I. Mục tiêu
Sau khi học xong chuyên đề này, giáo viên cần.
1. Về kiến thức
+/ Hiểu rõ những vấn đề lý luận về đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng ở trường phổ thông.
+/ Biết được những đổi mới về cấu tạo chương trình, những nội dung mới và khó của bộ môn lịch sử nói chung, lớp 11 nói riêng ở trường phổ thông.
+/ Đánh giá đúng thực trạng dạy học lịch sử ở trường phổ thông, nhất là dạy học lịch sử lớp 11 ở các tỉnh miền núi hiện nay và nguyên nhân của tình hình đó.
+/ Hiểu rõ các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, đặc biệt có khả năng vận dụng các phương pháp đó trong thực tiễn để nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử lớp 11 ở địa phương.
2. Về kĩ năng
+/ Biết đánh giá đúng thực trạng dạy học lịch sử hiện nay, phát hiện được những nguyên nhân của tình hình đó, xác định trách nhiệm của người giáo viên trong việc nâng cao chất lượng dạy học.
+/ Mạnh dạn và kiên trì áp dụng phương pháp dạy học tích cực, vận dụng thành thạo các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp và phương tiện tiên tiến.
3. Về thái độ
Có tinh thần cầu thị, ủng hộ đổi mới phương pháp dạy học lịch sử. Tham gia tích cực trong đợt tập huấn. Mạnh dạn và chủ động trao đổi, thảo luận trong quá trình học tập để đi đến những giải pháp nâng cao chất lượng dạy học lịch sử lớp 11 trường THPT.
121 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Tăng cường năng lực cho giáo viên của các tỉnh tham gia dự án môn Lịch sử Lớp 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC THPT – VIỆN SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐHSPHN
TÀI LIỆU
TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CHO GIÁO VIÊN
CỦA CÁC TỈNH THAM GIA DỰ ÁN
(MÔN LỊCH SỬ LỚP 11)
PGS. TS Trịnh Đình Tùng (Chủ biên)
ThS. Nguyễn Thị Thế Bình
ThS. Nguyễn Mạnh Hưởng
HÀ NỘI, 2007
MỤC LỤC
CHUYÊN ĐỀ 1 – ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
MÔN LỊCH SỬ LỚP 11 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
I. Mục tiêu
Về kiến thức
Về kĩ năng
Về thái độ
II. Về những điểm mới và khó của chương trình, sách giáo khoa lịch sử 11 (cơ bản và nâng cao).
Phần lịch sử thế giới cận đại
Phần lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945)
Phần lịch sử Việt Nam lớp 11 (từ năm 1858 đến 1918)
III. Những vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử
Phát huy tích cực học tập của học sinh theo hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
Quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông và bản chất của nó
Phương hướng đổi mới phương pháp dạy và học môn lịch sử lớp 11
Thực tế việc sử dụng phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông
IV. Một số phương pháp tích cực cần được vận dụng trong dạy học lịch sử lớp 11 trung học phổ thông
Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh
Phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử
Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử để phát triển tư duy học sinh
V. Đổi mới soạn giáo án
CHUYÊN ĐỀ 2 - ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
I. Mục tiêu
Về kiến thức
Về kĩ năng
Về thái độ
II. Mấy vấn đề về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong đổi mới phương pháp dạy – học lịch sử
Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học là xu thế phát triển tất yếu của nền giáo dục hiện đại
Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông
Những điều kiện cần thiết để đưa công nghệ thông tin và truyền thông vào đổi mới phương pháp dạy – học lịch sử ở trường phổ thông
Một số yêu cầu về phương pháp luận và lí luận dạy học khi ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào đổi mới phương pháp dạy – học lịch sử ở trường phổ thông
III. Hướng dẫn thiết kế và trình diễn trực quan bài giảng điện tử trên phần mềm PowerPoint trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông
Những khái niệm cơ bản về phần mềm PowerPoint
Khởi động và thoát khỏi chương trình PowerPoint
Quy trình thiết kế và trình diễn trực quan bài giảng điện tử trên phần mềm PowerPoint trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông
IV Một số hình thức, phương pháp sử dụng phần mềm PowerPoint nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông
Sử dụng Power Point hỗ trợ thiết kế và trình chiếu các kênh hình, tư liệu và sự kiện lịch sử
Sử dụng Power Point hỗ trợ trình chiếu băng hình, các trích đoạn phim tư liệu trong dạy học lịch sử
Sử dụng Power Point hỗ trợ xây dựng và trình chiếu các niên biểu, sơ đồ, đồ thị, biểu đồ trong dạy học lịch sử
Sử dụng Power Point hỗ trợ xây dựng bài tập, bài kiểm tra, đố vui lịch sử, thực hiện các hoạt động ngoại khóa
V. Giới thiệu một số phần mềm tiện ích khi ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông
Sử dụng phần mềm Violet trong dạy học lịch sử
Sử dụng phần mềm HTVideo để xử lí và biên tập các đoạn phim tư liệu trong dạy học lịch sử
VI. Khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông
Tìm kiếm thông tin trên mạng
Lưu thông tin, hình ảnh, các đoạn phim tư liệu từ trong Web
CHUYÊN ĐỀ 3 – ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
I. Mục tiêu
Về kiến thức
Về kĩ năng
Về thái độ
II. Phương pháp kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử lớp 11
CHUYÊN ĐỀ 1 - ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
MÔN LỊCH SỬ LỚP 11 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
I. Mục tiêu
Sau khi học xong chuyên đề này, giáo viên cần.
