Những giải pháp đổi mới phương pháp dạy học Vật Lí

Luật giáo dục điều28.2 đã ghi “ phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học,môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”

 

ppt15 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2829 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những giải pháp đổi mới phương pháp dạy học Vật Lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NH÷NG GI¶I PH¸P §æi míi ph­¬ng ph¸p d¹y häc vËt lÝ Luật giáo dục điều28.2 đã ghi “ phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học,môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” Trong những năm gần đây giáo dục phổ thông được đổi mới toàn diện một trong những điểm đổi mới đó là đổi mới phương pháp dạy học. Giáo viên là người tham gia trực tiếp công tác giảng dạy là người trực tiếp thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông. Ở trường THPT dân tộc nội trú, học sinh thường sống ở miền núi cao, vùng sâu hẻo lánh, điều kiện giao thông, kinh tế khó khăn, chậm phát triển.nên không có điều kiện để học tập và khả năng tư duy hạn chế. Với đặc thù các môn học tự nhiên đòi hỏi phải có khả năng tư duy lôgic trừu tượng, kĩ năng tính toán nhanh nhạy . Để đáp ứng nhiệm vụ dạy học và dạy học phải sát đối tượng người giáo viên phải có phương pháp dạy học hợp lí với đặc thù bộ môn riêng của mình. Trong quá trình dạy học phải đổi mới phương pháp giảng dạy bao gồm các nội dung sau: + Đổi mới về công tác soạn giảng + Đổi mới về phương pháp đặt vấn đề và giải quyết vấn đề + Đổi mới về công tác kiểm tra đánh giá Trước những khó khăn của thực tiễn GD, khi thực hiện đổi mới PPDH, chúng ta phải chấp nhận một giải pháp quá độ mang tính cải tiến, với phương châm là: dạy học tạo điều kiện để HS “suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn”. Việc cải tiến PPDH cần được thực hiện ở tất cả các khâu: xác định mục tiêu (MT) bài học; tổ chức hoạt động học tập; sử dụng thiết bị DH; đánh giá kết quả học tập của HS; soạn giáo án (lập kế hoạch bài học). Trong bài này, chúng tôi đề cập vấn đề: lượng hóa mục tiêu bài học và tổ chức hoạt động học tập theo mục tiêu được lượng hoá. I.LƯỢNG HÓA MỤC TIÊU DẠY HỌC CỦA TỪNG BÀI HỌC, TỪNG ĐƠN VỊ KIẾN THỨC Từ nhiều năm nay, giáo án của GV hay trong hướng dẫn giảng dạy, MT bài học (mục đích yêu cầu) thường viết chung chung như: nắm được kháii niệm năng suất tỏa nhiệt…, đặc điểm của qúa trình nóng chảy… Nhiều khi MT cũng được hiểu là những điều mà GV sẽ phải làm, trong quỏ trình giảng dạy: “Cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về…, củng cố khái niệm trọng lượng, khối lượng, rèn luyện kĩ năng,…”. Với cách trình bày MT bài học như vậy ta không có cơ sở để biết khi nào HS đạt được MT đó. Với định hướng dạy học mới, MT của bài học được thể hiện bằng sự khẳng định về kiến thức, kĩ năng và thái độ mà người học sẽ phải đạt được ở mức độ nhất định sau tiết học (chứ không phải là hoạt động của GV trên lớp như trước đây). MT của bài học sẽ là căn cứ để đánh giá chất lượng học tập của học sinh và hiệu quả thực hiện bài dạy của GV. Do đó MT của bài học phải cụ thể sao cho có thể đo được hay quan sát được, tức là MT bài học phải được lượng hóa. Người ta thường lượng hóa MT bằng các động từ hành động, một động từ có thể dùng ở các nhóm MT khác nhau: 1. Nhóm MT thái độ, thường dùng cỏc động từ sau: tuân thủ, tán thành, phản đối, hưởng ứng, chấp nhận, bảo vệ, hợp tác,… 2 Nhóm MT kiến thức ta lượng hóa theo 3 mức độ  Mức độ nhận biết, thường dùng các động từ: phát biểu, liệt kê, mô tả, trình bày, nhận dạng,…  Mức độ thông hiểu, thường dùng các động từ: phân tích, so sánh, phân biệt, tóm tắt, liên hệ, xác định,…  Mức độ vận dụng vào các tình huống mới, thường dùng các động từ: giải thích, chứng minh, vận dụng,… 3. Nhóm MT kĩ năng Ta tạm chia làm 2 mức độ: làm được và làm thành thạo một công việc. Các động từ thường dựng là: nhận dạng, liệt kê, thu thập, đo đạc, vẽ, phân loại, tính toán, làm thí nghiệm, sử dụng,… Ví dụ: Khi nêu MT về kiến thức và kĩ năng của bài học “Tổng hợp và phân tích lực” (thuộc chương trình lớp 10 sách nâng cao), nếu ta viết: Học sinh phải nắm vững khái niệm hợp lực, lực, hợp lực của các lực đồng quy… là MT bài học đó chưa được lượng hóa. Để lượng hóa MT đó, ta sử dụng các động từ hành động như sau:  Trình bày Được khái niệm lực, hợp lực (mức độ nhận biết)  Biết cách Xác định hợp lực của các lực đồng quy và biết cách phân tích một lực ra hai lực thành phần có phương xác định (mức độ thông hiểu)  Biết vận dụng quy tắc tổng hợp và phân tích lực để giải quyết một số bài tập, có liên quan (mức độ vận dụng và mức độ kĩ năng làm được). Với những yêu cầu mới của xã hội đối với GD, MT dạy học không chỉ là những yêu cầu thông hiểu, ghi nhớ, tái hiện kiến thức, lặp lại đúng, thành thạo các kĩ năng như trước đây, mà còn đặc biệt chú ý đến năng lực nhận thức, năng lực tự học của HS. Những Những nội dung mới về MT này chỉ có thể hình thành dần dần qua hệ thống nhiều bài học, nhiều môn học và chỉ có thể đánh giá được sau một giai đoạn học tập xác định (sau 1 học kỳ, 1 năm học, cấp học) nên thường ít được thể hiện trong MT của bài học cụ thể. II-TỔ CHỨC CHO HS HOẠT ĐỘNG CHIẾM LĨNH KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG PHÙ HỢP VỚI MT Đà ĐƯỢC LƯỢNG HÓA II.1Lựa chọn nội dung kiến thức để tổ chức cho HS hoạt động II.1Lựa chọn nội dung kiến thức để tổ chức cho HS hoạt động

File đính kèm:

  • pptDoi moi phuong phap day hoc VL.ppt