Tài liệu Tính GDP

Năm 1986, Đại hội lần thứ 6 Đảng cộng sản Việt Nam chính thức từ bỏ hình thức kinh tế kế hoạch hoá Mác xít và bắt đầu đi theo các khuynh hướng kinh tế thị trường coi đó là một phần trong kế hoạch cải cách kinh tế tổng thể, được gọi là "Đổi mới". Đổi mới, theo nhiều hình thức, tương tự với mô hình Trung Quốc, và đã mang lại nhiều thành công. Một mặt, Việt nam đạt mức tăng trưởng GDP ở mức khoảng 8% một năm trong giai đoạn 1990 tới 1997 và tiếp tục duy trì ở mức khoảng 7% từ năm 2000 đến 2002, khiến nước này có tốc độ phát triển kinh tế đứng hàng thứ hai trên thế giới. Tương tự, đầu tư tăng gấp ba lần và tiết kiệm trong nước tăng gấp bốn lần. Mặt khác, tỷ lệ thất nghiệp thành thị cũng tăng đều trong những năm gần đây, và tỷ lệ thất nghiệp nông thôn được ước tính lên tới 35% ngoài thời gian mùa vụ, ở mức đáng báo động. Tình trạng giãn thợ trong khu vực kinh tế nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cộng thêm những ảnh hưởng của quá trình giải ngũ quân đội trước đó càng làm tình hình trầm trọng thêm.

Dù có mức tăng trưởng ấn tượng tới 23% trong năm 1999 ở lĩnh vực xuất khẩu đạt tới 11.5 tỷ dollar, sự suy giảm rõ rệt trong cam kết đầu tư nước ngoài báo trước một sự giảm sút tăng trưởng kinh tế so với giai đoạn đầu thập kỷ 1990. Việc chính phủ kiểm soát nền kinh tế cộng với một đồng tiền tệ không chuyển đổi được đã bảo vệ Việt Nam khỏi những tác động nghiêm trọng từ cuộc Khủng hoảng tài chính Đông Á. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng cộng với việc để mất đà tăng trưởng trong giai đoạn cải cách kinh tế đầu tiên cũng giúp nước này nhận thấy những vấn đề kém hiệu quả nghiêm trọng bên trong cơ cấu kinh tế.

Vị thế kinh tế Việt Nam sau cuộc khủng hoảng Đông Á cũng đáng lo ngại, nhấn mạnh sự ổn định kinh tế vi mô hơn là sự tăng trưởng. Trong khi đất nước đang tiến về một nền kinh tế theo định hướng thị trường, chính phủ Việt Nam tiếp tục quản lý chặt chẽ các lĩnh vực chính của nền kinh tế, như hệ thống ngân hàng, các doanh nghiệp nhà nước, và các lĩnh vực đầu tư nước ngoài.

Việc ký kết Thoả thuận thương mại song phương (BTA) ngày 13 tháng 7, 2000 giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là một mốc quan trọng đối với kinh tế Việt Nam. BTA khiến hàng hoá Việt Nam được hưởng quy chế Quan hệ thương mại bình thường (NTR) trên thị trường Hoa Kỳ. Khả năng tiếp cận thị trường Hoa Kỳ sẽ cho phép Việt Nam nhanh chóng tiếp tục quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế dựa trên sản xuất với định hướng xuất khẩu. Nó cũng khiến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, không chỉ từ Hoa Kỳ mà còn từ Châu Âu, Châu Á, và các vùng khác tăng thêm.

