Môn Vật lý là một bộ phận khoa học tự nhiên nghiên cứu, giải thích về các hiện tượng vật lý. Những thành tựu của vật lý được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và ngược lại chính chính thực tiễn sản xuất đã thúc đẩy khoa học vật lý phát triển. Vì vậy học vật lý không chỉ đơn thuần là học lý thuyết vật lý mà phải biết vận dụng vật lý vào thực tiễn sản xuất, vận dụng vào thực tiễn tự nhiên vốn có của nó.Đối với giáo dục, môn vật lí được xem là một trong những bộ môn tự nhiên quan trọng và thường xuyên được đưa vào bộ môn chính trong việc thi cử cuối cấp. Do đó trong quá trình giảng dạy người giáo viên phải làm sao đó để đưa học sinh đến với vật lí một cách tự nhiên lí thú, đồng thời rèn luyện cho học sinh có được những kỹ năng, kỹ xảo để vận dụng thường xuyên hiểu biết đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra, để thấy được ý nghĩa thực tiễn của vật lí trong đời sống và không ngừng nâng cao chất lượng của dạy – học vật lí.
7 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 7295 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy bộ môn Vật lí ở trường THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HHỌC TÍCH CỰC VÀO GIẢNG DẠY BỘ MÔN VẬT LÍ Ở TRƯỜNG THPT
I MỞ ĐẦU
Môn Vật lý là một bộ phận khoa học tự nhiên nghiên cứu, giải thích về các hiện tượng vật lý. Những thành tựu của vật lý được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và ngược lại chính chính thực tiễn sản xuất đã thúc đẩy khoa học vật lý phát triển. Vì vậy học vật lý không chỉ đơn thuần là học lý thuyết vật lý mà phải biết vận dụng vật lý vào thực tiễn sản xuất, vận dụng vào thực tiễn tự nhiên vốn có của nó.Đối với giáo dục, môn vật lí được xem là một trong những bộ môn tự nhiên quan trọng và thường xuyên được đưa vào bộ môn chính trong việc thi cử cuối cấp. Do đó trong quá trình giảng dạy người giáo viên phải làm sao đó để đưa học sinh đến với vật lí một cách tự nhiên lí thú, đồng thời rèn luyện cho học sinh có được những kỹ năng, kỹ xảo để vận dụng thường xuyên hiểu biết đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra, để thấy được ý nghĩa thực tiễn của vật lí trong đời sống và không ngừng nâng cao chất lượng của dạy – học vật lí.
Định hướng giáo dục ở thời kì mới thông qua nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc đã khẳng định: Phải đổi mới toàn diện về giáo dục. Để theo kịp với tốc độ phát triễn của kinh tế - xã hội – khoa học, để phù hợp với xu thế mới nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn, trước tiên phải đối mới phương pháp: phương pháp giảng dạy, ưu tiên cho phương pháp mới : Lấy học sinh làm trung tâm thông qua các phương pháp dạy học tích cực và vận dụng một cách khoa học, nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học tích cực cho bộ môn, đây chính là lí do cho đề tài này.
II. CƠ SỞ KHOA HỌC
1.Thế nào là phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
"Tích cực" trong PPDH - tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực.
PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.
Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cách học, nhưng ngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy của thầy. Chẳng hạn, có trường hợp học sinh đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng giáo viên chưa đáp ứng được, hoặc có trường hợp giáo viên hăng hái áp dụng PPDH tích cực nhưng không thành công vì học sinh chưa thích ứng, vẫn quen với lối học tập thụ động. Vì vậy, giáo viên phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao. Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công. Như vậy, việc dùng thuật ngữ "Dạy và học tích cực" để phân biệt với "Dạy và học thụ động".
2. Mối quan hệ giữa dạy và học, tích cực với dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
Từ thập kỉ cuối cùng của thế kỷ XX, các tài liệu giáo dục ở nước ngoài và trong nước, một số văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo thường nói tới việc cần thiết phải chuyển dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
Dạy học lấy học sinh làm trung tâm còn có một số thuật ngữ tương đương như: dạy học tập trung vào người học, dạy học căn cứ vào người học, dạy học hướng vào người học Các thuật ngữ này có chung một nội hàm là nhấn mạnh hoạt động học và vai trò của học sinh trong qúa trình dạy học, khác với cách tiếp cận truyền thống lâu nay là nhấn mạnh hoạt động dạy và vai trò của giáo viên.
