Tô Hoài kể chuyện viết nhân vật Pá Tra

Câu chuyện kể lại bây giờ đã ngót năm mươi năm về trước. Mùa thu 1952, trong chiến dịch Tây Bắc, khi Nghĩa Lộ đã được giải phóng, tôi lên các khu du kích ở huyện Văn Chấn là vùng trạm Tấu, sang huyện Phù Yên là Bản Thái, khu du kích người Mông. Người Mông, người Dao trên dãy núi bí danh là 99 (do viết tắt bến Pắc Lừm, Pắc Ngà, hai chữ P giống con số 9) chỗ ấy bí mật qua sông Đà sang Sơn La.

Bấy giờ đương Tết cả của người Mông trên núi. Tết không một ngày mà hàng tháng. Gặt hái đã xong, trời rét, lại đợi mưa để làm mùa, thế là nghỉ ngơi, ăn chơi. Từng nhà làm tết, hôm nay cả xóm chén ở nhà này, mai nhà khác mổ lợn, tiết canh cả chậu xắn từng miếng cứ linh đình, ăn tết lần lượt mỗi nhà một hôm cho đến hết mọi nhà. Rộn rã khắp núi, trai gái ném pa pao – một kiểu bóng chuyền thô sơ. Trẻ em đánh quay, con quay gỗ to bằng cái bát. Hay là đuổi bắt chim sẻ, chim sâu, con chim nhỏ bay trên bạt ngàn núi đá chỉ một lúc đã mỏi cánh ngã lăn xuống, chỉ việc nhặt về nướng ăn.

Ở trạm Tấu, tôi gặp A Phủ cùng vợ sắp về ăn tết bên Tà Sùa ở Phù Yên. (Tiếng Mông nói lơ lớ Phử tôi viết là Phủ cho dễ đọc). Tiếng Mông nhiều chữ gốc Hán. Con trai thường tên là Páo (do chữ Bảo), co gái là Mỵ hoặc Mỷ (do chữ Mỹ). Tôi đương muốn sang Phù Yên rồi vào các khu du kích Sơn La lên Điện Biên trên Lai Châu. Thế là tôi cùng sang Phù Yên với vợ chồng A Phủ.

Từ trạm Tấu đi Tà Sùa đường núi chỉ một hai ngày. Chúng tôi đã đi lâu cả hai phiên chợ. Vì gặp nhiều nhà nương, đến nhà nương nào có người cũng nán lại ăn tết. Làng kháng chiến trên núi, cai đồn Pháp hay lùng lên đốt phá. Cho nên mỗi nhà đều làm nương bí mật trong rừng sâu. Những cái nhà nương một gian vững chãi xinh xắn, nho nhỏ như cái nhà của trẻ con chơi. Những chân cột ngoàm nâng sàn đứng con – con hổ, con gấu không trèo lên được. áp mái, kho đựng ngô. Ngoài nương trước mặt các thức ăn hàng ngày. Rau cải, đậu răng ngựa, bụi chuối. Cây ớt, búi gừng, cụm hành, hẹ, lá sả Săn con chuột, con nhím đã có bẫy, nỏ. Thịt khô phơi xếp trên sàn bếp, hiếm muối, thịt ướp rễ chanh đậm mà chát.

