Vấn đề 1 nguyên tử – bảng tuần hoàn- Liên kết hoá học

Câu1:Hãy cho biết nguyên tử được cấu tạo bởi những hạt nào? Đặc điểm của các hạt cấu tạo nên nguyên tử?

Câu2: Nêu các mối quan hệ giữa các hạt cấu tạo nên nguyên tử?

Câu 3: Đồng vị là gì ? Trình bày cách tính khối lượng của một nguyên tố hoá học từ các đồng vị của nó? Cho ví dụ.

Câu4: Đặc trưng cho một nguyên tố hoá học là gì? đặc trưng của một nguyên tử là gì? Vì sao?

 

doc49 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Vấn đề 1 nguyên tử – bảng tuần hoàn- Liên kết hoá học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vấn đề 1 nGUYÊN Tử – BảNG TUầN HOàN- LIÊN KếT HOá HọC Câu1:Hãy cho biết nguyên tử được cấu tạo bởi những hạt nào? Đặc điểm của các hạt cấu tạo nên nguyên tử? Câu2: Nêu các mối quan hệ giữa các hạt cấu tạo nên nguyên tử? Câu 3: Đồng vị là gì ? Trình bày cách tính khối lượng của một nguyên tố hoá học từ các đồng vị của nó? Cho ví dụ. Câu4: Đặc trưng cho một nguyên tố hoá học là gì? đặc trưng của một nguyên tử là gì? Vì sao? Câu5 Trong nguyên tử, electron chuyển động như thế nào?Để mô tả sự phân bố các electron trong nguyên tử người ta có thể sử dụng sơ đồ obitan hoặc cấu hình electron,hãy cho biết nội dung các nguyên lí, quy tắc nào đã được sử dụng trong quá trình xây dựng sơ đồ obitan và cấu hình electron? Nêu ưu nhược điểm của sơ đồ obitan và của cấu hình eletron? Câu6 Nêu các bước để viết cấu hình electron nguyên tử? cho ví dụ. Câu7: Từ cấu hình electron nguyên tử chúng ta sẽ biết được những thông tin gì về nguyên tử ? Cho ví dụ. Câu 8 Nêu cách viết cấu hình của một ion?Nêu sự khác biệt về cấu tạo và tính chất hoá học của ion so với nguyên tử tương ứng?Cho ví dụ? Câu9:Bảng tuần hoàn được xây dựng dựa trên nguyên tắc nào? Ô là gì? Chu kì là gì? Nhóm là gì? Câu 10 Nêu quy tắc xác định vị trí của Ô, chu kì, nhóm? Thế nào là nhóm A? Thế nào là nhóm B? Dựa vào dấu hiệu nào để phân biệt được một nguyên tố thuộc nhóm A hay nhóm B? Câu11 : Hai nguyên tố X,Y đều thuộc phân nhóm chính. Nêu mối quan hệ giữa X và Y khi : X,Y thuộc một nhóm chính và 2 chu kì liên tiếp. X,Y thuộc hai phân nhóm chính liên tiếp hai chu kì liên tiếp X,Y thuộc hai phân nhóm chính liên tiếp và cùng một chu kì. Câu12 : Tại sao lại có định luật tuần hoàn? Nêu và giải thích các quy luật về sự biến đổi trong một chu kì và trong một phân nhóm chínhcủa: -Bán kính nguyên tử . - Năng lương ion hoá -Độ âm điện. -Tính kim loại,tính phi kim. - Hoá trị - Tính axit-bazơ của oxit và hidroxit . Câu 13: Nêu mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử với vị trí và tính chất của nguyên tố? cho ví dụ.Khi cho biết vị trí của một nguyên tố, người ta có thể biết được oxit và hidro xit do nguyên tố đó tạo ra có những tính chất học gì .Theo em, làm sao người ta biết được điều đó? Câu14 Tại sao các nguyên tử lại liên kết với nhau ? các nguyên tử liên kết vơí nhau bằng bao nhiêu cách? Câu15 Thế nào là liên kết ion? khi nào thì các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết ion? hãy môt tả các quá trình xảy ra khi hình thành liên kết ion? Hãy nêu tính chất chung của các hợp chất ion ? giải thích? Câu16 Thế nào là liên kết cộng hoá trị ? Khi nào thì