MỤC TIÊU BÀI HỌC
: Giúp học sinh:
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh: Kết hợp kể - bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc.
- Từ lòng kính yêu tự hào về Bác có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác.
- Bước đầu có ý niệm về văn bản thuyết minh kết hợp với lập luận.
Chuẩn bị: Tư liệu: Những mẩu chuyện về cuộc đời Hồ chí Minh, tranh
ảnh hoặc băng hình về Bác
ã TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
A. ỔN ĐỊNH LỚP:
- Tiết học đầu tiên GV gây không khí và giới thiệu bài mới
Giới thiệu bài: Cuộc sống hiện đại đang từ ngày từng giờ lôi kéo, làm thế nào để có thể hội nhập với thế giới mà vẫn bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc. Tấm gương về nhà văn hoá lỗi lạc Hồ Chí Minh ở thế kỷ XX sẽ là bài học cho các em
171 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kế bài dạy môn Ngữ văn lớp 9 tập I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiết kế bài dạy môn Ngữ văn
lớp 9 tập i
Năm học 2006-2007
_______________________
Tiết 1: phong cách hồ chí minh
(Lê Anh Trà)
*
Mục tiêu bài học
: Giúp học sinh:
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh: Kết hợp kể - bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc.
- Từ lòng kính yêu tự hào về Bác có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác.
- Bước đầu có ý niệm về văn bản thuyết minh kết hợp với lập luận.
Chuẩn bị: Tư liệu: Những mẩu chuyện về cuộc đời Hồ chí Minh, tranh
ảnh hoặc băng hình về Bác
Tiến trình lên lớp
A. ổn định lớp:
- Tiết học đầu tiên GV gây không khí và giới thiệu bài mới
Giới thiệu bài: Cuộc sống hiện đại đang từ ngày từng giờ lôi kéo, làm thế nào để có thể hội nhập với thế giới mà vẫn bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc. Tấm gương về nhà văn hoá lỗi lạc Hồ Chí Minh ở thế kỷ XX sẽ là bài học cho các em
.
.
B. Tổ chức đọc - hiểu văn bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung về tác giả, tác
I. Tìm hiểu chung
phẩm.
- GV gọi HS đọc chú thích và hỏi: Em hiểu gì về tác giả? (khó).
Giới thiệu qua về tác giả.
- GV hỏi xuất xứ tác phẩm có gì đáng chú ý?
(HS dựa vào phần cuối văn bản phát biểu).
- GV hỏi: Em còn biết những văn bản, cuốn sách nào viết về Bác?
(HS nêu các cuốn sách đã đọc).
1. Tác giả
(Xem SGK)
2. Xuất xứ: Trích trong "Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị.
GV hướng dẫn đọc, hiểu chú thích và tìm bố cục.
3. Đọc, tìm hiểu chú thích
(SGK)
- GV nêu cách đọc (giọng khúc triết mạch lạc, thể hiện niềm tôn kính với Chủ tịch Hồ Chí Minh).
GV đọc mẫu 1 lượt.
- HS đọc theo chỉ định của GV - theo dõi bạn đọc, nhận xét và sửa chữa cách đọc của bạn theo yêu cầu của GV.
a. Đọc:
Chú ý đọc đúng, đọc diễn cảm, thể hiện sự kính trọng đối với Bác.
Chú thích:
- GV: Yêu cầu học sinh đọc thầm chú thích và kiểm tra việc hiểu chú thích qua một số từ trọng tâm: truân chuyên, Bộ Chính trị, thuần đức, hiền triết
- HS: Đọc thầm chú thích và trả lời cô theo yêu cầu.
b. Tìm hiểu chú thích:
Một số từ ngữ, chú thích trong SGK.
Bố cục văn bản:
- GV: Văn bản viết theo phương thức biểu đạt nào? thuộc loại văn bản nào? vấn đề đặt ra?
HS: làm việc độc lập phát hiện phương thức biểu đạt chính luận, loại văn bản nhật dụng.
4. Tìm bố cục:
* Văn bản đề cập đến vấn đề: sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
- GV: Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần?
HS suy nghĩ dựa vào phần chuẩn bị bài.