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1879 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tô Hoài kể chuyện viết nhân vật Pá Tra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tô Hoài kể chuyện viết nhân vật Pá Tra huongls 28-07-08, 23:52 PM Câu chuyện kể lại bây giờ đã ngót năm mươi năm về trước. Mùa thu 1952, trong chiến dịch Tây Bắc, khi Nghĩa Lộ đã được giải phóng, tôi lên các khu du kích ở huyện Văn Chấn là vùng trạm Tấu, sang huyện Phù Yên là Bản Thái, khu du kích người Mông. Người Mông, người Dao trên dãy núi bí danh là 99 (do viết tắt bến Pắc Lừm, Pắc Ngà, hai chữ P giống con số 9) chỗ ấy bí mật qua sông Đà sang Sơn La. Bấy giờ đương Tết cả của người Mông trên núi. Tết không một ngày mà hàng tháng. Gặt hái đã xong, trời rét, lại đợi mưa để làm mùa, thế là nghỉ ngơi, ăn chơi. Từng nhà làm tết, hôm nay cả xóm chén ở nhà này, mai nhà khác mổ lợn, tiết canh cả chậu xắn từng miếng cứ linh đình, ăn tết lần lượt mỗi nhà một hôm cho đến hết mọi nhà. Rộn rã khắp núi, trai gái ném pa pao – một kiểu bóng chuyền thô sơ. Trẻ em đánh quay, con quay gỗ to bằng cái bát. Hay là đuổi bắt chim sẻ, chim sâu, con chim nhỏ bay trên bạt ngàn núi đá chỉ một lúc đã mỏi cánh ngã lăn xuống, chỉ việc nhặt về nướng ăn. Ở trạm Tấu, tôi gặp A Phủ cùng vợ sắp về ăn tết bên Tà Sùa ở Phù Yên. (Tiếng Mông nói lơ lớ Phử tôi viết là Phủ cho dễ đọc). Tiếng Mông nhiều chữ gốc Hán. Con trai thường tên là Páo (do chữ Bảo), co gái là Mỵ hoặc Mỷ (do chữ Mỹ). Tôi đương muốn sang Phù Yên rồi vào các khu du kích Sơn La lên Điện Biên trên Lai Châu. Thế là tôi cùng sang Phù Yên với vợ chồng A Phủ. Từ trạm Tấu đi Tà Sùa đường núi chỉ một hai ngày. Chúng tôi đã đi lâu cả hai phiên chợ. Vì gặp nhiều nhà nương, đến nhà nương nào có người cũng nán lại ăn tết. Làng kháng chiến trên núi, cai đồn Pháp hay lùng lên đốt phá. Cho nên mỗi nhà đều làm nương bí mật trong rừng sâu. Những cái nhà nương một gian vững chãi xinh xắn, nho nhỏ như cái nhà của trẻ con chơi. Những chân cột ngoàm nâng sàn đứng con – con hổ, con gấu không trèo lên được. áp mái, kho đựng ngô. Ngoài nương trước mặt các thức ăn hàng ngày. Rau cải, đậu răng ngựa, bụi chuối. Cây ớt, búi gừng, cụm hành, hẹ, lá sả… Săn con chuột, con nhím đã có bẫy, nỏ. Thịt khô phơi xếp trên sàn bếp, hiếm muối, thịt ướp rễ chanh đậm mà chát. Những cái nhà nương, lều nương này đều có ở suốt truyện Vợ chồng A Phủ. Năm 1970 tôi có dịp đi lâu vùng Luang Prabang – bên Thượng Lào, những cái nhà nương quyến luyến tôi vẫn thấy nhiều trong tiểu thuyết Họ Giàng ở Phìn Sa. A Phủ không phải là sự tích một người thật việc thật. Tất cả tai nghe mắt thấy và những trải biết của tôi từ những sự thật ấy tổng hợp vào sáng tạo. Dọc đường A Phủ đã kể những gian truân của vợ chồng anh và mọi sinh hoạt, khó khăn ở khu du kích đã bao năm. Tôi đã đến dự một đêm xử người bẻ trộm ngô, hệt như đám xử kiện khủng khiếp đã miêu tả trong truyện và trong phim Vợ chồng A Phủ mà nhà văn Kim Lân đã đóng vai pụ pạng (thằng mõ) rất xuất sắc. Chỉ có điều là người đứng ra xử kẻ trộm ngô không phải là thống lý Pá