các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hoá trị? Mô tả quá trình xảy ra khi hình thành liên kết cộng hoá trị? Câu17: Nêu tính chất chung của hợp chất cộng hoá trị? giải thích? Câu18: Thế nào là liên kết cho-nhận ? khi nào thì giữa hai nguyên tử có liên kết cho-nhận? Liên kết cho-nhận có phải là liên kết cộng hoá trị không? vì sao? Câu19 Thế nào là sự lai hoá? Tại sao lại có sự ra đời của thuyết lai hoá? Nêu quy tắc xác định trạng thái lai hoá của một nguyên tử trong phân tử? Câu20 Thế nào là liên kết sigma? thế nào là liên kết pi? Tại sao trong các phản ứng hoá học ,liên kết pi thường bị phá vỡ trứơc? Câu21 Thế nào là hoá trị? thế nào là số oxi hoá? nêu sự khác nhau giữa hoá trị và số oxi hoá? Câu22 Thế nào là liên kết kim loại? bản chất của liên kết kim loại là gì? khi nào thì có sự hình thành liên kết kim loại? Tại sao các kim loại lại dẫn được điện? Khi nào kim loại không dẫn điện? Câu23 Nêu mối liên hệ giữa độ âm điện và liên kết hoá học? Câu24: So sánh liên kết cộng hoá trị -liên kết ion- liên kết kim loai? vấn đề 2 phản ứng oxi hoá- khử.tốc độ phản ứng. cân bằng hoá học Câu1 Hãy phân loại các phản ứng hoá học dựa vào số oxi hoá? cho ví dụ.. câu 2 Hãy định nghĩa phản ứng oxi –hoá khử theo hai cách? Từ đó hãy rút ra dấu hiệu để nhận biết một phản ứng là phản ứng oxi hoá - khử. Câu3 Hãy định nghĩa mỗi khái niệm sau theo hai cách: -Chất khử -Chất oxi hoá - sự oxi hoá - Sự khử Nêu mối liên hệ giữa các khái niệm đó? Câu4 Hãy nêu các bước cơ bản để cân bằng một phản ứng oxi hoá khử theo phương pháp thăng bằng electron và phương pháp ion- electron . Nêu ưu,nhược điểm của từng phương pháp? Từ đó rút ra phạm vi sử dụng của từng phương pháp? Câu5 Khi cân bằng các phản ứng oxi hoá- khử theo em cần lưu ý những vấn đề gì để cân bằng không sai ? em có kinh nghiệm nào để cân bằng nhanh một phản ứng oxi –hoá khử hay không? Nếu có hãy cho ví dụ và nêu các bước tiến hành.. Câu6 Về nguyên tắc , khi giải một bài toán hoá học nếu trong bài đó có phản ứng oxi hoá- khử thì chúng ta áp dụng được phương pháp bảo toàn e .Tuy nhiên , nguời ta chỉ áp dụng phương pháp bảo toàn e ở một số dạng bài tập phổ biến .Vậy theo em, đó là những dạng bài tập nào? Hãy cho biết những kinh nghiệm của em trong việc giải bài toán bằng phương pháp bảo toàn electron?Cho ví dụ. Câu7 Tại sao lại có sự ra đời của khái niệm tốc độ phản ứng? Tốc độ phản ứng là gì?Có bao nhiêu cách tính tốc độ của một phản ứng? Nêu cách tính? Cách nào có tính thực tế? Câu 8 Tốc độ của một phản ứng phụ thuộc vào những yếu tố nào? Giải thích? Biết được các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng có ý nghĩa rất lớn vậy theo em đó là ý nghĩa gì? Câu9 Thế nào là phản ứng một chiều ? thế nào là phản ứng thuận nghịch ? Hãy mô tả diễn biến bên trong của phản ứng thuận nghịch? Câu 10 Cân bằng hoá học là gì? hãy cho biết các yếu tố ảnh hưởng tới cân bằng hoá học ? Giải thích . Câu 11 Thế nào là sự chuyển dịch cân bằng hoá học ? Khi nào thì xảy ra sự chuyển dịch cân bằng hoá học ? Làm thế nào để biết được cân bằng hoá học dịch chuyển theo chiều nào? Nêu các trường hợp hay gặp? Câu12 Tại sao cân bằng hoá học lại được gọi là một cân bằng động?Làm thế nào để biết được trong một phản ứng thuận – nghịch