 

doc26 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu Tính GDP, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GDP 65 tỉ USD (2007) Tăng GDP 8,2 % (2006) GDP đầu người 800 USD (2007 ước tính) GDP(PPP)/người 3.100 USD (2006 ước tính) GDP theo lĩnh vực Nông nghiệp (15,97 %), lâm nghiệp (1,2%), công nghiệp và xây dựng (40,97 %), dịch vụ (38,1 %) (2006) Lạm phát 7 % (2006) Lực lượng lao động 44,58 triệu (2006 ước tính) Lao động theo nghề Nông nghiệp (56,8 %), công nghiệp (37 %), dịch vụ (6.2%) (2005 ước tính) Thất nghiệp 6,1 % (2003) Nghành công nghiệp chính Dầu mỏ, sản xuất quần áo, giầy dép, xi măng, thép, hóa chất, vật liệu xây dựng, than, chế biến thực phẩm Trao đổi thương mại [3] Xuất khẩu 32,23 tỉ USD (2005) Mặt hàng xuất khẩu Dầu thô (23%), hàng dệt may (15 %), giầy dép (9,3%), hải sản (8,5%), điện tử máy tính (4,5%), gạo (4,3%), cao su (2,4%), cà phê (2,2%) (năm 2005). Đối tác xuất khẩu Hoa Kỳ (20%), Nhật Bản (14%), Trung Quốc (9%) Úc (7%), Singapore (5%), Đài Loan (4%), Đức (4%), Anh (4%), Pháp (2%), Hà Lan (2%), các nước khác (29%) (năm 2003). Nhập khẩu 36,88 tỉ tỉ USD (2005) Mặt hàng nhập khẩu Máy móc, thiết bị (14,2%), xăng dầu (13,5%), thép (8%), vải (6,5%), nguyên phụ liệu dệt may da (6,3%), điện tử máy tính (4,6%), phân bón (1,8%). Tài chính công [4] Nợ nước ngoài 35,5 % GDP (2004) Thu 8,689 tỉ USD (2003) Chi 9,718 tỉ USD (2003) Viện trợ Nhận viện trợ, 2.8 tỷ USD (2004) edit Sau hơn 20 năm, với chính sách đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có một bước chuyển đổi cơ bản từ một nền kinh tế tập trung thành một nền kinh tế thị trường đầy đủ. Trong suốt thời kỳ này, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh. Mặc dù Việt Nam vẫn còn một khoảng cách khá xa so với các nước giầu có, song với sự đầu tư nước ngoài ngày càng tăng và các yếu tố thuận lợi khác trong nước đang giúp cho nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển và đất nước trở lên giầu hơn. Mục lục [giấu] 1 Khuynh hướng kinh tế vĩ mô 1.1 Thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế 2 Lịch sử sau năm 1985 3 Nông nghiệp và Công nghiệp 4 Thương mại và Cân bằng thanh toán 5 Các số liệu thống kê 6 Xem thêm 7 Liên kết ngoài 8 Ghi chú [sửa] Khuynh hướng kinh tế vĩ mô Sau đây là số liệu về tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam theo giá so sánh năm 1994 do Tổng cục Thống kê công bố: Năm Tổng sản phẩm quốc nội (nghìn tỷ đồng) Tốc độ tăng so với năm trước (%) 1986 109,2 2,8 1987 113,1 3,6 1988 120,0 6,0 1989 125,6 4,7 1990 132,0 5,1 1991 139,6 5,8 1992 151,8 8,7 1993 164,1 8,1 1994 178,5 8,8 1995 195,6 9,5 1996 213,8 9,3 1997 231,3 8,2 1998 244,7 5,8 1999 256,2 4,8 2000 273,6 6,8 2001 292,5 6,9 2002 313,2 7,1 2003 336,2 7,3 2004 362,4 7,8 2005 393,0 8,4 2006 8,2 ^  Ghi chú: [5] Số liệu ước tính. [sửa] Thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế Các số liệu thống kê về xu hướng tăng tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam theo giá cả trên thị trường được ước tính bởi Quỹ tiền tệ quốc tế. Một vài cột đã được được điều chỉnh để tính toán cho sự lạm phát. Năm GDP đầu người theo sức mua tương đương (USD) GDP, tỉ đồng VN (danh nghĩa) GDP, tỉ đồng VN (đã điều chỉnh) Tăng trưởng GDP (đã điều chỉnh) Lạm phát 1986 731 609.708 108,126.000 3.4% 774,5%[1] 1987 753 2,605.109 110,882.000 2.5% 360.4% 1988 803 11,152.383 116,537.000 5.1% 374.4% 1989 880 28,093.000 125,627.000 7.8% 95.8% 1990 942 41,955.000 131,968.000 5.0% 36.0% 1991 1,013 76,707.000 139,634.000 5.8% 81.8% 1992 1,107 110,532.000 151,782.000 8.7% 37.7% 1993 1,203 140,258.000 164,043.000 8.1% 8.4% 1994 1,315 178,534.000 178,534.000 8.8% 9.5% 1995 1,446 228,892.000 195,567.000 