Tra mà là cán bộ ta. Mới giải phóng, địa phương có chủ trương giữ mọi phong tục tập quán không phân biệt là tốt hay là lạc hậu, dã man. Người cán bộ kết nghĩa anh em với A Phủ là những hoạt động thật của cán bộ địch hậu Chi Mai, cán bộ phụ trách khu du kích Phù Yên. Chi Mai quê ở Hà Đông đã xung phong công tác Tây Bắc. Và phần nào trong tinh thần người cán bộ hậu địch có cả tôi. Tôi đi với Chi Mai, nhiều xóm muốn giữ tôi lại làm thày giáo. Trong bữa rượu, người ta hay đọ cánh tay, nếu dài bằng nhau mà lại bằng tuổi thì nhất định chúng tôi phải kết làm anh em. Phong tục “ăn sùng” này gốc của người Tày, người Thái, một nếp sống vui và có ý nghĩa, nhiều dân tộc khác đã bắt chước. Câu chuyện A Phủ kể, tôi đã ngẫm nghĩ mọi mặt tư tưởng, tình cảm của đối tượng và của tội, tất cả đã sáng tạo nên Vợ chồng A Phủ mà các bạn đã đọc. Có một quang cảnh khác là khu du kích trạm Tấu và bên bản Thái đều ở sâu trong rừng không trông được xuống núi như trong truyện kể. Cũng chuyến đi ấy, tôi đã sang nhà lão du kích Triệu Văn Khìn người Dao, ở mường Cơi. Đồn Tây dưới cánh đồng đã đánh lên núi, mấy lần bị bố con ông Khìn lăn đá xuống, chết mấy đứa, không dám lên nữa. Ở chỗ nương nhà ông Khìn trông xuống thung lũng, đồn mường Cơi rõ mồn một. Hôm ấy uống rượu ủ bột báng nhắm thịt phượng hoàng đất ông Khìn vừa đi bắn được, tôi nhìn xuống và quyết định đưa cái động trông thấy ở mường Cơi sang cánh đồng dưới chân núi nhà nương của vợ chồng A Phủ. Câu chuyện này nếu không nói bạn đọc có thể khó hiểu. Truyện Vợ chồng A Phủ, những lần in đầu – năm 1954, có nhân vật thống lý Chống Lầu. Các lần in sau và bây giờ, tôi đổi tên là thống lý Pá Tra. Tại sao vậy? Chống Lầu là tên ông thống lý ở Háng Chu, tôi đã nhiều lần đến chơi, ông thết khách thịt ngựa không muối. Tên ông Chống Lầu cũng điển hình tên con người ở tầng lớp trên. Ông không biết chữ, lại ở khu du kích hẻo lánh thế này, ông biết đâu tôi mượn tên ông. Năm 1954 miền Bắc giải phóng, ông Chống Lầu được cử ra làm phó chủ tịch khu tự trị Tây Bắc, cơ quan ở thủ phủ Sơn La. Anh Hoàng Nó bấy giờ là bí thư tỉnh ủy Sơn La đã nhắn tôi viết hỏng rồi. Nếu đứa nào xấu mách ông Chống Lầu là thằng nhà báo năm ấy đã viết sách bảo Mo Chống Lầu là phản động thì nguy quá. Các buổi phát thanh tiếng Mường ở Sơn Dương đọc Vợ chồng A Phủ đều phải bỏ. Một lần đi huyện Than Uyên, tôi mượn quyển sổ ghi tên các người tù đương bị giam ở đây. Tôi nhặt ra tên một người tù là Pá Tra. Tôi đổi là thống lý Pá Tra từ ngày ấy, chắc không lo trùng tên (Sưu tầm) Vợ chồng A Phủ: Lần đầu tiên tâm lý phụ nữ được hiểu? (Phần I) Thứ năm, 24/4/2008, 07:00 GMT+7 Truyện Vợ chồng A Phủ” được rút ra từ tập Truyện Tây Bắc và là truyện ngắn xuất sắc nhất của tập sách này. Truyện có hai phần: phần đầu kể chuyện Mị và A Phủ ở Hồng Ngài; phần sau là thời kỳ của Phiềng Sa, hai người gặp cách mạng và trở thành du kích. Nhưng chương trình văn lớp 12 chỉ trích dạy phần đầu của tác phẩm. Phỏng vấn: Thưa nhà văn, những năm đầu thập niên năm mươi, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đã có những thay đổi về chiến