I. NHỮNG VẤN ĐỀCHUNG
Khung phân phối chương trình (KPPCT) này áp dụng cho cấp THCS từnăm học 2008-2009, gồm 2 phần: (A) Hướng dẫn sửdụng KPPCT; (B) Khung PPCT.
1. VềKhung phân phối chương trình
KPPCT quy định thời lượng dạy học cho từng phần của chương trình (chương, phần, bài
học, môđun, chủ đề,.), trong đó có thời lượng dành cho luyện tập, bài tập, ôn tập, thí nghiệm,
thực hành và thời lượng tiến hành kiểm tra định kì tương ứng với các phần đó.
Thời lượng quy định tại KPPCT áp dụng trong trường hợp học 1 buổi/ngày, thời lượng
dành cho kiểm tra là không thay đổi, thời lượng dành cho các hoạt động khác là quy định tối
thiểu. Tiến độthực hiện chương trình khi kết thúc học kì I và kết thúc năm học được quy định
thống nhất cho tất cảcác trường THCS trong cảnước. Căn cứKPPCT, các SởGDĐT cụthểhoá
thành PPCT chi tiết, bao gồm cảdạy học tựchọn cho phù hợp với địa phương, áp dụng chung
cho các trường THCS thuộc quyền quản lí. Các trường THCS có điều kiện bốtrí giáo viên và
kinh phí chi trảgiờdạy vượt định mức quy định (trong đó có các trường học nhiều hơn 6
buổi/tuần), có thểchủ động đềnghịPhòng GDĐT xem xét trình SởGDĐT phê chuẩn việc điều
chỉnh PPCT tăng thời lượng dạy học cho phù hợp (lãnh đạo SởGDĐT phê duyệt, kí tên, đóng dấu).
20 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1559 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu phân phối chương trình THCS môn Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
Tµi liÖu
Ph©n phèi ch−¬ng tr×nh THCS
m«n ng÷ v¨n
(Dïng cho c¸c c¬ quan qu¶n lÝ gi¸o dôc vµ gi¸o viªn,
¸p dông tõ n¨m häc 2008-2009)
2
A. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG KHUNG
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH THCS
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Khung phân phối chương trình (KPPCT) này áp dụng cho cấp THCS từ năm học 2008-
2009, gồm 2 phần: (A) Hướng dẫn sử dụng KPPCT; (B) Khung PPCT.
1. Về Khung phân phối chương trình
KPPCT quy định thời lượng dạy học cho từng phần của chương trình (chương, phần, bài
học, môđun, chủ đề,...), trong đó có thời lượng dành cho luyện tập, bài tập, ôn tập, thí nghiệm,
thực hành và thời lượng tiến hành kiểm tra định kì tương ứng với các phần đó.
Thời lượng quy định tại KPPCT áp dụng trong trường hợp học 1 buổi/ngày, thời lượng
dành cho kiểm tra là không thay đổi, thời lượng dành cho các hoạt động khác là quy định tối
thiểu. Tiến độ thực hiện chương trình khi kết thúc học kì I và kết thúc năm học được quy định
thống nhất cho tất cả các trường THCS trong cả nước. Căn cứ KPPCT, các Sở GDĐT cụ thể hoá
thành PPCT chi tiết, bao gồm cả dạy học tự chọn cho phù hợp với địa phương, áp dụng chung
cho các trường THCS thuộc quyền quản lí. Các trường THCS có điều kiện bố trí giáo viên và
kinh phí chi trả giờ dạy vượt định mức quy định (trong đó có các trường học nhiều hơn 6
buổi/tuần), có thể chủ động đề nghị Phòng GDĐT xem xét trình Sở GDĐT phê chuẩn việc điều
chỉnh PPCT tăng thời lượng dạy học cho phù hợp (lãnh đạo Sở GDĐT phê duyệt, kí tên, đóng dấu).