phản ứng nào( thuận hay nghịch) xảy ra mạnh hơn?Viết biểu thức tính đại lượng này ? Câu13 Hãy cho biết về Phản ứng oxi hoá - khử , tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học có những dạng bài tập nào? Phương pháp giải các dạng bài tập đó ra sao? ( Gợi ý: thu thập trong các sách tham khảo , các sách phân loại và hướng dẫn giải bài tập hoá học) Vấn đề 3 Sự điện li- vàcácvấn đề liên quan câu 1: Thế nào là hiện tượng điện li? Làm thế nào để biết được một chất có điện li hay không? Câu 2 :Nguyên nhân của hiện tượng điện li là gì? Thế nào là chất điện li? Những loại chất nào là chất diện li? Câu 3: Dựa vào đâu để người ta phân loại chất điện li? Muốn so sánh một cách định lượng khả điện li của các chất người ta đã dùng những đại lượng nào? Viết biểu thức tính đại lượng đó và giải thích ý nghĩa của các thông số trong các biểu thức đó. Câu4: Thế nào là chất điện li mạnh? Những chất nào là chất điện li mạnh? Hãy cho biết thành phần của các dung dịch chất điện li mạnh? Từ đó hãy cho biết hai ứng dụng của việc hiểu biết này trong việc giải các bài toán hoá học? Câu 5: về chất điện li mạnh các đề thi thường ra những dạng bài tập nào? phương pháp giải các bài tập đó ra sao? cho ví dụ. Câu6 : Thế nào là chất điện li yếu? Những chất nào là chất điện li yéu? Hãy so sánh thành phần của dung dịch chất điện li mạnh với thành phần của dung dịch chất điện li yếu? Nói rằng: sự điện li của chất điện li yếu là một quá trình thuận nghịch và cân bằng điện li là một cân bằng động điều này có nghĩa là gì?Hãy cho biết các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng điện li của chất điện li yếu? giải thích? Câu7: ứng với sự điện li của chất điện li yếu có những dạng bài tập nào? Phương pháp giải các dạng bài tập đó ra sao? Câu8 So sánh 3 khái niệm : Axit- Bazơ-Chất lưỡng tính theo quan điểm của Areniut và quan điểm của Bron-stet? Từ đó rút ra ưu- nhược điểm của từng thuyết. Câu9: Theo thuyết Areniut, dựa vào đâu để người ta đánh giá được độ mạnh-yếu của các axit-bazơ? Bản chất của đại lượng này là gì?Đại lượng này phụ thuộc vào những yếu tố nào? Câu 10: Theo quan điểm của Bron-Stet, những phần tử nào là axit,những phần tử nào là bazơ, lưỡng tính, trung tính? Viết phương trình cho-nhận proton minh hoạ? Câu11: ứng với phần axit-bazơ có những dạng bài tập nào? Phương pháp giải các dạng bài tập đó ra sao? Câu12: Tích số ion của nước là gì? Biểu thức (H+).(OH-) =10-14 áp dụng được trong những trường hợp nào? Nêu sự khác nhau của biểu thức (H+).(OH-) =10-14 trong nước nguyên chất, trong dung dịch axit, trong dung dịch bazơ? Câu13: Hãy chứng minh ở 250 C luôn có: -Với nứoc nguyên chất: (H+)= 10-7 -Trong các dung dịch axit: (H+) > 10-7 -Trong các dung dịch bazơ:(H+) <10-7 Câu14 Người ta có thể dựa vào nồng độ H+ để đánh giá môi trường của dung dịch, hãy nêu các làm? Nêu nhược điểm của việc đánh giá môi trường dung dịch dựa vào nồng độ H+ và cách khắc phục nhược điểm này? Câu15: pH là gì? nêu ý nghĩa và cách tính pH? về pH có những dạng bài tập nào? phương pháp giải từng dạng bài tập đó ra sao? Câu16;Bản chất của phản ứng trao đổi ion trong dung dịch là gi? ứng dụng? khi nào phản ứng trao đổi ion xảy ra?Cho ví dụ? Câu17 Thế nào là sự thuỷ phân của muối? bản chất của hiện tượng này là gì?Có những loại muối nào bị thuỷ phân? hệ quả? Trong phòng thí nghiệm,hiện tượng thuỷ phân được ứng dụng để làm gì? vấn đề 4 phi kim nhóm IVA-VA-VIA-VIIA Câu1Hãy cho biết nhóm IVA gồm những nguyên tố nào? Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố này? Câu2 Hãy cho biết quy luật biến thiên bán kính nguyên tử và năng lượng ion hoá thứ nhất của nhóm cacbon. Giải thích? Câu 3: Hãy cho biết đặc điểm chung về cấu hình electron của các nguyên tố nhóm Cacbon? Từ đó giải thích tại sao: - Các nguyên tố nhóm cacbon đều có hoá trị (II) hoặc hoá trị (IV). -Các nguyên tốnhóm cacbon có các số oxi hoá _4,0,+2,+4. Vấn đề 5 đại cươn:g về kim loại Câu1-Hãy cho biết vị trí của kim loại trong BTH ? Kim loại là những nguyên tố họ nào? vì sao?Nêu cách xác định một nguyên tố là kim loại? Câu2- Kim loại có những tính chất vật lí chung nào? Tại sao các kim loại lại đều có những tính chất đó ? Câu3- Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là tính gì? vì sao? Câu4- Kim loại có thể tác dụng được với oxi tạo thành oxit, hãy nêu tính chất hoá học của các oxit kim loại? Câu5-Kim loại có thể tác dụng với axit không có tính oxi hoá ( HCl, H2SO4…) hoặc axit có tính oxi hoá(HNO3, H2SO4 đặc…), Hãy nêu sự khác nhau khi cho kim loại tác dụng với hai loại axit này? Câu6- Các kim loại khác nhau thì có khả năng tác dụng với các dung dịch muối là khác nhau, hãy nêu các trường hợp có thể xảy ra khi cho kim loại tác dụng với dung dịch muối? Giải thích? Câu7-Những kim loại nào tác dụng được với nước?cho vd minh hoạ? Câu8-Hợp kim là gì? tính chất của hợp kim phụ thuộc vào yếu tố nào?So sánh tính chất của hợp kin ban với các đơn chất tạo ra hợp kim? Câu9- Thế nào là cặp oxi hoá - khử của kim loại?Nêu cách kí hiệu các cặp oxi hoá của kim loại? Câu10- Thế nào là pin điện hoá? Nêu cơ chế hoạt động của pin điện hoá? Câu11- Thế nào là thế điện cực? Thế nào là suất điện động của pin? Nêu cách xác định thế điện cực và xuất điện động của pin? Câu12-Thế nào là dãy thế điện cực chuẩn? Dãy thế điện cực chuẩn cho biết điều gì? nêu cách xác định suất điện động chuẩn của pin điện hoá và cách xác định thế điện cực chuẩn của cặp oxi hoá -khử khi biết suất điện động của pin điện hoá? Câu13- Thế nào là sự điện phân? Nêu các quá trình xảy ra ở các điện cực?so sánh quá trình điện phân với phản ứng oxi hoá - khử? Nêu các trường hợp và quy tắc điện phân? Sự điện phân dược ứng dụng vào những lĩnh vực nào ? Câu14- Thế nào là sự ăn mòn kim loại? bản chất của quá trình ăn mòn kim loại là gì?Thế nào là ăn mòn kim loại? Thế nào là ăn mòn điện hoá? So sánh ăn mòn kim loại và ăn mòn điện hoá?Có bao nhiêu phương pháp chống ăn mòn kim loại? Câu15- Trong tự nhiên, kim loại tồn tại ở dạng nào? muốn có được kim loại con người cần phải làm gì? Nêu các phương pháp điều chế kim loại và phạm vi sử dụng của từng phương pháp? Vấn đề 6 Kim loại kiềm- kim loại kiềm thổ-Nhôm-sắt Câu1-Nêu đặc điểm vị trí trong BTH và cấu hình electron của kim loại kiềm? Từ đó rút ra các hệ quả ( về năng lượng ion hoá, bán kính nguyên tử,độ âm điện, Thế điện cực chuẩn, tính khử). Nêu các quy luật biến thiên các đại lượng đó khi đi từ Li đến Rb và giải thích. Câu2-Nêu đặc điểm cấu tạo của đơn chất kim loại kiềm? Giải thích tại sao các kim loại kiềm đều có nhiệt độ nóng chảy,nhiệt độ sôi, khối lượng riêng , độ cứng thấp? Câu3- Trong tự nhiên, kim loại kiềm tồn tại ở dạng nào? vì sao?