9.5% 16.9% 1996 1,585 272,036.000 213,833.000 9.3% 5.7% 1997 1,716 313,623.000 231,264.000 8.2% 3.2% 1998 1,807 361,016.000 244,596.000 5.8% 7.7% 1999 1,892 399,942.000 256,272.000 4.8% 4.2% 2000 2,037 441,646.000 273,666.000 6.8% -1.7% 2001 2,200 481,295.000 292,535.000 6.9% -.4% 2002 2,365 535,762.000 313,247.000 7.1% 4.0% 2003 2,553 613,442.488 336,242.808 7.3% 3.2% 2004 2,784 713,071.948 362,092.796 7.7% 7.7% 2005 3,025 806,854.877 389,243.583 7.5% 8.0% 2006 3,255 889,461.775 417,905.534 7.4% 7.0% 2007 3,503 982,013.527 448,646.166 7.4% 6.0% [sửa] Lịch sử sau năm 1985 Năm 1986, Đại hội lần thứ 6 Đảng cộng sản Việt Nam chính thức từ bỏ hình thức kinh tế kế hoạch hoá Mác xít và bắt đầu đi theo các khuynh hướng kinh tế thị trường coi đó là một phần trong kế hoạch cải cách kinh tế tổng thể, được gọi là "Đổi mới". Đổi mới, theo nhiều hình thức, tương tự với mô hình Trung Quốc, và đã mang lại nhiều thành công. Một mặt, Việt nam đạt mức tăng trưởng GDP ở mức khoảng 8% một năm trong giai đoạn 1990 tới 1997 và tiếp tục duy trì ở mức khoảng 7% từ năm 2000 đến 2002, khiến nước này có tốc độ phát triển kinh tế đứng hàng thứ hai trên thế giới. Tương tự, đầu tư tăng gấp ba lần và tiết kiệm trong nước tăng gấp bốn lần. Mặt khác, tỷ lệ thất nghiệp thành thị cũng tăng đều trong những năm gần đây, và tỷ lệ thất nghiệp nông thôn được ước tính lên tới 35% ngoài thời gian mùa vụ, ở mức đáng báo động. Tình trạng giãn thợ trong khu vực kinh tế nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cộng thêm những ảnh hưởng của quá trình giải ngũ quân đội trước đó càng làm tình hình trầm trọng thêm. Dù có mức tăng trưởng ấn tượng tới 23% trong năm 1999 ở lĩnh vực xuất khẩu đạt tới 11.5 tỷ dollar, sự suy giảm rõ rệt trong cam kết đầu tư nước ngoài báo trước một sự giảm sút tăng trưởng kinh tế so với giai đoạn đầu thập kỷ 1990. Việc chính phủ kiểm soát nền kinh tế cộng với một đồng tiền tệ không chuyển đổi được đã bảo vệ Việt Nam khỏi những tác động nghiêm trọng từ cuộc Khủng hoảng tài chính Đông Á. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng cộng với việc để mất đà tăng trưởng trong giai đoạn cải cách kinh tế đầu tiên cũng giúp nước này nhận thấy những vấn đề kém hiệu quả nghiêm trọng bên trong cơ cấu kinh tế. Vị thế kinh tế Việt Nam sau cuộc khủng hoảng Đông Á cũng đáng lo ngại, nhấn mạnh sự ổn định kinh tế vi mô hơn là sự tăng trưởng. Trong khi đất nước đang tiến về một nền kinh tế theo định hướng thị trường, chính phủ Việt Nam tiếp tục quản lý chặt chẽ các lĩnh vực chính của nền kinh tế, như hệ thống ngân hàng, các doanh nghiệp nhà nước, và các lĩnh vực đầu tư nước ngoài. Việc ký kết Thoả thuận thương mại song phương (BTA) ngày 13 tháng 7, 2000 giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là một mốc quan trọng đối với kinh tế Việt Nam. BTA khiến hàng hoá Việt Nam được hưởng quy chế Quan hệ thương mại bình thường (NTR) trên thị trường Hoa Kỳ. Khả năng tiếp cận thị trường Hoa Kỳ sẽ cho phép Việt Nam nhanh chóng tiếp tục quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế dựa trên sản xuất với định hướng xuất khẩu. Nó cũng khiến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, không chỉ từ Hoa Kỳ mà còn từ Châu Âu, Châu Á, và các vùng khác tăng thêm. [sửa] Nông nghiệp và Công nghiệp Sau nhiều biện pháp cải cách ruộng đất, hiện Việt Nam là nhà sản xuất đào lộn hột lớn nhất thế giới với một phần ba thị trường toàn cầu và nhà xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới. Bên cạnh gạo, các mặt hàng xuất khẩu chính khác là hồ tiêu,cà phê, chè, cao su, và các sản phẩm thuỷ sản. Tuy nhiên, phần trăm nông nghiệp trong toàn cảnh kinh tế đã có sự suy giảm, từ mức 42% GDP năm 1989 xuống còn 