2. Về phân phối chương trình dạy học tự chọn
a) Thời lượng và cách tổ chức dạy học tự chọn:
Thời lượng dạy học tự chọn của các lớp cấp THCS trong Kế hoạch giáo dục là 2 tiết/tuần,
dạy học chung cho cả lớp (các trường tự chủ về kinh phí có thể chia lớp thành nhóm nhỏ hơn
nhưng vẫn phải theo kế hoạch chung của cả lớp). Việc sử dụng thời lượng dạy học tự chọn
THCS theo 1 trong 2 cách sau đây:
Cách 1: Chọn 1 trong 3 môn học, hoạt động giáo dục : Tin học, Ngoại ngữ 2, Nghề phổ
thông (trong đó Ngoại ngữ 2 có thể bố trí vào 2 tiết dạy học tự chọn này hoặc bố trí ngoài thời
lượng dạy học 6 buổi/tuần).
Cách 2: Dạy học các chủ đề tự chọn nâng cao, bám sát (CĐNC, CĐBS).
− Dạy học CĐNC là để khai thác sâu hơn kiến thức, kĩ năng của chương trình, bổ sung
kiến thức, bồi dưỡng năng lực tư duy nhưng phải phù hợp với trình độ tiếp thu của học sinh.
Các Sở GDĐT tổ chức biên soạn, thẩm định tài liệu CĐNC (trong đó có các tài liệu Lịch
sử, Địa lí, Văn học địa phương), dùng cho cấp THCS theo hướng dẫn của Bộ GDĐT (tài liệu
CĐNC sử dụng cho cả giáo viên và học sinh như SGK) và quy định cụ thể PPCT dạy học các
CĐNC cho phù hợp với mạch kiến thức của môn học đó. Các Phòng GDĐT đôn đốc, kiểm tra
việc thực hiện PPCT dạy học các CĐNC.
− Dạy học các CĐBS là để ôn tập, hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức, kĩ năng (không bổ
sung kiến thức nâng cao mới). Trong điều kiện chưa ban hành được tài liệu CĐNC, cần dành
thời lượng dạy học tự chọn để thực hiện CĐBS nhằm ôn tập, hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức, kĩ
năng cho học sinh.
Hiệu trưởng các trường THCS chủ động lập Kế hoạch dạy học các CĐBS (chọn môn học,
ấn định số tiết/tuần cho từng môn, tên bài dạy) cho từng lớp, ổn định trong từng học kì trên cơ sở
đề nghị của các tổ trưởng chuyên môn và giáo viên chủ nhiệm lớp. Giáo viên chuẩn bị kế hoạch
bài dạy (giáo án) CĐBS với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn.
b) Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học tự chọn:
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập CĐTC của môn học thực hiện theo quy định tại
Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.
3
Lưu ý: Các bài dạy CĐTCNC, CĐBS bố trí trong các chương như các bài khác, có thể có
điểm kiểm tra dưới 1 tiết riêng nhưng không có điểm kiểm tra 1 tiết riêng; điểm CĐTC môn học
nào tính cho môn học đó.
3. Thực hiện các hoạt động giáo dục
a) Phân công giáo viên thực hiện các Hoạt động giáo dục:
Trong KHGD quy định tại CTGDPT do Bộ GDĐT ban hành, các hoạt động giáo dục đã được
quy định thời lượng với số tiết học cụ thể như các môn học. Đối với giáo viên được phân công thực hiện
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL), Hoạt động giáo dục hướng nghiệp (HĐGDHN)
được tính giờ dạy như các môn học; việc tham gia điều hành HĐGD tập thể (chào cờ đầu tuần và
sinh hoạt lớp cuối tuần) là thuộc nhiệm vụ quản lý của Ban Giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm
lớp, không tính vào giờ dạy tiêu chuẩn.
b) Tích hợp HĐGDNGLL, HĐGDHN, môn Công nghệ:
- HĐGDNGLL: Thực hiện đủ các chủ đề quy định cho mỗi tháng, với thời lượng 2
tiết/tháng và tích hợp nội dung HĐGDNGLL sang môn GDCD các lớp 6, 7, 8, 9 ở các chủ đề về
đạo đức và pháp luật. Đưa nội dung về Công ước Quyền trẻ em của Liên Hợp quốc vào
HĐGDNGLL ở lớp 9 và tổ chức các hoạt động hưởng ứng phong trào "Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ GDĐT phát động.
- HĐGDHN (lớp 9):
Điều chỉnh thời lượng HĐGDHN thành 9 tiết/năm học sau khi đưa một số nội dung
GDHN tích hợp sang HĐGDNGLL ở 2 chủ điểm sau đây:
+ "Truyền thống nhà trường", chủ điểm tháng 9;
+ "Tiến bước lên Đoàn", chủ điểm tháng 3.
