Tài liệu trắc nghiệp lớp 7 môn Ngữ văn

1. Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào ?

 A. Văn học dân gian. B. Văn học viết

C. Văn học thời kì khang chiến chống Pháp D. Văn học thời kì khang chiến chống Mĩ.

2. Em hiểu thế nào là tục ngữ ?

 A. Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh.

 B. Là những câu nói thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt.

 C. Là một thể loại văn học dân gian

 D. Cả ba ý trên.

3. Câu nào sau đây không phải là tục ngữ ?

 A. Khoai đất lạ, mạ đất quen

 B. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa

 C. Một nắng hai sương

 D. Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân

4. Nhận xét nào sau đây giúp phân biệt rõ nhất tục ngữ và ca dao ?

 A. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, còn ca dao, câu đơn giản nhất cũng phải là một cặp lục bát (6/8).

 B. Tục ngữ nói đến kinh nghiệm lao động sản xuất còn ca dao nói đến tư tưởng tình cảm của con người.

 C. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, ổn định, thiên về lí trí, nhằm nêu lên những nhận xét khách quan còn ca dao là thơ trữ tình, thiên về tình cảm, nhằm phô diễn nội tâm con người.

 

doc60 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu trắc nghiệp lớp 7 môn Ngữ văn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 18 Tục ngữ về thiên nhiên và lao đọng sản xuất Tìm hiểu chung về văn nghị luận 1. Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào ? A. Văn học dân gian. B. Văn học viết C. Văn học thời kì khang chiến chống Pháp D. Văn học thời kì khang chiến chống Mĩ. 2. Em hiểu thế nào là tục ngữ ? A. Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh. B. Là những câu nói thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. C. Là một thể loại văn học dân gian D. Cả ba ý trên. 3. Câu nào sau đây không phải là tục ngữ ? A. Khoai đất lạ, mạ đất quen B. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa C. Một nắng hai sương D. Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân 4. Nhận xét nào sau đây giúp phân biệt rõ nhất tục ngữ và ca dao ? A. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, còn ca dao, câu đơn giản nhất cũng phải là một cặp lục bát (6/8). B. Tục ngữ nói đến kinh nghiệm lao động sản xuất còn ca dao nói đến tư tưởng tình cảm của con người. C. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, ổn định, thiên về lí trí, nhằm nêu lên những nhận xét khách quan còn ca dao là thơ trữ tình, thiên về tình cảm, nhằm phô diễn nội tâm con người. D. Cả A, B, C đều sai. 5. Câu “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. Bay cao thì nắng bay vừa thì râm” thuộc thể loại văn học dân gian nào ? A. Thành ngữ. B. Tục ngữ C. Ca dao D. Vè 6. Nội dung những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói về điều gì ? A. Các hiện tượng thuộc về quy luật tự nhiên B. Công việc lao động sản xuất của nhà nông. C. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người D. Những kinh nghiệm quý báu của nhân dân lao động trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất. 7. Những kinh nghiệm được đúc kết trong các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có ý nghĩa gì ? A. Là bài học dân gian về khí tượng, là hành trang, “túi khôn” của nhân dân lao động, giúp cho họ chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng xuất lao động B. Giúp nhân dân lao động chủ động đoán biết được cuộc sống và tượng lai của mình. C. Giúp nhân dân lao động có một cuộc sống vui vẻ, nhàn hạ và sung sướng hơn. D. Giúp nhân dân lao động sống lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống và công việc của mình. 8. Em hiểu câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” như thế nào ? A. Đề cao, khẳng định sự quý giá của đất đai. B. Cuộc sống và công việc của người nông dân gắn với đất đai đồng ruộng, đất sản sinh ra của cải, lương thực nuôi sống con người, bởi vậy đối với họ, tấc đất quý như vàng. C. Nói lên lòng yêu quý, trân trọng từng tấc đất của những người sống nhờ đất. D. Cả ba ý trên. 9. Các câu tục ngữ trong bài học Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói riêng và tục ngữ nói chung nên được hiểu theo nghĩa nào ? A. nghĩa đen. B. Nghĩa bóng C. Cả A và B đều đúng D. Cả A, B và C đều sai 10. Những câu tục ngữ đồng nghĩa là những câu tục ngữ như thế nào ? A. Có ý nghĩa gần giống nhau B. Có ý nghĩa tráingược nhau C. Có ý nghĩa hoàn toàn giống nhau D. Có ý nghĩa mâu thuẫn với nhau. 11. Câu tục ngữ nào trong các câu sau đồng nghĩa với câu “Thâm đông, hồng tây, dựng mây. Ai ơi ở lại ba ngày hãy đi ? Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa Mống đông, vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật 12. Những câu tục ngữ trái nghĩa là những câu có ý nghĩa như thế nào với nhau ? A. Hoàn toàn trái ngược nhau B. Bổ sung ý nghĩa cho nhau C. Hoàn toàn giống nhau D. Mâu thuẫn với nhau 13. Câu nào trái nghĩa với câu tục ngữ “Rét tháng ba bà già chết cóng” ? A. Tháng ba mưa đám, tháng tám mưa cơn. B. Bao giờ cho đến tháng ba, Hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn. Mưa tháng ba hoa đất Mưa tháng tư hư đất. Bao giờ cho đến tháng ba Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng. 14. Trường hợp nào cần bị phê phán trong việc sử dụng câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng” ? Phê phán hiện tượng lãng phí đất Đề cao giá trị của đất ở một vùng đất được ưu đãi về thời tiết, địa hình nên dễ trồng trọt, làm ăn. Cổ vũ mọi người khai thác các nguồn lợi từ đất một cách bừa bãi Kêu gọi mọi người hãy tiết kiệm và bảo vệ đất. 15.Theo em, các câu tục ngữ có cách nói “thứ nhất, thứ nhì …” được dùng để nhấn mạnh thứ tự các yếu tố được coi là quan trọng đúng hay sai ? A. Đúng. B. Sai 16. Dòng nào không phải là đặc điểm về hình thức của câu tục ngữ ? A. Ngắn gọn. B. Thường có vần, nhất là vần chân C. Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung D. Lập luận chặt chẽ giàu hình ảnh. 17. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm của văn nghị luận ? A. Nhằm tái hiện sự việc, người, vật, cảnh một cách sinh động B. Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, một quan điểm, một nhận xét nào đó. C. Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. D. ý kiến, quan điểm, nhận xét nêu nên trong văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vẫn đề có thực trong đời sống thì mới có ý nghĩa. 18. Những câu tục ngữ trong bài học được biểu đạt theo phương thức nào ? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận 19. Văn nghị luận không được trình bày dưới dạng nào ? A. Kể lại diễn biến sự việc B. Đề xuất một ý kiến C. Đưa ra một nhận xét D. Bàn bạc, thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó bằng lí lẽ và dẫn chứng. 20. Để thuyết phục người đọc, người nghe, một bài văn nghị luận cần phải đạt được những yêu cầu gì ? A. Luận điểm phải rõ ràng. B. Lí lẽ phải thuyết phục C. Dẫn chứng phải cụ thể, sinh động D. Cả ba yêu cầu trên. 21. Tìm trong số những câu tục ngữ sau những câu nào không nói về thiên nhiên và lao động sản xuất. 1. Trăng mờ tốt lúa nỏ Trăng tỏ tốt lúa sâu. 2. Ruộng không phân như thân không của. 3. Lơn đói một đêm không bằng tằm đói một bữa. 4. Một giọt máu đào hơn ao nước lã. 5. Mồm gầu dai, tai lá mít, đít lồng bàn. 6. Có cứng mới đứng đầu gió. 7. Nực cười châu chấu đá xe, Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng. 8. Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa. 9. Một lượt tát, một bát cơm. 22. Chọn một từ thích hợp nhất trong số các từ nêu ra để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau : Trong kho tàng văn học Việt Nam, tục ngữ, ca dao và dân ca là những …… (1) quý nhất. Nó quý ở chỗ trong quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ xưa đến nay, luôn luôn nó giữ …. (2) quan trọng trong việc hình thành và phát triển tiếng nói của dân tộc, phản ánh ……. (3) của nhân dân, biểu hiện những ….. (4), những ý nghĩ của nhân dân trong công cuộc …. (5) thiên nhiên, đấu tranh xã hội, xây dựng đất nước. Về xây dựng ngôn ngữ dân tộc, tục ngữ, ca dao và dân ca đã đóng vai trò quan trọng là vì ngay từ thời chưa có chữ viết, nhân dân lao động đã ca hát, rồi bài ca được ….. (6) từ nơi này đến nơi nọ, từ thời này qua thời khác; do đó mà được phổ biến, được duy trì, đi đến chỗ thống nhất. Dưới hình thức …. (7), tiếng nói ngày một trau rồi, từ một số tiếng nói chỉ vào những cái hữu hình, cụ thể, tiếng nói đã được phát triển mãi lên, để đủ …. (8) những cái tế nhị, trừu tượng. Trong tục ngữ, ca dao và dân ca Việt Nam, chúng ta đã thấy câu hai chữ một, bốn chữ một, phản ánh những cái thiển cận, lời cũng phác thực, rồi trên bước phát triển của văn học, chúng ta đã có những bài mà …. (9) rất phong phú, …. (10) rất tế nhị, biểu hiện những tư tưởng sâu sắc, những tình cảm thầm kín của con người. (Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam) 1. A. thể loại B. tác phẩm C. viên ngọc D. bài học 2. A. vai trò B. nhiệm vụ C. địa vị D. nghĩa vụ 3. A. lợi ích B. sinh hoạt C. việc làm D. nhu cầu 4. A. đề nghị B. yêu cầu C. nhận xét D. bình luận 5. A. giao lưu B. đấu tranh C. khai thác D. ca ngợi 6. A. in ấn B. thông tin C. truyền khẩu D. chữ viết 7. A. ca hát B. ngâm thơ C. bàn bạc D. làn điệu 8. A. bình luận B. diễn tả C. suy nghĩ D. yêu mến 9. A. nhân vật B. cốt truyện C. niêm luật D. nhạc điệu 10. nhạc điệu B. chữ dùng C. nhân vật D. tiếng nói. Bài 19 Tục ngữ về con người và xã hội Rút gọn câu đặc điểm của vă bản nghị luận đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận 1. Đối tượng phản ánh của tục ngữ về con người và xã hội là gì ? A. Là các quy luật của tự nhiên B. Là quá trình lao động, sinh hoạt và sản xuất của con người. C.Là con người với các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có. D.Là thế giới tình cảm phong phú của con người. 