Bài giảng Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 31: Thêm trạng ngữ cho câu - Nguyễn Thị Thu Lan

1. Đọc cặp câu sau và cho biết chúng có gì khác nhau.

a) I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.

b) Nhờ tinh thần học hỏi, sau này, I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.

Câu b có thêm hai bộ phận (được in nghiêng) là :

Nhờ tinh thần học hỏi, sau này

2. Đặt câu hỏi cho các phần in nghiêng ở câu b.

Vì sao I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng ?

Nhờ đâu I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng ?

Khi nào I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng ?

3. Mỗi phần in nghiêng bổ sung cho câu b ý nghĩa gì ?

Phần in nghiêng ở câu b nêu nguyên nhân ( Nhờ tinh thần học hỏi ) và thời gian ( sau này) xảy ra ở sự việc nói ở chủ ngữ và vị ngữ ( I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.)

Em hãy thay đổi vị trí của các phần in nghiêng trong câu?

Ví dụ :

Sau này, I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng nhờ tinh thần học hỏi .

I-ren, sau này trở thành một nhà khoa học nổi tiếng nhờ tinh thần học hỏi .

Nhờ tinh thần học hỏi , I-ren sau này trở thành một nhà khoa học nổi tiếng

Em có nhận xét gì vị trí đứng của các phần in nghiêng.

Các phần in nghiêng có thể đứng đầu câu,cuối câu hoặc đứng giữa chủ ngữ và vị ngữ.

Khi ta thay đổi vị trí của các phần in nghiêng nghĩa của câu có bị thay đổi không?

Khi ta thay đổi vị trí của các phần in nghiêng thì nghĩa của câu không thay đổi.

 

pptx15 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 625 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 31: Thêm trạng ngữ cho câu - Nguyễn Thị Thu Lan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊNTRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ AMÔN: Luyện từ và câuTiết : 243 – Tuần : 31BÀI: Thêm trạng ngữ cho câuGV Thực hiện: Nguyễn Thị Thu LanKiểm tra bài cũCâu cảm dùng để làm gì ? Trong câu cảm, thường có những từ ngữ nào ?Câu cảm ( câu cảm thán) là câu dùng để bộc lộ cảm xúc ( vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên,..) của người nói.Trong câu cảm, thường có các từ ngữ: ôi, chao, chà, trời; quá, lắm, thậtKhi viết, cuối câu cảm thường có dấu chấm than. Bài mới : I. Nhận xét: 1. Đọc cặp câu sau và cho biết chúng có gì khác nhau.a) I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.b) Nhờ tinh thần học hỏi, sau này, I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.Câu b có thêm hai bộ phận (được in nghiêng) là :2. Đặt câu hỏi cho các phần in nghiêng ở câu b.Vì sao I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng ?Nhờ đâu I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng ?Khi nào I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng ?SGK/ 126Nhờ tinh thần học hỏi, sau này3. Mỗi phần in nghiêng bổ sung cho câu b ý nghĩa gì ?Phần in nghiêng ở câu b nêu nguyên nhân ( Nhờ tinh thần học hỏi ) và thời gian ( sau này) xảy ra ở sự việc nói ở chủ ngữ và vị ngữ ( I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.)SGK/ 126SGK/ 126Em có nhận xét gì vị trí đứng của các phần in nghiêng.Các phần in nghiêng có thể đứng đầu câu,cuối câu hoặc đứng giữa chủ ngữ và vị ngữ.Khi ta thay đổi vị trí của các phần in nghiêng nghĩa của câu có bị thay đổi không?Khi ta thay đổi vị trí của các phần in nghiêng thì nghĩa của câu không thay đổi.Em hãy thay đổi vị trí của các phần in nghiêng trong câu?Ví dụ :Sau này, I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng nhờ tinh thần học hỏi .I-ren, sau này trở thành một nhà khoa học nổi tiếng nhờ tinh thần học hỏi .Nhờ tinh thần học hỏi , I-ren sau này trở thành một nhà khoa học nổi tiếngTrạng ngữ là gì?Trạng ngữ là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,của sự việc nêu trong câuTrạng ngữ trả lời cho các câu hỏi nào?Trạng ngữ trả lời cho các câu hỏi : Khi nào? Ở đâu? Vì sao? Để làm gì?SGK/ 126Trạng ngữ có vị trí ở đâu trong câu?Trạng ngữ có thể đứng đầu câu,cuối câu hoặc đứng giữa chủ ngữ và vị ngữ.Trạng ngữ là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,của sự việc nêu trong câu.Trạng ngữ trả lời cho các câu hỏi : Khi nào? ở đâu? Vì sao? Để làm gì?I. Nhận xét: II. Ghi nhớ : SGK/ 126SGK/ 126II. Ghi nhớ : I. Nhận xét: III. Luyện tập :1. Tìm trạng ngữ trong các câu sau :Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng. VÕ QUẢNGb. Trong vườn, muôn loài hoa đua nở. XUÂN QUỲNH.c. Từ tờ mờ sáng, cô Thảo đã dậy sắm sửa đi về làng. Làng cô ở cách làng Mỹ Lý hơn mười lăm cây số. Vì vậy, mỗi năm cô chỉ về làng chừng hai ba lượt. Theo THANH TỊNHSGK/ 1261. Tìm trạng ngữ trong các câu sau : a. Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng. VÕ QUẢNGb. Trong vườn, muôn loài hoa đua nở. XUÂN QUỲNH.c. Từ tờ mờ sáng, cô Thảo đã dậy sắm sửa đi về làng. Làng cô ở cách làng Mỹ Lý hơn mười lăm cây số. Vì vậy, mỗi năm cô chỉ về làng chừng hai ba lượt. Theo THANH TỊNHSGK/ 1262. Viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu kể về một lần em được đi chơi xa, trong đó có ít nhất một câu dùng trạng ngữ.Kì nghỉ hè vừa qua, em được bố mẹ cho đi nghỉ mát ở Nha Trang. Ngày lên đường, em hồi hộp đến không ngủ được. Từ mờ sáng, chúng em đã dậy sắm sửa đồ đạc để chuẩn bị ra ga tàu hỏa. Đúng 8 giờ, tàu bắt đầu chuyển bánh. Qua ô cửa, em thấy nhà cửa, làng mạc loang loáng lùi lại phía sau.II. Ghi nhớ : Trạng ngữ là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,của sự việc nêu trong câuTrạng ngữ trả lời cho các câu hỏi : Khi nào? ở đâu? Vì sao? Để làm gì?.- HỌC THUỘC PHẦN GHI NHỚ “THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU”. -CHUẨN BỊ BÀI MỚI: “THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NƠI CHỐN CHO CÂU”.CỦNG CỐ, DẶN DÒ:KÍNH CHÚC CÁC THẦY CÔ MẠNH KHOẺ HẠNH PHÚC CHÚC CÁC EM CHĂM NGOAN HỌC GIỎI

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_luyen_tu_va_cau_lop_4_tuan_31_them_trang_ngu_cho_c.pptx
Giáo án liên quan