26% năm 1999, bởi sản lượng sản xuất trong các lĩnh vực khác đã tăng lên. Song song với những nỗ lực tăng sản lượng nông nghiệp, Việt Nam đã tìm cách tăng cường sản lượng sản phẩm công nghiệp. Công nghiệp chiếm 32.5% GDP năm 1999. Tuy nhiên, đa số các ngành công nghiệp nặng – xi măng, phosphate, thép vân vân – đều ở tình trạng trì trệ hay thụt lùi. Tuy vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) – đa số tập trung vào các vùng công nghiệp mới ở phía nam – dù sao đã cho thấy một số bước hướng về việc chuyển đổi sang một nền kinh tế công nghiệp. Ngoài ra, Việt Nam đã có được một số thành công trong tăng trưởng xuất khầu các mặt hàng cần nhiều nhân công trong những năm gần đây. Mỏ là một lĩnh vực công nghiệp quan trọng ở Việt Nam. Than là một mặt hàng xuất khẩu chính của nước này. Các xí nghiệp hoá chất tại Việt Nam đang dần phát triển. Đóng góp vào việc cải thiện tổng thể nền kinh tế. [sửa] Thương mại và Cân bằng thanh toán Từ cuối thập kỷ 1970 tới thập kỷ 1990, Việt Nam là một thành viên của Comecon, và vì thế phụ thuộc nhiều vào thương mại với Liên bang xô viết và các nước đồng minh Đông Âu. Sau khi Comecon giải tán và mất đi các đối tác thương mại truyền thống, Việt Nam buộc phải tự do hoá thương mại, phá giá tiền tệ để tăng cường xuất khẩu, và tiến hành chính sách tư bản hoá kinh tế vùng cũng như quốc tế. Trong suốt thập niên 1990, xuất khẩu tăng trưởng ngoạn mục ở mức 20%-30% một số năm. Năm 1999, xuất khẩu chiếm tới 40% GDP, một con số ấn tượng tại vùng Châu Á đang hồi phục sau khủng hoảng. Những nỗ lực nhằm kiểm soát mức tăng trưởng nhập khẩu của Việt Nam khá thành công. Trong bốn năm qua, mức nhập khẩu khá ổn định. Năm 1999, trong hai năm liên tiếp, Việt Nam có thặng dư trong thanh toán thương mại. Thặng dư thương mại của Việt Nam không chỉ xuất phát từ tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ mà còn tự những hộ trợ phát triển chính thức cũng như số tiền được gửi về từ những người Việt ở nước ngoài. Tổng số nợ nước ngoài của Việt Nam ở mức 37.1% GDP năm 1999, tương đương 10.6 tỷ dollar. Bảng: Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu trung bình hàng năm(%) Giai đoạn Xuất khẩu Nhập khẩu khẩu 1986-1990 28,0 8,2 1991-1995 17,8 24,3 1996-2000 21,6 13,9 2001-2005 17,5 18,8 Nguồn: Tổng cục Thống kê [sửa] Các số liệu thống kê GDP: Theo sức mua tương đương: 280 tỉ USD (2006 ước tính) Tỷ lệ tăng trưởng thật sự: 8,2% (2006 ước tính) Trên đầu người: sức mua tương đương - 3.300 USD (2006 ước tính) Tỷ lệ theo lĩnh vực: nông nghiệp: 20,1% công nghiệp: 41,8% dịch vụ: 38,1% (2006 ước tính) Dân số: Dưới mức nghèo khổ: 18,7% (2006 ước tính) thu nhập hộ hay tiêu thụ theo phần trăm: thấp nhất 10%: 3,6% cao nhất 10%: 29,9% (1998) Lực lượng lao động: 44,58 triệu (2006 ước tính) Theo nghề nghiệp: Nông nghiệp 56,8% Công nghiệp 37% Dịch vụ 6,2% (2005 ước tính) Tỷ lệ thất nghiệp: 6.1% (2003 ước tính) Ngân sách: Thu: 8.689 tỷ dollar Chi: 9.718 tỷ dollar, gồm chi phí vốn 1.8 tỷ dollar (2003 ước tính) Sản xuất công nghiệp: Sản phẩm: chế biến thực phẩm, áo quần, giầy, máy xây dựng, mỏ, xi măng, phân bón hoá chất, kính, săm lốp, dầu mỏ, than, thép, giấy Tỷ lệ tăng trưởng: 16% (2003 ước tính) Điện: Sản xuất: 29,800 GWh (2001) Theo nguồn: Nhiên liệu hoá thạch: 12.95% Nước: 87.05% Hạt nhân: 0% Khác: 0% (1998) Tiêu thụ: 27,710 GWh (2001) Xuất khẩu: 0 kWh (2001) Nhập khẩu: 0 kWh (2001) Nông nghiệp: Sản phẩm: gạo, ngô, khoai tây, cao su, đỗ tương, cà phên, chè, chuối, gà, lợn, cá Xuất khẩu: 19.88 tỷ dollar (f.o.b., 2003 ước tính) Các hàng hoá: dầu thô, sản phẩm biển, gạo, cà phê, cao su, chè, may mặc, giầy Đối tác: Nhật Bản, Đức, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông, Pháp, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Nhập