2. Tục ngữ về con người và xã hội được hiểu theo những nghĩa nào ? A.Cả nghĩa đen và nghĩa bóng. B. Chỉ hiểu theo nghĩa đen. C. Chỉ hiểu theo nghĩa bóng. D. Cả A,B,C đều sai. 3. Đặc điểm nổi bật về hình thức của tục ngữ về con người và xã hội là gì ? A. Diễn đạt bằng hình ảnh so sánh B. Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ C. Từ và câu có nhiều nghĩa. D. Cả 3 ý trên. 4. Nội dung của hai câu tục ngữ “ Không thầy đố mày làn nên” và “ Học thầy không tày học bạn” có mối quan hệ như thế nào ? A. Hoàn toàn trái ngược nhau B. Bổ sung ý nghĩa cho nhau C. Hoàn toàn giống nhau D. Gần nghĩa với nhau 5. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có ý nghĩa giống với câu “ Đói cho sạch, rách cho thơm” ? A. Đói ăn vụng, túng làm càn. B. ăn trông nồi, ngồi trông hướng. C. ăn phải nhai, nói phải nghĩ D. Giấy rách phải giữ lấy lề. 6. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có ý nghĩa trái ngược với câu “ Uống nước nhớ nguồn”? A. ăn quả nhớ kẻ trồng cây B. Uống nước nhớ kẻ đào giếng C. ăn cháo đã bát D. ăn gạo nhớ kẻ đâm xay giần sàng 7. Nội dung nào không có trong trong nghĩa của câu tục ngữ “ Học thầy không tày học bạn” ? A. Đề cao ý nghĩa, vai trò của việc học bạn B. Khuyến khích mở rộng phạm vi và đối tượng học hỏi C. Không coi học bạn quan trọng hơn học thầy D. Không coi trọng việc học thầy hơn học bạn. 8. Câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây ” dùng cách diễn đạt nào ? A. Bằng biện pháp so sánhg B. Bằng biện phá ẩn dụ C. Bằng biện pháp chơi chữ D. Bằng biện pháp nhân hoá. 9. ý nghĩa nào đúng nhất có trong câu tục ngữ “ Không thầy đố mày làm nên” ? A. ý nghĩa khuyên nhủ B. ý nghĩa phê phán C. ý nghĩa thách đố D. ý nghĩa ca ngợi 10. Trường hợp nào cần bị phê phán trong việc sử dụng câu tục ngữ “Một mặt người bằng mười mặt của” ? A. Phê phán những trường hợp coi trọng của cải hơn con người B. An ủi, động viên những trường hợp mà nhân dân ta cho là “của đi thay người” C. Nói về tư tưởng đạo lí, triết lí sống của nhân dân ta: đặt con người lên trên mọi thứ của cải D. Khuyến khích việc sinh đẻ nhiều con. 11. Câu tục ngữ “ Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụ lại nên hòn núi cao” khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết. Đúng hay sai ? A. Đúng B. Sai 12. Nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B để được một nhận định đúng. A B Dưới hình thức nhận xét, khuyên nhủ, tục ngữ về con người và xã hội truyền đạt rất nhiều bài học bổ ích về cách 1. nhìn nhận các quan hệ giữa con người với giới tự nhiên 2. nhìn nhận giá trị con người, trong cách học, cách sống và cách ứng xử hằng ngày. 3. nhận biết các hiện tượng thời tiết. 4. khai thác tốt điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất. 13. Câu rút gọn là câu: A. Chỉ có thể vắng chủ ngữ. B. Chỉ có thể vắng vị ngữ C. Có thể vắng cả chủ ngữ và vị ngữ D. Chỉ có thể vắng các thành phần phụ. 14. Đâu là câu rút gọn trả lời cho câu hỏi “Hằng ngày, cậu dành thời gian cho việc gì nhiều nhất ?” ? A. Hằng ngày mình dành thời gian cho việc đọc sách nhiều nhất. B. Đọc sách là việc mình dành nhiều thời gian nhất. C. Tất nhiên là đọc sách. D. Đọc sách. 15. Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn ? A. Ai cũng phải học đi đôi với hành. B. Anh trai tôi học luôn đi đôi với hành. C. Học đi đôi với hành. D. Rất nhiều người học đi đôi với hành. 16. Câu “Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn” được rút gọn thành phần nào ? A. Trạng ngữ. B. Chủ ngữ. C. Vị ngữ. D. Bổ ngữ. 17. Khi ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người, chúng ta sẽ lược bỏ thành phần nào trong hai thành phần sau: A. Chủ ngữ. B. Vị ngữ 18. Điền một từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: Trong ….. ta thường gặp nhiều câu rút gọn. A. văn xuôi B. truyện cổ dân gian C. truyện ngắn D. văn vần ( thơ, ca dao) 19. Một bài văn nghị luận phải có yếu tố nào ? A. Luận điểm B. Luận cứ C. Lập luận D. Cả ba yếu tố trên. 20. Trong hai cách làm sau đây, cách nào được coi là đúng nhất khi thực hiện bài tập làm văn nghị luận ? A. Tìm hiểu vấn đề nghị luận, luận điểm và tính chất của đề trước khi viết thành bài văn hoàn chỉnh. B. Tìm hiểu vấn đề nghị luận, luận điểm, tính chất của đề lập dàn ý cho đề bài trước khi viết thành bài văn hoàn chỉnh. 21. Tính chất nào phù hợp nhất với đề bài : “ Đọc sách rất có lợi” ? A. Ca ngợi B. Khuyêm nhủ C. Phân tích D. Suy luận, tranh luận. 22. chất nào phù hợp nhất với đề bài : “ Có công mài sắt có ngày nên kim” ? A. Ca ngợi B. Khuyêm nhủ C. Phân tích D. Suy luận, tranh luận. 23. Dòng nào không là luận điểm của đề bài: “ Thể dục, thể thao là hoạt động cần và bổ ích cho cuộc sống của con người” ? A. Thể dục, thể thao giúp cho con người có một cơ thể khoẻ mạnh. B. Thể dục, thể thao rèn luyện cho con người tính kiên trì, nhẫn nại và tinh thần đoàn kết. C. Con người cần luyện tập thể dục, thể thao. D. Hoạt động thể dục, thể thao chỉ nên thực hiện đối với người trẻ tuổi. 24. Để không bị lạc đề, xa đề, cần xác định đúng các yếu tố nào ? A. Luận điểm. B. Tính chất của đề C. Luận cứ D. Cả ba yếu tố trên 25. Chọn một từ thích hợp nhất trong số các từ nêu ra để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau đây: Văn học …. (1) đã mang lại những hiểu biết cực kì phong phú và đa dạng về cuộc sống của nhân dân các thời đại. Văn học dân gian cho ta thấy rõ …. (2) về vụ trụ, về nhân sinh, những … (3) sản xuất, những … (4) lao động, những … (5) họ hàng, làng nước, những tín ngưỡng, những … (6) đạo đức và những … (7) nhiều mặt trong đời sống con người. Điều đáng quý ở đây là tính chất… (8) và …. (9) của nó. Người đời nay và mai sau có thể qua văn học dân gian mà ….(10) đời sống tinh thần của nhân dân trong quá khứ. (Theo Nguyễn Quang Ninh, 150 bài tập rèn luyện kĩ năng dựng đoạn văn) 1. A. dân gian B. viết C. Việt Nam D. nước ngoài 2. A. cách cảm B. cách nghĩ C. quan niệm D. cách nói 3. A. bài học B. kinh nghiệm C. tấm gương D. cách thức 4. A. phong tục B. hành vi C. lối sống D. tập quán 5. A. liên hệ B. quan hệ C. cư xử D. thái độ 6. A. tư cách B. ưu điểm C. phương diện D. phẩm chất 7. A. tình cảm B. suy luận C. thái độ D. tình người 8. A. cổ kính B. cổ hủ C. cổ xưa D. quá khứ 9. A. mới mẻ B. trinh nguyên C. đổi thay D. bền vững 10. A. thể hiện B. tái tạo C. sáng tạo D. tái hiện. Bài 20 Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Câu đặc biệt Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận 1. Vấn đề nghị luận của bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta nằm ở vị trí nào ? A. Câu mở đầu tác phẩm B. Câu mở đầu đoạn hai C. Câu mở đầu đoạn ba D. Phần kết luận. 2. Trong bài văn