Toán
Tiết 1: TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
I. MỤC TIÊU:
HS:
- Nhận ra những việc thường phải làm trong các tiết học Toán 1 và những yêu cầu cần đạt được trong học tập tiết 1.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV, HS : Sách toán 1 còn mới.
Bộ đồ dùng học Toán 1 của HS .
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Soạn bài tuần 1 lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần1
Thứ hai ngày 15 tháng 8 năm 2011
Toán
Tiết 1: Tiết học đầu tiên
I. Mục tiêu:
HS:
- Nhận ra những việc thường phải làm trong các tiết học Toán 1 và những yêu cầu cần đạt được trong học tập tiết 1.
II. Đồ dùng dạy học :
- GV, HS : Sách toán 1 còn mới.
Bộ đồ dùng học Toán 1 của HS .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Nội dung
Cách thức tổ chức
1. Hướng dẫn HS sử dụng sách
Toán 1.(15')
a. GV cho HS xem sách T1
b. HS sử dụng sách T1
c. Giới thiệu về sách T1
- GV đưa sách toán ra giới thiệu
- GV hướng dẫn HS lấy sách, mở sách đến trang " Tiết học đầu tiên ".
- GV giới thiệu ngắn gọn
- HS tập gấp, mở sách, GV hướng dẫn cách giữ gìn sách .
2. Làm quen với một số hoạt động học tập Toán 1. (7')
3. Các yêu cầu cần đạt được khi học Toán 1. (4')
4. Giới thiệu đồ dùng Toán học sinh. (5')
5. Củng cố - dặn dò. (2')
- Tiết sau mang đầy đủ đồ dùng, sách vở phục vụ cho việc học Toán.
- GV hướng dẫn cả lớp quan sát từng tranh rồi thảo luận .
- GV giảng cạn kẽ cho HS hiểu về các yêu cầu.
- GV đưa bộ đồ dùng học toán ra giới thiệu về các đồ dùng.
- GV nhắc lại các đồ dùng học toán, sách Toán 1, cách giữ gìn sách, đồ dùng học tập.
- GV giao việc chuẩn bị cho tiết học toán sau...
ổn định tổ chức
I. Mục tiêu
- Xây dựng cho học sinh nề nếp học tập .
- Bầu cán sự lớp
- Xây dựng nội quy lớp học.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản nội quy.
- Một số sách vở, đồ dùng học tập của học sinh lớp 1.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Nội dung
Cách tổ chức
1. Xây dựng nề nếp học tập(10p)
2. Giới thiệu sách vở đồ dùng học tập(10p)
- GV hướng dẫn học sinh nề nếp học tập.
+ Thời gian học, số tiết buổi sáng buổi chiều.
+ Cách xếp hàng ra vào lớp, giơ tay phát biểu, cách chào cô giáo khi vào lớp, lúc ra chơi, cách ngồi học...
- HS thực hành điều vừa được biết .
- GV giới thiệu những sách vở, đồ dùng học tập cần thiết đối với học sinh lớp 1.
+ GVđưa lần lượt từng vật giới thiệu tên, cách sử dụng, cách giữ gìn, bảo quản.
3. Bầu cán sự lớp(10p)
- GV nêu sự cần thiết phải có cán sự lớp trong một lớp học: lớp trưởng, lớp phó, quản ca, các tổ trưởng, nhiệm vụ và cách làm của từng cán sự.
- lớp thảo luận và bình bầu.
- Các cán sự được bầu lần lượt nêu lại nhiệm vụ, trách nhiệm của mình và thực hành.
- GV nhận xét, uốn nắn cho học sinh.
- GV nhắc lại một số nề nếp chính .
Tiết 2
4. Xây dựng nội quy lớp học(15p)
- GV nêu sự cần thiết phải có nội quy lớp học để học tập tốt.
- GV định hướng cho học sinh nội quy là những quy định về học ở lớp, ở nhà, đạo đức, vệ sinh cá nhân, trường lớp.
- GV hướng dẫn học sinh thảo luận, bàn bạc những yêu cầu cho từng mục.
- GV chốt lại những quy định của lớp(đọc nội quy lớp)
- 2,3 học sinh nhắc lại nội quy lớp.
- Lớp GV bổ sung.
5. Củng cố, thực hành nề nếp học tập(15p)
6. Củng cố- dặn dò (3p)
- GV yêu cầu cả lớp thực hiện nề nếp học tập.