Lịch sử phát triển giáo dục cho thấy, trong nhà trường một thầy dạy cho một lớp đông học trò, cùng lứa tuổi và trình độ tương đối đồng đều thì giáo viên khó có điều kiện chăm lo cho từng học sinh nên đã hình thành kiểu dạy "thông báo - đồng loạt". Giáo viên quan tâm trước hết đến việc hoàn thành trách nhiệm của mình là truyền đạt cho hết nội dung quy định trong chương trình và sách giáo khoa, cố gắng làm cho mọi học sinh hiểu và nhớ những điều giáo viên giảng. Cách dạy này đẻ ra cách học tập thụ động, thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ, cho nên đã hạn chế chất lượng, hiệu quả dạy và học, không đáp ứng yêu cầu phát triển năng động của xã hội hiện đại. Để khắc phục tình trạng này, các nhà sư phạm kêu gọi phải phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, thực hiện "dạy học phân hóa"* quan tâm đến nhu cầu, khả năng của mỗi cá nhân học sinh trong tập thể lớp. Phương pháp dạy học tích cực, dạy học lấy học sinh làm trung tâm ra đời từ bối cảnh đó.
Trên thực tế, trong qúa trình dạy học người học vừa là đối tượng của hoạt động dạy, lại vừa là chủ thể của hoạt động học. Thông qua hoạt động học, dưới sự chỉ đạo của thầy, người học phải tích cực chủ động cải biến chính mình về kiến thức, kĩ năng, thái độ, hoàn thiện nhân cách, không ai làm thay cho mình được. Vì vậy, nếu người học không tự giác chủ động, không chịu học, không có phương pháp học tốt thì hiệu quả của việc dạy sẽ rất hạn chế.
Như vậy, khi đã coi trọng vị trí hoạt động và vai trò của người học thì đương nhiên phải phát huy tính tích cực chủ động của người học. Tuy nhiên, dạy học lấy học sinh làm trung tâm không phải là một phương pháp dạy học cụ thể. Đó là một tư tưởng, quan điểm giáo dục, một cách tiếp cận quá trình dạy học chi phối tất cả qúa trình dạy học về mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức, đánh giá chứ không phải chỉ liên quan đến phương pháp dạy và học.
3. Đặc điểm của phương pháp dạy học tích cực :
+ Dạy học thông qua tổ chức hoạt động học tập của học sinh.
+ Dạy học chú trọng phương pháp tự học.
+ Tăng cường học tập cá thể, phối hợp học tập hợp tác.
+ Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
4. Một số phương pháp dạy học tích cực cần được phát triển ở trường phổ thông:
+ Vấn đáp tìm tòi.
+ Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
+ Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
+ Dạy học theo dự án.
5. Các phương pháp dạy học tích cực
5.1. Dạy học nhóm
a. Khái niệm
Dạy học nhóm là hình thức xã hội của dạy học, trong đó học sinh của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.
Số lượng học sinh trong nhóm thường khoảng 4-6 học sinh. Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau hoặc mỗi nhóm nhận nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong chủ đề chung.
b. Tiến trình dạy học nhóm
Chia thành 3 giai đoạn cơ bản:
b.1. Nhập đề và giao nhiệm vụ
Giai đoạn này được thực hiện trong toàn lớp, gồm những hoạt động sau:
+ Giới thiệu chủ đề chung của giờ học: thông thường giáo viên thực hiện nhiệm vụ giới thiệu chủ đề, nhiệm vụ chung cũng như những chỉ dẫn cần thiết, thông qua thuyết trình, đàm thoại hay làm mẫu. Việc này cũng có thể giao cho học sinh trình bày nếu có sự thống nhất và chuẩn bị trước của giáo viên.
+ Xác định nhiệm vụ của các nhóm: xác định và giải thích nhiệm vụ cụ thể của các nhóm, xác định rõ mục tiêu cụ thể cần đạt được. Các nhiệm vụ này có thể giống nhau hoặc khác nhau.
+ Thành lập các nhóm làm việc: có rất nhiều phương án thành lập nhóm khác nhau. Tùy theo mục tiêu dạy học để quyết định cách thành lập nhóm.
b.2. Làm việc nhóm
Giai đoạn này các nhóm tự lực thực hiện nhiệm vụ được giao, trong đó có những hoạt động chính sau:
+ Chuẩn bị chỗ làm việc nhóm: cần sắp xếp bàn ghế phù hợp với công việc nhóm, sao cho các thành viên có thể đối diện nhau để thảo luận.
+ Lập kế hoạch làm việc:
Chuẩn bị tài liệu học tập;
Đọc sơ qua tài liệu học tập;
Làm rõ xem tất cả mọi người có hiểu các yêu cầu của nhiệm vụ hay không
Phân công công việc nhóm;
Lập kế hoạch thời gian;
+ Thỏa thuận về quy tắc làm việc:
Mỗi thành viên đều có phần nhiệm vụ của mình;
- Từng người ghi lại kết quả làm việc
- Mỗi người lắng nghe ý kiến của người khác
- Không ai được ngắt lời người khác
+ Tiến hành giải quyết nhiệm vụ:
Đọc kỹ tài liệu
Cá nhân thực hiện công việc đã phân công
Thảo luận trong nhóm về việc giải quyết nhiệm vụ
Sắp xếp kết quả công việc,
+ Chuẩn bị báo cáo kết quả trước lớp
Xác định nội dung, cách trình bày kết quả
Phân công nhiệm vụ trình bày trong nhóm.
