Giáo án Tin học Lớp 7 - Tiết 37: Định dạng trang tính - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thanh Thúy

Bước 1. Giao nhiệm vụ

- GV: Cho học sinh quan sát bảng tính Bang_diem_lop_em chưa được định dạng và đã định dạng, được chuẩn bị trước trên file mẫu.

- Gv: Hai cách trình bày có những điểm gì khác nhau? Hãy nhận biết những điểm khác nhau em nhận biết được.

-Gv: Cách trình bày nào dễ thu hút được sự chú ý của người đọc vào những phần dữ liệu quan trọng, giúp người đọc dễ so sánh dữ liệu hơn?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- GV: Hướng dẫn hs tìm những điểm khác nhau.

Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo

- GV: Cho HS phát biểu kết quả của mình.

Bước 4. Phương án KTĐG

- GV: Cho HS lên trình bày kết quả của mình.

* Đặt vấn đề: Định dạng nội dung trang tính có làm thay đổi nội dung trang tính không?

- Việc sử dụng các công cụ để định dạng trang tính như thế nào. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài học mới. Bước 1. Nhận nhiệm vụ

- HS: Tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- HS: Tìm những điểm khác nhau trên 2 trang tính.

Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo

- HS: Nêu những điểm khác nhau của 2 trang tính và ghi lại những điểm khác nhau.

- HS: Rút ra được cách trình bày dễ thu hút và so sánh dữ liệu hơn.

Bước 4. Phương án KTĐG

 HS: Thực hiện trình bày kết quả.

- Định dạng nội dung trang tính không làm thay đổi nội dung trang tính .

 