* Bố cục: 2 phần
- Phần 1: Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
- Phần 2: những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh
Hoạt động 2 : Hướng dẫn phân tích phần 1
II. Phân tích
* Bước 1 : Tìm hiểu phần 1
- GV Gọi HS đọc lại phần 1 và nêu câu hỏi:
1. Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
- Những tinh hoa văn hoá nhân loại đến với Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh nào?
(HS: Suy nghĩ độc lập dựa trên văn bản)
- GV: Có thể dùng kiến thức lịch sử giới thiệu cho HS.
- Hoàn cảnh Bác tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan, vất vả bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu nước hồi đầu thế kỷ.
+ Năm 1911 rời bến Nhà Rồng
+ Qua nhiều cảng trên thế giới.
+ Thăm và ở nhiều nước.
- GV hỏi: Hồ Chí Minh đã làm cách nào để có thể có được vốn tri thức văn hoá nhân loại?
HS: Thảo luận nhóm.
- Cách tiếp thu: Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
- GV hỏi: Chìa khoá để mở ra kho tri thức nhân loại là gì ?
Kể một số chuyện mà em biết ?
(GV dựa vào cuốn những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch)
GV hỏi: Để khám phá kho tri thức ấy có phải chỉ vùi đầu vào sách vở hay phải qua hoạt động thực tiễn ?
- Qua công việc lao động mà học hỏi.
+ Động lực nào giúp Người có được những tri thức ấy? Tìm những dẫn chứng cụ thể trong văn bản minh hoạ cho những ý các em đã trình bày.
HS: Dựa vào băn bản đọc dẫn chứng.
- Động lực: Ham hiểu biết học hỏi, tìm hiểu:
+ Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng.
+ Làm nhiều nghề
+ Đến đâu cũng học hỏi.
- GV hỏi: Qua những vấn đề trên, em có nhận xét gì về phong cách Hồ Chí Minh?
HS: Thảo luận
(GV bình về mục đích ra nước ngoài của Bác hiểu văn học nước người để tìm cách đấu tranh giải phóng dân tộc...)
- GV hỏi: Kết quả Hồ Chí Minh đã có được vốn tri thức nhân loại ở mức như thế nào? và theo hướng nào?
Hồ Chí Minh là người thông minh, cần cù, yêu lao động.
- Hồ Chí Minh có vốn kiến thức:
+ Rộng: Từ văn hoá phương Đông đến phương Tây
+ Sâu: Uyên thâm.
Nhưng tiếp thu có chọn lọc.
Tiếp thu mọi cái hay cái đẹp nhưng phê phán những mặt tiêu cực.
- GV hỏi: Theo em kỳ lạ nhất đã tạo nên phong cách Hồ Chí Minh là gì ? Câu văn nào trong văn bản đã nói rõ điều đó? Vai trò của câu này trong toàn văn bản?
Hồ Chí Minh tiếp thu văn hoá nhân loại dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập
* Luyện tập:
- HS: Thảo luận nhóm phát hiện câu văn cuối phần I, vừa khép lại vửa mở ra vấn đề lập luận chặt chẽ, nhấn mạnh...
GV chốt lại cách lập luận của đoạn văn đầu gây ấn tượng và thuyết phục.
- GV hỏi: Để làm nổi bật vần đề Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hoá nhân loại tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì?
* Củng cố, hướng dẫn học ở nhà
Tiếp tục sưu tầm tài liệu, chuẩn bị phần 2, 3 cho tiết học sau.
Tiết 2 (tiếp)
Hoạt động 4 : Hướng dẫn phân tích phần 2
2. Nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh
- GV: Bằng sự hiểu biết về Bác, em cho biết phần văn bản trên nói về thời kỳ nào trong sự nghiệp hoạt động cách mạng của lãnh tụ Hồ Chí Minh ? - (Bác hoạt động ở nước ngoài).
- GV: Phần văn bản sau nói về thời kỳ nào trong sự nghiệp cách mạng của Bác? (đọc và cho biết điều đó?).
- HS: Phát hiện thời kỳ Bác làm Chủ tịch nước sau khi đã đọc.
- GV: Khi trình bày những nét đẹp tổng lối sống của Hồ Chí Minh, tác giả đã tập trung vào những khía cạnh nào, phương diện cơ sở nào?