trên, Bác Hồ viết về lòng yêu nước của nhân dâ ta trong trời kì nào ? A. Trong quá khứ B. Trong hiện tại C. Trong quá khứ và hiện tại D. Trong tương lai 3. Bài văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được viết trong thời kì nào ? A. Thời kì kháng chiến chống Pháp B. Thời kì kháng chiến chống Mĩ C. Thời kì đất nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc D. Những năm đầu thế kỉ XX. 4. Bài văn đề cập đến lòng yêu nước của nhân dân ta trong lĩnh vực nào ? A. Trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược B. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước. C. Trong việc giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt D. Cả A và B 5. Trọng tâm của việc chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong bài văn là ở thời kì nào ? A. Trong quá khứ B. Trong cuộc kháng chiến hiện tại C.Trong cuộc chiến đấu của nhân dân miền Bắc D. Trong cuộc chiến đấu dũng cảm của bộ đội ta trên khắp các chiến trường. 6. Những sắc thái nào của tinh thần yêu nước được tác giả đề cập đến trong bài văn của mình ? A. Tiềm tàng, kín đáo B. Biểu lộ rõ ràng, đầy đủ C. Khi thì tiềm tàng, kín đáo; lúc lại biểu lộ rõ ràng, đầy đủ. D. Luôn luôn mạnh mẽ, sôi sục. 7. Nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là gì ? A. Sử dụng biện pháp so sánh B. Sử dụng biện pháp ẩn dụ C. Sử dụng biện pháp nhân hoá D. Sử dụng biện pháp so sánh và liệt kê theo mô hình “từ … đến…” 8. Nối một nội dung ở cột A với một nội dung thích hợp ở cột B để được hai câu văn đúng với nội dung của bài . A B a. Thủ pháp liệt kê được sử dụng thích hợp đã có tác dụng (1) thể hiện sức mạnh của lòng yêu nước với nhiều sắc thái khác nhau. b. Các động từ kết thành, lướt qua, nhấn chìm được chọn lọc (2) thể hiện được sự phong phú với nhiều biểu hiện đa dạng của tinh thần yêu nước của nhân dân, ở mọi tầng lớp, giai cấp, lứa tuổi, địa phương. 9. Bài văn có mấy hình ảnh so sánh được coi là đặc sắc ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn 10. Thống kê các danh từ, động từ, tính từ và các từ Hán Việt có trong bài văn theo bảng sau: Danh từ Động từ Tính từ Từ Hán Việt 11. Câu đặc biệt là gì ? A. Là câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ B. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ C. Là câu chỉ có chủ ngữ D. Là câu chỉ có vị ngữ. 12. Trong các dòng sau, dòng nào không nói lên tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt ? A. Bộc lộ cảm xúc B. Gọi đáp C. Làm cho lời nói được ngắn gọn D. Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. 13. Trong các loại từ sau, từ nào không được dùng trong câu đặc biệt để bộc lộ cảm xúc ? A. Từ hô gọi B. Từ hình thái C. Quan hệ từ D. Số từ 14. Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt ? A. Trên cao, bàu trời trong xanh không một gợn mây. B. Lan được tham quan nhiều nơi nên bạn hiểu biết rất nhiều. C. Hoa sim ! D. Mưa rất to. 15. Trong các câu sau, câu nào không phải là câu đặc biệt ? A. Giờ ra chơi. B. Tiếng suối chảy róc rách. C. Cánh đồng làng D. Câu chuyện của bà tôi. 16. Đọc bảng sau đây rồi đánh dấu vào ô thích hợp . Tác dụng Câu đặc biệt Bộc lộ cảm xúc Liệt kê, thông báo Xác định thời gian, nơi chốn Gọi đáp Ôi! Trăm hai mươi lá bài đen đỏ, có cái ma lực gì mà run rủi cho quan mê được như thế ? (Phạm