Nội dung tích hợp do Sở GDĐT (hoặc uỷ quyền cho các Phòng GDĐT) hướng dẫn trường
THCS thực hiện cho sát thực tiễn địa phương. Về phương pháp tổ chức thực hiện HĐGDHN, có
thể riêng theo lớp hoặc theo khối lớp; có thể giao cho giáo viên hoặc mời các chuyên gia, nhà
quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp giảng dạy.
4. Đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới kiểm tra, đánh giá
a) Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học (PPDH):
- Những yêu cầu quan trọng trong đổi mới PPDH là:
+ Phát huy tính tích cực, hứng thú học tập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên;
+ Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của giáo viên và học sinh, thiết kế
hệ thống câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề quá tải (nhất là đối với bài dài,
bài khó, nhiều kiến thức mới); bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức
đã học, tránh thiên về ghi nhớ máy móc không nắm vững bản chất;
+ Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, khuyến khích sử dụng công
nghệ thông tin, sử dụng các phương tiện nghe nhìn, thực hiện đầy đủ thí nghiệm, thực hành, liên
hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài học;
+ Giáo viên sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu, tác phong thân
thiện, khuyến khích, động viên học sinh học tập, tổ chức hợp lý cho học sinh làm việc cá nhân và
theo nhóm;
+ Dạy học sát đối tượng, coi trọng bồi dưỡng học sinh khá giỏi và giúp đỡ học sinh học
lực yếu kém.
- Đối với các môn học đòi hỏi năng khiếu như: Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục cần coi trọng
truyền thụ kiến thức, hình thành kỹ năng, bồi dưỡng hứng thú học tập, không quá thiên về đánh
giá thành tích theo yêu cầu đào tạo chuyên ngành hoạ sỹ, nhạc sỹ, vận động viên.
4
- Tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH thông qua công tác bồi dưỡng giáo viên và dự giờ
thăm lớp của giáo viên, tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy ở các tổ chuyên môn, hội thảo cấp
trường, cụm trường, địa phương, hội thi giáo viên giỏi các cấp.
b) Đổi mới kiểm tra, đánh giá (KTĐG):
- Những yêu cầu quan trọng trong đổi mới KTĐG là:
+ Giáo viên đánh giá sát đúng trình độ học sinh với thái độ khách quan, công minh và
hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá năng lực của mình;
+ Trong quá trình dạy học, cần kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận với hình thức
trắc nghiệm khách quan trong KTĐG kết quả học tập của học sinh, chuẩn bị tốt cho việc đổi mới
các kỳ thi theo chủ trương của Bộ GDĐT.
+ Thực hiện đúng quy định của Quy chế Đánh giá, xếp loại học sinh THCS, học sinh
THPT do Bộ GDĐT ban hành, tiến hành đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ,
kiểm tra học kỳ cả lý thuyết và thực hành.
- Đổi mới đánh giá các môn Mỹ thuật, Âm nhạc (THCS), Thể dục (THCS, THPT): Thực
hiện đánh giá bằng điểm hoặc đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập theo quy định tại Quy chế
Đánh giá, xếp loại học sinh THCS, học sinh THPT sửa đổi.
c) Đối với một số môn như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, cần coi trọng đổi
mới PPDH, đổi mới KTĐG theo hướng hạn chế chỉ ghi nhớ máy móc, không nắm vững kiến
thức, kỹ năng môn học. Cần đổi mới KTĐG bằng cách nêu vấn đề “mở”, đòi hỏi học sinh phải
vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng và biểu đạt chính kiến của bản thân.
d) Từ năm học 2008-2009, tập trung chỉ đạo đánh giá sâu hiệu quả dạy học của môn Giáo
dục công dân để tiếp tục đổi mới PPDH, KTĐG nhằm nâng cao chất lượng môn học này (có
hướng dẫn riêng).
5. Thực hiện các nội dung giáo dục địa phương (hướng dẫn tại công văn số 5977/BGDĐT-
GDTrH ngày 07/7/2008)
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ CỦA MÔN NGỮ VĂN
1. Thực hiện theo thứ tự của các bài trong sách giáo khoa (SGK) và phân phối thời
lượng của Khung phân phối chương trình (KPPCT), do SGK Ngữ văn THCS được viết tích
hợp chặt chẽ, nếu thay đổi sẽ phá vỡ tính chỉnh thể và gây khó khăn cho việc tích hợp.