1. Về kiến thức
+/ Hiểu rõ những vấn đề lý luận về đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng ở trường phổ thông.
+/ Biết được những đổi mới về cấu tạo chương trình, những nội dung mới và khó của bộ môn lịch sử nói chung, lớp 11 nói riêng ở trường phổ thông.
+/ Đánh giá đúng thực trạng dạy học lịch sử ở trường phổ thông, nhất là dạy học lịch sử lớp 11 ở các tỉnh miền núi hiện nay và nguyên nhân của tình hình đó.
+/ Hiểu rõ các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, đặc biệt có khả năng vận dụng các phương pháp đó trong thực tiễn để nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử lớp 11 ở địa phương.
2. Về kĩ năng
+/ Biết đánh giá đúng thực trạng dạy học lịch sử hiện nay, phát hiện được những nguyên nhân của tình hình đó, xác định trách nhiệm của người giáo viên trong việc nâng cao chất lượng dạy học.
+/ Mạnh dạn và kiên trì áp dụng phương pháp dạy học tích cực, vận dụng thành thạo các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp và phương tiện tiên tiến.
3. Về thái độ
Có tinh thần cầu thị, ủng hộ đổi mới phương pháp dạy học lịch sử. Tham gia tích cực trong đợt tập huấn. Mạnh dạn và chủ động trao đổi, thảo luận trong quá trình học tập để đi đến những giải pháp nâng cao chất lượng dạy học lịch sử lớp 11 trường THPT.
II. Về những điểm mới và khó của chương trình, sách giáo khoa lịch sử 11 (cơ bản và nâng cao).
1. Phần lịch sử thế giới cận đại
1.1. Những điểm mới của chương trình, nội dung phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 11 trung học phổ thông
Lịch sử thế giới cận đại lớp 11 được học ở cả hai chương trình cơ bản và nâng cao. Đương nhiên mức độ chênh lệch khá lớn vì nhiều nội dung của Lịch sử thế giới cận đại chương trình cơ bản đã được học ở lớp 10.
Cụ thể, Lịch sử thế giới cận đại (nâng cao) bao gồm:
Chương I. Các cuộc cách mạng tư sản (giữa thế kỷ XVI - cuối thế kỷ XVIII)
Chương II. Các nước Âu - Mĩ thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Chương III. Phong trào công nhân thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX
Chương IV. Các nước châu Á từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX
Chương V. Các nước châu Phi, Mĩ latinh thời cận đại
Chương VI. Chiến tranh thế giới thứ nhất
Ôn tập Lịch sử thế giới cận đại
Lịch sử thế giới cận đại lớp 11 chương trình cơ bản chỉ có 3 chương.
Chương I. Các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ latinh từ đầu thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX
Chương II. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
Chương III. Những thành tựu văn hoá thời cận đại.
Ôn tập Lịch sử thế giới cận đại
Như vậy, so với chương trình lớp 11 trước đây, chương trình Lịch sử thế giới cận đại lớp 11 Ban nâng cao có nặng hơn. Nó không chỉ bao gồm cả Lịch sử thế giới cận đại ở lớp 10 và lớp 11 mà còn thêm nhiều nội dung mới, ví dụ cũng bài Cách mạng tư sản Pháp, hiện nay chỉ được học 2 tiết, còn ở Ban nâng cao lớp 11 là 3 tiết; Thêm nội dung mới như: Châu Âu từ chiến tranh Napônêông đến Hội nghị Viên, hay các nước châu Phi, Mĩ latinh thời cận đại được học trong 2 tiết...