- HS: Chỉ ra được 3 phương diện: nơi ở, trang phục, ăn uống.
- GV: Nơi ở và làm việc của Bác được giới thiệu như thế nào? Có đúng với những gì em đã quan sát khi đến thăm nhà Bác ở không?
(Thăm cõi Bác xưa - Tố Hữu)
- Nơi ở và làm việc: nhỏ bé mộc mạc: Chỉ vài phòng nhỏ, là nơi tiếp khách, họp Bộ Chính trị.
Đồ đạc đơn sơ mộc mạc.
- GV hỏi: Trang phục của Bác theo cảm nhận của tác giả như thế nào? Biểu hiện cụ thể.
- HS: Quan sát văn bản phát biểu.
- Trang phục giản dị: Quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, dép lốp thô sơ.
- GV hỏi: Việc ăn uống của Bác diễn ra như thế nào? Cảm nhận của em về bữa ăn với những món đó?
- Ăn uống đạm bạc với những món ăn dân dã, bình dị.
- HS: Thảo luận phát biểu dựa trên văn bản.
- GV hỏi: Em hình dung thế nào về cuộc sống của các vị nguyên thủ quốc gia ở các nước khác trong cuộc sống cùng thời với Bác và cuộc sống đương đại? Bác có xứng đáng được đãi ngộ như họ không?
- HS: Thảo luận nhóm
- GV: Bình bằng dẫn chứng Tổng thống Bin.Clin Tơn thăm Việt Nam.
- Hỏi: Qua trên em cảm nhận được gì về lối sống của Hồ Chí Minh?
- HS: Thảo luận.
- GV hỏi: Để nêu bật lối sống giản dị của Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
(Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng)
- HS: Đọc lại" và người sống ở đó hết"
Hồ Chí Minh đã tự nguyện chọn lối sống vô cùng giản dị.
- GV hỏi: Tác giả so sánh lối sống của Bác với Nguyễn Trãi - vị anh hùng dân tộc thế kỷ 15. Theo em điểm giống và khác giữa lối sống của Bác với các vị hiền triết như thế nào?
- HS: Thảo luận tìm ra nét giống và khác.
+ Giống: Giản dị thanh cao
+ Khác: Bác gắn bó sẻ chia khó khăn gian khổ cùng nhân dân.
- GV hỏi: Bình và đưa những dẫn chứng về việc Bác đến trận địa, tát nước, trò chuyện với nhân dân, qua ảnh...
- Lối sống của Bác là sự kế thừa và phát huy những nét cao đẹp của những nhà văn hoá dân tộc họ mang nét đẹp thời đại gắn bó với nhân dân.
Hoạt động 5: ứng dụng liên hệ bài học
3. ý nghĩa của việc học tập rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh
- GV: Giảng và nêu câu hỏi:
Trong cuộc sống hiện đại xét về phương diện văn hoá trong thời kỳ hội nhập hãy chỉ ra những thuận lợi và nguy cơ gì?
- Trong việc tiếp thu văn hoá nhân loại ngày nay có nhiều thuận lợi: giao lưu mở rộng tiếp xúc với nhiều luồng văn hoá hiện đại.
HS: Thoả luận lấy dẫn chứng cụ thể
- GV hỏi: Tuy nhiên tấm gương của Bác cho thấy sự hoà nhập vẫn giữ nguyên bản sắc dân tộc. Vậy từ phong cách của Bác em có suy nghĩ gì về việc đó?
Nguy cơ: Có nhiều luồng văn hoá tiêu cực phải biết nhận ra độc hại.
HS: Sống, làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại. Tự tu dưỡng rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống có văn hoá.
GV: Em hãy nêu một vài biểu hiện mà em cho là sống có văn hoá và phi văn hoá?
HS: Thảo luận (cả lớp) tự do phát biểu ý kiến.
GV: Chốt lại: - Vấn đề ăn mặc.
- Cơ sở vật chất.
- Cách nói năng, ứng xử.
Vấn đề vừa có ý nghĩa hiện tại vừa có ý nghĩa lâu dài. Hồ Chí Minh nhắc nhở:
- Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước hết cần có con người mới XHCN.