khẩu: $22.5 tỷ dollar (f.o.b., 2003 ước tính) Hàng hoá: máy móc và thiết bị, sản phẩm hoá dầu, phân bón, các sản phẩm thép, nguyên liệu bông, ngũ cốc, xi măng, xe máy Đối tác: Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan, Thuỵ Điển Nợ: Nước ngoài: 14.69 tỷ dollar (2003) Trợ giúp kinh tế Nhận: 2.8 tỷ dollar tín dụng và các khoản bảo đảm từ các nhà tài trợ trong năm 2000 (2004) Tiền tệ: 1 đồng (D hay ₫) = 100 xu Tỷ lệ lạm phát (giá hàng hoá tiêu dùng): 4% (1999 ước tính) Tỷ lệ trao đổi: đồng (D) trên dollar Mỹ 1 - 15,788 (tháng 1, 2005), 14,020 (tháng 1, 2000), 13,900 (tháng 12, 1998), 11,100 (tháng 12, 1996), 11,193 (1995 trung bình), 11,000 (tháng 10, 1994), 10,800 (tháng 11, 1993) năm tài chính: năm dương lịch liệu kinh tế - xã hội năm 2004 Sáng 31/12/2004, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê đã tổ chức họp báo công bố số liệu chính thức về tình hình kinh tế - xã hội của cả nước trong năm 2004. Theo nhận định chung thì mặc dù năm 2004, tỷ lệ tăng dân số và giá tiêu dùng đều ở mức cao nhưng bù lại nền kinh tế tiếp tục có bước phát triển nhanh và ổn định. Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê thì hiện tại, dân số Việt Nam là 82,07 triệu người. Như vậy, so với năm 2003, năm 2004 dân số nước ta có tốc độ phát triển là 1,44%, tương đương với khoảng 1,2 triệu người. Đây là tỉ lệ tăng dân số thuộc diện cao nhất trong hơn 10 năm vừa qua. Năm 2004, nền kinh tế của cả nước vẫn tiếp tục giữ được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Tổng sản phẩm xã hội trong nước có mức tăng 7,7%; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ trọng ở khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Riêng về sản xuất nông nghiệp, mặc dù gặp không ít khó khăn khách quan mà đặc biệt là tình trạng hạn hán xảy ra ở hầu khắp các địa phương trong những tháng vừa qua, nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước vẫn tăng 5,4% so với năm 2004; tổng sản lượng lúa đạt được là 35,9 triệu tấn đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và đã xuất khẩu 4 triệu tấn gạo. Về xuất nhập khẩu, năm nay (2004) kim ngạch tăng khá, gần 27% so với năm 2003 đạt 57,5 tỉ USD; trong đó xuất khẩu là 26 tỉ USD và nhập khẩu là 31,52 tỉ USD. Tỉ lệ nhập siêu là hơn 21% giảm gần 4% so với năm ngoái. Giá cả tiêu dùng có mức biến động lớn nhất trong 4 năm trở lại đây. Nếu lấy thời điểm tháng 12/2004 so với cùng kỳ năm ngoái (2003) thì giá tiêu dùng trong cả nước đã tăng 9,5%. Trong đó giá lương thực, thực phẩm, giá dược phẩm và dịch vụ y tế đều đã tăng tới 13%. Đây là những yếu tố chủ yếu làm tăng giá tiêu dùng trong nước. 01-10-2006, 02:55 AM TỔNG CỤC THỐNG KÊ THÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ SỐ LIỆU THỐNG KÊ KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2005 Vượt qua nhiều khó khăn và thách thức, nước ta đã kết thúc năm 2005 với kinh tế đạt mức tăng trưởng cao và xã hội ổn định: A. TÌNH HÌNH KINH TẾ 1. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp Theo số liệu sơ bộ, tổng sản phẩm trong nước năm 2005 tăng 8,4% so với năm 2004, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 4%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,6% và khu vực dịch vụ tăng 8,5%. Trong 8,4% tăng trưởng chung, công nghiệp và xây dựng đóng góp 4,2 điểm phần trăm; dịch vụ 3,4 điểm phần trăm và nông lâm nghiệp thuỷ sản 0,8 điểm phần trăm. Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm nay đạt mức tăng thấp hơn so với con số ước tính từ tháng 9, chủ yếu do sản lượng lúa mùa ở các tỉnh miền Bắc giảm (ảnh hưởng trực tiếp của bão số 7, bão số 8) và thiệt hại do dịch cúm gia cầm. Thuỷ sản tăng mạnh, do cầu trong nước tăng (bù vào thịt gia cầm và sản phẩm chế biến từ gia cầm) và xuất khẩu tăng so với năm trước. Lâm nghiệp tăng nhẹ, chủ yếu do tăng sản lượng gỗ khai thác. Khu vực công nghiệp và xây dựng đạt mức tăng trưởng 10,6%, trong đó giá trị tăng thêm của khu vực công nghiệp chế biến tăng 13,1% (9 tháng tăng 12,5%, cao hơn mức tăng 11% đã ước tính vào cuối tháng 9 và công nghiệp chế biến quí IV tăng 14,7%); giá trị tăng thêm của công nghiệp khai thác năm nay chỉ tăng 0,9%, chủ yếu do dầu thô khai thác trong suốt cả 4 quí đều thấp hơn sản lượng cùng quí tương ứng của năm 2004 và sản lượng dầu thô khai thác cả năm cũng chỉ đạt mức 92,3% sản lượng năm 2004. Công nghiệp điện, ga, nước tăng 12,2%; xây dựng tăng 10,8%. Khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng 8,5%, cao hơn hẳn mức tăng trưởng 7,3% của năm 2004. Trong khu vực này, các ngành có tỷ trọng lớn và thuộc lĩnh vực dịch vụ kinh doanh như thương nghiệp; khách sạn, nhà hàng; vận tải, bưu điện, du lịch; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm đều có mức tăng cao hơn so với mức tăng của từng ngành trong năm trước: Thương nghiệp năm nay tăng 8,3% (năm 2004 tăng 7,8%); Khách sạn nhà hàng tăng 17% (2004 tăng 8,1%); Vận tải, bưu điện, du lịch tăng 9,6% (2004 tăng 8,1%)... Do khu vực công nghiệp và xây dựng tiếp tục tăng trưởng cao hơn mức tăng chung và tăng nhanh hơn các khu vực khác nên cơ cấu kinh tế ngành tiếp tục chuyển dịch theo chiều hướng tăng ở khu vực công nghiệp, xây dựng và giảm ở khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng từ 38,13% năm 2001 lên 41,03% năm 2005, dịch vụ tăng từ 36,63% lên 38,08% và nông lâm nghiệp thuỷ sản giảm từ 23,24 xuống còn 20,89%. Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2005 ước tính tăng 16,6% so với năm 2004 và đạt 115% dự toán cả năm. Trong tổng số, các khoản thu nội địa đạt 109,2% dự toán; thu từ dầu thô đạt 146,1% (chủ yếu do giá dầu tăng cao so với khi lập dự toán); thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu bằng dự toán năm. Các khoản thu chủ yếu trong thu nội địa nhìn chung vượt dự toán cả năm. Tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2005 ước tính đạt 112,5% dự toán cả năm và tăng 19,5% so với năm 2004, đã đảm bảo nhu cầu chi từ ngân sách Nhà nước. Trong tổng số, chi cho đầu tư phát triển đạt 106,1% dự toán (chi đầu tư xây dựng cơ bản đạt 105,5%); chi thường xuyên đạt 107,8%; chi trả nợ và viện trợ đạt mức dự toán năm. Bội chi ngân sách bằng mức dự toán cả năm và bằng 4,9% GDP. 2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Giá trị sản xuất khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2005 theo giá so sánh năm 1994 ước tính đạt 182,0 nghìn tỷ đồng, tăng 4,9% so với năm 2004, trong đó nông nghiệp tăng 3,2%; lâm nghiệp tăng 1,2%; thuỷ sản tăng 12,1%. Sản lượng lúa cả năm ước tính đạt 35,79 triệu tấn, giảm 35,8 vạn tấn so với năm 2004, do diện tích giảm 119 nghìn ha và năng suất chỉ đạt xấp xỉ năm 2004. Sản lượng lúa các địa phương phía Bắc giảm 67,9 vạn tấn, các địa phương Nam phía tăng 32,1 vạn tấn, riêng đồng bằng sông Cửu Long tăng 66,7 vạn tấn so với năm 2004. Nếu tính thêm 3,76 triệu tấn ngô và các loại cây lương thực có hạt khác thì sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt 39,55 triệu tấn, xấp xỉ sản lượng năm 2004. Sản xuất cây công nghiệp hàng năm tăng khá so với năm trước. Sản xuất cây công nghiệp lâu năm có nhiều tiến bộ, do diện tích thu hoạch được mở rộng, trong đó sản lượng chè tăng 4%; cao su tăng 11,8%; hồ tiêu tăng 4,9%; điều tăng 13,3%; riêng cà phê giảm 8,2% do nắng hạn. Sản lượng nhiều loại quả tăng so với năm trước, do diện tích cây ăn quả tăng, cải tạo