Tập huấn mô hình trường học mới Tiếng việt lớp 4 - Tìm hiểu cách tổ chức dạy học theo tài liệu hướng dẫn học Tiếng việt 4

 HƯỚNG DẪN 3:

TÌM HIỂU CÁCH TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TIẾNG VIỆT 4

 Mục tiêu

- Hiểu những đặc điểm của dạy học theo tài liệu Hướng dẫn học Tiếng Việt 4

-Hiểu được cách tổ chức một hoạt động dạy học cụ thể theo tài liệu Hướng dẫn học Tiếng Việt 4

- Phân tích , bình giá được các hoạt động của một bài học và một hoạt động dạy học cụ thể .

- Phòng ngừa sai phạm khi tổ chức dạy học theo tài liệu Hướng dẫn học Tiếng Việt 4

 

 

ppt27 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1945 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tập huấn mô hình trường học mới Tiếng việt lớp 4 - Tìm hiểu cách tổ chức dạy học theo tài liệu hướng dẫn học Tiếng việt 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mô hình trường học mới TiÕng ViÖt líp 4 HƯỚNG DẪN 3: TÌM HIỂU CÁCH TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TIẾNG VIỆT 4 Mục tiêu - Hiểu những đặc điểm của dạy học theo tài liệu Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 -Hiểu được cách tổ chức một hoạt động dạy học cụ thể theo tài liệu Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 - Phân tích , bình giá được các hoạt động của một bài học và một hoạt động dạy học cụ thể . - Phòng ngừa sai phạm khi tổ chức dạy học theo tài liệu Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Hoạt động cơ bản 1. Đọc thông tin sau : Tổ chức dạy học theo tài liệu Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 I. Những điểm cần lưu ý khi tổ chức dạy học theo tài liệu Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 1. Hình thức tổ chức dạy học Điểm khác biệt cơ bản của tổ chức dạy học theo tinh thần EN so với dạy học hiện hành là hình thức tổ chức dạy học. Nó tạo ra những khác biệt cơ bản trong mối quan hệ tương tác thầy - trò, trò - trò, trò - tài liệu học tập, trong đó vai trò tích cực chủ động của HS đặc biệt được nhấn mạnh. Trong tài liệu HDH, hình thức tổ chức dạy học được chỉ dẫn bằng các lô gô. 1.1. Việc tổ chức dạy học theo tài liệu HDHTV4 được thực hiện theo các hình thức sau: 1.1.1. Học cá nhân 1.1.2. Học tương tác trong cặp 1.1.3. Học tương tác trong nhóm 1.1.4. Học tương tác trong lớp 1.1.5. Học tương tác ở gia đình , cộng đồng 1.2. Chú trọng tính tích cực hoạt động của học sinh Tài liệu HDHTV4 được thiết kế để tiến hành hoạt động học tập của HS thông qua thảo luận, tương tác với thầy cô/ bạn/ người thân trong gia đình/ cộng đồng. Học sinh được khuyến khích và được tạo cơ hội để trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến, giải pháp. Các hoạt động học tập tương tác trong của tài liệu học tập rất đa dạng : - Hỏi - đáp giữa GV - HS, giữa HS - HS Cùng bạn làm việc trên cơ sở các chỉ dẫn, gợi ý của tài liệu - Cùng trao đổi về kết quả - Cùng chơi các trò chơi học tập - Cùng thảo luận 2. Phương tiện dạy học Phương tiện dạy học là yếu tố rất quan trọng tạo nên hiệu quả của dạy học theo mô hình