Bài giảng Bài 37 thức ăn vật nuôi tiết 33

I. Mục Tiêu Bài Học :

1. Kiến thức: - Giúp hs biết được nguồn gốc của thức ăn vật nuôi.

 - Nắm được thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi

2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích và liên hệ – vận dụng vào thực tế

3. Thái độ: Giáo dục ý thức tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi.

II. Chuẩn Bị

- Gv: Bảng thành phần dinh dưỡng 1 số loại thức ăn, thành phần thức ăn hỗn hợp; mẫu 1 số thức ăn

- Hs: Nghiên cứu trước bài, tìm hiểu một số thức ăn của vật nuôi trong thực tế.

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 4191 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 37 thức ăn vật nuôi tiết 33, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Công Nghệ 7 Gv: Trần Thị Ngọc Thanh Tuần: 26 Ngày soạn: 12/03/2008 Tiết: 33 Ngày dạy: 14/03/2008 Bài 37 THỨC ĂN VẬT NUÔI I. Mục Tiêu Bài Học : 1. Kiến thức: - Giúp hs biết được nguồn gốc của thức ăn vật nuôi. - Nắm được thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi 2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích và liên hệ – vận dụng vào thực tế 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi. II. Chuẩn Bị - Gv: Bảng thành phần dinh dưỡng 1 số loại thức ăn, thành phần thức ăn hỗn hợp; mẫu 1 số thức ăn… - Hs: Nghiên cứu trước bài, tìm hiểu một số thức ăn của vật nuôi trong thực tế. III. Tiến Trình Bài Giảng 1. Bài cũ: Kiểm tra phiếu học tập và bài tập về nhà: nhận biết một số giống lợn có ở gia đình và địa phương… 2. Giới thiệu bài: Vật nuôi cũng như con người, muốn tồn tại, phát triển được thì cần phải cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động. Nguồn cung cấp năng lượng đó chính là thức ăn. Vậy thức ăn vật nuôi là gì? Có thành phần dinh dưỡng ra sao? 3. Các hoạt động Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn gốc thức ăn vật nuôi * Mục tiêu: Giúp nắm được nguồn gốc của thức ăn vật nuôi * Tiến hành: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Thức ăn vật nuôi ? Hãy kể tên một số vật nuôi được nuôi ở gia đình? ? Kể tên thức ăn của từng con vật? - Gv treo tranh H63 và hướng dẫn hs quan sát ? Hãy cho biết tên thức ăn của trâu, gà, lợn? ? Gà, lợn có ăn rơm được không? Vì sao? - Gv nhận xét và giúp hs rut ra kết luận về thức ăn của vật nuôi. - Gv mở rộng: Về dạ dày của trâu bò có ngăn tiêu hoá chất xơ nhờ vi sinh vật ký sinh 2. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi - Gv treo H64 và hướng dẫn hs phân tích. - Hướng dẫn hs thảo luận nhóm: ? Phân loại các thức ăn có trong H64 theo ba nhóm: + Thức ăn có nguồn gốc từ thực vật? + Thức ăn có nguồn gốc từ động vật? + Thức ăn có nguồn gốc từ chất khoáng? - Gv yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả - Gv nhận xét ? Thức ăn vật nuồi có nguồn gốc từ đâu? - Gv liên hệ thực tế: ? Hãy kể tên một số loại thức ăn của vật nuôi? Chúng có nguồn gốc từ đâu? - Gv hướng dẫn hs phân biệt sự khác nhau giữa thức ăn hổn hợp và thức ăn thông thường. à Liên hệ thực tế trả lời - Quan sát và phân tích H63 à Thức ăn của trâu: Rơm, lợn: Cám, gà: thóc…. à Không, vì nó không phù hợp với đặc điểm tiêu hoá. - Hs rút ra kết luận: Vật nuôi chỉ ăn những thức ăn phù hợp với đặc điểm sinh