Để có được kim loại kiềm chúng ta phải thực hiện nguyên tác nào? Để thực hiện nguyên tắc đó người ta phải sử dụng biện pháp nào? vì sao? Câu4- Mô tả bản chất của quá trinh điều chế NaOH? Nêu cách thu NaOH vừa điều chế được và cơ sở khoa học của cách làm đó? Câu5-So sánh tính chất của muối cacbonat và muối hidrocacbonat( về tính tan, khả năng nhiệt phân và phản ứng thuỷ phân). Cho ví dụ. Câu6-Nêu sự giống và khác nhau về cấu hình e của các nguyên tố kim loại kiềm thổ? Hệ quả của sự giống và khác nhau đó là gì?( về bán kính nguyên tử, năng lượng ion hoá, độ âm điện, thế điện cực, tính khử). Câu7- Tại sao các tính chất vật lí của kim loại kiềm thổ như nhiệt độ nóng chảy,nhiệt độ sôi, khối lượng riêng của kim loại kiềm thổ lại không biến đổi có quy luật( tăng dần hoặc giảm dần) giống như kim loại kiềm? Câu8- so sánh Bán kính nguyên tử, năng lượng ion hoá,độ âm điện, thế điện cực chuẩn, tính khử của kim loại kiềm thổ với kim loại kiềm trong một chu kì ? Giải thích. Câu9-Trong tự nhiên, kim loại kiềm thổ tồn tại ở dạng nào?Vì sao?Để có được kim loại kiềm thổ ngưồi ta phải thực hiện nguyên tắc nào? Thực tế, nguyên tắc đó được thực hiện bằng phương pháp nào? vì sao lại sử dụng phương pháp đó? Câu10- Nước cứng là gì? Nguyên nhân làm suất hiện nước cứng là gì? có bao nhiêu loại nước cứng? đó là những loại nào? Cơ sở của sự phân loại đó là gì? Câu11- Tại sao phải làm mất tính cứng của nước? Để làm mất tính cứng của nước người ta phải thực hiện nguyên tắc nào? vì sao?Thực tế , để thực hiện nguyên tắc đó người ta đã dùng những biện pháp nào? nội dung của các phương pháp đó. Câu12- Viết cấu hình của Na, Mg,Al. Từ đó hãy so sánh năng lượng ion hoá, độ âm điện, thế điện cực chuẩn và tính khử của Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ với Al. Giải thích? Câu13- Tại sao các đồ vật bằng nhôm rất bền khi chỉ dùng đựng nước nhưng lại rất nhanh bị hỏng khi đựng nước vôi, các chất có tính kiềm hoặc tính axit? Câu14-Trong tự nhiên, nhôm tồn tại ở dạng nào? vì sao? Để có được nhôm trong công nghiệp , người ta phải thực hiện nguyên tắc nào? Thực tế , nguyên tắc đó được thực hiện bằng phương pháp nào? vì sao? Viíet các quá trình xảy ra trong quá trình sản xuất nhôm? Câu15-Vai trò của criolit trong quá trình sản suất nhôm là gì? tại sao trong quá trình sản suất nhôm anot lại bị ăn mòn? Biện pháp khắc phục tình trạng này? Câu16- Viết cấu hình của Fe từ đó giải thích tại sao Fe lại có hoá trị II và III ? so sánh tính chất hoá học của Fe với Fe2+ và Fe3+. Câu17-Nêu tên và viết công thức của các quặng sắt quan trọng? Câu18- Nêu tính chất hoá học chung của hợp chất sắt (II), hợp chất sắt (III). Gải thích? Câu19- Có tổng thể bao nhiêu phản ứng xảy ra trong quá trình luyện quặng thành gang? Viết các phản ứng đó? Câu 20-Có tổng thể bao nhiêu phản ứng xảy ra trong quá trình luyện gang thành thép? viết các phản ứng đó?có bao nhiêu phương pháp luyện gang thành thép? đó là những phương pháp nào? Vấn đề 7 Crom-đồng-niken-chì-kẽm-bạc-vàng-thiếc