docx4 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 7 - Tiết 37: Định dạng trang tính - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thanh Thúy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20 Tiết 37 Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 6: ĐỊNH DẠNG TRANG TÍNH I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được định dạng Font chữ, cỡ chữ, cỡ chữ và chọn màu chữ. - Biết cách căn lề trong ô tính. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng định dạng trang tính. 3. Thái độ: - Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực công nghệ thông tin, năng lực tính toán. II. Chuẩn bị: - GV: Giáo án, sách giáo khoa, máy tính điện tử (nếu có). - HS: Nghiên cứu SGK, vở ghi III. Phương pháp: - Đặt vấn đề để học sinh trao đổi và đưa nhận xét. - Học sinh đọc SGK, quan sát và tổng kết III. Tiến trình dạy và học: 1. Ổn định lớp:(1p) 2. Kiểm tra bài cũ (không) 3. Tiến trình bài học HOẠT ĐỘNG 1. MỞ ĐẦU(7’) (1) Mục tiêu: Tạo động cơ để học sinh biết cách sử dụng các công cụ để định dạng trang tính. (2) Phương pháp/Kĩ thuật: Hoạt động cá nhân (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Trong lớp học thực hiện trực tiếp trên file mẫu (4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính (5) Sản phẩm: Học sinh có nhu cầu mong muốn được biết cách sử dụng một số công cụ có sẵn để thực hiện việc định dạng cho trang tính. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Bước 1. Giao nhiệm vụ - GV: Cho học sinh quan sát bảng tính Bang_diem_lop_em chưa được định dạng và đã định dạng, được chuẩn bị trước trên file mẫu. - Gv: Hai cách trình bày có những điểm gì khác nhau? Hãy nhận biết những điểm khác nhau em nhận biết được. -Gv: Cách trình bày nào dễ thu hút được sự chú ý của người đọc vào những phần dữ liệu quan trọng, giúp người đọc dễ so sánh dữ liệu hơn? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - GV: Hướng dẫn hs tìm những điểm khác nhau. Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo - GV: Cho HS phát biểu kết quả của mình. Bước 4. Phương án KTĐG - GV: Cho HS lên trình bày kết quả của mình. * Đặt vấn đề: Định dạng nội dung trang tính có làm thay đổi nội dung trang tính không? - Việc sử dụng các công cụ để định dạng trang tính như thế nào. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài học mới. Bước 1. Nhận nhiệm vụ HS: Tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - HS: Tìm những điểm khác nhau trên 2 trang tính. Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo - HS: Nêu những điểm khác nhau của 2 trang tính và ghi lại những điểm khác nhau. - HS: Rút ra được cách trình bày dễ thu hút và so sánh dữ liệu hơn. Bước 4. Phương án KTĐG HS: Thực hiện trình bày kết quả. - Định dạng nội dung trang tính không làm thay đổi nội dung trang tính . * Điều chỉnh: ....................................................................... HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (28’) (1) Mục tiêu: -Học sinh nắm được tiện ích của việc sử các công cụ để định dạng trang tính, - HS nắm được cách sử dụng các công cụ để định dạng (2) Phương pháp/Kĩ thuật: Nêu vấn đề, vấn đáp. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân (4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính (5) Sản phẩm: Học sinh biết cách sử dụng một số công cụ có sẵn để thực hiện việc định dạng trang tính. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung + Hoạt động 1: Tìm hiểu cách định dạng phông chữ, cỡ chữ và kiểu chữ Em có thể định dạng văn bản hoặc số trong các ô tính với phông chữ, cỡ chữ và kiểu chữ khác nhau. * Định dạng phông chữ. Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK => nêu các bước thay đổi phông chữ GV nhận xét và bổ sung: Ngoài thao tác dùng nút lệnh trên thanh công cụ ta còn có thể dùng bảng chọn. * Thay đổi cỡ chữ: Để thay đổi cỡ chữ ta làm như thế nào? * Thay đổi kiểu chữ. Để định dạng các kiểu chữ đậm, nghiên hoặc gạch chân, ta sử dụng các nút lệnh . Nêu các bước thực hiện để thay đổi kiểu chữ. Ta có thể sử dụng đồng thời nhiều nút lệnh này để có các kiểu chữ kết hợp + Hoạt động 2: Tìm hiểu cách định dạng màu chữ Ngầm định văn bản và số được hiển thị màu gì? ? Nêu cách thực hiện để định dạng màu chữ. + Hoạt động 3: Tìm hiểu cách căn lề trong ô tính. Ngầm định văn bản và số được căn lề như thế nào? Giáo viên giới thiệu cách căn lề trong ô tính HS chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức. Để thay đổi phông chữ ta thực hiện: - Chọn ô (hoặc các ô) cần định dạng. - Nháy mũi tên ở ô Font. - Chọn Font chữ thích hợp Học sinh chú ý lắng nghe + Ta thực hiện: - Chọn ô (hoặc các ô cần định dạng. - Nháy mũi tên ở ô Font size. - Chọn cỡ chữ thích hợp Học sinh chú ý lắng nghe. + Các bước thực hiện: - Chọn ô (hoặc các ô) cần định dạng. - Nháy vào nút Bold, Italic hoặc Underline để chọn chữ đậm, chữ nghiên hoặc chữ gạch chân. HS chú ý lắng nghe => Ghi nhớ kiến thức. + Hiển thị màu đen - Chọn ô hoặc các ô cần định dạng. - Nháy vào nút mũi tên bên cạnh nút Font Color - Nháy chọn màu thích hợp + Văn bản được căn thẳng lề trái, số được căn thẳng lề phải. + Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức. 1. Định dạng phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và màu chữ: a) Thay đổi phông chữ: - Chọn ô (hoặc các ô) cần định dạng. - Nháy mũi tên ở ô Font. - Chọn Font chữ thích hợp b) Thay đổi cỡ chữ: + Ta thực hiện: - Chọn ô (hoặc các ô cần định dạng. - Nháy mũi tên ở ô Font size. - Chọn cỡ chữ thích hợp c) Thay đổi kiểu chữ: + Các bước thực hiện: - Chọn ô (hoặc các ô) cần định dạng. - Nháy vào nút Bold, Italic hoặc Underline để chọn chữ đậm, chữ nghiên hoặc chữ gạch chân. d) Định dạng màu chữ: - Chọn ô hoặc các ô cần định dạng. - Nháy vào nút mũi tên bên cạnh nút Font Color - Nháy chọn màu thích hợp 2. Căn lề trong ô tính: - Chọn ô hoặc các ô cần định dạng. - Nháy vào nút Center để căn giữa, nút Left để căn trái hoặc nút Right để căn phải. HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG (7’) (1) Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố cách sử dụng các công cụ trong chương trình bảng tính. (2) Phương pháp/Kĩ thuật: - Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Trong lớp học, hoạt động cá nhân, nhóm (4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính. (5) Sản phẩm: Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời được câu hỏi mà giáo viên đưa ra. Hoạt động của GV – HS Nội dung -GV: Trình bày các bước để định dạng phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và màu chữ. - GV: Gọi hs lên máy để thực hiện một vài định dạng cho trang tính Bang_diem_lop_em mà gv đã chuẩn bị sẵn. 4. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ(2’) Hoạt động của GV - HS Nội dung GV: Ngoài việc sử dụng các công cụ có sẵn trên dải lệnh Home để định dạng nội dung trên trang tính, chúng ta còn có thể sử dụng các cách khác để định dạng nội dung trên trang tính. GV: Em hãy về nhà tìm hiểu thêm các cách khác nhau để định dạng nội dung trên trang tính. - Học bài kết hợp SGK - Tiết sau học tiếp bài:”Định dạng trang tính” IV. Đánh giá-rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_7_tiet_37_dinh_dang_trang_tinh_nam_hoc_2.docx