- Học sinh thực hiện cách ra vào lớp, giơ tay phát biểu, tư thế học tập...
- GV kiểm tra đồ dùng học tập, sách vở của học sinh, nhắc nhở học sinh về bổ sung nếu thiếu.
- Hướng dẫn học sinh cách dùng bảng, phấn, giẻ lau.
- Hướng dẫn học sinh cách sử dụng đồ dùng học Toán, Tíêng Việt.
- Cả lớp tập mở, cài, cất đồ dùng.
- GV nhắc nhở học sinh thực hiện tốt nội quy, nề nếp lớp học .
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị đồ dùng, sách vở cho bài học sau.
Thứ ba ngày 16 tháng 8 năm 2011
Toán
Tiết 2: Nhiều hơn, ít hơn
I Mục tiêu:
HS:
- So sánh được số lượng của hai nhóm đồ vật.
- Sử dụng các từ "nhiều hơn ","ít hơn" khi so sánh về số lượng.
II Đồ dùng dạy học:
GV: Cốc và thìa, sách và bút ( mỗi nhóm số lượng không quá 5)
III Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tổ chức
A. Kiểm tra (2') :
- Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng ( SGK, bút chì )
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài. (1')
2. Giới thiệu "nhiều hơn, ít hơn" (10')
KL: Số cốc nhiều hơn số thìa, số thìa ít hơn số cốc.
- GV kiểm tra theo bàn.
- GV: để so sánh hai nhóm đồ vật xem nhóm nào có số lượng nhiều hơn, nhóm nào có số lượng ít hơn chúng ta cùng tìm hiểu qua bài…
- GV đưa ra 5 cốc và 4 thìa nêu yêu cầu.
- 1 HS lên đặt vào mỗi cái cốc một cái thìa
- HS nhận xét
- GV kết luận : . . .
- Nhiều HS nhắc lại cả câu.
- 1 HS lên bảng đặt mỗi bút vào một quyển sách và nêu nhân xét.
- HS, GV nhận xét kết luận.
- HS nhắc lại kết quả so sánh.
3. Nhận biết nhiều hơn, ít hơn qua tranh, SGK (5').
c. Củng cố dặn dò. (5')
Trò chơi: Nhiều hơn ít hơn.
- S o sánh các nhóm đồ vật trong nhà: bàn - ghế, bát - đĩa ...
- GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ.
- HS thực hành nối
- HS đổi chéo bài để kiểm tra.
- HS nêu miệng kết quả so sánh theo từng nhóm vật.
- HS, GV nhận xét kết luận.
- GV phổ biến cách chơi.
- HS thì nêu nhanh nhóm vật nhiều hơn, nhóm vật ít hơn mà GV cài trên bảng.
- GV dặn dò...
Tiếng Việt
ổn định tổ chức
Thứ tư ngày 17 tháng 8 năm 2011
Toán
Tiết 3: Hình vuông, hình tròn
I Mục tiêu :
HS:
- Nhận biết được hình vuông, hình tròn, nói đúng tên hình.
- Hứng thú và yêu thích học Toán.
II Đồ dùng dạy học:
- GV, HS : Bộ đồ dùng dạy - học Toán
- GV: Khăn mùi xoa, viên gạch hoa, cái đĩa.
III Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
Cách thức tổ chức
A. Kiểm tra (5')
- Kiểm tra về việc so sánh nhiều hơn, ít hơn .
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài :
2. Giới thiệu hình vuông (10')
3, Giới thiệu hình tròn
- GV cài 5 con gà, 4 con vịt lên bảng, yêu cầu 1 HS so sánh số gà và số vịt.
- GV cài 3 thỏ, 6 voi - yêu cầu như trên
- Lớp, GV nhận xét đánh giá.
- GV giới thiệu lồng trong nội dung.
- GV lần lượt đưa các hình vuông có màu sắc, kích thước khác nhau, tư thế để khác nhau ra giới thiệu.
- Lớp lấy hình vuông - GV kiểm tra. (cách thức tương tự như trên).
- HS mở SGK nêu tên các đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn.
4. Thực hành (15')
Bài 1: Tô màu hình vuông
Bài 2: Tô màu hình tròn
Bài 3: Tô màu hình vuông hình tròn.
Bài 4: Xếp hình
5. Củng cố - dặn dò. (6')
- Trò chơi:
- HS mở SGK Toán.
- GV nêu yêu cầu.
- HS tô màu vào các hình vuông.
- GV nêu yêu cầu.
- Lớp tô màu vào các hình tròn.
- HS đổi vở kiểm tra chéo bài 1-2. báo cáo
- GV nêu yêu cầu (2 hình khác màu nhau)
- HS làm bài cá nhân
- GV chấm bài & nhận xét.
- GV nêu yêu cầu, đính mẫu.
- HS nhìn mẫu thì xếp nhanh đúng( HS khá giỏi).
- HS, GV nhận xét khuyến khích HS.
- GV nêu yêu cầu.
- HS thi tim nhanh hình GV yêu cầu.
- Tìm các vật trong nhà có dạng hình đã học.
Tiếng Việt
Bài 1: e
I. Mục đích yêu cầu:
- HS :nhận biết được chữ và âm e.
- Bước đầu nhận thức được mối quan hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự vật.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Trẻ em và loài vật đều có lớp học của mình. Có ý thức giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt.
ii. Đồ dùng dạy học
- GV,HS: Bộ đồ dùng dạy - học TV.
III. Các hoạt động dạy học
Nội dung
Cách thức tổ chức
A: Kiểm tra:(3’)
- Các nét cơ bản
B: Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài (1')
2. Dạy chữ ghi âm
a. Nhận diện chữ e (6’)
b. Nhận diện âm và phát âm (10’)
- 3 HS nêu các nét cơ bản đã học.
- Lớp, giáo viên nhận xét đánh giá.
- HS quan sát tranh
- HS trả lời: Tranh vẽ gì?
- GVKL: Tranh vẽ bé, me, ve, xe.
- GV rút ra chữ e ( ghi tên bài lên bảng).
- GV viết chữ e lên bảng và giới thiệu.
- 2 HS nhận diện.
- GV phát âm mẫu e.
- HS nối tiếp nhau luyện phát âm e.
- GV hướng dẫn sử dụng bộ đồ dùng cài chữ e.
- HS tìm tiếng có âm e.
c. Hướng dẫn viết e trên bảng con (10’)
* Củng cố-trò chơi (5’)
- GV vừa viết mẫu vừa mô tả cách viét ( lưu ý điểm đặt phấn, dừng phấn).
- HS luyện viết trên không.
- Lớp luyện viết vào bảng con.
- Lớp, giáo viên nhận xét uốn nắn cách viết cho học sinh.
- HS nhắc lại âm chữ vừa học.
- HS thi tìm âm chữ vừa học trong hai câu thơ (theo cặp).
Tiết 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc bài trong sách giáo khoa(12’)
b. Luyện nói theo chủ đề: Các lớp học.
- HS nhìn tranh SGK nêu nội dung.
- HS lần lượt nhìn chữ e trong sách giáo khoa đọc (nhóm, cá nhân nối tiếp nhau luyện đọc).
- ( Dành cho HS khá giỏi)
- Học sinh quan sát từng tranh- trả lời
+ Tranh nói về loài nào?
+ Các tranh có gì chung?
( Các bạn nhỏ đều đi học)
- GV dẫn dắt hướng dẫn HS liên hệ.
c. Luyện viết chữ e trong vở Tập viết(13’)
* Liên hệ thực tế
- Học là việc rất cần thiết mà ai cũng phải học.
4. Củng cố- dặn dò(5’)
- HS(GV) nhắc lại cách viết chữ e.
- GV hướng dẫn tư thế ngồi, cách cầm bút .
- HS tập tô chữ e trong vở.
- HS tiếp tục tự viết chữ e.
- GV nhận xét bài viết của học sinh.
- HS đọc bài vừa học một lần.
- GV đưa ra một văn bản .- 2 em thi chỉ nhanh e.
Thứ năm ngày 18 tháng 8 năm 2011
Tiết 4: Hình tam giác
I. Mục tiêu:
HS
- Nhận ra và nêu đúng tên hình tam giác.
- Nhận ra hình tam giác từ các vật thật.
II. Đồ dùng dạy-học:
- GV: Một số hình tam giác có kích thước, màu sắc khác nhau, 1 khăn quàng đỏ, một ê ke…
- HS : Hộp đồ dùng học Toán.
III. Các hoạt động dạy- học:
Nội dung
Cách thức tổ chức
A. Kiểm tra (4-5')
Nhận biết hình vuông và hình tròn.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Giới thiệu hình tam giác. (10')
* Nhận biết hình trong SGK
- GV đưa ra hình vuông , tròn.