Tuy vậy, cấu tạo của các chương, bài trong sách thì có gọn hơn, hợp logic lịch sử hơn.
Lịch sử thế giới cận đại lớp 11 Ban nâng cao được chia làm 6 chương tương ứng với các thời kỳ và nội dung cơ bản của Lịch sử thế giới cận đại như các cuộc cách mạng tư sản, các nước đế quốc Âu Mĩ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; Các nước châu Á, châu Phi, Mĩ latinh thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Như vậy, 3 chương đầu với học sinh lớp 11 Ban nâng cao được học toàn bộ châu Âu và Bắc Mĩ thời cận đại với 3 nội dung lớn tương ứng với 3 chương là các cuộc cách mạng tư sản; Các nước Âu Mĩ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và phong trào công nhân. Điều đó giúp học sinh nhận thức lịch sử hệ thống hơn. Chương IV, chương V, học sinh được học lịch sử một số nước và khu vực chính ở châu Á, châu Phi và Mĩ latinh. Chương trình như vậy vừa đảm bảo tính khoa học của sử học (học theo nước và khu vực), vừa đảm bảo tính tư tưởng (phong trào công nhân, phong trào giải phóng dân tộc được làm nổi bật). Riêng Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX được tăng thời lượng thỏa đáng.
1.2. Những điểm mới của nội dung Lịch sử thế giới cận đại lớp 11
a) Về cơ bản nội dung Lịch sử thế giới cận đại ở lớp 11 Ban nâng cao - là ổn định, không có nhiều điểm khác so với Lịch sử thế giới cận đại được học trong các chương trình trước đây, cả quan điểm lẫn sự kiện, hiện tượng lịch sử. Trong gần 350 năm từ cuộc cách mạng tư sản đầu tiên - cách mạng Nêđéclan 1566 đến cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, lịch sử nhân loại đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm, chứng kiến những thay đổi lớn lao trên tất cả các mặt của đời sống xã hội loài người. Để đảm bảo tính cơ bản, tính hệ thống, tính dân tộc, tính hiện đại, chúng ta tập trung vào các vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất: Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mĩ đưa đến sự thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản. Có thể nói một nội dung lớn rất cơ bản của Lịch sử thế giới cận đại là cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt nhằm giải quyết vấn đề ai thắng ai giữa giai cấp tư sản đang lên được quần chúng nhân dân ủng hộ với chế độ phong kiến đã lỗi thời lạc hậu. Cuộc đấu tranh này diễn ra quyết liệt trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội loài người, từ kinh tế, chính trị, quân sự, tư tưởng, văn hoá - xã hội...Nó diễn ra rộng khắp châu Âu rồi Bắc Mĩ, kéo dài từ giữa thế kỷ XVI đến nửa sau thế kỷ XIX.
Thứ hai: Cuộc cách mạng công nghiệp. Đây là nội dung lịch sử lớn và rất quan trọng mặc dù thời lượng dành cho nó rất ít. Sự thắng thế của chủ nghĩa tư bản đối với chế độ phong kiến không phải chỉ trong các cuộc cách mạng xã hội, trong đấu tranh giai cấp. Cuộc đấu tranh đó chỉ có thể giải quyết xong xuôi, triệt để khi giai cấp tư sản tiến hành các cuộc cách mạng công nghiệp. Chính cách mạng công nghiệp mà chủ nghĩa tư bản tiến hành không chỉ đảm bảo sự thắng thế của giai cấp tư sản đối với chế độ phong kiến mà còn đưa xã hội loài người lên một giai đoạn phát triển cao hơn - thời đại văn minh công nghiệp. Nội dung lịch sử này trước kia có được đề cập đến xong vẫn bị xem nhẹ. Trong sách giáo khoa lớp 11 nâng cao lần này, cuộc cách mạng công nghiệp, sự tiến bộ về khoa học, kỹ thuật, văn học nghệ thuật được chú trọng hơn.