Việc giáo dục và bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc làm rất quan trọng và rất cần thiết (Di chúc).
Các em hãy ghi nhớ và thể hiện trong cuộc sống hàng ngày.
Giáo viên cho học sinh đọc ghi nhớ trong SGK và nhấn mạnh những nội dung chính của văn bản.
* Ghi nhớ (SGK)
Hoạt động 6: Hướng dẫn luyện tập toàn bài.
iii. lUYệN TậP.
- Học sinh kể, giáo viên bổ sung.
- Gọi học sinh đọc.
- Giáo viên hát minh hoạ.
1. Kể một số câu chuyện về lối sống giản dị của Bác.
2. Đọc thêm: Hồ Chí Minh...
3. Hát minh hoạ "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người".
c. Hướng dẫn học ở nhà.
- Yêu cầu học sinh thuộc ghi nhớ trong SGK.
- Sưu tầm một số chuyện viết về Bác Hồ.
- Soạn bài "Các phương châm hội thoại"
__________________________________________________________________
Tiết 3: Các phương châm hội thoại
* Mục tiêu bài dạy:
Giúp học sinh:
- Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
Lưu ý: + Trọng tâm luyện tập thực hành 2 phương châm
+ Đồ dùng thiết bị: bảng phụ, các đoạn hội thoại.
* Tiến trình lên lớp:
a. ổn định lớp - kiểm tra bài cũ.
Giáo viên gây hứng thú cho tiết học đầu tiên và giới thiệu bài.
b. Tổ chức các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu phương châm về lượng.
I. Phương châm về lượng
- GV: Giải thích: Phương châm.
+ Gọi học sinh đọc đoạn đối thoại ở mục (1)
+ Tổ chức cho học sinh trả lời câu hỏi SGK: Câu hỏi của Ba đã mang đầy đủ nội dung mà An cần biết không? (GV gợi ý HS: Bơi nghĩa là gì?)
1. Ví dụ SGK:
a. Ví dụ a:
- Bơi: di chuyển trong nước và trên mặt nước bằng cử động của cơ thể.
- Câu trả lời của Ba chưa đầy đủ nội dung mà An cần biết 1 địa điểm cụ thể.
- HS: Đọc ví dụ:
Trả lời, giải thích vì sao?
- GV giảng, chốt lại.
- Hỏi: Rút ra bài học gì trong giao tiếp?
- HS: Thảo luận rút ra nhận xét.
- GV: Gọi HS đọc ví dụ 2.
Vì sao truyện lại gây cười?
- HS đọc truyện, suy nghĩ tìm ra 2 yếu tố tạo cười.
- GV hỏi: Lẽ ra anh "lợn cưới" và anh "áo mới" phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe đủ hiểu biết điều cần hỏi và trả lời?
Cần nói nội dung đúng với yêu cầu giao tiếp.
b. Ví dụ b: Lợn cưới áo mới.
- Truyện cười vì 2 nhân vật đều nói thừa nội dung.
Khoe lợn cưới khi đi tìm lợn, khoe áo mới khi trả lời người đi tìm lợn.
Anh hỏi: bỏ chữ "cưới"
Anh trả lời: bỏ ý khoe áo
GV hỏi: Từ câu chuyện cười rút ra nhận xét về việc thực hiện tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp?
GV: Từ nội dung a và b rút ra điều gì cần tuân thủ khi giao tiếp?
Không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.
2. Kết luận: SGK
Phương châm về lượng: Nội dung vấn đề đưa vào giao tiếp.
Hoạt động 2: Tìm hiểu phương châm về chất.
II. Phương châm về chất.
GV: Gọi HS đọc ví dụ SGK.
Tổ chức cho học sinh trả lời câu hỏi SGK.
Truyện cười phê phán điều gì?
- HS: Suy nghĩ trả lời phương pháp người nói sai sự thật.
- GV: Đưa ra tình huống: Nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì em có trả lời với thầy cô là bạn ấy nghỉ học vì ốm không?
Từ đó rút ra trong giao tiếp cần tránh điều gì?
- HS: Thảo luận rút ra kết luận.
- GV: Khái quát 2 nội dung gọi HS đọc ghi nhớ.
