Bài giảng Hình học 8 Tuần 24 Tiết 44 Khái niệm hai tam giác đồng dạng

Hs cần nắm chắc định nghĩa về hai tam giác đồng dạng, về tỉ số đồng dạng.

- Hiểu được các bước chứng minh trong định lí MN//BC => AMN ABC

- Luyện cho hs có kĩ năng viết các cặp tam giác đồng dạng, xác định được tỉ số đồng dạng.

- Hs biết vận dụng định lí để làm bài tập.

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1097 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Hình học 8 Tuần 24 Tiết 44 Khái niệm hai tam giác đồng dạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Trịnh Thị Lan Ngày soạn: 20/1/2010 Đơn vị: Thị xã Đồng Xoài Ngày dạy: 25/1/2010 GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ *************** Tuần 24 – Tiết 44 KHÁI NIỆM HAI TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG MỤC TIÊU BÀI DẠY - Hs cần nắm chắc định nghĩa về hai tam giác đồng dạng, về tỉ số đồng dạng. - Hiểu được các bước chứng minh trong định lí MN//BC => AMN ABC - Luyện cho hs có kĩ năng viết các cặp tam giác đồng dạng, xác định được tỉ số đồng dạng. - Hs biết vận dụng định lí để làm bài tập. CHUẨN BỊ Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo,…. Bộ máy vi tính, USB chứa nội dung bài giảng. Giáo án. Phấn màu, Thước kẻ Học sinh: Sách giáo khoa, vở nháp, vở ghi, vở bài tập, thước kẻ.… Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên. Slide 1 Hoạt động của thầy Giới thiệu tiết học có các thầy cô về dự giờ với lớp. Hoạt động của hs NỘI DUNG Slide 2 * Ổn định tổ chức lớp. * Kiểm tra bài cũ: gọi hs lên bảng trả lời và làm bài tập. Yêu cầu hs cả lớp theo dõi bạn trả lời câu hỏi và làm bài. Yêu cầu hs nhận xét bài làm của bạn. * Nhận xét, cho điểm. Hs báo cáo sĩ số lớp. Hs lên bảng trả lời câu hỏi và làm bài. Hs nhận xét bài làm của bạn. Slide 3 * Gv yêu cầu hs nhìn lên màn hình và yêu cầu 1 hs nhận xét hình dạng, kích thước của những cặp hình trong mỗi nhóm. * Gv giới thiệu những cặp hình trong mỗi nhóm là những hình đồng dạng. ? Vậy những hình như thế nào là những hình đồng dạng. * Gv giới thiệu ở cặp hình nhóm 3, là hai tam giác đồng dạng.Để tìm hiểu thêm về hai tam giác đồng dạng và những tính chất của nó, cô trò chúng ta sẽ nghiên cứu bài học hôm nay. Hs đứng tại chỗ nêu nhận xét: Hình dạng: giống nhau. Kích thước: khác nhau Hs trả lời. Slide 4,5,6 Gv mời hs lấy sách vở ra để học Ghi bài mới : Gv chiếu đề ?1 trên màn hình. Yêu cầu hs nhìn lên màn hình đọc đề bài và suy nghĩ cách làm. ? Bài này những bạn nào làm được. Gv gọi 2 hs lên bảng trình bầy cách làm, hs dưới lớp cùng làm vào vở. Gv yêu cầu hs nhận xét bài làm của bạn. Gv nhận xét, sau đó dựa vào bài làm của hs để đưa ra định nghĩa hai tam giác đồng dạng. Yêu cầu hs ghi định nghĩa vào vở. Gv giới thiệu kí hiệu tam giác đồng dạng. Gv lưu ý cho hs khi dùng kí hiệu để viết cặp tam giác đồng dạng thì phải viết theo thứ tự cặp đỉnh tương ứng. Gv giới thiệu tỉ số của các cạnh tương ứng không thay đổi, luôn bằng một số cụ thể kí hiệu là k, và k gọi là tỉ số đồng dạng. ? Ở ?1 khi thì tỉ số đồng dạng là bao nhiêu. Gv nói: khi có hai tam giác đồng dạng thì ta luôn viết được tỉ số các cạnh tương ứng( tỉ số đồng dạng). Nếu có: thì ta có tỉ số các cạnh tương ứng nào? ? Để xét xem hai tam giác bất kì nào đó có phải là hai tam giác đồng dạng với nhau hay không, ta phải xét đến những điều kiện gì. Yêu cầu hs thực hiện bài tập trắc nghiệm trên màn hình. Gv yêu cầu hs giải thích được câu đúng, sai. Trong trường hợp 1, gv yêu cầu hs tìm tỉ số đồng dạng k. Gv nói : Đây cũng chính là nội dung của tính chất Từ câu 1 gv rút ra tính chất 1 Hs lấy sách vở ra học. Hs