I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Sau bài học , HS cần thấy được:
-Nước ta có vùng biển rộng lớn, trong vùng biển có nhiều đảo và quần đảo
-Nắm được đặc điểm các ngành kinh tế biển: đánh bắt và nuôi trồng hải sản, du lịch. Đặc biệt thấy được sự cần thiết phải phát triển các ngành kinh tế biển một cách tổng hợp.
14 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1080 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 28 - Tiết 46 - Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển - Đảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 28
Tiết: 46
Ngày soạn: 1/ 3/ 10
Bài 38: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Sau bài học , HS cần thấy được:
-Nước ta có vùng biển rộng lớn, trong vùng biển có nhiều đảo và quần đảo
-Nắm được đặc điểm các ngành kinh tế biển: đánh bắt và nuôi trồng hải sản, du lịch. Đặc biệt thấy được sự cần thiết phải phát triển các ngành kinh tế biển một cách tổng hợp.
2. Kỹ năng:
-Nắm vững cách đọc và phân tích sơ đồ , bản đồ, lược đồ
3. Thái độ:
-Có niềm tin vào sự phát triển của các ngành kinh tế biển ở nước ta, có ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo
II/ THIẾT BỊ:
-Bản đồ kinh tế chung Việt Nam
-Bản đồ vùng biển và đảo Việt Nam
-Bản đồ du lịch Việt Nam
- Sơ đồ SGK ( phóng to)
-Tranh ảnh về các ngành kinh tế biển nước ta
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Ôån định lớp:1’KTSS, Kiểm diện
GV: Nhận xét bài kiểm tra 1 tiết(2’)
Mở bài: (2’) Cho học sinh nhắc lại 7 vùng kinh tế trong đó vùng nào không giáp biển?HS: Tây Nguyên. Đặc trưng của các vùng kinh tế giáp biển là gì ? HS: Kết hợp kinh tế giữa đất liền và biển. Vậy biển có những tài nguyên gì để phát triển kinh tế và chúng ta cần làm gì để bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo? Các em tìm hiểu bài hôm nay.
Bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG
15’
20’
GV cho hs quan sát bản đồ Việt Nam và xác định đường bờ biển Việt Nam trên bản đồ, rút ra nhận xét:
-Bờ biển dài
-Vùng biển rộng có nhiều tỉnh giáp biển. HS kể tên
GV liên hệ tỉnh Sóc Trăng giáp biển 72 km
GV cho hs quan sát H38.1 và sơ đồ phóng to trên bảng : Nêu giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta?
-Nội thủy là vùng nước phía trong đường cơ sở và tiếp giáp với đường bờ biển. Đường cơ sở là đường nối liền những điểm nhơ ra nhất của bờ biển và các điểm ngồi cùng của các đảo ven bờ tính từ ngấn nước thuỷ triều thấp nhất trở ra
-Lãnh hải rộng 12 hải lý. Ranh giới phía ngoài lãnh hải là ranh giới quốc gia trên biển ,trên thực tế đó là đđường song song và cách đều đường cơ sở về phía biển 12 hải lý
-Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của đất nước, được quy định 12 hải lý.Trong vùng này,nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường , di cư, nhập cư
-Vùng đặc quyền kinh tế tiếp liền lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý , tính từ đường cơ sở. Ở vùng này nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn để các nước khác được đặt các ống dẫn dầu, dây cáp ngầm, tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không
-Thềm lục địa gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục điạ Việt Nam.Nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò và khai thác , bảo vệ và quản lý các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam
GV cho hs quan sát bản đồ Việt Nam kết hợp lược đồ hình 38.2 SGK rút ra nhận xét:
-Vùng biển nước ta có nhiều đảo lớn nhỏ
-Có đảo ven bờ: Phú Quốc, Cát Bà , Lí Sơn, Cái Bầu
- Xa bờ:Bạch Long Vĩ, Phú Quý
Cho hs xác định vị trí các đảo ven bờ , xa bờ , đọc tên
HS xác định vị trí 2 quần đảo lớn , đọc tên
GV mở rộng: -Vị trí giới hạn , giá trị kinh tế của 2 quần đảo Trường Sa , Hoàng Sa:
+Quần đảo Hoàng Sa nằm ở kinh độ 1110-1130Đ và vĩ độ 15045’-17015’, ngang với vĩ độ của Huế và Đà Nẵng gồm trên 30 hòn đảo nằm rải rác trên một vùng biển rộng khoảng 15 nghìn km2
+Quần đảo Trường Sa nằm trong khoảng kinh độ 111020’-117020’Đ và vĩ độ 6050’-120B. Quần đảo Trường Sa gồm khoảng 100 hòn đảo, đá, cồn san hô và bãi san hô nằm rải rác trong vùng biển rộng khoảng 160 000km2-180 000km2; trong đó có 23 hòn đảo , đá, cồn ,bãi thường xuyên nằm nhô khỏi mặt nước với diện tích tổng cộng khoảng 10 km2
GV: Nêu ý nghĩa của vùng biển nước ta trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng?
