Bài giảng Bài thực hành số 5 tính chất các hợp chất của lưu huỳnh tiết 59

1. Kiến thức: Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm:

 Tính khử của hiđro sunfua.

 Tính khử của lưu huỳnh đioxit, tính oxi hoá của lưu huỳnh đioxit.

 Tính oxi hoá của axit sunfuric đặc.

 2. Kỹ năng:

 Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

 Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các PTHH.

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 4301 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài thực hành số 5 tính chất các hợp chất của lưu huỳnh tiết 59, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THỰC HÀNH SỐ 5 TÍNH CHẤT CÁC HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH Tuần 30 Ngày soạn 27/03/2009 Tiết 59: Bài 35: I/- MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức: Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm: Tính khử của hiđro sunfua. Tính khử của lưu huỳnh đioxit, tính oxi hoá của lưu huỳnh đioxit. Tính oxi hoá của axit sunfuric đặc. 2. Kỹ năng: Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các PTHH. Viết tường trình thí nghiệm. 3. Giáo dục tư tưởng: Rèn luyện tính nghiêm túc, cẩn thận, khoa hoc. II/- CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: (Dụng cụ cần sử dụng của thầy và trò), gồm: Biểu bảng + Sơ đồ + SGK + Bảng HTTH + Mẫu vật + dụng cụ thí nghiệm, … III/- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU. - Tổ chức HS Hoạt động nhóm + Diễn giảng + Đàm thoại trao đổi + Kể chuyện + Khám phá + Trực quan, … IV/- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: A. Ổn định. B. Bài cũ. nHoạt động 1 - GV nêu nhữmg yêu cầu của buổi thực hành. Đặc biệt nhắn mạnh yêu cầu về cẩn thận, an toàn trong khi làm thí nghiệm với các hóa chất độc và dễ gây nguy hiễm như H2S, SO2, H2SO4. - GV hướng dẫn một số thao tác, làm mẫu cho HS quan sát dụng cụ được lắp ráp để thực hiện thí nghiệm tính khử của H2S, SO2. C. Nội dung bài. (30’) Tg Nội dung Hoạt động GV Hoạt động Hs I. Nội dung thí nghiệm và cách tiến hành 1. Điều chế và chứng minh tính khử của hiđrosunfua - Lắp dụng cụ điều chế khí H2S từ FeS và dung dịch HCl - Đốt cháy khí H2S thóat ra, quan sát hiện tượng, giải thích Phản ứng: Dung dịch HCl tác dụng với FeS: 2HCl + FeS ® FeCl2 + H2S Đốt cháy H2S: 2H2S + 3O2 ® 2H2O + 2SO2 2. Tính khử của lưu huỳnh oxit Dẫn khí lưu huỳnh đioxit vào dung dịch brom. Quan sát hiện tượng, viết phương trình hóa học, xác định vai trò chất tham gia phản ứng Phản ứng: Phản ứng tạo thành SO2: Na2SO3 +H2SO4 ® Na2SO4 + H2O + SO2­ Phản ứng của so2 với dung dịch brom: SO2 + Br2 2H2O ® 2HBr + H2SO4 3. Tính oxy hóa của lưu huỳnh đioxit - Dẫn khí H2S điều chế ở trên vào nước , được dung dịch axit sunfuric - Dẫn khí SO2 vào dung dịch H2S Quan sát hiện tượng và giải thích Phản ứng SO2 +2H2S ® 3S + 2H2O 4. Tính oxy hóa của axít sunfuric đặc Nhỏ vài giọt axit sufuric đặc vào một ống nghiệm, cho một lá đồng nhỏ vào rồi đun nhẹ. Quan sát hiện tượng và giải thích, viết phương trình phản ứng. Phương trình hóa học: Cu + 2H2SO4 đặc ® CuSO4 + 2H2O + SO2­ nHoạt động 2 GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm điều chế và đốt cháy H2S như SGK hoặc theo phương án dưới đây (hình 6.1) - Nối nhánh của ống nghiệm có nhánh với một ống dẫn thủy tinh hình L đầu vuốt nhọn bằng đoạn ống dẫn cao su khoảng 3-5cm, đặt lên giá để ống nghiệm. - Cho vào ống nghiệm 1-2 mẩu FeS bằng hạt ngô. Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có kèm ống nhỏ giọt dung dịch chứa HCl. - Bóp quả bóng cao su để dung dịch HCl chảy xuống tiếp xúc và tác dụng với FeS. Khí H2S tạo thành được dẫn qua nhánh ống nghiệm. Đốt khí thoát ra ở đầu vuốt nhọn của ống dẫn, dẫn khí vào bình nước xả. Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng, viết PTHH của phản ứng, xác định vai trò từng chất ttrong phản ứng. Lưu ý: H2S là khí không màu, mùi trứng thối rất khó chịu và rất độc. Vì vậy khi làm thí nghiệm cần rất cẩn thận, dùng lượng hóa chất nhỏ, lắp dụng cụ thí nghiệm thật kín đễ thực hiện thí nghiệm khép kín, khí không thoát ra, đảm bảo an toàn. nHoạt động 3 GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng xảy ra. Có thể hướng dẫn HS làm thí nghiệm như SGK hoặc theo cách sau: - Nối ống của ống nghiệm có nhánh với ống dẫn thủy tinh thẳng bằng ống dẫn cao su dài 3-5 cm. Nhúng đẩu ống dẫn thủy tinh vào ống nghiệm khác chứa dung dịc brom loãng (có thể dùng dung dịch KMnO4 loãng). Để ống nghiệm lên giá đỡ ống nghiệm, hoặc kẹp trên giá thí nghiệm. - Cho vào ống nhiệm có nhánh luợng nhỏ Na2SO3 (khoảng ½ thìa hóa chất nhỏ). Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có kèm ống nhỏ giọt chứa H2SO4 đặc (hình 6.2). - Bóp quả bóp cao su cho H2SO4 đặc chảy xuống và tác dụngvới Na2SO3. GV hướng dẫn HS quan sát hiện tượng khi có khí SO2 thoát theo ống dẫn sang ống nghiệm chứa dung dich brom (hoặc KMnO4), màu dung dịch brom (hoặc KMnO4) nhạt dần. HS quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích, viết PTHH của phản ứng, xác định vai trò từng chất trong phản ứng. Lưu ý; Khí SO2 khong mảu , mùi hắc, rất độc. Vì vậy khi làm thí nghiệm phải cẩn thận, làm thí nghiệm với lượng hóa chất nhỏ, lắp dụng cụ kín để khí SO2 không thoát ra ngoài. nHoạt động 4 GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng xảy ra. Cách tiến hành: Nối nhánh của ống nghiệm có nhánh với ống dẫn thủy tinh dài, một đầu nhúng vào ống nghiệm B chứa 2-3 ml nước cất (hình 6.3). Để ống nghiệm lên gái để ống nghiệm. Cho vào ống nghiệm A có nhánh 2-3 mẫu FeS bằng hạt ngô. Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có kèm ống nhỏm giọt chứa dung dịch HClớp loãng . Bóp quả bóng cao su để dung dịch HCl chảy xuống, tiếp xúc với FeS. Khí H2S tạo thành được dẫn sang ống nghiệm B hòa tan trong nước thành dung dịch axit sunfuhidric. Dẫn khí SO2 đựợc điều chế ở thí nghiệm 2 vào ống nghiệm B. GV hướng dẫn HS quan sát hiện tượng: Dung dịch trong ống nghiệm B bị vẫn đục màu vàng. Giải thích : Khi tác dụng với H2S là chất khử mạnh hơn , SO2 thể hiện tính oxi hóa, đã oxi hóa H2S thành S Yêu cầu HS xác định từng chất trong phản ứng. nHoạt động 5 GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm và quan sát hiện tượng xảy ra. HS có thể làm thí nghiệm như SGK. Vì khí SO2 là khí độc nên đễ an toàn có hể thực hiện theo cách sau: - Cho vào ống nghiệm (a) 1 ml H2SO4 đặc, 1-2 mảnh phôi bào đồng, kẹp ống nghiệm bằng kẹp gỗ, cắm kẹp gỗ vào đế giá thí nghiệm thực hành. Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có kèm ống dẫn thủy tinh hình chữ L nối với ống nghiệm (b) chứa 2m,lớp nước cất và mẫu giấy quì tím. Dùng đèn cồn đun nóng ống nghiệm (a) (hình 6.4). GV: Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra, viết phương trình hóa học, xác định vai trò từng chất trong phản ứng. Hiện tượng : Ống nghiệm (a), dung dịch có bọt khí và từ không màu chuyển dần sang màu xanh. Ống nghiệm (b) có bọt khí, giấy quì tím chuyển dần sang đỏ. (Lưu ý: Muốn thấy rõ màu xanh trong dung dịch ở ống nghiệm (a), cần nhỏ thêm vài giọt nước). -Quan sát GV làm mẫu, sau đó làm theo -Chú ý cẩn thận khi làm việc với hóa chất -Quan sát kỹ diễn biến, hiện tượng và giải thích -Nếu kết quả phản ứng mình thực hiện không giống như GV biểu diễn thì phải xem xét lại để tìm nguyên nhân, hỏi GV nếu cần thiết. - Ghi kết quả thí nghiêm, giải thích hiện tượng và viết phản ứng xảy ra. D. Củng cố: (10’) nHoạt động 6. HS viết và nộp tường trình thí nghiệm. Giáo viên tổng hợp bài học. BTVN: BT SGK + SBT. ĐỂ TẢI CÁC TIẾT KHÁC XIN HÃY VÀO TRANG RIÊNG CỦA VĂN CÔNG MƯU HOẶC ĐIA CHỈ:

File đính kèm:

  • docGA 10CB tiet 59.doc
Giáo án liên quan