Thứ ba: Chủ nghĩa tư bản được thiết lập ở hầu hết các nước châu Âu và Bắc Mĩ, giai cấp tư sản thay thế giai cấp phong kiến thống trị xã hội. Sau các cuộc cách mạng công nghiệp, chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng, đưa chủ nghĩa tư bản trở thành hệ thống thế giới, chuyển dần từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền - chủ nghĩa đế quốc - gắn liền với quá trình đó là quá trình xâm lược, bành trướng thuộc địa của các nước tư bản Âu Mĩ, biến hầu hết các nước Á - Phi, Mĩ latinh thành thuộc địa, thị trường của chủ nghĩa đế quốc.
Thứ tư: Cùng với sự ra đời của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản cũng xuất hiện. Sự bóc lột nặng nề của giai cấp tư sản đã dẫn tới cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản. Cuộc đấu tranh này phát triển từ thấp đến cao, từ tự phát đến tự giác, từ không có tổ chức đến tổ chức...Sự ra đời của chủ nghĩa Mác đánh dấu bằng Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản tháng 2 - 1848, đưa phong trào công nhân thành phong trào cộng sản quốc tế.
Thứ năm: Sự xâm lược, thống trị của chủ nghĩa thực dân ở các nước thuộc địa, phụ thuộc ở Á, Phi, Mĩ latinh dẫn tới bùng nổ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Lúc đầu, vì thiếu đường lối cách mạng đúng đắn nên phong trào lần lượt thất bại. Sang đầu thế kỷ XX, do ảnh hưởng của cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân thế giới nói chung, cuộc cách mạng dân chủ Nga 1905 - 1907 nói riêng, đặc biệt sự thức tỉnh ý thức dân tộc của giai cấp tư sản ở các nước thuộc địa, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ latinh có những bước tiến bộ nhanh chóng. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân thế giới và nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc chống chủ nghĩa thực dân, chế độ thuộc địa là nội dung quan trọng của Lịch sử thế giới cận đại. Cuộc đấu tranh cũng trải qua nhiều thất bại, tổn thất nặng nề. Song sự đoàn kết của nhân dân bị áp bức chống chủ nghĩa đế quốc đã mang lại nhiều thắng lợi, tiêu biểu là cách mạng tháng hai và cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Cuối cùng là quan hệ quốc tế, sự phát triển không đều giữa các nước đế quốc, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa là nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới đầu tiên trong lịch sử loài người. Kết cục của cuộc chiến tranh và sự ra đời của nước vô sản đầu tiên trên thế giới đã kết thúc thời cận đại.
b) Phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 11 cơ bản, trình bày các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ latinh từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX và cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918). Đây là một vấn đề khó khi giảng dạy Lịch sử thế giới cận đại là thiếu hệ thống, không liên tục. Vì vậy khi nghiên cứu học tập phần này cần nhắc lại những nét chính về nội dung lịch sử trước đó có liên quan.
Nội dung nổi bật phần này là các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ latinh từ thế kỷ XIX đã không đứng vững trước làn sóng thôn tính ào ạt của các nước phương Tây có trình độ kinh tế cao hơn và trang bị kỹ thuật quân sự cũng tối tân hơn nên lần lượt trở thành thuộc địa và phụ thuộc. Riêng Nhật Bản với cuộc Duy tân Minh trị (1868) đã vượt qua được thử thách đó, giữ vững chủ quyền, vươn lên thành một nước tư bản và bước vào hàng ngũ đế quốc. Thành công của Nhật Bản đã gây lên tiếng vang lớn, ảnh hưởng đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhiều nước châu Á theo khuynh hướng tư sản, Trung Quốc do sự bảo thủ của triều Mãn Thanh đứng đầu là Từ Hi đã bị thất bại trong việc áp dụng kinh nghiệm duy tân trong cuộc vận động năm Mậu Tuất (1898), đã tiến theo con đường cách mạng với học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn, dẫn đến cuộc cách mạng Tân Hợi (19110), nhưng phải dừng lại nửa chừng. Phong trào giải phóng dân tộc cũng lên cao ở Inđônêxia, Philippin, Đông Dương...
c) Về những nội dung khó của lịch sử thế giới cận đại trong sách giáo khoa lịch sử lớp 11.
Nhìn chung Lịch sử thế giới cận đại dưới con mắt của các nhà sử học mácxít được phản ánh trong sách giáo khoa lịch sử lớp 11 tương đối ổn định, không có những xáo trộn, thay đổi cả sự kiện, hiện tượng, tư liệu cũng như quan điểm nghiên cứu. Tuy nhiên chúng ta cũng lưu ý một số điểm sau:
Thứ nhất: Về vấn đề phân kỳ lịch sử thế giới cận đại, mốc mở đầu, kết thúc cũng như phân chia các thời kỳ, giai đoạn của thời đại này, có nhiều ý kiến khác nhau.