vườn tạp và tăng diện tích cây trồng đặc sản, có giá trị hàng hoá cao. Chăn nuôi gia súc phát triển nhanh, nhờ tăng cầu thực phẩm thay thế cho các sản phẩm gia cầm; giá bán sản phẩm ổn định ở mức cao và áp dụng phương thức nuôi công nghiệp, phát triển mô hình trang trại: đàn trâu tăng 1,8% so với năm 2004, đàn bò tăng 12,9%, đàn lợn tăng 4,9%. Chăn nuôi gia cầm bị ảnh hưởng bởi dịch cúm tái phát, tính từ 1/10/2005 đến nay tổng số gia cầm bị tiêu huỷ là 3,58 triệu con, trong đó gà 1,21 triệu con; ngan, vịt 1,89 triệu con. Diện tích rừng trồng tập trung cả nước đạt 184,5 nghìn ha, tăng 0,1% so với năm 2004; số cây phân tán (chỉ tính cây lâm nghiệp) đạt 245,8 triệu cây, tăng 1,9%; sản lượng gỗ khai thác (kể cả gỗ nguyên liệu giấy) đạt 2703,0 nghìn m3, tăng 2,9%. Công tác bảo vệ, phòng chống cháy rừng đã được quan tâm và đầu tư nhiều hơn năm trước, nhưng do thời tiết nắng, nóng kéo dài gây hạn hán ở nhiều nơi, nên diện tích rừng bị thiệt hại vẫn ở mức cao. Sản lượng thuỷ sản cả năm ước tính 3432,8 nghìn tấn, tăng 9,2% so với năm 2004, trong đó nuôi trồng 1437,4 nghìn tấn, tăng 19,5%, khai thác 1995,4 nghìn tấn, tăng 2,9% (khai thác biển 1809,7 nghìn tấn, tăng 4,4%). Nuôi trồng thuỷ sản tăng do diện tích tăng 4,3% và đa dạng hoá hình thức nuôi trồng theo hướng hiệu quả cao và bền vững. Khai thác thuỷ sản tăng, do các địa phương đã hướng dẫn ngư dân hợp tác sản xuất, bám biển dài ngày, tìm ngư trường mới, tổ chức các đội tàu dịch vụ thu mua sản phẩm và cung ứng nhiên liệu cho tàu đánh bắt xa bờ, góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất tàu, thuyền. 3. Sản xuất công nghiệp Sản xuất công nghiệp năm 2005 tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao so với kế hoạch và tăng cao hơn so với tốc độ tăng của những năm gần đây. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 theo giá cố định 1994 ước tính tăng 17,2% so với năm 2004, trong đó khu vực Nhà nước tăng 8,7%; khu vực ngoài quốc doanh, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 20,9% (dầu mỏ, khí đốt giảm 4,6%, các ngành khác tăng 28,1%). Khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng thấp, chủ yếu do số doanh nghiệp giảm, giảm nhiều nhất là doanh nghiệp Nhà nước địa phương quản lý, do tiếp tục thực hiện chủ trương của Nhà nước về đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang các hình thức sở hữu khác như cổ phần hoá. Trong ba ngành công nghiệp cấp I, công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng 84,9%, tăng 19,5% so với năm trước, đóng góp chính vào tăng giá trị sản xuất công nghiệp 2005; sản xuất, phân phối điện, ga và nước tăng 14,1% và công nghiệp khai thác chỉ tăng 1,4%, chủ yếu do khai thác dầu thô giảm, chỉ đạt 92,3% sản lượng năm 2004. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng mạnh so với năm 2004 như: Than sạch khai thác, thuỷ sản chế biến, sữa hộp, phân hoá học, gạch lát, thép cán; dây cáp điện; máy công cụ; ô tô lắp ráp và điện. Do khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, một số sản phẩm chủ yếu tăng ở mức 10-15% so với năm trước như quần áo may sẵn; giấy bìa; xi măng, xe máy lắp ráp; bia... Bên cạnh đó có một số sản phẩm giảm so với năm 2004 như: dầu thô khai thác; ga hoá lỏng; đường, mật; ti vi lắp ráp; xe đạp hoàn chỉnh... Nhìn chung, công nghiệp năm 2005 tăng trước hết do tăng cầu sản phẩm công nghiệp được sản xuất trong nước trên thị trường nội địa và tăng xuất khẩu. Nhà nước tăng đầu tư cho các công trình công cộng, kết cấu hạ tầng... làm tăng nhu cầu các sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm phục vụ xây dựng như sắt, thép, xi măng... Qui mô sản xuất công nghiệp được mở rộng so với năm 2004: Theo ước tính sơ bộ, số doanh nghiệp công nghiệp thực tế đang hoạt động đầu năm 2005 tăng 27,5% so với đầu năm 2004; tương ứng với số lao động tăng 12,6%; vốn tăng 25,6%; doanh thu tăng trên 30% so với năm 2004. 