- 2 HS chỉ hình GV yêu cầu.
- Lớp, GV nhân xét, đánh giá.
- Lồng trong nội dung.
- Cách thức tổ chức dạy học tương tự như hình vuông, hình tròn.
- GV yêu cầu HS lấy đúng hình tam giác trong bộ đồ dùng học toán.
- HS xem tranh kể tên những vật có hình tam giác.
3. Thực hành. (15')
Bài 1: Tô màu
Bài 2: Tô màu
Bài 3: Tô màu
4. Củng cố-dặn dò (5')
- Trò chơi: Xếp hình
- Tìm những vật xung quanh có hình tam giác. Làm bài tập SGK trang 6.
- GV nêu yêu cầu
- HS tô màu hình tam giác
- GV nêu yêu cầu
- HS tô màu hình tam giá- HS
- HS đổi vở kiểm tra, trao đổi cách tô màu của bài 2.
- GV nêu yêu cầu - 1 HS nhắc lại.
- HS tô màu hình tam giác
- GV chấm bài, nhận xét (10 em).
- GV theo hình mẫu hướng dẫn cách chơi.
- HS 4 nhóm thi xếp nhanh đúng hình mẫu.
- GV dặn dò HS:
Tiếng Việt
Bài 2: b
I. Mục tiêu : - HS : Nhận ra chữ và âm b.
- Ghép được tiếng be.
- Bước đầu nhận thức được mối quan hệ giữa chữ với tiếng chỉ đồ vật, sự vật. - Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung : Các hoạt động học tập khác nhau của trẻ em và của các con vật.
II. Đồ dùng dạy - học - GV, HS; Bô đồ dùng dạy - học Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy - học
Nội dung
Cách thức tổ chức
A. Kiểm tra: (4') - Đọc, viết : e
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Dạy chữ ghi âm a. Nhận diện chữ b. (5')
b. Nhận diện âm và phát âm (6')
c. Ghép chữ và phát âm (8')
- HS đọc chữ e, viết bảng con e.- 2HS chỉ chữ e trong các tiếng: bé, me, xe. - HS, GV nhận xét đánh giá.
- Lồng trong nội dung
- HS quan sát tranh - trả lời: tranh vẽ gì ?- GV kết luận: Tranh vẽ bé, bóng, bê.
- GV rút ra âm âm b - GV ghi b giới thiệu- HS nhận diện b (một nét xổ, một nét tròn)
- GV phát âm mẫu: b- HS nối tiếp nhau luyện phát âm.
- GV chỉnh sửa cho HS.
- GV giới thiệu: âm chữ b đi với âm chữ e được tiếng be.- HS đánh vần, đọc trơn be
- HS nhận diện b, e trong be
d. Hướng đẫn viết trên bảng con (10') : b, be
* Củng cố trò chơi (3')
- GV viết mẫu b - hd cách viết (lưu ý cách viết nét thắt)- GV viết mẫu và - hướng dẫn viết tiếng be( lưu ý nét nối từ b sang e).
- Lớp luyện viết trên không.
- HS luyện viết - lớp GV nhận xét.
- HS nhắc lai âm chữ và học.
- HS thi tìm chữ b và be trong một số chữ khác.
Tiết 2
3. Luyện tập a. Luyện đọc bài trong SGK (12')
b. Luyện nói theo chủ đề (5')Việc học tập của từng cá nhân.
- HS đọc bài trong SGK trang 6.
( theo nhóm, cá nhân nối tiếp nhau đọc).- GV uốn nắn sửa cách phát âm cho học HS.
- GV nêu chủ đề cần nói
- HS quan sát tranh luyện nói dưa theo câu hỏi gợi ý.
+ Ai đang tập viết chữ e ?+ Bạn voi đang làm gì? Bạn ấy có biết đọc chữ không ?+ Ai đang kẻ vở ? Bạn gái đang làm gì?
+ Các bức tranh có gì giống khác nhau?
c. Luyện viết trữ b, be trong vởTV(13')
4. Củng cố dặn dò (5')
- HS nhắc lại tư thế ngồi, cách cầm bút.- HS tập tô chữ b, be trong vở TV.- GV chấm bài 10 em - nhận xét.
- 1HS đọc bài vừa học.
- HS thi ghép tiếng be
- GV dặn dò: Đọc và viết chữ b, be cho thật đẹp, xem trước bài sau.