Duy Tốn) Cha ôi ! Cha ! Cha chạy đi đâu dữ vậy ? (Hồ Biểu Chánh) Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. (Thạch Lam) Khi thì ở chợ Cuối Chắm, ở đò Tràng Thưa, khi lại về phố Rỗ, chợ Bì, chợ Bưởi. (Nguyễn Khải) 17. Lập luận trong bài văn là cách đưa ra những luận cứ để dẫn người đọc (nghe) tới luận điểm mà người viết (nói) muốn đạt tới. A. Đúng B. Sai 18. Trong lập luận của bài văn nghị luận, dẫn chứng và lí lẽ phải có mối quan hệ như thế nào với nhau ? A. Phải phù hợp với nhau B. Phải phù hợp với luận điểm C. Phải phù hợp với nhau và phù hợp với luận điểm D. Phải tương đương với nhau. 19. Lập luận diễn ra ở phần nào trong bài văn nghị luận ? A. Mở bài B. Thân bài C. Kết bài D. Cả ba phần trên. 20. Phần mở bài của bài văn nghị luận có vai trò gì ? A. Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội mà bài văn hướng tới B. Nêu ra các luận điểm sẽ triển khai trong phần Thân bài. C. Nêu phạm vi dẫn chứng mà bài văn sẽ sử dụng D. Nêu tính chất của bài văn 21. làm thế nào để chuyển đoạn từ Mở bài sang Thân bài trong bài văn nghị luận ? A. Dùng một từ để chuyển đoạn B. Dùng một câu để chuyển đoạn C. Dùng một đoạn văn để chuyển đoạn D. Dùng một từ hoặc câu để chuyển đoạn. 22. Trình tự lập luận sau đây có trong bài văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, đúng hay sai ? Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Bổn phận của chúng ta ngày nay Lòng yêu nước ngày nay của đồng bào ta Lòng yêu nước trong quá khứ của dân tộc A. Đúng B. Sai 23. Đọc đoạn văn sau : “Nhật kí trong tù” canh cánh một tấm lòng nhớ nước. Chân bước đi trên đất Bắc mà lòng vẫn hướng về Nam, nhớ đồng bào trong hoàn cảnh lầm than, có lẽ nhớ cả tiếng khóc của bao em bé Việt Nam qua tiếng khóc của một em bé Trung Quốc, nhớ người đồng chí đưa tiễn đến sông, nhớ là cờ nghĩa đang tung bay phấp phới. Nhớ lúc tỉnh và nhớ cả trong mơ. (Hoài Thanh) Dòng nào mang luận điểm của đoạn văn trên ? “Nhất kí trong tù” canh cánh một tấm lòng nhớ nước. Nhớ lúc tỉnh và nhớ cả trong mơ. Chân bước đi trên đất Bắc mà lòng vẫn hướng về Nam Nhớ đồng bào trong hoàn cảnh lầm than Bài 21 Sự giàu đẹp của tiếng việt Thêm trạng ngữ cho câu Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh 1. Tác giả Đặng Thai Mai đã chứng minh sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt về những mặt nào ? A. Ngữ âm B. Từ vựng C. Ngữ pháp D. Cả ba mặt trên 2. Để chứng minh sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt, trong bài văn của mình, Đặng Thai Mai đã sử dụng kiểu lập luận gì ? A. Chứng minh B. Giải thích C. Kết hợp chứng minh, giải thích và bình luận vấn đề D. Kết hợp phân tích và chứng minh vấn đề. 3. Bài viết Sự giàu đẹp của tiếng Vịêt của Đặng Thai Mai gần với văn phong nào ? A. Văn phong khoa học B. Văn phong nghệ thụât C. Văn phong báo chí D. Văn phong hành chính 4. Trong các câu sau, câu nào nêu lên vấn đề cần nghị luận của bài văn ? A. Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một một thứ tiếng khá đẹp. B. Tiếng Việt chúng ta gồm có một hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú. C. Về phương diện này, tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như hình thức diễn đạt. D. Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. 