4. Đầu tư Thực hiện vốn đầu tư¬ phát triển năm 2005 theo giá thực tế sơ bộ đạt 324 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với kế hoạch năm. Trong tổng số, vốn Nhà nư¬ớc chiếm 53,1%, vốn ngoài Nhà nước chiếm 32,4%, vốn đầu t¬ư trực tiếp nư¬ớc ngoài chiếm 14,5%. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc vốn ngân sách Nhà nước năm 2005 ước thực hiện 62,93 nghìn tỷ đồng, bằng 121,2% kế hoạch cả năm, trong đó các đơn vị Trung ương 24,57 nghìn tỷ đồng bằng 123,5% kế hoạch năm; các đơn vị địa phương 38,36 nghìn tỷ đồng bằng 119,8%. Về đầu tư trực tiếp của nước ngoài, từ đầu năm đến ngày 15/12/2005, trên phạm vi cả nước đã có 771 dự án mới được cấp phép đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,9 tỷ USD, bình quân vốn 1 dự án mới được cấp phép là 5,1 triệu USD. Các dự án mới được cấp phép trong năm nay chủ yếu vẫn tập trung vào công nghiệp và xây dựng. Có 41 tỉnh, thành phố có dự án đầu tư nước ngoài mới được cấp phép. Có 42 quốc gia và vùng lãnh thổ được cấp phép dự án đầu tư mới tại Việt Nam. Có 509 lượt dự án được tăng vốn trong năm nay, với tổng số vốn tăng thêm là 1825,8 triệu USD (công nghiệp tăng 1407,4 triệu USD; xây dựng tăng 92,1 triệu USD; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 204 triệu USD và dịch vụ tăng 214,4 triệu USD). Tính chung trong năm nay, cả vốn cấp mới và vốn tăng thêm đạt 5,72 tỷ USD, là mức thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài khá cao so với những năm gần đây. 5. Thương mại, giá cả và du lịch Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng cả năm ước đạt 475,38 nghìn tỷ đồng, tăng 20,5% so với năm trước và tăng khoảng 12% nếu loại trừ yếu tố tăng giá. Khu vực kinh tế Nhà nước chỉ tăng 3,9% so với năm trước, khu vực kinh tế tập thể tăng 16,8%; khu vực kinh tế cá thể tăng 25,3%; khu vực kinh tế tư nhân tăng 19,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 20,7%. Theo ngành kinh doanh, thương nghiệp chiếm 77,9% tổng mức và tăng 19% so với cùng kỳ năm trước; khách sạn, nhà hàng tăng 28,6%, ngành dịch vụ tăng 23,8%. Giá tiêu dùng tháng 12/2005 tiếp tục tăng 0,8% so với tháng trước, bằng mức tăng giá của tháng 9 và là mức tăng tương đối cao so với mức tăng 0,4% của tháng 10 và tháng 11. Như vậy, giá tiêu dùng so với tháng trước của tất cả các tháng trong năm 2005 đều tăng tuy mức độ có chênh lệch giữa các tháng, tăng thấp nhất là 0,4% và tăng cao nhất là 2,5% (tháng 2/2005, là tháng Tết). So với tháng 12/2004, giá tiêu dùng tháng 12 năm 2005 tăng 8,4%, đáng chú ý là giá của tất cả 10 nhóm hàng hoá và dịch vụ đều tăng. Gía bình quân 12 tháng tăng 8,3% so với năm 2004, là mức tăng khá cao so với các năm gần đây: giá 2004 tăng bình quân 7,7%, năm 2003 tăng 3,2%; giá 2002 tăng 3,9%. Giá vàng tháng 12 đạt mức tăng kỷ lục so với tháng trước (+7,5%) và vượt mức tăng giá của tất cả các tháng từ đầu năm đến nay. Giá vàng tăng mạnh chủ yếu do giá vàng trên thị trường thế giới tăng, mặt khác do tăng lãi suất đồng đô la Mỹ và tăng giá tiêu dùng, người dân đã chuyển sang dự trữ vàng nhiều hơn trước, làm tăng cầu. So với tháng 12 năm 2004 giá vàng tăng 11,3%. Giá đô la Mỹ tương đối ổn định, giá các tháng so với tháng trước chỉ tăng ở mức từ 0% đến 0,2%; so với tháng 12 năm trước tăng 0,9%, bình quân 12 tháng tăng 0,6% so với năm trước. Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2005 ước tính đạt 69,11 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng

File đính kèm:

  • doctai_lieu_tinh_gdp.doc
Giáo án liên quan