Chúng ta biết rằng lịch sử phát triển liên tục, là một hệ thống hoàn chỉnh không thể chia cắt. Sự phân kỳ cũng chỉ có ý nghĩa tương đối mang tính chất quy ước, song lại rất cần thiết trong nghiên cứu và giảng dạy lịch sử. Mỗi người có một quan điểm khác nhau trong việc lựa chọn tiêu chí phân kỳ. Hơn thế nữa, sự vận động lịch sử không diễn ra đồng đều với nơi này lại không phù hợp với nơi khác và quan điểm khác nhau. Sử học của chúng ta là nền sử học mácxít, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho nghiên cứu, giảng dạy lịch sử. Vì vậy chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, học thuyết về hình thái kinh tế xã hội vẫn là tiêu chí căn bản cho việc phân kỳ các thời đại. Cách mạng Hà Lan bùng nổ năm 1566, dẫu diễn ra dưới hình thức một cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, không có ảnh hưởng sâu rộng như các cuộc cách mạng Anh, Mĩ, Pháp, nhưng lại là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên, xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 kết thúc thời cận đại mở đầu thời hiện đại cũng theo tiêu chí ý nghĩa như vậy.
Thứ hai: Các cuộc cách mạng công nghiệp, sự phát triển của khoa học kỹ thuật thời cận đại cần được chú trọng, nhấn mạnh hơn trong giảng dạy. Nếu trước kia chỉ đề cập đến cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh thì nay cần mở rộng hơn ở Pháp, Đức, Mĩ... Cần cho học sinh thấy rằng "xét cho cùng năng suất lao động là cái đảm bảo cho thắng lợi của trật tự xã hội này đối với xã hội khác" (Lênin). Chủ nghĩa tư bản chỉ có thể thắng được chế độ phong kiến khi nó tiến hành cách mạng công nghiệp. Cũng cần thấy rằng mỗi nước có con đường tiến hành cách mạng công nghiệp riêng của mình, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi nước.
Thứ ba: Các nước tư bản Âu Mĩ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX được viết "mềm" hơn, bỏ đi những nhận định đánh giá mang tính áp đặt, giáo điều như "Chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa tư bản giẫy chết", "Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản"...
Thứ tư: Khác với các sách giáo khoa lịch sử trước đây, trong sách giáo khoa lịch sử lớp 11 lần này cung cấp thêm tư liệu lịch sử, bản đồ, tranh, ảnh lịch sử. Đây là nguồn tư liệu giúp cho thầy và trò nhận thức đầy đủ hơn, chân thực hơn đối với các sự kiện lịch sử. Tuy nhiên điều đó cũng gây không ít khó khăn trong giảng dạy vì nhiều tư liệu, kênh hình, không phải giáo viên nào cũng hiểu hết nội dung lịch sử, ý nghĩa của kênh hình đó.
Thứ năm: Nhìn chung nội dung Lịch sử thế giới cận đại lớp 11 Ban KHXH - NV là khá phong phú với nhiều sự kiện hiện tượng phức tạp. Nó đòi hỏi người giáo viên không những phải nắm vững lịch sử thời kỳ này để biết 10 dạy 1, mà còn phải tinh thông nghề nghiệp, đủ trình độ, bản lĩnh để xác định đúng đắn nội dung cơ bản của khoá trình.
1.3. Nội dung cơ bản cần chú ý ở các chương
Chương 1- Các cuộc cách mạng tư sản (giữa thế kỷ XVI - cuối thế kỷ XVIII), chương này có 4 ý, trình bày các cuộc cách mạng tư bản đầu tiên, đề cập đến quá trình ra đời và phát triển của CNTB từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX. Mỗi cuộc cách mạng tư sản nổ ra trong thời kỳ này vì những duyên cớ trực tiếp, diễn biến, kết quả khác nhau song đều có những nét chung như giai cấp tư sản giữ vai trò lãnh đạo, quần chúng nhân dân lao động là lực lượng quan trọng quyết định thắng lợi của cách mạng, đều thực hiện những nhiệm vụ dân tộc, dân chủ và mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.Vì vậy, khi dạy học chương I giáo viên lưu ý học sinh về sự phát triển hợp quy luật của lịch sử loài người qua các sự kiện này. Ba cuộc cách mạng tư sản đầu tiên: Hà Lan, Anh, Mĩ được học trong 3 tiết, riêng cách mạng Pháp được học trong 3 tiết. Điều đó chứng tỏ cách mạng Pháp được chú trọng, trong chương trình bộ môn, là cuộc cách mạng tư sản điển hình, có ảnh hưởng sâu sắc trong lịch sử thế giới ở thế kỷ XIX và cả sau này. Khi giảng dạy 4 cuộc cách mạng này, ngoài việc cung cấp cho các em thấy được cái chung và giải thích vì sao như vậy (đối với học sinh giỏi).
