết hợp giữa phần mềm Powerpoint và Geometer’s Skechpad một cách chung nhất nhằm chia sẽ và ghi nhận những đóng góp của các thầy cô.

 

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1571 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng kết hợp phần mềm Powerpoint và Geometer’s Sketchpad vào dạy học hình học 6 học kỳ I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ỨNG DỤNG KẾT HỢP PHẦN MỀM POWERPOINT VÀ GEOMETER’S SKETCHPAD VÀO DẠY HỌC HÌNH HỌC 6 HỌC KỲ I “ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Luật giáo dục, điều 24.2 đã ghi “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy được tính tích cực, tự giác,chủ động,sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học,môn học,bồi dưỡng phương pháp tự học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn,tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.” Xuất phát từ quan điểm nhận thức :”Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn “. Trong dạy học, việc tái hiện lại các sự vật hiện tượng là giai đoạn quan trọng trong quá trình nhận thức để từ đó người học vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Để làm được điều đó việc sử dụng phương tiện dạy học là rất cần thiết nhất là đối với các phương tiện dạy học hiện đại. Xuất phát từ cuộc vận động đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học của Bộ Giáo Dục,Sở Giáo Dục, Phòng Giáo Dục và Ban lãnh đạo nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học trong các tiết dạy. Đặc biệt, đối với đặc thù phân môn hình học nói chung và hình học 6 học kỳ I nói riêng,việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là rất cần thiết, nó giúp các em học sinh mới làm quen với một phân môn được xem là khó này có một bước nhận thức đúng đắn và hứng thú trong học tập với những hình vẽ trực quan các em có thể tiếp cận kiến thức dễ dàng hơn, tiếp thu nhanh hơn, đó là nền tảng vững chắc cho thành công của từng tiết dạy. Từ những vấn đề trên, tôi xin trình bày việc ứng dụng kết hợp giữa phần mềm Powerpoint và Geometer’s Skechpad một cách chung nhất nhằm chia sẽ và ghi nhận những đóng góp của các thầy cô. PHẠM VI ĐỀ TÀI : Đối với chương trình hình học lớp 6 học kỳ I có một số vấn đề cơ bản sau : Các khái niệm và cách vẽ các hình cơ bản như : điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng. Khái niệm ba điểm thẳng hàng và các khái niệm liên quan như : điểm nằm giữa hai điểm, hai điểm nằm cùng phía ( khác phía ) với một điểm, khi nào AM + MB = AB, trung điểm của đoạn thẳng. Trên cơ sở, việc sử dụng kết hợp hai phần mềm trên có tác dụng mô phỏng trực quan về hình vẽ, cách vẽ hình cũng như việc xác định giới hạn của ba đối tượng : đường thẳng, tia, đoạn thẳng. Bên cạnh đó, có thể chứng minh trực quan cho học sinh về độ dài đoạn thẳng bằng việc trình chiếu chủ yếu dựa vào phần mềm Powerpoint. NỘI DUNG KHẢO SÁT : Khảo sát thực tế : a/. Ưu điểm : Địa điểm của trường đóng trên địa bàn gần trung tâm xã và trên tuyến quốc lộ, đa số gia đình học sinh khá giả và có sự quan tâm cho việc học của con em mình. Trường được sự quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất cũng như về chuyên môn của các cấp lãnh đạo và chính quyền địa phương như : máy vi tính, mở các lớp tập huấn về công nghệ thông tin, v.v... b/. Khuyết điểm : - Đa số học sinh mới làm quen với công nghệ thông tin nên còn bỡ ngỡ chưa bắt nhịp kịp tạo tâm lý lo sợ cho các bậc phụ huynh. - Bản thân giáo viên khi soạn các tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin nói riêng và ứng dụng cả hai phần mềm còn mất nhiều thời gian đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kiến thức