lược. Tinh thần và sức mạnh bất khuất của cả nước được nuôi dưỡng và phát triển trong những cánh rừng đại ngàn Tây Bắc. Sống với những ngọn thác dữ dội, những núi đá hùng vĩ, những vạt rừng âm u là các dân tộc tiểu số anh em. Đời sống sinh hoạt của họ khác nhau nhưng tinh thần kháng Pháp thì là một. Nhưng dường như đời sống của người Mèo ( H’Mông) đã để lại ấn tượng sâu rộng trong ông? TIN LIÊN QUAN Điều gì khiến bạn sợ nhất khi phân tích "Vợ nhặt"? (Phần II) Điều gì khiến bạn sợ nhất khi phân tích "Vợ nhặt"? (Phần I) Nhà văn Tô Hoài: Phải có một cách khác! Nhà văn Tô Hoài: Năm 1952, khi các hoạt động kháng Pháp tăng mạnh trên chiến trường, quân ta đã dần đuổi quân Pháp khỏi Sơn La, Lai Châu, tôi là phóng viên của báo Cứu Quốc, báo Đại Đoàn Kết bây giờ, được cử đi viết về những căn cứ cách mạng và đời sống ở vùng mới giải phóng. Tây Bắc với những cánh rừng bạt ngàn là nơi sinh sống chủ yếu của người Mường, Thái, Mèo... và một số dân tộc nhỏ khác. Trong các dân tộc anh em, người Mèo thường sinh sống ở những vùng núi cao nhất và xa nhất. Đấy cũng là những nơi có căn cứ cách mạng sớm nhất. Người Mèo chống Pháp với tinh thần bất khuất và kiên cường kỳ lạ. Tôi chọn đi viết về đời sống dân tộc Mèo là vì vậy. Tôi đi từ núi này sang núi khác, từ vùng Mèo Nghĩa Lộ đến Lai Châu trong 5 tháng trời. Đường đi rất khó khăn, hiểm trở, thiếu thốn đủ thứ cộng với khí lạnh ở vùng Tây Bắc, nhưng may mắn đến bản nào cũng gặp cán bộ cách mạng. Từ 1950 – 1951, tôi và Nam Cao đã từng đi viết và sống với đồng bào miền núi. Khó nhất là sự cách biệt ngôn ngữ, Phải có chung tiếng nói mới có thể hiểu được nhau. Người Mèo có ngôn ngữ riêng, tuy nhiên vốn từ vựng của họ ít, nên tôi không mấy khó khăn khi học tiếng của họ. Chỉ cần vài chục từ là có thể giao tiếp được. Tuy vậy vì ở vùng núi cao và xa nên đời sống của họ trăm bề thiếu thốn. Hạt muối quý hơn vàng. Có nơi 5 – 6 tháng không ăn tí muối nào. Khi bản có việc thịt bò, ngựa đều phải ăn nhạt. Tôi sống trong sự thiếu thốn của người Mèo 5 tháng, đi sâu tìm hiểu đời sống, sinh hoạt của họ, viết được một số truyện ngắn, trong đó có Vợ chồng A Phủ. Thực ra trong ngôn ngữ Mèo không có chữ Phủ, chỉ có chữ Phử thôi. Phỏng vấn: Đời sống văn hóa của người mèo giờ đây vẫn mới lạ và bí ẩn đối với chúng ta. Họ có những truyền thống văn hóa độc đáo. Nhưng trong Vợ chồng A Phủ, thân phận người đàn bà thật không khác gì con trâu con ngựa. Điều đó có thật hay chỉ là một cốt chuyện hư cấu của tác giả? Nhà văn Tô Hoài: Câu chuyện trong Vợ chồng A Phủ là câu chuyện hoàn toàn có thực. Tức là nguyên mẫu ở ngoài đời sống. Đợt ấy tôi đi công tác từ Tà Sùa sang Phù Yên (Sơn La). Ở Tà Sùa tôi gặp một cặp vợ chồng người Mèo vào đúng dịp tết truyền thống của họ, tức khoảng tháng 11 âm lịch, trước tết nguyên đán của ta một tháng. Tết người Mèo kéo dài cả tháng. Tôi cùng đôi vợ chồng nhà kia đi ăn Tết từ bản này sang bản khác. Ăn tết và uống rượu, rồi anh chồng kể chuyện. Anh kể về cuộc đời anh, cuộc đời chị vợ, về chuyện thống lý ở bản anh làm tay sai cho Pháp, rất tàn ác, cho nên anh phải đưa vợ chạy trốn đi nơi khác. Câu chuyện của đôi vợ chồng nọ cộng với vốn hiểu biết của tôi về đời sống của người Mèo làm cho cốt truyện cứ sáng tỏ dần. Và tôi bắt tay vào viết. Phỏng vấn: Nhân vật chính của truyện là cô Mị. Mở đầu truyện, Mị đã xuất hiện như một ấn tượng buồn, khi “quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước” bao giờ “cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Cô ấy không phải là con gái Pá Tra, vì con gái Pá Tra không bao giờ biết khổ để buồn. Nhưng chỉ cần một câu trả lời: cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lý Pá Tra, là người ta đã hiểu ra nỗi buồn ấy là đương nhiên. Tại sao vậy? Nhà văn Tô Hoài: Trên danh nghĩa, Mị là vợ A Sử, là con dâu của Pá Tra. Là dâu nhà giàu ắt phải sung sướng, nhưng đó chỉ là cái lý thông thường của người Kinh ta. Với các cô gái Mèo, làm dâu nhà giàu là cả một nỗi kinh hoàng. Mị là con dâu gạt nợ của nhà Pá Tra, món nợ đâu từ thời kiếp nào, từ ngày cha mẹ Mị lấy nhau, ngày Mị chưa chào đời. Mị phải đem thân mình phục dịch, làm trâu ngựa cho nhà Pá Tra vì những việc không do Mị làm, những món nợ không vay bởi Mị. Đó là do những hủ tục của người Mèo, và bọn thống lý đã lợi dụng những thủ tục đó để bóc lột dân chúng. Vậy thân phận Mị, nỗi khổ của Mị không thể là trường hợp cá biệt. Phỏng vấn: Tình tiết Mị bị bắt mang đi gây nhiều thắc mắc, Mị bị bắt vì bước ra ngoài sau khi “quơ tay lên” gặp “ngón tay đeo nhẫn” của người yêu. Có một bạn đọc đã từng viết trên báo chí, tại sao sau đó, trong suốt cuộc đời Mị, không bao giờ cô gặp lại người yêu nữa? Anh ta biến đi đâu? Nhà văn Tô Hoài: Tôi có đọc bài báo đó và tiện đây tôi xin trả lời. Trước hết muốn hiểu được tình tiết này phải hiểu được phong tục của người Mèo. Dù sống ở trên cao và còn nhiều hủ tục, nhưng trai gái thì được tự do tìm hiểu, yêu đương nhau. Chữ “người yêu” là chữ của người Kinh tôi dùng để chỉ một người bạn trai nào đó hay đánh pao với nhau. Mị có tình cảm với anh ta nhưng không phải mặn mà, không thể nói là hứa hẹn… Vậy nên sau này trong đêm tình mùa xuân, bồi hồi nghe tiếng sáo gọi bạn yêu, thì cũng không phải Mị nhớ lại người có “ngón tay đeo nhẫn” ngày xưa. Nhà văn Tô Hoài. Phỏng vấn: Đau khổ vì bị bắt làm dâu nhà thống lý Pá Tra, có lúc Mị đã không chịu chấp nhận, Mị đã tìm đến cái chết. Nhưng thương cha, Mị “đành ném nắm lá ngón xuống đất” để trở lại nhà Pá Tra. Nhưng rồi từng ngày Mị dường như đã quen được với khổ nhục, Mị cảm thấy “mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa”, thậm chí không cả bằng con trâu ngựa, vì con trâu ngựa còn có lúc nghỉ “đứng gãi chân, đứng nhai cỏ” mà Mị thì không. Cách đối xử của nhà Pá Tra khiến Mị ngự trị bởi ý nghĩ ấy. Vậy là hoàn cảnh đã thực sự chôn vùi Mị khiến cô không còn nhớ đến “con người tự do” của mình trước kia… Nhà văn Tô Hoài: Không phải là Mị không bao giờ nhớ đến “con người tự do” của mình nữa, mà cái chính là không có một tác nhân nào gợi cho Mị nhớ đến điều đó. Đời sống tủi nhục, mỏi mòn đã hủy hoại Mị, cô ngày càng bị thu hẹp lại trong cái xó buồn bã, nhẫn nhịn: “Mỗi ngày Mị càng không