Chương II - Các nước Âu Mĩ thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX được học trong 7 tiết với 4 nội dung cơ bản: Châu Âu từ chiến tranh Napônêông đến Hội nghị Viên; Cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mĩ giữa thế kỷ XIX và các nước đế quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Sau thắng lợi của cách mạng Pháp 1789, với sự ảnh hưởng của nó, chủ nghĩa tư bản đã được xác lập ở nhiều nơi trên thế giới. Ở những nước tiên tiến, cách mạng công nghiệp đã diễn ra, tạo điều kiện củng cố thành quả của cách mạng tư sản.
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa dẫn đến yêu cầu ngày càng cao về thị trường, nguyên liệu đối với các nước tư bản. Vì vậy cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cùng với sự chuyển biến của CNTB từ tự do cạnh tranh sang độc quyền đó là sự tăng cường xâm chiếm thuộc địa để mở rộng thì trường và bóc lột nhân dân thuộc địa.
Chương III - Phong trào công nhân giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Chương này có 5 tiết, trình bày các vấn đề cơ bản sau:
- Phong trào công nhân được bắt đầu cùng với sự ra đời của giai cấp vô sản công nghiệp, chống lại sự bóc lột của giai cấp tư sản bằng nhiều hình thức đấu tranh phong phú.
- Vai trò của C. Mác và Ăngghen trong việc sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học, đưa phong trào công nhân phát triển lên một bước mới. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản; Quốc tế thứ nhất.
- Cuộc khởi nghĩa ngày 18 - 3- 1871 và sự thành lập Công xã Pari.
- Phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Quốc tế thứ hai.
- V.I. Lênin và phong trào công nhân Nga. Cách mạng 1905 - 1907.
Chương IV - Các nước châu Á từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX được học trong 7 tiết. Nhật Bản, Ấn Độ mỗi nước 1 tiết; Trung Quốc: 2 tiết, Đông Nam Á: 3 tiết. Chương này giới thiệu cho học sinh tình hình các nước châu Á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với các con đường khác nhau: Nhật Bản nhờ có Minh Trị duy tân mà thoát khỏi ách nô dịch của chủ nghĩa thực dân, trở thành đế quốc hùng mạnh duy nhất ở châu Á. Trung Quốc, Ấn Độ là 2 nước lớn nhất ở châu Á trở thành thuộc địa, nửa thuộc địa; Các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng có những nét riêng khác nhau. Khi giảng dạy chương này cần chú trọng những nét chung, nét riêng, con đường của mỗi nước trước sự xâm lược của chủ nghĩa thế giới phương Tây.
Chương V - Các nước châu Phi và Mĩ latinh thời cận đại được học trong 2 tiết, mỗi châu lục 1 tiết. Đây là nội dung lịch sử mới mà học sinh chưa được học ở trung học cơ sở. Kiến thức của chương cũng nhiều và nặng, do đó khi dạy chương này chỉ giúp cho học sinh nắm được những nét chính về tình hình châu Phi và Mĩ latinh thời cận đại và một số phong trào đấu tranh giành độc lập tiêu biểu.
Chương VI - Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 - 1918 được học 2 tiết. Chương này cung cấp cho học sinh về sự kiện kết thúc thời cận đại, cũng là kết quả phát triển của lịch sử thời kỳ này. Đó chính là nguyên nhân sâu xa, diễn biến, tính chất và hậu quả của nó đối với nhân loại.