2. KPPCT này không phân chia cụ thể thời lượng cho từng bài và từng phân môn. Về
cơ bản, thời lượng chia cho cụm bài trong tuần, mỗi cụm bài có 3 phân môn: Văn, Tiếng
Việt, Tập làm văn hoặc chỉ có 2 trong 3 phân môn trên.
3. Trên cơ sở KPPCT và thực tế dạy học ở từng địa phương, Sở GDĐT có thể điều
chỉnh một cách hợp lí thời lượng và trình tự của một số bài được sắp xếp liền nhau theo thời
lượng dành cho từng cụm bài, nhưng không làm thay đổi tổng số tiết dạy của mỗi học kì,
cũng như của toàn năm học.
4. Đối với những bài có ghi Hướng dẫn đọc thêm (sách giáo khoa ghi là Tự học có
hướng dẫn), giáo viên cần dành thời lượng nhất định hướng dẫn rất ngắn gọn cách thức đọc
- hiểu bài đọc thêm, để học sinh đọc và nắm được giá trị bao trùm về nội dung, nghệ thuật
của tác phẩm (cần được thể hiện trong giáo án).
5. Nếu có những sự khác nhau giữa sách giáo viên và KPPCT này, giáo viên thực hiện
theo KPPCT.
6. Có một số bài phải học trong 2 tuần khác nhau (vì phải dành thời lượng để kiểm tra)
cần chú ý đến sự nhất quán của bài học, nhắc lại nội dung bài đã thực hiện ở tuần trước.
7. Phần văn học địa phương, nếu chưa chuẩn bị được tài liệu dạy học theo yêu cầu tại
công văn số 5977/BGDĐT-GDTrH ngày 07/7/2008 hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục
5
địa phương ở cấp THCS và cấp THPT từ năm học 2008-2009, có thể sử dụng cho ngoại khoá,
hoặc toạ đàm với các văn nghệ sĩ ở địa phương hoặc ôn tập, củng cố kiến thức, kĩ năng.
8. Các đề kiểm tra và đề Tập làm văn, nếu Sở GDĐT hoặc Phòng GDĐT không yêu
cầu đề thống nhất, giáo viên tự soạn theo SGK.
9. Các thiết kế bài giảng (giáo án) dạy học phải bám sát các yêu cầu chuẩn kiến thức,
kĩ năng trong Chương trình.
10. Tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá vai trò
chủ thể sáng tạo của học sinh trong giờ dạy học.
11. Đổi mới kiểm tra, đánh giá phù hợp với đặc trưng của môn Ngữ văn. Tăng cường
ra đề kiểm tra theo hướng “mở” nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh.
12. Thực hiện yêu cầu giảm tải, không thêm những nội dung nâng cao ngoài SGK.
Tập trung hướng dẫn học sinh đạt kết quả cơ bản ghi ở đầu mỗi bài học.
B. KHUNG PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
(Phần ghi các tuần là để tham khảo)
LỚP 6
Cả năm: 37 tuần (140 tiết)
Học kì I: 19 tuần (72 tiết)
Học kì II: 18 tuần (68 tiết)
HỌC KÌ I
Tuần 1
Tiết 1 đến tiết 4
Con Rồng cháu Tiên;
Hướng dẫn đọc thêm: Bánh chưng bánh giầy;
Từ và cấu tạo từ tiếng Việt;
Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt.
Tuần 2
Tiết 5 đến tiết 8
Thánh Gióng;
Từ mượn;
Tìm hiểu chung về văn tự sự.
Tuần 3
Tiết 9 đến tiết 12
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh;
Nghĩa của từ;
Sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
Tuần 4
Tiết 13 đến tiết 16
Hướng dẫn đọc thêm: Sự tích hồ Gươm;
Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự;
Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.
Tuần 5
Tiết 17 đến tiết 20
Viết bài Tập làm văn số 1;
Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ;
Lời văn, đoạn văn tự sự.
Tuần 6
Tiết 21 đến tiết 24
6
Thạch Sanh;
Chữa lỗi dùng từ;
Trả bài Tập làm văn số 1.