Câu1-Viết cấu hình của 24Cr , từ đó xác định vị trí của Cr trong BTH ? Câu2- So sánh cấu hình của Cr với cấu hình của các nguyên tố nhóm IA,IIA,IIIA từ đó gải thích tại sao Cr tồn tại nhiều trạng thái oxi hoá? Câu3- So sánh tính chất hoá học của Cr với Al ? Nêu phương pháp sản suất Cr trong công nghiệp?tại sao người ta lại dùng phương pháp đó? Câu4- Nêu tính chất hoá học đặc trưng của các hợp chất Cr(II), Cr(III), Cr(VI) . Gải thích? Câu5- Viết cấu hình của 29Cu từ đó xác định vị trí của Cu trong BTH/ Câu6- Giải thích tại sao Cu lại có hai số oxi hoá +1 và +2? Câu7- Nêu tính chất hoá học đặc trưng của một số hợp chất của đồng? Câu8- Viết cấu hình của Ag,Ni,Zn,Sn,Pb từ đó xác định vị trí của chúng trong BTH. Vấn đề 8 Phân biệt một số chất vô cơ, chuẩn độ dung dịch , hoá học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường. Câu1- Điền thông tin vào bảng sau: STT Phần tử cần nhận biết Thuốc thử Hiện tượng quan sát được Giải thích- phương trình 1 Ba2+ 2 Fe2+ 3 Fe3+ 4 Al3+ 5 Cu2+ 6 NO3- 7 SO42- 8 Cl- 9 CO32- 10 CO2 11 SO2 12 Cl2 13 H2S 14 NH3 Câu2-Thế nào là sự chuẩn độ? Có bao nhiêu phương pháp chuẩn độ ? cơ sở của sự phân loại đó là gì? Câu3-Thế nào là dung dịch chuẩn?Thế nào là điểm tương đương? thế nào là chất chỉ thị và vai trò của nó? Thế nào là điểm cuối? Câu4- Mục đích và nguyên tắc chung của chuẩn độ axit- bazơ là gì?Nêu cách tiến hành cách tính kết quả? Câu5- Mục đích và nguyên tắc chung của chuẩn độ pemanganat là gì?Nêu cách tiến hành cách tính kết quả? Vấn đề 9 Tổng hợp hoá vô cơ 1. a. Nguyên tử Na và ion Na+ giống nhau và khác nhau về cấu tạo và về tính chất hoá học cơ bản? b. Viết chơng trình phản ứng khi cho Mg và ion Mg2+ lần lượt tác dụng với dung dịch KOH, dungdịch HCl, dung dịch CuSO4. (Đại học Thuỷ lợi năm 1995) 2. Cho các nguyên tố: N, S có điện tích hạt nhân lần lượt là +7, +16, hãy viết cấu hình electron của N, N-3, N+2, S, S-2, S+4. (Đại học Giao thông vận tải năm 1997) 3. Nguyên tố X có số thứ tự 8, nguyên tố Y có số thứ tự 17 và nguyên tố Z có số thứ tự 19. a. Viết cấu hình electron của chúng (theo các lớp và các phân lớp). b. Chúng thuộc chu kì nào, nhóm nào trong bảng hệ thống tuần hoàn. c. Tính chất hoá học đặc trưng chung của các nguyên tố. (Học viện Quan hệ Quốc tế năm 1997) 4. a. Cho biết số thứ tự nguyên tố của Ni là 28 và lớp ngoài cùng có hai electron, hãy: - Viết cấu hình electron của Ni và ion Ni2+. - Xác định Ni ở khu nào và phân nhóm nào trong bảng hệ thống tuần hoàn? b. Ni trong thiên nhiên gồm hỗn hợp các đồng vị 58Ni (67,76%), 60Ni (26,16%), 61Ni (1,25%), 62Ni (3,66%) và 64Ni (1,16%). Tình khối lượng nguyên tử của Ni theo số khối của các đồng vị đã cho. (Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh năm 1994) 5. Viết cấu hình electron nguyên tử của clo. Từ đó cho biết clo có hoạt tính gì đặc trưng. So sánh tính oxi hoá giữa clo và iot, giải thích. Viết các phản ứng xảy ra giữa clo, iot với Fe, NaBr và H2S. (Đại học Quốc gia TPHCM-Trường ĐH Đại cương năm 1996) 6. a. Cho biết số thứ tự của Ni trong bảng tuần hoàn là 28 và lớp ngoài cùng có 2 electron. Hãy: (1). Viết cấu hình electron của Ni2+ (2) Xác định chu kì và nhóm của nguyên tố Ni trong bảng. b. Khối lượng