A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Qua bài học này học sinh có được:
1.Kiến thức :- Hiểu được sự giàu đẹp của Tiếng Việt qua sự phân tích,chứng minh của tác giả
- Nắm được những điểm nổi bật trongnghệ thuật nghị luận của bài văn.
2.Kĩ năng: Nhận biết và phân tích một văn bản nghị luận ,chứng minh,bố cục hệ thống lập luận ,lí lẽ ,dẫn chứng.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên : Soạn bài, máy chiếu proto
2. Trò : Bài cũ, soạn bài mới
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 85: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt - Trường THCS Mai Dịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 85
Sự giàu đẹp của tiếng việt
A. mục tiêu bài học
Qua bài học này học sinh có được:
1.Kiến thức :- Hiểu được sự giàu đẹp của Tiếng Việt qua sự phân tích,chứng minh của tác giả
- Nắm được những điểm nổi bật trongnghệ thuật nghị luận của bài văn.
2.Kĩ năng: Nhận biết và phân tích một văn bản nghị luận ,chứng minh,bố cục hệ thống lập luận ,lí lẽ ,dẫn chứng.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên : Soạn bài, máy chiếu proto
2. Trò : Bài cũ, soạn bài mới
C - Tổ chức các hoạt động dạy học:
A. ổn định tổ chức : KTSS
Hoạt động 1 (5p) B. Kiểm tra bài cũ
1. Câu hỏi: Luận điểm chính của bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta là gì, được thể hiện câu văn nào trong bài?Từ luận điểm chính đó tác giả triển khai thành mấy luận điểm phụ?Sau khi học xong bài em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả ?
2. Kiểm tra 2h/s - lớp nhận xét
3. G.V bổ sung đánh giá
D - Bài học mới
Hoạt động 2 (2p): Giới thiệu bài: Tiếng việt giàu đẹp đó là một chân lý đã được khẳng định. Viết về sự giàu đẹp của TV có rất nhiều tác giả đã thành công... Đặng Thai Mai là một trong những tác giả đó. Nhưng riêng ông có nét phong cách riêng khá độc đáo. Bài học giúp ta hiểu điều đó.
HĐ của Giáo Viên
hđ của trò
nội dung cần đạt
Hoạt động 3. (5p)
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?
Pbiểu ý kiến về tác giả (2p)
I. Đọc tìm hiểu chung
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
a. Tác giả: (1902 - 1984)
- Nhà nghiên cứu phê bình văn học.
b. Tác phẩm: trích “Tiếng Việt một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc”. (1967)
Hướng dẫn đọc tìm hiểu chú thích
Đọc ntn?
Gv giải thích thêm một số từ khó
- Đọc SGK
2.Đọc và tìm hiểu chú thích :
a.Đọc: rõ ràng, tự hào
b.Giải thích từ: Ngữ âm, âm giai, từ vựng...
-Nêu thể loại của văn bản?
- hs trả lời
3. Thể loại: nghị luận chứng minh.
Tìm bố cục của VB?
2h/s p biểu ý kiến
4. Bố cục: 3 đoạn
Đặt vấn đề: Nêu nhận định và giải thích nhận định (Từ đầu ...qua các thời kì lịch sử )
Giải quyết vấn đề: Chứng minh nhận định (Tiếp theo… văn nghệ)
Kết thúc vấn đề: Khẳng định vấn đề (Phần còn lại)
Hoạt động 4 (25p)
II.Đọc hiểu văn bản:
Hướng dẫn tìm hiểu phần đầu VB
? Đoạn văn gồm mấy câu?Nêu nhiệm vụ của từ câu ?
Đọc phần đầu VB "Người việt .lịch sử"
1.Đặt vấn đề: Nhận định chung về sự giàu đẹp của tiếng Việt
_Gồm 5 câu :
->Câu 1và 2: Gợi dẫn ,dẫn dắt vấn đề
- Trả lời câu hỏi
-> Câu Thứ 3 khẳng định -> đưa ra luận điểm: Tiếng việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp , một thứ tiếng hay.
-Từ đó nhận xét cách nêu vấn đề của tác giả?Tìm luận điểm chung của bài ?
-> Câu thứ 4và 5: Giải thích ngắn, rõ ràng bằng quán ngữ và điệp ngữ
+ Có nghĩa là: Một thứ tiếng hài hoà
c. Trình tự lập luận trong đoạn
+ Có nghĩa là: có đầy đủ khả năng.
=> Lập luận ngắn gọn ,rành mạch .Đi từ khái qát đến cụ thể khiến ngươi đọc dễ nghe dễ theo dõi .
2. Hướng dẫn tìm hiểu phần 2
Để làm sáng tỏ luận điểm chính ta triển khai thành mấy luận điểm phụ ? Đó là những luận điểm nào ?.