1. Ví dụ:
a. Ví dụ a: SGK
- Truyện phê phán những người nói khoác, sai sự thật.
b. Ví dụ b: Giáo viên đưa tình huống
2. Kết luận: (Ghi nhớ SGK)
Phương châm về chất: nói những thông tin có bằng chứng xác thực.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
III. Luyện tập:
Bài 1:
- HS: Đọc bài tập.
- GV: Tổ chức cho học sinh hướng vào 2 phương châm vừa học để nhận ra lỗi.
Hai nhóm, mỗi nhóm làm 1 ví dụ.
- HS: Làm theo yêu cầu:
- Lỗi ở phương châm nào? từ nào vi phạm?
Bài 1:
- Ví dụ a: Sai phương châm về lượng Thừa từ: nuôi ở nhà.
Vì "gia súc" vật nuôi trong nhà.
- Ví dụ b: Tương tự
Loài chim: bản chất có 2 cánh nên cụm từ sau thừa.
Bài 2:
- Xác định yêu cầu: điền từ cho sẵn vào chỗ trống
Gọi HS lên bảng (2 em)
Bài 2:
a. Nói có sách mách có chứng.
b. Nói dối
c. Nói mò
d. Nói nhăng nói cuội.
e. Nói trạng.
Vi phạm phương châm về chất.
Bài 3:
- Xác định yêu cầu bài tập.
- Yếu tố gây cười?
- Phân tích lô gíc? phương châm nào vi phạm?
Bài 3:
Vi phạm phương châm về lượng.
(Thừa câu hỏi cuối).
Bài 4:
a. Các cụm từ thể hiện người nói cho biết thông tin họ nói chưa chắc chắn.
b. Các cụm từ không nhằm lặp nội dung cũ.
Bài 5:
HS: phát hiện các thành ngữ không tuân thủ phương châm về chất.
Gọi 3 em lên bảng mỗi em giải nghĩa 2 thành ngữ.
Bài 5:
- Các thành ngữ liên quan đến phương châm về chất.
- Ăn đơm nói chặt: vu khống đặt điều
- Ăn ốc nói mò: Vu khống, bịa đặt.
- Cãi chày cãi cối: Cố tranh cãi nhưng không có lí lẽ.
- Khua môi múa mép
c. Hướng dẫn học ở nhà:
- GV chốt lại các vấn đề 2 phương châm hội thoại.
- Giao bài tập: Tập đặt các đoạn hội thoại vi phạm 2 phương châm hội thoại trên.
- Chuẩn bị bài: Sử dụng một số nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 4: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
trong văn bản thuyết minh
* Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
- Biết thêm phương pháp thuyết minh những vấn đề trừu tượng ngoài trình bày giới thiệu còn cần sử dụng các biện pháp nghệ thuật.
- Tập sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong bài thuyết minh.
Trọng tâm: Làm bài tập chỉ ra yếu tố trong bài thuyết minh.
Đồ dùng thiết bị:
- Các bài tập: đoạn văn bản.
- Các đề Tập làm văn, bảng phụ.
* Tiến trình lên lớp.
a. ổn định lớp - kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra: Cho biết khái niệm và đặc điểm của mỗi kiểu văn bản: Thuyết minh? Lập luận?
(GV chốt: thuyết minh: trình bày những tri thức khách quan phổ thông bằng cách liệt kê).
Lập luận: Các biện pháp nêu luận cứ để rút ra kết luận, suy luận từ cái đã biết chưa biết...)
b. Tổ chức các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Ôn tập kiểu văn bản thuyết
minh
I. Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản
GV: Kể ra các phương pháp làm mỗi kiểu văn bản?
HS: Nhớ kể các phương pháp:
Thuyết minh: Định nghĩa, ví dụ, so sánh, liệt kê, chứng minh, giải thích, phân tích...
thuyết minh.
1. Ví dụ: Hạ Long - đá và nước.
Hoạt động 2:
GV: Yêu cầu học sinh đọc văn bản làm mẫu và hướng dẫn học sinh thảo luận câu hỏi SGK:
(Văn bản - thuyết minh vấn đề gì? có trừu tượng?)
