Tìm hiểu thơ văn Hồ Chí Minh

A. TÁC GIA HỒ CHÍ MINH.

I. Nội dung cần nắm:

1. Quan điểm nghệ thuật của NAQ - HCM.

2. Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh.

II. Câu hỏi:

1. Trình bày ngắn gọn hiểu biết về quan điểm nghệ thuật của NAQ – HCM.

a. Nêu được hiện tượng mâu thuẫn: không ham nhưng lại trở thành nhà văn, nhà thơ ngoài ý muốn. Giải thích nguyên nhân.

b. Nêu được 3 khía cạnh trong quan điểm của Bác: (phần trọng tâm)

+ Bản chất của văn học.

+ đối tượng tiếp nhận của văn học.

+ hình thức biểu hiện của văn học.

đặt trong thời đại cách mạng.

c. đánh giá về quan điểm nghệ thuật ấy.

II. Vì sao nói phong cách nghệ thuật của NAQ – HCM thống nhất mà phong phú.

Yêu cầu:

a. Chỉ rõ biểu hiện của tính thống nhất trong văn chương HCM.

Thống nhất thể hiện ở sự kết hợp sâu sắc giữa chính trị và văn chương, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại trong một lối viết giản dị, trong sáng và hết sức linh hoạt của HCM.

b. Biểu hiện của tính phong phú:

Mỗi thể loại đều tạo ra được nét phong cách riêng.

+ Văn chính luận

+ Truyện ngắn:

+ Thơ ca.

Lưu ý:

Chỉ trình bày ngắn gọn, tập trung điểm chính, không đi sâu tán rộng. Các nội dung nên trình bày rõ ràng thành từng đoạn nhỏ, rõ ràng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu thơ văn Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thơ văn Hồ Chí Minh. A. Tác gia Hồ Chí Minh. I. Nội dung cần nắm: 1. Quan điểm nghệ thuật của NAQ - HCM. 2. Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh. II. Câu hỏi: 1. Trình bày ngắn gọn hiểu biết về quan điểm nghệ thuật của NAQ – HCM. a. Nêu được hiện tượng mâu thuẫn: không ham nhưng lại trở thành nhà văn, nhà thơ ngoài ý muốn. Giải thích nguyên nhân. b. Nêu được 3 khía cạnh trong quan điểm của Bác: (phần trọng tâm) + Bản chất của văn học. + đối tượng tiếp nhận của văn học. + hình thức biểu hiện của văn học. đặt trong thời đại cách mạng. c. đánh giá về quan điểm nghệ thuật ấy. II. Vì sao nói phong cách nghệ thuật của NAQ – HCM thống nhất mà phong phú. Yêu cầu: a. Chỉ rõ biểu hiện của tính thống nhất trong văn chương HCM. Thống nhất thể hiện ở sự kết hợp sâu sắc giữa chính trị và văn chương, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại trong một lối viết giản dị, trong sáng và hết sức linh hoạt của HCM. b. Biểu hiện của tính phong phú: Mỗi thể loại đều tạo ra được nét phong cách riêng. + Văn chính luận + Truyện ngắn: + Thơ ca. Lưu ý: Chỉ trình bày ngắn gọn, tập trung điểm chính, không đi sâu tán rộng. Các nội dung nên trình bày rõ ràng thành từng đoạn nhỏ, rõ ràng. B. Văn thơ HCM. I. Truyện ngắn Vi hành. Hệ thống câu hỏi và đề. 1. Trình bày ngắn gọn hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác của truyện ngắn. 2. Trình bày ngắn gọn giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn. 3. Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Vi hành của Nguyễn ái Quốc. 4. Phân tích nhân vật Khải Định từ đó nhận xét nghệ thuật của ngòi bút NAQ. Một số gợi ý về nội dung: Với câu 1: Trình bày thành hai đoạn văn ngắn về hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác của truyện. Với câu 2: Viết thành hai đoạn: + Giá trị nội dung: Hướng tới mục đích sáng tác, truyện Vi hành đã đạt được tính chiến đấu sắc bén: Bóc trần bản chất bù nhìn đớn hèn của Khải Định và sự giả dối lừa bịp của chính phủ bảo hộ đối với nhân dân Pháp, qua đó thể hiện thái độ mỉa mai, đả kích sâu cay của tác giả đối với chế độ phong kiến triều Nguyễn và thực dân Pháp. Tác phẩm cũng kín đáo bày tỏ niềm thương xót cho tình cảnh khốn cùng của người dân An Nam và bộc lộ nỗi đau mất nước. + Nghệ thuật trào phúng sắc sảo từ việc tạo tình huống lầm lẫn, xây dựng chân dung nhân vật giàu tính châm biếm đến việc sử dựng hình thức viết thư, lựa chọn ngôn ngữ và lối văn trào lộng linh hoạt có giá trị đả kích thâm thuý mà mạnh mẽ. 3. Phân tích NT trào phúng đặc sắc của ngòi bút NAQ qua truyện ngắn Vi hành. Mở bài: Con người nghệ sỹ NAQ quả là độc đáo. NGười ta cầm bút để mưu sự nghiệp văn chương, Người lại dùng văn chương để mưu việc nước. để có ích cho việc nước, văn chương trong tay Người được mài sắc thành vũ khí lợi hại. Vi hành là một sáng tác như thế. Tác phẩm ra đời không nhằm thoả mãn riêng cái thú văn chương song nếu bỏ qua tài năng nghệ thuật mà ở đây là bút pháp trào phúng hết sức sáng tạo thì cái hiệu quả đánh địch ghê gớm của thiên truyện chắc chắn sẽ mất mát đi rất nhiều. Thân bài: 1. Giới thiệu sơ lược về hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác của Vi hành. Nhấn mạnh: Ra đời trong một tình thế chính trị nên tình thế ấy làm nảy sinh mục đích chính trị của truyện ngắn: tố cáo Khải Định, bóc trần bản chất giả dối của thực dân trước nhân dân Pháp và công luận thế giới. Mục tiêu chính trị ấy đã chi phối ngòi bút NAQ, hướng nó tìm đến một hình thức phù hợp nhất để đánh địch: nghệ thuật trào phúng. 2. Phân tích những sáng tạo độc đáo của ngòi bút NAQ: a. Một nhan đề đầy dụng ý: “Chuyến đi không ai biết”, được dịch giả HTT dịch là Vi hành => Rất giàu ngụ ý khi nó tạo được hai mặt nghĩa lập lờ giữa thấp hèn và cao quý. b. Một tình huống nhầm lẫn kỳ quặc mà thú vị: Tình huống nhầm lẫn được khai thác theo chiều hướng tăng tiến: từ một cá nhân lên đến số đông người dân da vàng; từ đôi thanh niên lên đến mọi người dân Pháp, từ không gian nhỏ hẹp trong toa xe điện ngầm đến không gian rộng lớn trên mọi nẻo đường phố Pháp, từ dân thường đến cả chính phủ, từ nhìn người đến nhận xét về trình độ văn hoá… => Sự hài hước được đẩy lên đỉnh điểm, tiếng cười vì thế ngày càng trở nên giòn giã và sâu cay. Là tình huống bịa hoàn toàn song lại rất có cơ sở nên không thật mà vẫn khiến người đọc chấp nhận, thậm chí còn tin => tiếng cười bật ra hết sưc khách quan, không rơi vào lối thoá mạ trực tiếp. (Lý giải) c. Tình huống ấy đã khắc hoạ chân dung nhân vật trào phúng: + KHải Định được xuất hiện gián tiếp thông qua sự nhầm lẫn và lời nhận xét của người PHáp chứ không cần có mặt thực => nhân vật sống trong tưởng tượng của người đọc bằng những nét dáng lố bịch, ngộ nghĩnh, mở ra nhiều chiều của chân dung… + Khải Định dược xây dựng bằng nghệ thuật lạ hoá: không phải trong cái nhìn khiếp sợ và ton kính của nngười dân An Nam mà lại qua sự quan sát và đánh giá của người dân phương Tây hiện đại nên ông ta hoàn toàn xa lạ, thậm chí rất ngộ nghĩnh, nực cười… Diện mạo -> cử chỉ -> nơi chốn xuất hiện -> hoàn cảnh xuất hiện => trút bỏ lốt hoàng đế để hiện nguyên hình là một thằng hề tự nguyện, một con rối rẻ tiền trên sân khấu chính trị của chính phủ bảo hộ, bị phơi lưng bé mặt trước tiếng cười biếm nhạo giòn mà sắc… d. Một bức thư rất “tây” Truyện ngắn được viết dưới dạng bức thư là hình thức rất phổ biến của văn học phương Tây bấy giờ, một thứ văn tự do phóng khoáng khiến ngòi bút tác giả thả sức tung hoành tấn công kẻ thù bằng những đòn đánh rất sắc nhọn: + Vừa khách quan (lấy tiếng cười từ phía người Pháp để hắt vào Khải Định và sự đạo diễn vụng về của chính phủ bảo hộ qua lời của đôi trai gái và người dân Pháp) vừa chủ quan (những phỏng đoán, bình luận tự nhiên mà đầy ngụ ý: Phải chăng là ngài muốn… hay là…) + Sử dụng ngón đòn liên tưởng rất tài tình để tấn công đối tượng: đặt chuyến đi của Khải Định bên cạnh những cuộc Vi hành vĩ đại của các bậc hoàng đế đáng kính trong lịch sử để hạ bệ Khải Định. Khi đặt Khải Định bên cạnh những Sác lô, đám mùa rối nhào lộn của sơ Thánh xứ Công gô… khiến Khải Định bị hề hoá. Từ việc Chăm sóc chu đáo đối với Khải Định đến việc “Chăm sóc” luôn người Việt sống trên đất Pháp của chính phủ người viết dùng một mũi tên bắn trung hai đích: phơi bày vai trò tôi đòi của KĐ và cả miệng lưỡi xảo trá của THD: rêu rao tự do, bình đẳng mà kiểm soát và theo dõi gắt gao… e. Một lối văn mỉa mai duy trì suốt thiên truyện tạo nên màu sắc đả kích bén nhọn, khi thâm thuý, khi diễu cợt hết sưc linh hoạt. + Từ ngữ: + Lối nói ngược cần người đọc giải mã ngược… 3. Đánh giá hiệu quả chung: + Bản lĩnh ngòi bút Nguyễn ái Quốc khi biết kết hợp rất sáng tạo và chủ động tính chất trào phúng phương Đông thâm thuý mà sâu cay với tính chất hài hước phương Tâygiòn giã mà sắc nhọn để tạo nên tràng cười giòn giã, quyết liệt ném vào mặt kẻ thù giai cáp và kẻ thù dân tộc, đồng thời giữ được sức hấp dẫn của truyện đối với những công chúng rất khó tính: người Pháp. + Tiếng cười trong VHành là bằng chứng sống động cho sự gặp gỡ của chính trị và văn chương: đốt nóng văn chương bằng nhiẹt tình chính trị và đưa vào chính trị cái sức hút đặc biệt của văn chương để mỗi truyện ngắn được coi như một trái bom ngôn ngữ có sức công phá ghê gớm dối với kẻ thù. đê văn số 4: Dựa vào gợi ý của đề 2 triển khai. đề văn số 5: Dựa vào đề 2 triển khai.

File đính kèm:

  • docNAQ - HCM.doc
Giáo án liên quan