EN. Ngoài các phương tiện dạy học như đồ dùng trực quan, các phương tiện dạy học hiện đại như ti- vi, máy tính, máy chiếu hắt..., trong dạy học theo mô hình này còn phải kể đến các phương tiện tiêu hao như giấy khổ lớn, bút dạ... Điểm đặc biệt là trong tài liệu HDH phải chỉ dẫn, kết nối HS với nguồn tư liệu trong Thư viện lớp học, với các đồ dùng học tập trong Góc học tập, với môi trường xung quanh. Nhờ thế, các em được làm việc với nhiều công cụ, đồ dùng trực quan, với nguồn tư liệu phong phú làm cho việc học tập có hiệu quả cao hơn. Mặt khác, việc lựa chọn, thay thế các phương tiện dạy học cũng phải rất linh hoạt. Các chỉ dẫn về phương tiện dạy học trong tài liệu HDH cũng chỉ là một phương án, GV nên tùy điều kiện hoàn cảnh dạy học của mình mà lựa chọn phương tiện dạy học cho phù hợp. 3.Quy trình dạy học Trong trường học EN, người ta thường khuyến khích sử dụng quy trình dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm, khám phá, phát hiện của HS, chúng gồm 5 bước chủ yếu sau: Gợi động cơ, tạo hứng thú  Trải nghiệm  Phân tích, khám phá, rút ra bài học  Thực hành  Vận dụng (kiểu quy trình 5 bước). 4. Hoạt động của thầy và trò 4.1. Hoạt động của thầy Hoạt động của giáo viên có sự thay đổi khi dạy học theo tài liệu HDH TV 4. - Chủ động , linh hoạt. (Chuẩn bị các đồ dùng dạy học, xem xét và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của lớp học mình phụ trách. GV cần lên kế hoạch hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát và đánh giá HS thực hiện các yêu cầu nêu trong HDH, hỗ trợ kịp thời đối với từng nhóm, từng cá nhân HS trong mỗi nhóm ,linh hoạt , nhanh chóng xác định hoạt động nào mình trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ HS, hoạt động nào để các nhóm trưởng điều hành) . 4.2. Hoạt động của trò 4.2.1. Hoạt động học của HS có sự thay đổi khi học theo tài liệu HDHTV4 - Chủ động, tích cực ( Tự đọc tài liệu, tự thực hiện các hoạt động , tự tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn cùng cặp, cùng nhóm, tìm kiếm sự hỗ trợ của GV) 4.2.2. Một số chỉ dẫn về phương pháp học tập - Kĩ năng đọc - hiểu tài liệu Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 (hiểu các câu lệnh, các chỉ dẫn, các yêu cầu, các loại , dạng hoạt động học tập,…). - Kĩ năng làm việc cá nhân (tập trung suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân, tự trình bày ý kiến cá nhân, tự đánh giá kết quả hoạt động của cá nhân…) - Kĩ năng làm việc hợp tác theo cặp, theo nhóm (biết tổ chức hoạt động nhóm : nhận nhiệm vụ, lên kế hoạch, phân công, đảm nhận trách nhiệm, phối hợp với các thành viên trong nhóm để hoàn thành tốt công việc của nhóm,…). - Kĩ năng sử dụng đồ dùng học tập ở góc học tập, sử dụng tài liệu tham khảo ở thư viện trong lớp học. - Kĩ năng tự học ở môi trường xung quanh, gia đình và cộng đồng. 5. Đánh giá kết quả học tập 5.1. Chuẩn đánh giá Sách HDHTV4 được biên soạn theo chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 hiện hành nên nội dung đánh giá kết quả học tập của HS cũng căn cứ vào Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tiếng Việt lớp 4 ghi trong chương trình. 