Tuần 7
Tiết 25 đến tiết 28
Em bé thông minh;
Chữa lỗi dùng từ (tiếp);
Kiểm tra Văn.
Tuần 8
Tiết 29 đến tiết 32
Luyện nói kể chuyện;
Cây bút thần;
Danh từ.
Tuần 9
Tiết 33 đến tiết 36
Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự;
Hướng dẫn đọc thêm: Ông lão đánh cá và con cá vàng;
Thứ tự kể trong văn tự sự.
Tuần 10
Tiết 37 đến tiết 40
Viết bài Tập làm văn số 2;
Ếch ngồi đáy giếng;
Thầy bói xem voi.
Tuần 11
Tiết 41 đến tiết 44
Danh từ (tiếp);
Trả bài kiểm tra Văn;
Luyện nói kể chuyện;
Cụm danh từ.
Tuần 12
Tiết 45 đến tiết 48
Hướng dẫn đọc thêm: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng;
Kiểm tra Tiếng Việt;
Trả bài Tập làm văn số 2;
Luyện tập xây dựng bài tự sự- Kể chuyện đời thường.
Tuần 13
Tiết 49 đến tiết 52
Viết bài Tập làm văn số 3;
Treo biển;
Hướng dẫn đọc thêm: Lợn cưới, áo mới;
Số từ và lượng từ.
Tuần 14
Tiết 53 đến tiết 56
Kể chuyện tưởng tượng;
Ôn tập truyện dân gian;
Trả bài kiểm tra Tiếng Việt.
Tuần 15
Tiết 57 đến tiết 60
Chỉ từ;
Luyện tập kể chuyện tưởng tượng;
Hướng dẫn đọc thêm: Con hổ có nghĩa;
Động từ.
Tuần 16
Tiết 61 đến tiết 63
7
Cụm động từ;
Mẹ hiền dạy con;
Tính từ và cụm tính từ.
Tuần 17
Tiết 64 đến tiết 66
Trả bài Tập làm văn số 3;
Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng;
Ôn tập Tiếng Việt.
Tuần 18
Tiết 67 đến tiết 69
Kiểm tra học kì I;
Hoạt động Ngữ văn: Thi kể chuyện.
Tuần 19
Tiết 70 đến tiết 72
Chương trình Ngữ văn địa phương;
Trả bài kiểm tra học kì I.
HỌC KÌ II
Tuần 20
Tiết 73 đến tiết 75
Bài học đường đời đầu tiên;
Phó từ.
Tuần 21
Tiết 76 đến tiết 78
Tìm hiểu chung về văn miêu tả;
Sông nước Cà Mau;
So sánh.
Tuần 22
Tiết 79 đến tiết 81
Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả;
Bức tranh của em gái tôi.
Tuần 23
Tiết 82 đến tiết 84
Bức tranh của em gái tôi (tiếp theo);
Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
Tuần 24
Tiết 85 đến tiết 88
Vượt thác;
So sánh (tiếp);
Chương trình địa phương Tiếng Việt;
Phương pháp tả cảnh;
Viết bài Tập làm văn tả cảnh (làm ở nhà).
Tuần 25
Tiết 89 đến tiết 92
Buổi học cuối cùng;
Nhân hoá;
Phương pháp tả người.
Tuần 26
Tiết 93 đến tiết 96
Đêm nay Bác không ngủ;
Ẩn dụ;
Luyện nói về văn miêu tả.
Tuần 27
Tiết 97 đến tiết 100
Kiểm tra Văn;
8
Trả bài Tập làm văn tả cảnh viết ở nhà;
Lượm;
Hướng dẫn đọc thêm: Mưa.
Tuần 28
Tiết 101 đến tiết 104
Hoán dụ;
Tập làm thơ bốn chữ;
Cô Tô.
Tuần 29
Tiết 105 đến tiết 108
Viết bài Tập làm văn tả người;
Các thành phần chính của câu;
Thi làm thơ 5 chữ.
Tuần 30
Tiết 109 đến tiết 112
Cây tre Việt Nam;
Câu trần thuật đơn;
Hướng dẫn đọc thêm: Lòng yêu nước;
Câu trần thuật đơn có từ là.
Tuần 31
Tiết 113 đến 116
Lao xao;
Kiểm tra Tiếng Việt;
Trả bài kiểm tra Văn, bài Tập làm văn tả người.