nói, lầm lũi như con rùa nuôi trong xó nhà”. Mị là con rùa, là tù nhân. Ở buồng nơi Mị nằm chỉ có một chiếc cửa sổ nhỏ “lỗ vuông vuông bằng bàn tay”. Trong căn buồng đó, Mị được chốc lát một mình, vậy cô có thể suy nghĩ, có thể nhớ lại quá khứ lắm chứ. Nhưng không, cái cửa sổ đó quá bé, và lúc nào nhìn ra Mị chỉ có thể thấy “trăng trắng, không biết là sương hay nắng”. Đấy là cái mờ mịt của tâm hồn, của số kiếp Mị. Chỉ có chết đi Mị mới thôi nhìn thấy cái mờ mịt ở nơi cái lỗ vuông kia. Như vậy rõ ràng đời sống tủi nhục và tăm tối đã lấn át và che giấu đi con người của Mị, con người trẻ trung, ham yêu, ham sống ngày trước, đến mỗi Mị cũng không nhận ra. Mị là cô gái có cá tính, nhưng thời gian và khổ hạnh ở nhà Pá Tra đã làm cá tính ấy không phải bị mài mòn mà bị nhận chìm hẳn. Đó là sự tha hóa, vào thời Mị, là sự tha hóa do xã hội. Phỏng vấn: Vâng, Mị đã hoàn toàn là một cái bóng. Tưởng chừng cái bóng mãi mãi dật dờ, quên hết yêu thương, thù hận. Nhưng không, trong đêm mùa xuân, Mị được hồi sinh. Khoảnh khắc ngắn ngủi nhưng vô cùng lộng lẫy. Mị sống lại những âm thanh náo nức, Mị “thiết tha, bồi hồi” nghe tiếng sáo gọi bạn tình. Mày có con trai con gái rồi Mày đi làm nương Ta không có con trai con gái Ta đi tìm người yêu Nhà văn Tô Hoài: Khi viết đoạn này tôi thích lắm. Tôi muốn nhấn mạnh và mô tả tâm hồn Mị. Cô gái vì nợ của cha mẹ bị bắt về trình ma nhà Pá Tra, bị đày đọa cả thể xác lẫn tâm hồn, giờ đây, trong đêm mùa xuân, nghe tiếng sáo từ xa vọng lại, khí trời rạo rực, niềm vui tràn khắp bản làng, dưới tác động của rượu, Mị thấy lòng thiết tha bồi hồi, được “sống về ngày trước”. Cuộc sống trâu ngựa ở nhà thống lý Pá Tra không còn đáng sợ với Mị nữa. Mị trở lại là thiếu nữ ngày xưa “uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo” và “có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo”. Ký ức tưởng như vùi lấp chợt bừng sáng khiến Mị “ thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng”. Toàn bộ sức sống, toàn bộ cảm xúc thanh xuân bấy lâu bị vùi lấp trỗi dậy và Mị biết Mị còn trẻ, trẻ lắm. Mị muốn đi chơi. Nhưng tại sao Mị không đi chơi luôn mà lại “từ từ bước vào buồng”? Sự trở lại chậm chạp với cái lỗ vuông “mờ mờ, trăng trắng” giúp Mị bất ngờ liên hệ quá khứ với hiện tại. Mị hiểu rõ rằng “A Sử và Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau”. Đấy là hiện thực, chưa bao giờ Mị cảm đến tận cùng nỗi đau đớn và đọa đày của số phận mình như thế. Mà giờ đó, Mị vẫn phải là vợ A Sử, là con dâu nhà Pá Tra, vậy thì niềm vui nho nhỏ, khát vọng thoáng chốc mang đầy “tính người” ấy không thể cứu vớt được Mị khỏi số phận của cô… Mị lại nghĩ đến nắm lá ngón. Nhưng tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lơ lửng bay ngoài đường, tiếng sáo mê hoặc, dẫn dụ Mị. Mị không còn biết gì khác nữa. Tinh thần Mị đã thăng hoa đến một cõi khác, thoát hẳn đời sống cô, con người cô, và cô mặc kệ A Sử như không nhìn thấy A Sử… (Sưu tầm)

File đính kèm:

  • docTo Hoai ke chuyen viet nhan vat Pa Tra Vo chong A Phu Lan dau tien tam ly phu nu duoc hieu Phan I.doc
Giáo án liên quan