nhất định về tin học cũng như cả hai phần mềm. 2. Tỷ lệ khảo sát đầu năm học 2008-2009 : Được sự chỉ đạo giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, tôi tiến hành khảo sát thực tế với bài giảng “ KHI NÀO THÌ AM + MB = AB? “ ªKết quả đạt được : Trước khi sử dụng phần mềm : Tổng số Giỏi Khá Trung bình Yếu 40 SL TL SL TL SL TL SL TL 04 10% 10 25% 18 45% 08 20% - Sau khi ứng dụng phần mềm : Tổng số Giỏi Khá Trung bình Yếu 40 SL TL SL TL SL TL SL TL 09 22,5% 19 47,5% 12 30% 00 0% IV. NỘI DUNG - GIẢI PHÁP THỰC HIỆN : Để tạo được sự kết hợp giữa Powerpoint và Geometer’s Sketchpad, ta cần tạo một tập tin Sketchpad trước và lưu lại sau đó trong cửa sổ powerpoint ta chọn liên kết đến file Sketchpad đã lưu. @ Cách vẽ một số hình cơ bản trong Sketchpad : Ø Vẽ điểm : Dùng công cụ vẽ điểm ta sẽ vẽ được một điểm bất kỳ sau đó dùng công cụ nhãn để đặt tên cho điểm.Ta cũng có thể đổi tên điểm bằng cách nhấp đôi vào tên điểm cũ khi đó có một cửa sổ xuất hiện và ta chỉ việc đặt lại tên khác trong nhãn đặt tên. Ø Vẽ đoạn thẳng : + Vẽ hai điểm với Sketchpad sau đó dùng công cụ chọn copy và dán vào slide Powerpoint. + Vẽ đường thẳng nối hai điểm đó,sau đó ta dùng hiệu ứng wipe, trong hộp direction chọn left hoặc right để đoạn thẳng xuất hiện từ trái qua phải hoặc từ phải qua trái. Ø Vẽ đường thẳng : + Ta thực hiện tương tự với đoạn thẳng. Ø Vẽ tia : + Vẽ một điểm trong Sketchpad sau đó dùng công cụ chọn chọn điểm và chọn edit copy, sau đó trở lại slide Powerpoint chọn edit paste. + Tiếp theo dùng công cụ vẽ đường thẳng ta vẽ nửa đường thẳng nối điểm vừa vẽ và kéo dài về một phía.Tương tự sau đó ta chọn hiệu ứng wipe, trong hộp direction chọn left hoặc right. Ø Ứng dụng vào bài “ Điểm. Đường thẳng “ Đây là bài chủ yếu là nêu khái niệm về điểm và đường thẳng. Mục tiêu là học sinh nắm được khái niệm một cách trực quan và thực tế,bên cạnh đó học sinh nắm được cách vẽ hai hình này. Để làm được điều đó trong các tiết ứng dụng công nghệ thông tin ta có thể dùng hai phần mềm trên để tạo các hình ảnh trực quan. + Điểm : Như đã giới thiệu, trong Sketchpad ta có thể vẽ vài điểm ( số lượng tuỳ giáo viên chọn) sau đó chúng ta copy vào slide Powerpoint theo cách trên và dùng textbox để đặt tên cho từng điểm và sau đó chúng ta chỉ việc chọn hiệu ứng theo thứ tự trình diễn ( mỗi điểm và mỗi textbox được xem là một đối tượng để chọn thứ tự ) + Đường thẳng : Đối với đường thẳng ta chỉ cần sử dụng Powerpoint bằng cách dùng công cụ vẽ đường thẳng và chọn hiệu ứng wipe cho mỗi đường thẳng,sau đó ta dùng textbox để đặt tên cho đường thẳng. Tương tự cách làm trên ta có thể tiếp tục giới thiệu phần điểm thuộc và không thuộc đường thẳng. Ø Ứng dụng vào bài “ Ba điểm thẳng hàng” Trong bài này mục tiêu của việc ƯDCNTT là cho học sinh thấy được ba điểm thẳng hàng là ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng ( hay có một đường thẳng đi qua ba điểm đó ) Để thực hiện được điều đó ta có thể thực hiện như sau : + Vẽ ba điểm trên slide Powerpoint ( như đã giới thiệu ) sau đó vẽ một đường thẳng đi qua ba điểm đó và chọn hiệu ứng wipe khi đó khi trình diễn học sinh sẽ thấy được có một đường thẳng đi qua ba điểm đó. Về khái niệm điểm nằm giữa hai điểm,nằm cùng phía và nằm khác phía ta có thể minh hoạ trực quan bằng phần mềm Sketchpad như sau : + Với công cụ vẽ điểm ta dựng hai điểm và đặt tên cho hai điểm ( chẳng hạn là A và B ) sau đó dùng công cụ chọn ta chọn hai điểm đó và chọn dựng hình dựng đường thẳng, sau đó với công cụ vẽ điểm ta vẽ một điểm (chẳng hạn điểm M ) trên đường thẳng vừa dựng. + Tiếp tục dùng công cụ chọn ta chọn điểm M,sau đó ta vào hiển thị hoạt hình