HS: Trả lời: vấn đề Hạ Long - sự kì lạ của đá và nước vấn đề trừu tượng bản chất của sinh vật.
GV: Sự kì lạ của Hạ Long có thể thuyết minh bằng cách nào? Nếu chỉ dùng phương pháp liệt kê: Hạ Long có nhiều nước, nhiều đảo, nhiều hang động lạ lùng đã nêu được "sự kì lạ" của Hạ Long chưa?
- HS: Thảo luận: chưa đạt được yêu cầu đó nếu chỉ dùng phương pháp liệt kê.
GV hỏi: Tác giả hiểu sự kì lạ này là gì?
Tác giả giải thích như thế nào để thấy sự kì lạ đó?
HS: Đưa các ý giải thích.
GV: Sau mỗi ý đưa ra giải thích về sự thay đổi của nước tác giả làm nhiệm vụ gì?
- Vấn đề thuyết minh: Sự kì lạ của Hạ Long.
- Phương pháp thuyết minh: Kết hợp giải thích những khái niệm, sự vận động của nước.
- "Sự sáng tạo của nước" làm cho đá sống dậy linh hoạt, có tâm hồn.
+ Nước tạo nên sự di chuyển...
+ Tuỳ theo góc độ và tốc độ di chuyển.
+ Tuỳ theo hướng ánh sáng rọi vào chúng.
+ Thiên nhiên tạo nên thế giới bằng những nghịch lý đến lạ lùng.
Thuyết minh kết hợp các phép lập luận.
(Thuyết minh, liệt kê miêu tả sự biến đổi là trí tưởng tượng độc đáo).
- GV: Tác giả đã trình bày được sự kì lạ của Hạ Long chưa?
Phương pháp nào đã được tác giả sử dụng?
GV: Vấn đề thuyết minh như thế nào thì được sử dụng lập luận đi kèm?
HS: Thảo luận nhóm.
Hỏi? Nhận xét các dẫn chứng, lí lẽ trong văn bản trên?
(Xác thực) yêu cầu lý lẽ + dẫn chứng?
Hỏi? Giả sử đảo lộn ý dưới "khi chân trời đằng đông..." lên trước trong thân bài có chấp nhận không? Nhận xét về các đặc điểm cần thuyết minh?
2. Kết luận (Ghi nhớ)
- Vấn đề có tính chất trừu tượng, không dễ cảm thấy của đối tượng dùng thuyết minh + lập luận + tự sự + nhân hoá...
- Lí lẽ dẫn chứng phải hiển nhiên thuyết phục.
- Các đặc điểm thuyết minh phải có liên kết chặt chẽ bằng trật tự trước sau hoặc phương tiện liên kết.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
II. Luyện tập.
Bài 1:
- Học sinh đọc văn bản.
- GV tổ chức cho học sinh trả lời yêu cầu bài tập.
Hỏi? Đoạn văn trình bày văn bản gì?
Hỏi? Để hiểu thế nào là học chủ động tác giả đã nêu lên những ý gì?
Bài 1: Cách học tập.
Vấn đề nêu ra cách học tập chủ động, 2 ý thuyết minh
* Học là quá trình tìm kiếm kiến thức:
+ Phải chủ động tự phát hiện.
+ Nhận thức không của riêng ai, họ muốn biến thành của mình phải dày công suy nghĩ.
Học chủ động là thế nào?
* Vượt qua khó khăn tìm đến lời báo cáo của vấn đề:
Tác dụng của học chủ động
+ Vì bản chất của vấn đề thường bị che khuất.
Bài 2: Ngọc Hoàng xử tội ruồi Xanh.
Bài 3: Dùng phương pháp thuyết minh trong:
Đoạn văn bản 1: "Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn học"
Phương pháp thuyết minh, liệt kê, nêu ví dụ.
Đoạn văn bản 2: Dùng lối so sánh, giải thích, chứng minh.
c. Hướng dẫn học ở nhà:
- Chốt lại lí thuyết chung những vấn đề như thế nào được thuyết minh kết hợp với lập luận.
- Giao bài tập chuẩn bị cho luyện tập tiết 5:
Lập dàn ý + Thuyết minh vấn đề tự học
+ Thuyết minh vẻ đẹp của giọt sương ban mai.