5. Đoạn mở đầu bài viết: “ Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.” Nêu lên nội dung gì ? A. Nêu lên lí do về lòng tự hào tiếng Việt của người Việt B. Khẳng định vị trí và ý nghĩa của tiếng Việt C. Khẳng định lòng tin tưởng của người Việt với tiếng Việt D. Nói lên tình cảm của tác giả với tiếng Việt 6. Đoạn đầu của bài văn (từ đầu đến  qua các thời kì lịch sử), sau khi nêu nhận định tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay, tác giả đã sử dụng kiểu lập luận nào ? A. Chứng minh nhận định ấy B. Phân tích nhận định ấy C. Bình luận nhận định ấy D. Giải thích nhận định ấy. 7. Đoạn đầu của bài văn có nhiệm vụ gì ? A. Giới thiệu vấn đề chính sẽ được đề cập và lí giải trong bài viết B. Nêu lên các thao tác lập luận của bài văn C. Định hướng những kết luận mà bài văn sẽ đạt tới D. Nêu các luận cứ cần có của bài văn. 8. Chứng cứ nào không được tác giả dùng để chứng minh “cái hay” của tiếng Việt ? A. Dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt B. Ngữ pháp uyển chuyển, chính xác. C. Một thứ tiếng giàu chất nhạc D. Thoả mãn nhu cầu trao đổi tình cảm, ý nghĩ giữa người với người. 9. Chứng cứ nào không được tác giả dùng để nói lên “cái đẹp” của tiếng Việt ? A. Một thứ tiếng giàu chất nhạc B. Dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt C. Rành mạch trong lối nói D. Hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú. 10. Tính chất của dẫn chứng trong bài văn Sự giàu đẹp của tiếng Việt là gì ? A. Cụ thể, tỉ mỉ B. Phong phú C. Toàn diện, bao quát D. Tiêu biểu, chính xác 11. Nhận xét nào không phải là ưu điểm trong nghệ thụât nghị luận của bài văn ? A. Kết hợp giải thích với chứng minh, bình luận B. Lập luận chặt chẽ C. Các dẫn chứng khá toàn diện, bao quát D. Sử dụng nhiều loại biện pháp tu từ. 12. Trong các loại câu sau, loại câu nào được tác giả sử dụng trong bài văn để vừa làm rõ nghĩa vừa bổ sung thêm các khía cạnh mới hoặc mở rộng điều đang nói ? A. Câu đơn B. Câu đặc biệt C. Câu được mở rộng các thành phần D. Câu rút gọn 13. Dấu câu nào không dùng để tách thành phần câu được mở rộngtrong bài văn này ? A. Dấu ngoặc đơn B. Dấu hai chấm C. Dấu phẩy D. Dấu ngoặc đơn và dấu phẩy 14. Kết luận của tác giả khi chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt là gì ? A. Tiếng Việt là thứ tiếng giàu đẹp nhất trong các thứ tiếng trên thế giới. B. Tiếng Việt là ngôn ngữ tốt nhất dùng để giao tiếp ttrong đời sống của người Việt Nam. C. Tiếng Việt có cơ sở để phát triển mạnh mẽ trong tương lai D. Cấu tạo và khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử là một biểu hiện về sức sống dồi dào của tiếng Việt. 15. Trạng ngữ là gì ? A. Là thành phần chính của câu B. Là thành phần phụ của câu C. là biện pháp tu từ trong câu D. Là một trong số các từ loại của tiếng Việt 16. Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào ? A. Theo các nội dung mà chúng biểu thị B. Theo vị trí của chúng trong câu C. Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau D. Theo mục đích nói của câu 17. Dòng nào là trạng ngữ trong câu “ Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào”. (Nam Cao) ? A. Dần đi ở từ năm chửa mười hai B. Khi ấy C. Đầu nó còn để hai trái đào D. Cả A, B, C đều sai. 18. Trạng ngữ “ Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi can

File đính kèm:

  • doctrac nghiem ngu van 7.doc