điểm ,khi đó có một bảng điều khiển hiện lên ta có điều khiển tuỳ ý vị trí điểm M và giới thiệu khái niệm. Ø Ứng dụng vào bài “ Đoạn thẳng “ : Trong bài này việc ứng dụng CNTT chủ yếu vào việc minh hoạ vẽ đoạn thẳng và cho học sinh có một cái nhìn trực quan vào định nghĩa “Đoạn thẳng AB là hình gồm hai điểm A, B và tất cả các điểm nằm giữa hai điểm A và B “. Bên cạnh đó việc ứng dụng CNTT sẽ giúp ta tiết kiệm được thời gian khi giới thiệu các trường hợp đặc biệt của hình ảnh đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, đoạn thẳng cắt tia, đoạn tẳng cắt đường thẳng. Trong phần này chỉ xin nêu ứng dụng của Sketchpad để làm rõ định nghĩa : Trong cửa sổ Sketchpad dùng công cụ vẽ điểm vẽ hai điểm, sau đó dùng công cụ vẽ nhãn đặt tên hai điểm là A và B. Tiếp tục dùng công cụ chọn ta chọn hai điểm A và B sau đó chọn trên thanh công cụ dựng hình và chọn dựng đoạn thẳng ta sẽ có đoạn thẳng AB, tiếp tục dùng công cụ vẽ điểm ta vẽ một điểm ( giả sử điểm C ) thuộc đoạn thẳng AB. Trở về công cụ chọn ta chọn đoạn thẳng AB và trên thanh công cụ chọn hiển thị ẩn đối tượng. Sau đó, ta dùng công cụ chọn chọn điểm C, tiếp tục lên thanh công cụ chọn hiển thị tạo vết hoạt hình điểm. Cuối cùng, ta sẽ có điểm C di chuyển từ A đến B và tạo thành đoạn thẳng AB, học sinh dễ dàng phát hiện “Đoạn thẳng AB là hình gồm hai điểm A , B và tất cả các điểm nằm giữa A, B” qua hoạt hình điểm vừa tạo. Ø Ứng dụng vào bài “ Khi nào AM + MB = AB ?” Trong phần này cũng xin trình bày ứng dụng của Sketchpad để chứng minh khi M nằm giữa A và B thì AM + MB = AB : Phần tạo đoạn thẳng AB và điểm M tương tự như trên. Khi có đủ các yếu tố đó ta lần lượt làm như sau : Dùng công cụ chọn chọn hai điểm A và M sau đó trên thanh công cụ chọn đo đạc khoảng cách ta sẽ có độ dài AM. Tương tự lần lượt chọn hai điểm M và B, A và B và chọn đo đạc khoảng cách ta sẽ có độ dài MB và AB. Cuối cùng ta tiến hành chọn hoạt hình điểm M và trong hộp điều khiển ta cho dừng hoạt hình khi M ở một vị trí bất kỳ nằm giữa A và B học sinh sẽ kiểm chứng được luôn có AM + MB = AB. Ø Ứng dụng vào bài “ Trung điểm đoạn thẳng “ Cũng với phần mềm Sketchpad ta thực hiện vẽ và đo đạc như bài trên. Nhưng cho AM = MB lúc này ta dùng công cụ chọn chọn điểm A hoặc B để sử dụng hoạt hình. Khi đó học sinh thấy rõ khi A hoặc B di chuyển thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB khi AM = MB và M luôn nằm giữa A và B. Trên đây là một số ứng dụng hai phần mềm trong các vấn đề quan trọng của hình học 6 học kỳ I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM : Qua một thời gian ngắn thực hiện kết hợp hai phần mềm trên vào dạy học tôi nhận thấy : Việc ứng dụng giúp giáo viên truyền thụ kiến thức cho học sinh một cách tích cực và trực quan, tiết kiệm thời gian trong tiết dạy. Đối với học sinh sẽ tiếp thu kiến thức một cách chủ động và có hứng thú trong học tập từ đó học sinh vận dụng tốt vào việc giải bài tập và tiếp thu tốt các kiến thức khác có liên quan. Nếu áp dụng kết hợp hai phần mềm trên vào chương trình hình học 6 nói riêng và chương trình hình học cấp THCS nói chung thì hiệu quả đạt được sẽ rất cao. Trên đây là một kinh nghiệm nhỏ rút ra từ thực tế dạy học, xin được chia sẽ với các thầy cô nhằm nâng cao hiệu quả cho việc dạy và học trong các tiết ứng dụng công nghệ thông tin. Trong quá trình trình bày không tránh khỏi sai sót, mong quý thầy cô đóng góp ý kiến để việc áp dụng kết hợp hai phần mềm được sử dụng ngày càng rộng rãi. Xin chân thành cám ơn! Bình Mỹ, ngày 11 tháng 11 năm 2008 Người viết Trịnh Trọng Nhân

File đính kèm:

  • docSKKN ung dung ket hop PP va Sketchpad.doc
Giáo án liên quan