--------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 5: luyện tập kết hợp sử dụng một số biện pháp
nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
* Mụctiêu bài học:
Giúp HS:
- Củng cố lí thuyết và kĩ năng về văn thuyết minh và giải thích.
- Biết vận dụng phép lập luận giải thích, tự sự, kể... vào thuyết minh vấn đề.
Trọng tâm: Thực hành.
* Tiến trình lên lớp:
a. ổn định lớp - kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra:
Hiểu thế nào về văn bản thuyết minh kết hợp với các biện pháp nghệ thuật (sử dụng các phép lập luận trong quá trình thuyết binh, báo cáo vấn đề...)
b. Tổ chức các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn
bài đại cương: vấn đề tự học.
I. Tìm hiểu đề, tìm ý
1. Đề bài: Trình bày vấn đề tự học
- GV cho HS đọc lại đề bài và ghi lại lên bảng.
- GV hỏi: Đề yêu cầu thuyết minh vấn đề gì?
Tính chất của vấn đề trừu tượng hay cụ thể? Phạm vi rộng hay hẹp?
- HS: Suy nghĩ dựa trên sự chuẩn bị.
- GV hỏi: Muốn giải quyết đề này phải làm việc gì? Có cần giải thích tự học là gì không? Phạm vi tự học bao gồm những việc gì?
- Theo em hiểu học và tự học có khác nhau không? vì sao? vậy học trên lớp có là tự học không?
- GV nêu sẵn các câu hỏi dựa vào mục b của SGK cho 4 thảo luận theo 2 nhóm (mỗi nhóm 4 ý)
- Tổ chức cho HS thảo luận rút ra các ý trả lời.
2. Tìm hiểu đề:
- Vấn đề thuyết minh: Tự học.
- Vấn đề trừu tượng phạm vi rộng.
3. Tìm ý và lập dàn ý.
Mở bài:
- Học là thế nào?
- Tự học là gì?
Thân bài: Tự học bao gồm những việc gì?
- (Học trên lớp, học ở nhà, tự tiếp thu, luyện tập, củng cố, tìm tòi sáng tạo...)
- Tự học SGK có nghĩa là: chủ động nắm tri thức.
- Tự học sách tham khảo là mở rộng kiến thức.
- Tự học khi nghe giảng bài là
- Tự học khi làm bài tập: suy nghĩ vận dụng lí thuyết vào thực hành để củng cố lí thuyết.
- Tự học thuộc lòng là: Ghi nhớ kiến thức thành tri thức của mình.
- Tự học khi làm thực nghiệm là sáng tạo vận dụng lí thuyết vào phát minh tìm ra chân lí mới.
- Tự học khi liên hệ thực tế là gắn lí thuyết vào đời sống.
- Tự học theo các khâu: Quá trình tìm kiếm tri thức dù cho có thấy dìu dắt hay không?
- GV hỏi: Học mà không tự học thì có kết quả không? Vì sao?
* Học không tự học không có kết quả.
Vì chỉ là học vẹt hời hợt, việc kiến thức đó không thành kiến thức của bản thân rỗng.
- Hỏi: Theo em chữ "tự" trong "tự học" đòi hỏi học sinh hiểu như thế nào?
Kết bài:
Tự trong "tự học" đòi hỏi học sinh phải chủ động, tích cực suy nghĩ, tự khám phá và phát hiện dù thường chỉ là phát hiện điều mà nhiều người đã biết.
Hoạt động 2: Lập dàn ý chi tiết?
II. Lập dàn ý chi tiết: (20')
- GV yêu cầu học sinh phân biệt ranh giới các ý hình thành 3 phần. Bổ sung chi tiết các ý.
- Cho học sinh trình bày dàn ý chi tiết và thảo luận bổ sung cho hoàn chỉnh.
Tự học
Mở bài: Học là gì? thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng do người khác truyền lại.
Tự học là quá trình tự tìm kiến kiến thức dù cho có thấy dìu dắt hay không?
Thân bài: Trình bày các khâu (nêu trên)
Học mà không tự học?
Kết bài: Tóm lại "tự học"...
c. Hướng dẫn học ở nhà.
- GV chốt lại: Phép lập luận giải thích sử dụng trong bài có tác dụng gì?