5.2. Cách thức đánh giá Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS phải được xem như là một bộ phận không chỉ của cả quá trình dạy học mà là một bộ phận của mỗi HĐ học tập. Kiểm tra, đánh giá phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ngay trong quá trình thực hiện mỗi HĐ học tập để kịp thời khuyến khích, động viên và nhất là giúp các em điều chỉnh những sai sót để HĐ học tập có hiệu quả. Có 2 hình thức đánh giá: đánh giá quá trình (đánh giá thường xuyên) và đánh giá tổng kết (đánh giá giữa kì, cuối học kì, cuối năm học). Những HS học theo tài liệu HDHTV4 đều được đánh giá kết quả học tập bộ môn vào giữa kì, cuối học kì như đối với các em HS lớp 4 học theo sách giáo khoa Tiếng Việt 4. Để đánh giá HS học theo sách HDHTV4 theo quá trình, cần có một số công cụ và cách làm khác. Sau khi thực hiện một hoặc một số hoạt động trong HDH, HS thường được đánh giá kết quả của hoạt động vừa làm. Việc đánh giá hoạt động chủ yếu do HS thực hiện (HS tự đánh giá). Có những hoạt động HS tự đánh giá trong cặp, trong nhóm bằng cách đổi bài cho nhau để cùng rà soát xem kết quả nào đúng và đủ, kết quả nào chưa đúng hoặc còn thiếu. Chẳng hạn, sau khi HS chép chính tả một đoạn văn, từng em trong mỗi cặp đổi bài cho bạn để cùng soát lỗi và sửa lỗi, sau khi tất cả HS trong nhóm cùng nối tiếp đọc một đoạn trong bài tập đọc, cả nhóm cùng chọn bạn đọc tốt nhất để khen. Có những hoạt động HS tự đánh giá chéo giữa các nhóm. Có những hoạt động HS cùng GV đánh giá theo những tiêu chí do GV nêu ra. Sau khi HS tự đánh giá kết quả của hoạt động, GV còn có một số công cụ đánh giá kết quả học tập của mỗi HS hàng tháng. Trên cơ sở đánh giá theo các công cụ này, GV biết được sự tiến bộ của HS, những tồn tại của mỗi HS và có kế hoạch hỗ trợ từng em. Ví dụ : Bảng theo dõi sự tiến bộ của HS Tên HS : ... Lớp : ... Bài : ... Bộ GD ĐT sẽ có chỉ dẫn cụ thể về kiểm tra , đánh giá kết quả học tập của HS học theo HDHTV4 mô hình EN. 1.1. Việc tổ chức dạy học theo tài liệu HDHTV4 được thực hiện theo các hình thức sau: 1.1.1. Học cá nhân 1.1.2. Học tương tác trong cặp 1.1.3. Học tương tác trong nhóm 1.1.4. Học tương tác trong lớp 1.1.5. Học tương tác ở gia đình , cộng đồng 1.2. Chú trọng tính tích cực hoạt động của học sinh Tài liệu HDHTV4 được thiết kế để tiến hành hoạt động học tập của HS thông qua thảo luận, tương tác với thầy cô/ bạn/ người thân trong gia đình/ cộng đồng. Học sinh được khuyến khích và được tạo cơ hội để trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến, giải pháp. Các hoạt động học tập tương tác trong của tài liệu học tập rất đa dạng : II. Các việc GV cần làm để tổ chức cho HS thực hiện một hoạt động học tập theo tài liệu HDHTV 4 1. Chuẩn bị cho hoạt động Trả lời các câu hỏi: - Tài liệu HDH có phù hợp với học sinh và điều kiện lớp học mình hay không? Cần thay đổi câu hỏi này như thế nào? ... - Mình cần phải làm thêm những đồ dùng dạy học gì? Tận dụng những đồ dùng dạy học nào đã có sẵn? ... 