nguyên tử của B bằng 10,81. B trong tự nhiên gồm 2 đồng vị 105B và 115B. Hỏi có bao nhiêu phần trăm 115B trong axit boric H3BO3. Cho H3BO3 = 61,84 (Đại học Dược Hà Nội năm 1997) 7. a. Viết cấu hình electron của các nguyên tử Be (Z= 4) và F (Z = 9) Cation X2+ nào có cấu hình electron 1s2? Các nguyên tố nào có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng s2p6. b. Anion X và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Viết cầu hình electron của các nguyên tử X và Y. Xác định vị trí (ô, nhóm, chu kì) của X trong bảng hệ thống tuần hoàn. (Đại học Dân lập Lạc Hồng năm 1998) 8. A,B là hai nguyên tố ở cùng phân nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong hệ thống tuần hoàn. Tổng số p trong hai hạt nhân nguyên tử A và B bằng 32. Hãy viết cầu hình electron của A,B và của các ion mà A và B có thể tạo thành. (Đại học Dân lập Hùng Vương năm 1997) 9. Viết cầu hình electron của Ca0, Ca2+, S0, S2-, biết canxi ở ô 20, lưu huỳnh ở ô 16 trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học. (Đại học Thương mại năm 1999) 10. a. Trong nguyên tử, những electron nào là eletron hoá trị? b. Tại sao Ca chỉ có một trạng thái hoá trị là 2, còn Fe lại có nhiều trạng thái hoá trị? c. Hãy so sánh tính khử của Ca với Fe; tính bazơ của Fe(OH)2 và Fe(OH)3. Nêu ví dụ để minh hoạ. (Đại học Ngoại thương năm 1998) 11. Viết cấu hình elecron của ion Fe2+ và Fe3+. Cho ví dụ chứng tỏ nguyên tử Fe bị oxi hoá thành ion Fe2+ và Fe3+ (viết phương trình ở dạng phân tử và dạng ion rút gọn), biết ZFe= 26. (Đại học Hàng Hải năm 2000) 12. Viết cấu hình electron của các ion Fe2+, Fe3+, S2-. Biết S ở ô 16, Fe ở ô 26 trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố. (Đại học Ngoại thương năm 1994) 13. Viết cấu hình electron của Fe và S, biết S ở ô thứ 16, còn Fe ở ô thứ 26 của bảng hệ thống tuần hoàn. Từ đó suy ra cấu hình electron của ion S2-, Fe2+ và ion Fe3+. Hai ion Fe2+ và Fe3+ ion nào bền hơn. Tại sao? (Đại học Thái Nguyên năm 1995) 14. a. Trình bày cấu hình electron của nguyên tử đồng. b. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình sản xuất Cu từ quặng pirit. (Đại học Ngoại thương năm 1996) 15. a. Viết cấu hình electron của Cu (Z = 29). Trên cơ sở đó giải thích hoá trị của Cu. b. Viết phương trình các phản ứng trong sản xuất đồng bằng phương pháp công nghiệp. (Đại học Y khoa Hà Nội năm 1997) 16. a. Các ion X+, Y- và nguyên tử Z nào có cấu hình electron 1s22s22p6? b. Viết cấu hình electron của các nguyên tử trung hoà X và Y. ứng với mỗi nguyên tử hãy nêu một tính chất hoá học đặc trưng và một phản ứng để chứng minh. (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh năm 1998) 17. Hãy viết cấu hình electron của các nguyên tố có 2 electron độc thân ở lớp ngoài cùng với điều kiện nguyên tử số Z< 20. a. Có bao nhiêu nguyên tố ứng với từng cầu hình electron nói trên, cho biết tên của chúng. b. Viết công thức phân tử của các hợp chất có thể có được chỉ từ các nguyên tố nói trên. Viết công thức cấu tạo các hợp chất đó và giải thích liên kết hoá học. (Đại học Kinh tế Quốc dân năm 1997) 18. Kim loại M có cấu hình electron là 1s22s22p63s1. Hãy cho biết tính chất hoá học của kim loại đó và viết phương trình phản ứng để minh