Thứ sáu ngày 19 tháng 8 năm 2011
Tiếng Việt
Bài 3: /
I. Mục tiêu: - HS nhận ra được dấu và thanh sắc ( / ).
- Ghép tiếng bé. - Nhận dấu và thanh sắc ở tiếng chỉ các đồ vật, sự vật. - Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung : các hoạt động khác nhau của trẻ em.II. Đồ dùng dạy - học GV: - Thước kẻ giống dấu / - Bộ đồ dùng dạy Tiếng Việt.
HS : Bộ đồ dùng học Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học
Nội dung
Cách thức tổ chức
A. Kiểm tra (5') - Đọc, viết b, be
B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài(5’) 2. Dạy chữ ghi âm. a. Nhận diện dấu /(6’)
b. Nhận diện dấu, thanh sắc và phát âm(6’)
- HS đọc chữ b, be trên bảng.- GV đọc cho học sinh viết b, be vào bảng con.- Lớp, GV nhận xét đánh giá.
- HS quan sát tranh trả lời: Trang vẽ gì ?- GV kết luận : Tranh vẽ cá, bé, khế, chó, chuối.- GV rút ra thanh sắc, dấu /- GV viết dấu / và giới thiệu.- HS nhận diện dấu /- GV dặt thước kẻ nằm nghiêng giống dấu / cho học sinh nhận diện dấu.- GV phát âm: /- HS phát âm (nối tiếp).- GV nói : Ta đã học chữ e, b vàbe khi thêm dấu / vào be ta dược tiếng bé.- GV viết tiếng bé - HD.HS ghép tiếng bé.- HS luyện đọc vần và đọc trơn.- GV uốn nắn cách phát âm cho học sinh.
c. Hướng dẫn viết dấu, dấu / đứng nghiêng. dấu / trong kết hợp.(8’) * Củng cố - trò chơi (5')
- GV viết mẫu - mô tả quy trình viết.- Lớp viết trên không.- HS luyện viết dấu / và tiếng bé.- GV nhận xét uốn nắn cho học sinh.
- HS nhắc lại dấu và tiếng vừa học.- HS thi tìm dấu vừa học trong các dấu khác.
Tiết 2
3. Luyện tập a. Luyện đọc bài trong SGK (10')
b. Luyện nói theo chủ đề " bé "(5')
- HS đọc dấu và tiếng trong SGK TV.( nhóm, cá nhân nối tiếp nhau luyện đọc)- GV uốn nắn cách đọc cho học sinh.- GV nêu chủ đề luyện nói - HS quan sát tranh, nói theo câu gợi ý.+ Quan sát tranh em thấy gì ?
+ Các bức tranh có gì giống và khác nhau ?+ Em thích bức tranh nào nhất ?+ Em và các bạn ngoài các hoạt động trên còn có những hoạt động nào khác ?+ Ngoài giờ học em thích làm gì nhất ?
c. Luyện viết trong vở TV (15') 4. Củng cố - dặn dò (5') Trò chơi: Tìm dấu
- GV hướng dẫn học sinh tô chữ trong vở T V.- Lớp chỉnh sửa tư thế ngồi, cách cầm bút. - Cả lớp luyện viết .- GV chấm bài nhận xét.
- HS đọc bài vừa học.- 2HS thi tìm dấu / trong văn bản.- GV giao bài về nhà: Về nhà đọc thuộc bài, tìm dấu / trong các bài báo, truyện.
tập viết Tiết 1: Các nét cơ bảnI. Mục tiêu: - HS viết các nét cơ bản theo đúng nét thường cỡ vừa ( 2li ) ; dãn đúng khoảng cách giữa các chữ theo mẫu ở vở TV.II. Đồ dùng dạy - học GV: Mẫu các nét cơ bản phóng toIII. Các hoạt động dạy học
Nội dung
Cách thức tổ chức
A. Kiểm tra (2') Sách vở, bút.
B. Dạy - học bài mới 1. Giới thiệu bài (3') 2. Tập viết a. Viết vào bảng con (10')
- GV kiểm tra cả lớp: vở và bút.- GV giới thiệu về vở TViết.- GV đưa mẫu các nét đã chuẩn bị cho học sinh quan sát.- HS nhắc lại tên các nét cơ bản.- GV lần lượt đưa các nét phóng to giới thiệu với học sinh.- HS nhận diện nét qua gợi ý của GV ( độ cao, hướng viết, điểm đặt, dừng bút ).- HS viết trên không, viết trên bảng con.- HS, GV nhận xét chỉnh sửa cho HS.* GV lần lượt giới thiệu nhóm các nét theo thứ tự như nhóm các nét
b. Viết vào vở (15')
3. Củng cố - dặn dò (5') - Trò chơi
- HS nhắc lại tên các nét trên bảng.