- Đọc lại phần cuối
2.Giải quyết vấn đề: Chứng minh nhận định.
(Biểu hiện giàu đẹp của tiếngViệt )
*Luận điểm phụ 1: Tiếng Việt một thứ tiếng đẹp.
a. Để làm sáng tỏ luận điểm 1 tác giả đưa ra mấy dẫn chứng ? Đó là những dẫn chứng nào ?Vì sao tác giả lại đưa dẫn chứng là người nước ngoài ngợi khen ?
- Thảo luận câu hỏi
Tìm dẫn chứng
-ý kiến của người nước ngoài: ngợi khen
- Một thứ tiếng giàu chất nhạc (dẫn chứng)
- Em có nhận xét gì về cách sắp xếp dẫn chứng của tác giả?
- Vẻ đẹp của TV có ý nghĩa ntn?
Trả lời câu hỏi
- Rành mạch, uyển chuyển, ngon lành.. (dẫn chứng)
? Có mấy phụ âm? Thanh điệu, ?
GV gơị dẫn và gải thích thêm
Gv so sánh với tiếng Hán , tiếng Nga ,...
Hs trả lời
-Phụ âm phong phú, giầu thanh điệu, giầu hình tượng
-Phụ âm .(11 nguyên âm đơn ,3 nguyên âm đôi ,và phụ âm: b c l m n r s x t v p h th ,kh,ph, tr .ch, ng, ... )
-Thanh điệu :+ 2 thanh bằng (âm (trầm) bình : thanh huyền dương ( phù ) bìng : tnanh không)
+ 4 thanh trắc :sắc ,hỏi ,ngã ,nặng .
-Cú pháp : Cách đặt câu : cân đối nhịp nhàng .
-Từ vựng dồi dào cả về 3 mặt : thơ ,nhạc, họa
? Tác giả quan niệm như thế nào là hay, tìm các dẫn chứng hứng minh ?
?: Đánh giá như thế nào về những dẫn chứng mà tác giả đưa ra ?
?Lời bình luận của tác giả trong câu văn cuối cùng có ý nghĩa gì?
?: Giải thích lí do nào khiến cho từ vựng Tiếng việt ngày nay phong phú?
Thảo luận theo cặp
?Hãy giúp tác giả làm rõ thêm các khả năng đó của tiếng việt băng một vài dẫn chứng cụ thể trong ngôn ngữ văn học hoặc trong đời sống ?
HS thảo luận nhóm
Thời gian 5’
Học sinh tìm dẫn chứng trong các bài đã học
*Luận điểm phụ 2: Tiếng Việt một thứ tiếng hay.
+Thỏa mãn nhu cầu trao đổi tình cảm ý nghĩ giữa người với người.
+Thỏa mãn yêu cầu cầu đời sống văn hóa ngày một phức tạp...
-> Dồi dào về cấu tạo từ ngữ...về hình thức diễn đạt.
-Từ vựng... tăng lên mỗi ngày một nhiều.
-Ngữ pháp ...uyển chuyển,chính xác hơn.
-Không ngừng đặt ra những từ mới ,cách nói mới hoặc Việt hóa những từ và những cách nói của các dân tộc anh em.
->Đưa chứng cớ đầy đủ ,toàn diện ; sắp xếp chứng cớ theo trình tự khoa học hợp lí.
-> Câu kết đoạn khẳng định lại ý trong câu mở đoạn và nâng cao thêm một ý mới : Cấu tạo của tiếng việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử của chúng ta đã phân tích ,là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.
Ví dụ : Sắc xanh trong bài Chinh phụ ngâm khúc : “Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu ,ngàn dâu xanh ngắt một màu ...”
-Sắc thái khác nhau của đại từ “ta” trong 2 bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan và bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến.
.................
?Theo em trong các phẩm chất đẹp và hay của tiếng Việt mà ta vừa tìm hiểu phẩm chất nào thuộc nội dung ,phẩm chất nào thuộc hình thức?
Hs trả lời độc lập
-Tiếng việt đẹp thuộc phẩm chất hình thức .
Tiếng việt hay thuộc phẩm chất nội dung .
-> có quan hệ gắn bó với nhau.
Hoạt động 5 (4p)
III. Tổng kết
Hướng dẫn h/s trao đổi
?Trong giao tiếp và học tập em đã làm gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt ?
- H/s trao đổi
- TLời câu hỏi thảo luận
- Đọc ghi nhớ
-> Ghi nhớ SGK
? Vẽ sơ đồ lập luận của bài văn?
IV. Luyện tập :
V. Bài tập về nhà:
File đính kèm:
- Su giau dep cua Tieng Viet.doc