2. Nắm chắc mục tiêu của hoạt động Như phần giới thiệu mục tiêu bài học đã nói, phần này phần lớn chỉ nêu mục tiêu hành động, không chỉ rõ mục tiêu đầu ra của mỗi HĐ nhưng GV cần biết ý nghĩa, lợi ích của mỗi HĐ tạo được kĩ năng gì giúp HS nghe- nói, đọc, viết. Có như thế, GV mới có thể chủ động, linh hoạt điều chỉnh HĐ mà không làm sai lạc mục tiêu. 3. Tiến hành hoạt động 3.1. Phát lệnh cho HS thực hiện hoạt động - Kết quả cần đạt :HS nắm yêu cầu của hoạt động(lệnh của HĐ) -Cách thức thực hiện: HS tự đọc thầm yêu cầu / Nhóm trưởng hoặc một bạn trong nhóm đọc yêu cầu/ GV nêu yêu cầu 3.2. Chỉ dẫn thực hiện hoạt động - Kết quả cần đạt :HS hiểu cách tiến hành hoạt động - Cách thức thực hiện: HS tự đọc lời chỉ dẫn /GV chỉ dẫn bằng lời / GV phân tích mẫu 3.3. Kiểm soát, hỗ trợ HS thực hiện hoạt động - Kết quả cần đạt : HS thực hiện hoạt động và được giúp đỡ kịp thời để hoàn thành hoạt động - Cách thức thực hiện: GV quan sát HS, giúp đỡ kịp thời nếu cần, HS tự thực hiện/ thực hiện với sự giúp đỡ của thầy cô và các bạn Đây là việc kiểm soát quá trình thực hiện hoạt động của HS, là khâu khó kiểm soát nhất của một hoạt động học tập, nhất là khi nó là một hoạt động “ bên trong” như nghe, đọc thầm. Để có thể kiểm soát, GV cần tìm cách “ vật chất hóa” những hoạt động bên trong này, ví dụ cho đọc thầm kèm đánh dấu trên phiếu trắc nghiệm, bất chợt yêu cầu HS chỉ que trỏ vào chữ đang đọc, ghi lại vài từ hoặc kí hiệu làm điểm tựa lưu giữ kết quả nghe được. 3.4. Đánh giá kết quả hoạt động - Kết quả cần đạt : HS trình bày kết quả hoạt động, được đánh giá hoặc tự đánh giá kết quả hoạt động - Cách thức thực hiện: HS trình bày hoặc lưu giữ kết quả hoạt động ( treo bảng, tờ giấy khổ to đã ghi kết quả, ghi vào vở, vào phiếu bài tập, đọc thành tiếng , đặc biệt “ đưa ra ngoài” những hoạt động bên trong như: trả lời câu hỏi sau khi đọc thầm, nhắc lại, kể lại sau khi nghe). Việc trình ra kết quả này có thể là kết quả chung của nhóm, cũng có thể là kết quả riêng của mỗi HS. 4. Phòng ngừa lỗi khi tổ chức hoạt động học tập theo tài liệu HDHTV4 4.1. Không kiểm soát được hoạt động học của học sinh và không can thiệp giúp đỡ kịp thời Tính ưu việt của dạy học theo tài liệu EN là phát huy tính độc lập, tích cực của HS bằng cách ưu tiên hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm, nhấn mạnh sự tương tác HS - tài liệu học tập và HS-HS. Mặt trái của nó bộc lộ ở hai điểm: a) So với dạy học đại trà, sự tương tác trực diện thầy- trò dường như bị giảm sút , nhiều khi thầy không đứng ở vị trí đối diện với trò nên việc kiểm soát hoạt động của HS gặp khó khăn và hệ quả kéo theo là những HS không tự giác thực hiện hoạt động học tập mà không bị thầy “ bắt gặp”, những HS hoạt động gặp khó khăn không được thầy nhận biết khiến cho càng bị chậm tiến bộ. Cách khắc phục : - Chọn vị trí đứng dễ quan sát toàn lớp, ưu tiên quan sát những HS được dự tính gặp khó khăn - Linh hoạt di chuyển vị trí quan sát, kịp thời trợ giúp HS - Kích thích HS chủ động ,kịp thời phát