Làm các hình ảnh minh họa
Quy định tiến trình bài trình bày
b.3. Trình bày và đánh giá kết quả
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả trước toàn lớp. Có thể trình bày thông qua biểu diễn hoặc trình bày mẫu kết quả của nhóm.
+ Kết quả của nhóm được đánh giá và rút ra cho việc học tập tiếp theo.
c. Ưu điểm và nhược điểm của dạy học nhóm
c.1. Ưu điểm
+ Phát huy tính tích cực, tự lực, tính trách nhiệm của học sinh
+ Phát triển năng lực cộng tác làm việc như: tinh thần đồng đội, sự quan tâm đến những người khác, tính khoan dung.
+ Phát triển năng lực giao tiếp như: biết lắng nghe, chấp nhận và phê phán ý kiến người khác, biết trình bày, bảo vệ ý kiến của mình trong nhóm.
+ Hỗ trợ quá trình học tập mang tính xã hội.
+ Tăng cường sự tự tin cho học sinh.
+ Phát triển năng lực phương pháp làm việc.
+ Dạy học nhóm tạo khả năng dạy học phân hoá: lựa chọ nhóm theo hứng thú chung hay lựa chọn ngẫu nhiên.
+ Tăng cường kết quả học tập .
c.2. Nhược điểm
+ Dạy học nhóm đòi hỏi thời gian nhiều. Thời gian 45 phút của 1 tiết cũng là trở ngại cho việc dạy học nhóm.
+ Công việc nhóm không phải bao giờ cũng mang lại kết quả mong muốn
+ Trong các nhóm chưa được luyện tập dễ xảy ra hỗn loạn. Ví dụ, có thể xảy ra việc một học sinh phụ trách nhóm theo kiểu độc đoán, thành viên trong nhóm không làm bài mà quan tâm đến những việc khác, trong nhóm phát sinh tình trạng đối địch..
d. Chỉ dẫn đối với giáo viên
Muốn thành công trong dạy học nhóm, giáo viên phải nắm vững phương pháp thực hiện. Dạy học nhóm đòi hỏi giáo viên phải có năng lực lập kế hoạch, tổ chức, còn học sinh phải có sự hiểu biết về phương pháp, được luyện tập và thông thạo cách học này.
e. Ứng dụng dạy học nhóm
Áp dụng để đi sâu, vận dụng, luyện tập, củng cố một chủ đề đã học, nhưng cũng có thể để tìm hiều một chủ đề mới.
Trong hóa học, dạy học nhóm có thể được sử dụng để tiến hành các thí nghiệm, giải bài tập nhiều cách.
5.2. Dạy học giải quyết vấn đề.
a. Khái niệm vấn đề và giải quyết vấn đề
Vấn đề là những câu hỏi hay nhiệm vụ đặt ra mà việc giải quyết chúng chưa có quy luật sẵn cũng như những tri trức, kỹ năng sẵn có chưa đủ giải quyết mà còn khó khăn, cản trở cần vượt qua.
Một vấn đề được đặc trưng bởi ba thành phần:
+ Trạng thái xuất phát: không mong muốn.
+ Trạng thái đích: trạng thái mông muốn.
+ Sự cản trở.
Tình huống có vấn đề xuất hiện khi một cá nhân đứng trước một mục đích muốn đạt tới, nhận biết một nhiệm vụ cần giải quyết nhưng chưa biết bằng cách nào, chưa đủ phương tiện để giải quyết.
Dạy học giải quyết vấn đề dựa trên cơ sở lý thuyết nhận thức. Theo quan điểm của tâm lý học nhận thức, giải quyết vấn đề có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tư duy và nhận thức của con người, tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề.
Dạy học giải quyết vần đề là một quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Học sinh được đặt trong một tình huống có vấn đề, thông qua việc giải quyết vấn đề đó giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức.
b. Cấu trúc của quá trình giải quyết vấn đề.
+Nhận biết vấn đề: trong bước này cần phân tích tình huống đặt ra, nhằm nhận biết được vấn đề. Trong dạy học đó là cần đặt học sinh vào tình huống có vấn đề. Vấn đề cần được trình bày rõ ràng
+Tìm các phương án giải quyết:
Nhiệm vụ của bước này là tìm các phương án khác nhau để giải quyết vấn đề. Để tìm các phương án giải quyết vấn đề cần so sánh, liên hệ với những cách giải quyết vấn đề tương tự đã biết cũng như tìm các phương án giải quyết mới.