lý tiêu hoá của chúng - Hs quan sát và phân tích H64 - Thảo luận nhóm hoàn thành yêu cầu: + Nguồn gốc thực vật: Cám, ngô, sắn… + Nguồn gốc động vật: Bột cá … + Nguồn gốc chất khoáng: Premic khoáng, premic vitamin… - Đại diện nhóm báo cáo kết quả - Các nhóm nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận: Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động vật và chất khoáng. - Liên hệ thực tế một số thức của vật nuôi và phân loại nguồn gốc - Hs phân biệt thức ăn hổn hộp: có đầy đủ các thành phần như thực vật, động vật và chất khoáng… Tiểu kết 1: - Vật nuôi chỉ ăn những thức ăn phù hợp với đặc điểm sinh lý tiêu hoá của chúng - Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động vật và chất khoáng. Hoạt động 2: Tìm hiểu thành phần dinh dưỡng của vật nuôi * Mục tiêu: Giúp hs nắm được thành phần dinh dưỡng của thức ăn và biết ứng dụng vào thực tế chăn nuôi * Tiến hành Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Gv treo bảng 4 sgk và hướng dẫn hs quan sát - Gv cùng hs phân tích thành phần dinh dưỡng của từng loại thức ăn dực vào bảng. - Tổng kết: Thức ăn vật nuôi có thành phần dinh dưỡng như thế nào? ? Trong chất khô có những thành phần nào? ? Thành phần dinh dưỡng trong các thức ăn khác nhau có giống nhau hay không? - Gv nhận xét và giúp hs rút ra kết luận - Gv hướng dẫn hs thảo luận nhóm hoàn thành bài tập H65 sgk: Hãy xác định biểu đồ dinh dưỡng thuộc loại thức ăn nào có trong bảng 4. - Yêu cầu hs báo cáo kết quả - Gv nhận xét. - Gv giới thiệu và liên hệ thực tế: Căn cứ vào thành phần dinh dưỡng của từng loại thức ăn ta thấy để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho vật nuôi cần cho vật nuôi ăn thức ăn phong phú và đa dạng. - Quan sát bảng 4 - Phân tích bảng để thấy được thành phần dinh dưỡng có trong từng loại thức ăn à Thức ăn vật nuôi gồm chất khô và nước à Trong chất khô có protêin, gluxit, lipit, vitamin và chất khoáng. à Tuỳ từng loại thức ăn khác nhau mà thành phần dinh dưỡng là khác nhau. - Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập sgk trg101 a. Rau muống b. Rơm lúa c. Khoai loang củ d. Ngô hạt e. Bột cá - Đại diện nhóm báo cáo kết quả - Liên hệ thực tế chăn nuôi ở gia đình và địa phương. Giáo án Công Nghệ 7 Gv: Trần Thị Ngọc Thanh Tiểu kết 2: - Thức ăn vật nuôi gồm chất khô và nước. - Trong chất khô có protêin, gluxit, lipit, vitamin và chất khoáng. - Tuỳ từng loại thức ăn khác nhau mà thành phần dinh dưỡng là khác nhau. 4. Củng cố và đánh giá - Đọc phần ghi nhớ và trả lời câu hỏi 1, 2 sgk - Đánh dầu x và câu trả lời đúng: 1. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi có từ: a. Thực vật, động vật và vitamin b. Động vật, chất khoáng và vitamin c. Thực vật, động vật và chất khoáng d. Thực vật, vitamin và chất khoáng 2. Thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn vật nuôi là: a. Nước và chất khô(prôtêin, lipit,gluxit, vitamin, chất khoáng) b. Prôtêin, lipit, gluxit, vitamin, chất khoáng c. Nước, Prôtêin, lipit và gluxit d. Nước, vitamin, chất khoáng 5. Dặn dò - Học bài - Chuẩn bị bài 38: + Kẻ sẵn bảng 5 và 6 sgk + Tìm hiểu thức ăn được tiêu hoá như thế nào? Vai trò của thức ăn đối với cơ thể vật nuôi?

File đính kèm:

  • docTiet 33 Thuc an vatt nuoi.doc