HS trả lời:- Có nhiều tiềm năng để phát triển tổng hợp kinh tế biển
- Có nhiều lợi thế trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới
GV kết luận: Có vùng biển rộng lớn là một lợi thế của nước ta trong quá trình phát triển và hội nhập vào nền kinh tế thế giới
GV giải thích khái niệm: Phát triển kinh tế tổng hợp: là sự phát triển nhiều ngành, giữa các ngành có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau để cùng phát triển và sự phát triển của một ngành không được kìm hãm hoặc gây thiệt hại cho các ngành khác
-Phát triển bền vững:là sự phát triển lâu dài, phát triển trong hiện tại mà không làm tổn hại đến lợi ích của các thế hệ mai sau, phát triển phải gắn với việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
GV liên hệ GDBVMT: Em hãy nêu một số biện pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên biển ?
HS: Dựa vào hiểu biết thực tế trả lời.
GV: Dựa vào hình 38.3 và kiến thức đã học hãy nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển những ngành kinh tế biển nước ta?
HS :Thảo luận nhóm 2’.Mỗi nhóm sẽ thảo luận để tìm ra những ví dụ về điều kiện thuận lợi phát triển một ngành kinh tế biển. Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung
GV KL:
HS thảo luận nhóm:5’ Dựa vào nội dung từng ngành trong SGK tóm tắt các ý lớn theo trình tự sau rồi ghi vào bảng.Đại diện nhóm trình bày, GV chuẩûn xác kiến thức
I/ Biển và hải đảo Việt Nam
1.Vùng biển nước ta
–Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài và vùng biển rộng
2. Các đảo và quần đảo
- Vùng biển nước ta có hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ
-Hai quần đảo lớn là : Trường Sa, Hoàng Sa
II/ Phát triển tổng hợp kinh tế biển
-Nguồn tài nguyên biển đảo phong phú tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều ngành kinh tế biển
Các ngành kinh tế biển
Tiềm năng
Sự phát triển
Những hạn chế
Phương hướng phát triển
1.Khai thác nuôi trồng và chế biến hải sản
-Bờ biển dài 3260 km , vùng biển đặc quyền về kinh tế rộng hơn 1 triệu km2
-Cả nước có 619 nghìn ha nước lợ
-Năm 2000, cả nước có 260 nhà máy chế biến thủy hải sản
-Hơn 2000 loài cá, 100 loài tôm
-Nhiều đặc sản : hải sâm , bào ngư, sò huyết
- Ngành thủy sản phát triển cả khai thác nuôi trồng và chế biến hải sản
-Thiếu vốn đầu tư
-Chủ yếu đánh bắt gần bờ nên nguồn hải sản ven bờ đang cạn kiệt dần
-Ô nhiễm môi trường tài nguyên cạn kiệt,
-Công nghiệp chế biến chưa phát triển
-Ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ
-Đẩy mạnh nuôi trồng hải sản trên biển, ven biển và ven các đảo
-Phát triển đồng bộ và hiện đại hóa công nghiệp chế biến hải sản
2.Du lịch biển đảo
-Trên 120 bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp
-Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kỳ thú hấp dẫn khách du lịch
Một số trung tâm du lịch đang phát triển nhanh , thu hút khách du lịch trong và ngoài nước
-Mới chỉ chủ yếu tập trung khai thác hoạt động tắm biển
-Các hoạt động du lịch biển khác còn ít được khai thác, dù có tiềm năng lớn
-Phát triển các hoạt động du lịch biển khác
GV có thể cho hs quan sát 1 số tranh ảnh : Vịnh Hạ Long, vùng biển Phan Thiết
GV: Tại sao cần ưu tiên khai thác hải sản xa bờ?
HS: Khai thác hải sản ven bờ đã vượt quá mức cho phép. Sản lượng đánh bắt gấp hai lần khả năng cho phép trong khi đánh bắt xa bờ chỉ bằng 1/5 khả năng cho phép
GV: Ngoài hoạt động tắm biển chúng ta còn khả năng phát triển các hoạt động du lịch biển nào khác?