- Giao bài tập.
- Đọc, soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
Tiết 6, 7: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
(G.G. Mác két)
* Mục tiêu bài học:
Giúp HS:
- Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản: nguy cơ chiến tranh hạt nhân đê doạ toàn bộ sự sống trên trái đất và nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
- Thấy được nghệ thuật nghị luận của bài văn, nổi bật là chứng cứ cụ thể xác thực, các so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ.
- Giáo dục bồi dưỡng tình yêu hoà bình tự do và lòng thương yêu nhân ái, ý thức đấu tranh vì nền hoà bình thế giới.
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích cảm thụ văn bản thuyết minh + lập luận.
Trọng tâm: Phân tích: nguy cơ chiến tranh (tiết 1)
Tác hại chiến tranh - ý thức đấu tranh (tiết 2).
Đồ dùng thiết bị:
- Tranh ảnh, phim tư liệu về sự huỷ diệt của chiến tranh.
- Nạn đói, nghèo Nam Phi.
* Tiến trình lên lớp:
a. ổn định lớp - kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra: (Phong cách Hồ Chí Minh thể hiện ở những nét đẹp nào? Em học tập được điều gì từ phong cách đó của Bác?
(Nêu ý nghĩa của văn bản, nhận thức gắn với thực tế ngày nay)
b. Tổ chức đọc - hiểu văn bản.
Giới thiệu bài: Thông tin thời sự quốc tế thường đưa về các thông tin chiến tranh, việc sử dụng vũ khí hạt nhân của một số nước, em suy nghĩ gì về điều này?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả tác phẩm.
I. Tìm hiểu chung
- Học sinh đọc chú thích SGK.
- GV khái quát những nét chính về tác giả, xuất xứ tác phẩm (nhà văn Co-lôm-pi-a yêu hoà bình viết nhiều tiểu thuyết nổi tiếng...)
GV hướng dẫn đọc, tìm hiểu chung về văn bản.
1. Đọc, tìm hiểu chú thích đọc văn bản và các chú thích (SGK)
- GV đọc mẫu một đoạn, gọi học sinh đọc tiếp.
- Học sinh đọc, tìm hiểu chú thích.
- Giáo viên kiểm tra một vài chú thích (các tên viết tắt)
- Hỏi: Văn bản viết theo phương thức biểu đạt? tìm hệ thống luận điểm, luận cứ?
- Học sinh thảo luận giáo viên rút ra luận điểm, luận cứ.
FAO
UNICEF
2. Bố cục:
Có 1 luận điểm lớn là "nguy ... nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ toàn thể loài người đấu tranh loại bỏ nguy cơ đó là vấn đề cấp bách của nhân loại".
- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
- Cuộc sống tốt đẹp của con người bị chiến tranh hạt nhân đe doạ.
- Chiến tranh hạt nhân đi ngược lí trí loài người.
- Nhiệm vụ đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích văn bản
(phần 1)
II. Phân tích.
1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
- Học sinh đọc lại phần 1.
- GV (?) Con số ngày tháng rất cụ thể và số liệu chính xác về đầu đạn hạt nhân được nhà văn nêu ra mở đầu văn bản có ý nghĩa gì?
- Học sinh thảo luận:
- GV hỏi: thực tế em biết được những nước nào đã sản xuất và sử dụng vũ khí hạt nhân?
- HS phát hiện: Các cường quốc, các nước tư bản phát triển kinh tế mạnh: Anh, Mĩ, Đức...
- GV hỏi: phân tích tính toán về nguy cơ của 4 tấn thuốc bổ có gì đáng chú ý?
- Thời gian cụ thể: 8/8/1986 và số liệu chính xác 50.000 đầu đạn hạt nhân mở đầu văn bản tính chất hiện thực và sự khủng khiếp của nguy cơ hạt nhân
- 4 tấn thuốc nổ có thể diệt tất cả các hành tinh xuay quanh mặt trời tính toán cụ thể hơn về sự tàn phá khủng khiếp của kho vũ khí hạt nhân
Thu hút người đọc gây ấn tượng về tính chất
File đính kèm:
- Giao an ngu van 9 tap 1.doc