Tuần 32
Tiết 117 đến tiết 120
Ôn tập truyện và kí;
Câu trần thuật đơn không có từ là;
Ôn tập văn miêu tả;
Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ.
Tuần 33
Tiết 121 đến tiết 124
Viết bài Tập làm văn miêu tả sáng tạo;
Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử;
Viết đơn.
Tuần 34
Tiết 125 đến tiết 128
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ;
Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ (tiếp);
Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi.
Tuần 35
Tiết 129 đến tiết 132
Động Phong Nha;
Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than);
Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy);
Trả bài Tập làm văn miêu tả sáng tạo, trả bài kiểm tra Tiếng Việt.
Tuần 36
Tiết 133 đến tiết 136
Tổng kết phần Văn và Tập làm văn;
Tổng kết phần Tiếng Việt;
Ôn tập tổng hợp.
Tuần 37
Tiết 137 đến tiết 140
Kiểm tra học kì II;
9
Chương trình Ngữ văn địa phương.
LỚP 7
Cả năm: 37 tuần (140 tiết)
Học kì I: 19 tuần (72 tiết)
Học kì II: 18 tuần (68 tiết)
HỌC KÌ I
Tuần 1
Tiết 1 đến tiết 4
Cổng trường mở ra;
Mẹ tôi;
Từ ghép;
Liên kết trong văn bản.
Tuần 2
Tiết 5 đến tiết 8
Cuộc chia tay của những con búp bê;
Bố cục trong văn bản;
Mạch lạc trong văn bản.
Tuần 3
Tiết 9 đến tiết 12
Những câu hát về tình cảm gia đình;
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người;
Từ láy;
Quá trình tạo lập văn bản;
Viết bài Tập làm văn số 1 học sinh làm ở nhà.
Tuần 4
Tiết 13 đến tiết 16
Những câu hát than thân;
Những câu hát châm biếm;
Đại từ;
Luyện tập tạo lập văn bản.
Tuần 5
Tiết 17 đến tiết 20
Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh;
Từ Hán Việt;
Trả bài Tập làm văn số 1;
Tìm hiểu chung về văn biểu cảm.
Tuần 6
Tiết 21 đến tiết 24
Côn Sơn ca;
Hướng dẫn đọc thêm: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra;
Từ Hán Việt (tiếp);
Đặc điểm văn bản biểu cảm;
Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm.
Tuần 7
Tiết 25 đến tiết 28
Bánh trôi nước;
Hướng dẫn đọc thêm: Sau phút chia li;
Quan hệ từ;
Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm.
Tuần 8
10
Tiết 29 đến tiết 32
Qua đèo Ngang;
Bạn đến chơi nhà;
Viết bài Tập làm văn số 2.
Tuần 9
Tiết 33 đến tiết 36
Chữa lỗi về quan hệ từ;
Hướng dẫn đọc thêm: Xa ngắm thác núi Lư;
Từ đồng nghĩa;
Cách lập ý của bài văn biểu cảm.
Tuần 10
Tiết 37 đến tiết 40
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ);
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư);
Từ trái nghĩa;
Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người.
Tuần 11
Tiết 41 đến tiết 44
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá;
Kiểm tra Văn;
Từ đồng âm;
Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
Tuần 12
Tiết 45 đến tiết 48
Cảnh khuya, Rằm tháng giêng;
Kiểm tra Tiếng Việt;
Trả bài Tập làm văn số 2;
Thành ngữ.
Tuần 13
Tiết 49 đến tiết 52
Trả bài kiểm tra Văn, bài kiểm tra Tiếng Việt;
Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học;
Viết bài Tập làm văn số 3.
Tuần 14
Tiết 53 đến tiết 56
Tiếng gà trưa;
Điệp ngữ;
Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
Tuần 15
Tiết 57 đến tiết 60
Một thứ quà của lúa non: Cốm;
Trả bài Tập làm văn số 3;
Chơi chữ;
Làm thơ lục bát.
Tuần 16
Tiết 61 đến tiết 63
Chuẩn mực sử dụng từ;
Ôn tập văn bản biểu cảm;
Mùa xuân của tôi.
Tuần 17
Tiết 64 đến tiết 66
Hướng dẫn đọc thêm: Sài Gòn tôi yêu;
Luyện tập sử dụng từ;
Ôn tập tác phẩm trữ tình.