2. Phần lịch sử thế giới hiện đại (1917 - 1945)
2.1. Những điểm mới về nội dung, chương trình Lịch sử thế giới hiện đại lớp 11.
a) Chương trình THPT lớp 11 mới được nâng cao hơn về nội dung và thời lượng để đảm bảo tính hệ thống và toàn diện của chương trình và sách giáo khoa. Tính hệ thống và tính toàn diện được thể hiện ở chỗ lịch sử phát triển của thế giới được thể hiện ở các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá và khoa học kỹ thuật, chứ không chỉ tập trung vào chiến tranh, cách mạng như trước đây. Các sự kiện lịch sử được sắp xếp theo trình tự diễn biến của thời gian và đặt trong mối quan hệ, gắn bó mật thiết với nhau. Lịch sử các quốc gia dân tộc được đặt trong mối quan hệ với lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử thế giới. Việc đảm bảo tính hệ thống và tính toàn diện của chương trình lịch sử thế giới sẽ tạo điều kiện để học sinh THPT có thể nắm được những kiến thức cơ bản nhất về lịch sử thế giới tiếp cận những vấn đề này một cách hoàn chỉnh, đáp ứng những yêu cầu mới của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay.
b) Nội dung và quá trình phát triển của Lịch sử thế giới (1917 - 1945) được cấu tạo theo khu vực địa lý lịch sử chứ không theo hình thái kinh tế - xã hội như trước kia (hệ thống xã hội chủ nghĩa, hệ thống tư bản chủ nghĩa, phong trào công nhân, phong trào giải phóng dân tộc...). Với cách cấu tạo theo khu vực địa lý - lịch sử, học sinh sẽ nhận thức được mối quan hệ gắn bó giữa các quốc gia trong khu vực trong quá trình phát triển của lịch sử. Từ đó, học sinh sẽ có được những nhận thức bước đầu về tính khu vực, mối quan hệ khu vực, sự cần thiết phải hội nhập khu vực và làm thế nào để hội nhập với khu vực và thế giới một cách hiệu quả nhất.
c) Chương trình và sách giáo khoa mới rất chú trọng đến lịch sử phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, khoa học kỹ thuật...Những nội dung này được thể hiện trong từng chương, từng bài, từng tiết học để học sinh nắm được sự tiến hoá của Lịch sử thế giới hiện đại lớp 11 trên các bình diện khác nhau. Chính sự phát triển của văn hoá, khoa học - kỹ thuật đã làm thay đổi bộ mặt thế giới và tác động mạnh mẽ đến tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại.
d) Chương trình và sách giáo khoa mới thể hiện tính cập nhật về nội dung khoa học và về quan điểm đối với các sự kiện của lịch sử thế giới hiện đại. Khác với các phần về lịch sử cổ trung đại, và cận đại, lịch sử thế giới hiện đại diễn biến hết sức phức tạp, các sự kiện chằng chéo, đan xen lẫn nhau. Nhiều sự kiện, biến cố lịch sử cho đến nay vẫn còn có nhiều quan điểm đánh giá khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Chương trình và sách giáo khoa mới đã cố gắng thể hiện tính cập nhật về nội dung, tuy vậy vẫn phải đảm bảo tính ổn định của vấn đề và xem xét các sự kiện theo đúng đường lối, quan điểm đổi mới của Đảng ta. Chẳng hạn như cách nhìn nhận, đánh giá về Chính sách kinh tế mới của nước Nga Xô viết (Bài: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội 1921 - 1942) cũng cần thực sự khách quan, khoa học. Về tập thể hoá nông nghiệp, cũng cần có cách nhìn mới về vấn đề này. Trước đây, chúng ta thường coi đây là một chính sách mang ý nghĩa quy luật phổ biến của thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay đã có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Do vậy, giáo viên cần lưu ý đến vấn đề này và trình bày ngắn gọn như sách giáo khoa và sách giáo viên đã nêu. Giáo viên có thể tham khảo tư liệu đọc thêm trong sách giáo viên để nhận thức rõ hơn về những vấn đề nêu trên.
c) Lịch sử thế giới hiện đại của cấp THCS và cấp THPT đươc cấu tạo đồng tâm. Những nội dung được học ở THCS sẽ được tiếp tục đề cập đến trong chương trình THPT, một số tên bài, tên chương, mục có thể giống nhau, nhưng yêu cầu và mức độ giảng dạy rất khác nhau. Đối với THCS, yêu cầu đặt ra đối với học sinh chỉ dừng lại ở mức nhận biết cụ thể và có hệ thống quá trình phát triển của lịch sử. Đến cấp THPT, học sinh k
File đính kèm:
- tai_lieu_tang_cuong_nang_luc_cho_giao_vien_cua_cac_tinh_tham.doc