hoạ. Khi cho kim loại này tác dụng với dung dịch CuSO4 ta thu được những sản phẩm gì? Viết chương trình phản ứng tạo ra các sản phẩm đó. (Đại học Hàng hải năm 2000) 19. Cho nguyên tố R (Z = + 17). Viết cấu hình electron, xác định chu kì, phân nhóm, hoá trị dương cao nhất với oxi của nguyên tử R. Viết phương trình phản ứng của R với Na, H2 (cho biết liên kết tạo thành). (Đại học Giao thông vận tải Hà Nội năm 1995) 20. a. Hai nguyên tố A và B ở hai phân nhóm chính liên tiếp trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học. B thuộc nhóm V. ở trạng thái đơn chất, A và B không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của A và B là 23. (1) Viết cấu hình electron của A và B. (2) Từ các đơn chất A, B và các hoá chất cần thiết, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế hai axit trong đó A và B có số oxi hoá dương cao nhất. b. Vai trò của nguyên tử kim loại và ion kim loại trong phản ứng oxi hoá khử? Cho thí dụ minh hoạ. (Đại học Luật TP HCM năm 1997 - Đại học Mỏ địa chất Hà Nội năm 1995) 21. Cho biết tổng số electron trong anion AB3-2 là 42 trong các hạt nhân A cũng như B số proton bằng số nơtron. a. Tính số khối của A và B. b. Lấy các phản ứng để minh hoạ A, B và hợp chất AB2 có thể đóng vai trò chất oxi hoá cũng như chất khử trong một số phản ứng hoá học. c. Viết phản ứng trực tiếp tạo ra AB3-2 từ AB2 và ngược lại. (Học viện Quân y phía Nam năm 1995) 22. Tính bán kinh nguyên tử gần đúng của Fe và của Au ở 200C biết ở nhiệt độ đó khối lượng riêng của Fe là 7,87 g/cm3 và của Au là 19,32 g/cm3 với giả thiết trong tinh thể các nguyên tử Fe hay Au là những hình cầu chiếm 75% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng giữa các quả cầu. Cho khối lượng nguyên tử của Fe là 55,85 và Au là 196,97. (Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng Cán bộ y tế TPHCM năm 1997 và Đại học Luật Hà Nội năm 1995) 23. Nguyên tố X, cation Y2+, anion Z- đều có cấu hình electron 1s22s22p6. a. X, Y, Z là kim loại hay phi kim? Tại sao? b. Viết phản ứng minh hoạ tính chất hoá học quan trọng nhất của Y và Z. (Đề thi tuyển sinh Đại học Tài chính Kế toán năm 2000) 24. a.(1) Hãy viết sơ đồ phân bố electron vào các obitan trong nguyên tử S và ion S2-, từ đó cho biết vì sao ion S2- chỉ có tính khử còn S vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử? (2) Trong hai phản ứng sau đây H2S thể hiện tính axit bazơ, tính oxi hoá hay khử? Tại sao? 2NaOH + H2S = Na2S + 2H2O (1) 2FeCl3 + H2S = 2FeCl2 + S + 2 HCL (2) b.(1) Thế nào là độ âm điện? (2) Dựa vào độ âm điện, hãy nêu bản chất liên kết trong phân tử và ion: HClO, KHS, HCO3. (Cho độ âm điện của các nguyên tố: K = 0,8; H= 2,1; C= 2,5; S= 2,5; Cl = 3,0; O= 3,5) (Đại học Y dược TPHCM năm 1993) 25. Thế nào là liên kết kim loại? Đặc điểm của liên kết kim loại? - Hãy nêu nguyên tắc và các phương pháp điều chếkim loại. (Đại học Thái Nguyên năm 2000) 26.Thế nào là hoá trị và số oxi hoá của nguyên tử của một nguyên tố? Viết công thức cấu tạo của clorua vôi và 2 – Cloetanal, cho biết hoá trị và số oxi hoá của mỗi nguyên tử trong các phân tử này. (Đại học Quốc gia Hà Nội khối A năm 1995) 27.. a. Thế nào là liên kết cộng

File đính kèm:

  • docLy thuyet hoa THPT.doc