11
Tuần 18
Tiết 67 đến tiết 69
Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp);
Ôn tập Tiếng Việt
Ôn tập Tiếng Việt (tiếp);
Chương trình địa phương phần Tiếng Việt.
Tuần 19
Tiết 70 đến tiết 72
Kiểm tra học kì I;
Trả bài kiểm tra kì I.
HỌC KÌ II
Tuần 20
Tiết 73 đến tiết 75
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất;
Chương trình địa phương phần Văn và Tập làm văn;
Tìm hiểu chung về văn nghị luận.
Tuần 21
Tiết 76 đến tiết 78
Tìm hiểu chung về văn nghị luận (tiếp);
Tục ngữ về con người và xã hội;
Rút gọn câu.
Tuần 22
Tiết 79 đến tiết 81
Đặc điểm của văn bản nghị luận;
Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận;
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Tuần 23
Tiết 82 đến tiết 84
Câu đặc biệt;
Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận;
Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận.
Tuần 24
Tiết 85 đến tiết 88
Sự giàu đẹp của tiếng Việt;
Thêm trạng ngữ cho câu;
Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh.
Tuần 25
Tiết 89 đến tiết 92
Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp);
Kiểm tra Tiếng Việt;
Cách làm bài văn lập luận chứng minh;
Luyện tập lập luận chứng minh.
Tuần 26
Tiết 93 đến tiết 96
Đức tính giản dị của Bác Hồ;
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động;
Viết bài Tập làm văn số 5 tại lớp.
Tuần 27
Tiết 97 đến tiết 100
Ý nghĩa văn chương;
Kiểm tra Văn;
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp);
12
Luyện tập viết đoạn văn chứng minh.
Tuần 28
Tiết 101 đến tiết 104
Ôn tập văn nghị luận;
Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu;
Trả bài Tập làm văn số 5, trả bài kiểm tra Tiếng Việt, trả bài kiểm tra Văn;
Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích.
Tuần 29
Tiết 105 đến tiết 108
Sống chết mặc bay;
Cách làm bài văn lập luận giải thích;
Luyện tập lập luận giải thích;
Viết bài Tập làm văn số 6 học sing làm ở nhà.
Tuần 30
Tiết 109 đến tiết 112
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu;
Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu. Luyện tập (tiếp);
Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề.
Tuần 31
Tiết 113 đến tiết 116
Ca Huế trên sông Hương;
Liệt kê;
Tìm hiểu chung về văn bản hành chính;
Trả bài Tập làm văn số 6.
Tuần 32
Tiết 117 đến tiết 120
Quan Âm Thị Kính;
Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy;
Văn bản đề nghị.
Tuần 33
Tiết 121 đến tiết 124
Ôn tập Văn học;
Dấu gạch ngang;
Ôn tập Tiếng Việt;
Văn bản báo cáo.
Tuần 34
Tiết 125 đến tiết 128
Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo;
Ôn tập Tập làm văn.
Tuần 35
Tiết 129 đến tiết 132
Ôn tập Tiếng Việt (tiếp);
Hướng dẫn làm bài kiểm tra;
Kiểm tra học kì II.
Tuần 36
Tiết 133 đến tiết 136
Chương trình địa phương phần Văn và Tập làm văn (tiếp);
Hoạt động Ngữ văn.
Tuần 37
Tiết 137 đến tiết 140
Chương trình địa phương phần Tiếng Việt;
Trả bài kiểm tra học kì II.
13
LỚP 8
Cả năm: 37 tuần (140 tiết)
Học kì I: 19 tuần (72 tiết)
Học kì II: 18 tuần (68 tiết)
HỌC KÌ I
Tuần 1
Tiết 1 đến tiết 4
Tôi đi học;
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ;
Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
Tuần 2
Tiết 5 đến tiết 8
Trong lòng mẹ;
Trường từ vựng;
Bố cục của văn bản.
Tuần 3
Tiết 9 đến tiết 12
Tức nước vỡ bờ;
Xây dựng đoạn văn trong văn bản;
Viết bài Tập làm văn số 1.
Tuần 4
Tiết 13 đến tiết 16
Lão Hạc;
Từ tượng hình, từ tượng thanh;
Liên kết các đoạn văn trong văn bản.