ghi bài mới. Hs đọc thầm trên màn hình. 2 Hs lên bảng trình bầy. Hs dưới lớp cùng làm. Hs nhận xét. Hs ghi định nghĩa vào vở. Hs chú ý theo dõi và ghi vào vở. Hs đứng tại chỗ trả lời. Hs trả lời. Hs trả lời. Hs đọc thầm đề bài trên màn hình. Hs đứng tại chỗ trả lời câu hỏi trên. Hs tìm k TIẾT 44: KHÁI NIỆM HAI TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG 1. Tam giác đồng dạng: a) Định nghĩa: Tam giác A’B’C’ gọi là đồng dạng với tam giác ABC nếu : Tam giác A’B’C’ đồng dạng với tam giác ABC thì ta kí hiệu là: Tỉ số các cạnh tương ứng gọi là tỉ số đồng dạng. Slide 7, 8 Gv hướng dẫn cho hs thực hiện để rút ra các tính chất còn lại. ? Nếu có thì tỉ số đồng dạng là? ? Nếu có thì tỉ số đồng dạng là? ? Có nhận xét gì về hai tỉ số: . Từ đó gv nêu tính chất 2. Tính chất 3, gv hỏi để tự cho hs rút ra. Gv nói: Khi theo tỉ số đồng dạng và theo tỉ số đồng dạng vậy thì theo tỉ số đồng dạng là bao nhiêu? Các em suy nghĩ và về nhà làm bài để trả lời cho câu hỏi này nhé. Đây chính là bài tập 24 SGK – Gv chiếu đề bài tập lên màn hình Hs ghi vào vở các tính chất. Hs nhận xét. Hs trả lời câu hỏi theo yêu cầu của gv. Hs chú ý trên bảng. Hs đọc đề bài trên màn hình. b) Tính chất: + Nếu thì theo tỉ số đồng dạng k =1. + Nếu theo tỉ số đồng dạng k thì theo tỉ số đồng dạng 1/k. + Nếu và thì Slide 9, 10 Yêu cầu hs quan sát trên màn hình, thực hiện ?3. Gv gọi từng hs đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi trên đề bài. Gv nói: Như vậy khi a // BC thì ta có , từ bài toán này em nào có thể phát biểu thành nội dung của một tính chất nào đó được không. Gv nói: Đây chính là nội dung của định lí. Gv chiếu nội dung của định lí trên màn hình, yêu cầu hs đứng tại chỗ đọc lại, nhắc nhở hs ghi vào vở. Gv nói: trong trường hợp đường thẳng a vẫn // BC, nhưng cắt phần kéo dài hai cạnh của tam giác ( Gv bấm máy cho hình vẽ minh họa) thì định lí trên có đúng nữa không.Và định lí vẫn đúng trong trường hợp này, đây chính là điều mà các em cần chú ý. Yêu cầu hs đọc phần chú ý trên màn hình. 4 hs lần lượt trả lời 4câu. Hs khác đứng tại chỗ trả lời. Hs đọc lại. Hs ghi vào vở. 2) Định lí: Định lí: SGK có MN // BC Chứng minh: SGK Chú ý : SGK Slide 12 Yêu cầu hs quan sát trên màn hình, thực hiện bài tập trên. Gọi 1 hs lên bảng vẽ hình. Gọi hs 2 lên làm bài. Hs đọc đề bài thầm trên màn hinh. Hs lên bảng vẽ hình. Hs lên bảng làm. Bài tập: Slide 13 Gv củng cố bài. Yêu cầu hs đọc phần : Hướng dẫn về nhà. Hs chú ý theo dõi. Hs đứng tại chỗ đọc. Slide 14, 15, 16, 17, 18 Gv liên hệ thực tế: Ở những bài trước các em đã được học định lí Talet, định lí đảo và hệ quả của định lí Talet. Định lí Talet đã được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống của chúng ta. Vậy các em có biết Talet là ai không? Talet là một nhà bác học, nhà Toán học, ông sinh năm 624, mất năm 547 TCN, tại thành phố Mi-Lê, một thành phố giàu có nhất thời cổ Hi Lạp,nằm trên bờ biển Địa Trung Hải ấm áp và thơ mộng. Talet đã giải được bài toán đo chiều cao của Kim tự tháp Ai cập bằng một phương pháp hết sức đơn giản nhờ áp dụng tính chất của tam giác đồng dạng.Vậy Talet đã áp dụng như thế nào để đo được, các em về nhà tìm hiểu trong phần Có thể em chưa biết. Công việc mà nhà toán học Talet đã làm mà ngày nay tưởng chừng như đơn giản thì lúc đó lại có ý nghĩa thật vĩ đại đối với lịch sử phát triển của nghành Toán học. Các em cố gắng học tập thật tốt, biết đâu trong lớp của chúng ta sẽ có bạn cũng có những phát minh lớn đóng góp cho sự phát triển của Đất nước. Slide 17

File đính kèm:

  • docT42 Bai 4 Khai niem hai tam giac dong dangGA thi GVG Tinh.doc