- Lớp đọc đồng thanh ( 1 lần ).- GV hướng dẫn HS tư thế ngồi, cách cầm bút.- 1HS nhắc lại.- HS viết lần lượt mỗi nét một dòng vào vở.- GV giúp đỡ học sinh yếu.- GV chấm bài nhận xét.
- GV phổ biến cách chơi.- HS từng cặp lên bảng thi: 1 em chỉ nét, 1 em đọc tên nét ( đổi vị trí cho nhau )- GV nhận xét tiết học.- GV giao bài về nhà cho học sinh - Viết lại bài viết vào vở ô li
Đạo đức
Tiết 1: Em là học sinh lớp Một
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết được trẻ em 6 tuổi được đi học.
- Biết tên trường lớp, tên thầy, cô giáo, một số bạn bè trong lớp.
- Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp.
- HS biết về quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và phải học tập tốt.
- Có thái độ vui vẻ, phấn khởi, tự giác đi học.
II. Đồ dùng dạy - học:
- G: Bài hát “đi học”. Trò chơi “ Tên tôi tên bạn”
- H: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.Khởi động: Hát “ đi học” ( 2 phút )
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài: ( 1 phút )
2. Nội dung:
* Trò chơi “Tên tôi, tên bạn
( 10 phút )
KL: Khi gọi bạn, nói chuyện với bạn em hãy nói tên của bạn.
* Kể về sự chuẩn bị vào lớp 1 của mình ( 9 phút )
KL: Đi học lớp 1 là vinh dự là quyền lợi và nhiệm vụ của trẻ em
Nghỉ giải lao ( 3 phút )
* Bài tập 3: Kể những ngày đầu đến lớp ( 8 phút )
KL: Vào lớp 1 các em có thầy cô giáo và bạn bè mới.
3. Củng cố, dặn dò: (2 phút )
G+H: Cùng hát bài hát
G: Giới thiệu trực tiếp
G: Tổ chức cho HS chơi trò chơi
H: Lần lượt giới thiệu tên mình với các bạn
G: Hướng dẫn, giúp đỡ để HS
- Biết được bạn, cùng tên.
- Kể tên một số bạn mà em nhớ?
- Nêu được kết luận
G: Yêu cầu HS kể về việc bố mẹ đã chuẩn bị cho việc đi học lớp 1 của các em
H: Nối tiếp kể theo hướng dẫn của GV
G: kết luận
H: Hát, vận động…
G+H: Đàm thoại, giúp HS nói được
- Ai đưa em đi học?
- Đến lớp học có gì khác ở nhà?
G: Nhận xét, bổ sung, tóm tắt.
H: Nhắc lại tên bài học.
- Nêu được 1 vài ý chính của bài học
- Chuẩn bị đầy đủ sách, vở .
Toán
Tiết 5: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- HS củng cố về: nhận biết hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bộ đồ dùng dạy Toán, một số vật có hình vuông, tròn, tam giác; que diêm.
- HS: Bộ đồ dùng học Toán.
III. Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
Cách thức tổ chức
A. Kiểm tra: 5P
B. Bài mới (15')
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung:
Bài 1: Tô màu các hình cùng dạng thì cùng màu.
Bài 2: Ghép hình
- Kết hợp trong khi luyện tập.
- GV giới thiệu trực tiếp.
- GV, HS nêu yêu cầu.
- HS tô màu theo yêu cầu.
- GV chấm bài 10 em _ nhân xét
- GV nêu yêu cầu của bài.
- 1 HS lên bảng ghép hình như ví dụ ở SGK.
- HS khác nhận xét.
- Lớp ghép tiếp các hình còn lại theo mẫu của GV.
* Xếp hình (10')
3. Củng cố dặn dò. (5')
- GV nêu yêu cầu, HS dùng que tính xếp thành hình vuông, hình tam giác
- GV quan sát giúp đỡ HS.
- HS tìm các đồ vật có dạng hình vuông, tròn, hình tam giác.
- Về nhà tập xếp, ghép hình như trong SGK.
File đính kèm:
- Tuần 1.doc