tín hiệu yêu cầu trợ giúp - Phát huy sự kiểm soát và trợ giúp giữa HS-HS trong nhóm b) So với dạy học đại trà, hoạt động thuyết trình, giải thích của thầy với toàn lớp giảm và dường như vai trò chủ động, tích cực của thầy trong điều hành dạy học cũng bị mờ nhạt đi và HS cũng khó kiểm soát hoạt động của thầy. Hệ quả là nếu thầy thiếu trách nhiệm, không chủ động, tích cực và linh hoạt , khẩn trương thì có thể thay vì “tích cực hóa hoạt động của HS” thành “ bỏ mặc HS ”. Để khắc phục điều này, thầy giáo phải ý thức được rằng mô hình trường học mới EN đề cao hoạt động tích cực, độc lập của HS nhưng điều đó không có nghĩa là vai trò của GV trở nên mờ nhạt .Tuy có giảm hoạt động nói to trước toàn lớp nhưng thực chất lao động dạy học trong nhà trường EN nặng nhọc hơn, đòi hỏi GV phải nhiệt tình hơn, phải chủ động , linh hoạt và sáng tạo hơn, vì thế giáo viên phải là những người tự nguyện . Thầy giáo cần luôn nhớ rằng chỉ có thể tích cực hóa HĐ của HS bằng HĐ chủ động, tích cực của GV. 4.2. Không đáp ứng được dạy học phân hóa, cá thể hóa khi tổ chức hoạt động học tập Điểm ưu việt thứ hai của trường học EN là tạo điều kiện tối đa cho dạy học phân hóa, dạy học theo trình độ, cá thể hóa HS. Mặt trái của nó là ở chỗ : sự phân hóa, cá thể hóa càng sâu sắc tức là sự không đồng đều về trình độ của HS càng cao thì càng không thể dạy học đồng loạt là hình thức dạy học tuy kém hiệu quả nhưng lại dễ dàng nhất và “nhàn” nhất. Nhiều giáo viên không chuyển được từ dạy học đồng loạt sang dạy học đòi hỏi phân hóa, cá thể hóa cao và tỏ ra rất lúng túng khi tất cả HS không làm xong việc cùng một lúc. Cách khắc phục: Tìm cách đáp ứng sự phân hóa , cá thể hóa HS, tận dụng hết lợi thế của hình thức tổ chức lớp học EN, cụ thể: - Tương tác Thầy - trò không “bình quân chủ nghĩa” mà có sự khác biệt giữa các nhóm, giữa các HS: dành sự giúp đỡ nhiều hơn cho nhóm, HS cần trợ giúp. - Không cứng nhắc về thời gian cho mỗi hoạt động trên từng HS. - Phân hóa nội dung, cách thức trình bày, lưu giữ hoạt đông, tăng yêu cầu cho nhóm khá, HS khá, giảm yêu cầu cho nhóm yếu, HS yếu. - Điều chỉnh thành viên nhóm, tăng cường sự hỗ trợ trò-trò, tìm biện pháp để bảo đảm lợi ích cho cả HS giúp bạn và HS được bạn giúp. 2. Nêu và phân tích những đặc điểm của dạy học theo tài liệu Hướng dẫn học Tiếng Việt 4. 3.Cần lưu ý những gì khi tổ chức một hoạt động dạy học cụ thể theo tài liệu Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 ? 1 Chọn một HĐ học trong tài liệu HDH và nêu công việc mình phải làm khi tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ đó. 2. Chia sẻ với đồng nghiệp trong nhóm cách phòng ngừa sai phạm khi tổ chức dạy học theo tài liệu Hướng dẫn học Tiếng Việt 4.     3. Các nhóm trình bày và chia sẻ ý kiến của nhóm cho toàn lớp. Biểu đồ tiến độ: báo cáo với cán bộ tập huấn kết quả làm việc   Cùng đồng nghiệp chia sẻ cách cách phòng ngừa sai phạm khi tổ chức dạy học theo tài liệu Hướng dẫn học Tiếng Việt 4. Xin tr©n träng c¶m ¬n!

File đính kèm:

  • pptTAP HUAN VNEN TV4 (3).ppt