Tuần 5
Tiết 17 đến tiết 20
Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội;
Tóm tắt văn bản tự sự;
Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự;
Trả bài Tập làm văn số 1.
Tuần 6
Tiết 21 đến tiết 24
Cô bé bán diêm;
Trợ từ, thán từ;
Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
Tuần 7
Tiết 25 đến tiết 28
Đánh nhau với cối xay gió;
Tình thái từ;
Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với với miêu tả và biểu cảm.
Tuần 8
Tiết 29 đến tiết 32
Chiếc lá cuối cùng;
Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt);
Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Tuần 9
Tiết 33 đến tiết 36
Hai cây phong;
Viết bài Tập làm văn số 2.
Tuần 10
14
Tiết 37 đến tiết 40
Nói quá;
Ôn tập truyện kí Việt Nam;
Thông tin về ngày trái đất năm 2000;
Nói giảm, nói tránh.
Tuần 11
Tiết 41 đến tiết 44
Kiểm tra Văn;
Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm;
Câu ghép;
Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh.
Tuần 12
Tiết 45 đến tiết 48
Ôn dịch thuốc lá;
Câu ghép (tiếp);
Phương pháp thuyết minh;
Trả bài kiểm tra Văn, bài Tập làm văn số 2.
Tuần 13
Tiết 49 đến tiết 52
Bài toán dân số;
Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm;
Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh;
Chương trình địa phương (phần Văn).
Tuần 14
Tiết 53 đến tiết 56
Dấu ngoặc kép;
Luyện nói: Thuyết minh một thứ đồ dùng;
Viết bài Tập làm văn số 3.
Tuần 15
Tiết 57 đến tiết 60
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác;
Đập đá ở Côn Lôn;
Ôn luyện về dấu câu;
Kiểm tra Tiếng Việt.
Tuần 16
Tiết 61 đến tiết 63
Thuyết minh một thể loại văn học;
Hướng dẫn đọc thêm: Muốn làm thằng Cuội;
Ôn tập Tiếng Việt.
Tuần 17
Tiết 64 đến tiết 66
Trả bài Tập làm văn số 3;
Ông đồ;
Hướng dẫn đọc thêm: Hai chữ nước nhà.
Tuần 18
Tiết 67 đến tiết 69
Trả bài kiểm tra Tiếng Việt;
Kiểm tra học kì I.
Tuần 19
Tiết 70 đến tiết 72
Hoạt động ngữ văn: Làm thơ 7 chữ;
Trả bài kiểm tra học kì I.
15
HỌC KÌ II
Tuần 20
Tiết 73 đến tiết 75
Nhớ rừng;
Câu nghi vấn.
Tuần 21
Tiết 76 đến tiết 78
Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh.
Quê hương;
Khi con tu hú.
Tuần 22
Tiết 79 đến tiết 81
Câu nghi vấn (tiếp);
Thuyết minh về một phương pháp (cách làm);
Tức cảnh Pác Bó.
Tuần 23
Tiết 82 đến tiết 84
Câu cầu khiến;
Thuyết minh một danh lam thắng cảnh;
Ôn tập về văn bản thuyết minh.
Tuần 24
Tiết 85 đến tiết 88
Ngắm trăng, Đi đường;
Câu cảm thán;
Viết bài Tập làm văn số 5.
Tuần 25
Tiết 89 đến tiết 92
Câu trần thuật;
Chiếu dời đô;
Câu phủ định;
Chương trình địa phương (phần Tập làm văn).
Tuần 26
Tiết 93 đến tiết 96
Hịch tướng sĩ;
Hành động nói;
Trả bài Tập làm văn số 5.
Tuần 27
Tiết 97 đến tiết 100
Nước Đại Việt ta;
Hành động nói (tiếp);
Ôn tập về luận điểm;
Viết đoạn văn trình bày luận điểm.
Tuần 28
Tiết 101 đến tiết 104
Bàn luận về phép học;
Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm;
Viết bài Tập làm văn số 6.
Tuần 29
Tiết 105 đến tiết 108
Thuế máu;
Hội thoại;
Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
Tuần 30
Tiết 109 đến tiết 112
16
Đi bộ ngao du;
Hội thoại (tiếp);
Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
Tu
File đính kèm:
- Ngu van-THCS-08-09.pdf