Các phương án giải quyết đã tìm ra được sắp xếp, hệ thống hóa để xử lý ở giai đoạn tiếp theo.
+ Quyết định phương án giải quyết:
Các phương án giải quyết đã được tìm ra cần được phân tích, so sánh và đánh giá xem có thực hiện được việc giải quyết vấn đề hay không. Nếu có nhiều phương án có thể giải quyết thì cần so sánh để xác định phương án tối ưu. Nếu các phương án đã đề xuất chưa giải quyết được vấn đề thì cần trở lại giai đoạn tìm kiếm phương án giải quyết mới.
d. Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề
Có thể kết hợp dạy học giải quyết vấn đề với phương pháp dạy học thuyết trình, đàm thoại để giải quyết vấn đề.
Các mức độ vận dụng:
+ Mức độ thấp nhất là: giáo viên thuyết trình theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề nhưng toàn bộ các bước trình bày vấn đề do giáo viên thực hiện.
+ Mức độ cao hơn là học sinh tham gia từng phần vào các bước giải quyết vấn đề.
+ Mức độ cao nhất: học sinh độc lập giải quyết vấn đề, thực hiện tất cả các bước của giải quyết vấn đề.
e. Dạy học theo dự án.
* 5 giai đoạn của dạy học theo dự án:
+ Chọn đề tài và xác định mục đích của dạy họcdự án: giáo viên và học sinh cùng nhau đề xuất đề tài. Thường là giáo viên đưa một số đề tài để học sinh lựa chọn
+ Xây dựng kế hoạch thực hiện: giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng đề cương cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án.
+ Thực hiện dự án: các thành viên thục hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân. Trong giai đoạn này học sinh thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn, thực hành.
+ Thu thập kết quả và công bố sản phẩm: kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo, luận văn, có thể cả sản phẩm
+ Đánh giá dự án: giáo viên, học sinh đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kinh nghiệm đạt được. Từ đó rút ra kinh nghiệm cho thực hiện dự án tiếp theo.
Việc phân chia các giai đoan trên đây chỉ mang tính chất tương đối. Trong thực tế chúng xen kẽ và thâm nhập vào nhau.
*Vận dụng vào dạy học
Qua lý thuyết ở trên, thấy rằng mỗi phương pháp đều có ưu điểm, nhược điểm riêng. Cần phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để có thể phát huy những ưu điểm và hạn chế nhược điểm đó. Mặc khác, trong một bài dạy không thể chỉ dùng một phương pháp duy nhất là có thể phát huy tính tích cực của học sinh. Nhưng kết hợp nhiều phương pháp mà không hợp lý sẽ không đạt được kết quả mong muốn. Sử dụng nhiều phương pháp không chỉ làm bài học hay hơn, học sinh thích thú học hơn mà còn phát triển nhận thức, kỹ năng của học sinh.
Hiện nay giáo dục chú trọng vào phát triển năng lực của học sinh chứ không đơn thuần là truyền thụ kiến thức. Mà muốn phát triển năng lực của học sinh thì trước hết học sinh phải thích môn học đó. Muốn vậy thì giờ học phải thu hút được học sinh tham gia. Việc sử dụng nhiều phương pháp trong dạy học sẽ góp phần làm điều đó.
Ở trương phổ thông hiện tại, các phương pháp hay được sử dụng trong bài dạy đó là:
+ Thí nghiệm kiểm chứng, đối chứng.
+ Dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
+ Dạy học nhóm.
+ Dạy học theo phương pháp nghiên cứu.
Những phương pháp trên khi kết hợp với nội dung thích hợp sẽ phát huy được ưu điểm, phù hợp với trình độ kiến thức của học sinh.
Căn cứ vào chỉ đạo của Bộ giáo dục về đổi mới phương pháp dạy học, trong mỗi giờ dạy hóa học, tôi cố gắng thực hiện các phương pháp dạy học tích cực và một kết quả khả quan thấy rõ là học sinh rất có hứng thú với tiết học, tính tự giác tự tìm hiểu kiến thức, sự ham học và sáng tạo cũng như kết quả môn học được nâng lên thấy rõ.
III. Kết luận: Sử dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học tích cực trong một giờ dạy một cách thích hợp sẽ đem lại hiệu quả mong muốn. Học sinh không chỉ hứng thú với tiết học, tiếp thu bài nhanh hơn mà còn có cơ hội thể hiện sự hiểu biết, khả năng tư duy, nói trước đám đông,phát triển kỹ năng. Đó là mục tiêu của dạy học hiện đại.
M’drăk ngày 22 tháng 2 năm 2012
Người viết
Nguyễn Xuân Cư
File đính kèm:
- gui chien daksong(2).doc