HS: Khu sinh thái biển nhiệt đới, du lịch thể thao trên biển, lặn biển(Nha Trang)
GV: Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển sẽ có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản?
HS: - Tăng giá trị sản phẩm, chế biến khối lượng lớn
-Tăng nguồn hàng xuất khẩu, ổn định kích thích sản xuất
-Tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập nguồn lao động
GV cho HS liên hệ với Sóc Trăng:
-Đường bờ biển dài 72 km với cảng Trần Đề thuận lợi cho khai thác, nuôi trồng hải sản trên biển , ven biển, phát triển công nghiệp chế biến thủy sản
HS có thể nêu tên một số khu công nghiệp chế biến thủy sản ở Sóc Trăng: Kim Anh, Uùt Xi, Fimex
Ngoài ra Sóc Trăng còn phát triển du lịch biển ở bãi biển Vĩnh Châu
VI/ PHỤ LỤC:5’
Đánh giá:Câu 1: Khoanh tròn ý đúng nhất trong mỗi câu sau:
Các bộ phận của vùng biển nước ta , tính từ đất liền ra biển là:
Vùng đặc quyền về kinh tế, lãnh hải, nội thủy, vùng tiếp giáp lãnh hải
Lãnh hải , vùng tiếp giáp lãnh hải , nội thủy, vùng đặc quyền về kinh tế
Nội thủy , lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế
Nội thủy, vùng đặc quyền về kinh tế, vùng tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải
Câu 2: Khoanh tròn ý em cho là chưa đúng trong câu sau:
Cần phát triển tổng hợp kinh tế biển nhằm:
Góp phần bảo vệ môi trường biển
Phối hợp các ngành kinh tế với nhau để cùng phát triển
Khai thác hợp lý hơn nguồn tài nguyên biển
Sớm khai thác song nguồn lợi biển gần bờ , tiến đến khai thác nguồn lợi xa biển
Câu 3: Khoanh tròn ý em cho là sai trong câu sau:
Phương hướng phát triển thủy sản trong thời gian tới là:
Ưu tiên phát triển khai thác xa bờ
Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản trên biển, ven biển và ven các đảo
Phát triển đồng bộ và hiện đại hóa công nghiệp chế biến hải sản
Ưu tiên phát triển khai thác thủy sản ven bờ
Dặn dò:
-Trả lời câu hỏi 1,2,3 trang 139 và học thuộc
-Chuẩn bị bài 39- Tìm hiểu đặc điểm 2 ngành kinh tế biển còn lại , sự giảm sút tài nguyên , môi trường biển đảo và các phương hướng bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo
Tuần:29
Tiết:47
Ngày soạn: 10/3/10
Bài 39: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ
Ø BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN – ĐẢO(tt)
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Sau bài học hs cần nắm được:
-Đặc điểm các ngành kinh tế biển: khai thác và chế biến khoáng sản, giao thông vận tải biển.
-Thấy được sự giảm sút của tài nguyên biển, vùng ven bờ nước ta và các phương hướng chính để baỏ vệ tài nguyên và môi trường biển.
2. Kĩ năng:
- Nắm vững hơn cách đọc và phân tích lược đồ , bản đồ.
3. Thái độ:
-Có niềm tin vào sự phát triển các ngành kinh tế biển ở nước ta. Có ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo
II/ THIẾT BỊ:
-Bản đồ kinh tế chung Việt Nam
-Bản đồ giao thông vận tải Việt Nam
-Tranh ảnh về các ngành kinh tế biển, sự ô nhiễm, suy giảm tài nguyên môi trường biển đảo
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Oån định lớp:1’ KTSS, Kiểm diện
Kiểm tra bài cũ:5’ ? Trình bày điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế biển trên bản đồ Việt Nam?
Mở bài: . Những tài nguyên đó không chỉ giúp cho ngành thủy sản , du lịch phát triển mà còn là tiền đề cho ngành khai thác và chế biến khoáng sản biển và phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển.Nhưng “Tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn . Trí tuệ con người là vô hạn”. Vì vậy muốn tài nguyên biển không bị giảm sút thì vừa khai thác vừa phải bảo vệ. Vậy muốn hiểu rõ hơn vấn đề này , chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay
Bài mới
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA G V VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
10’
HS thảo luận nhóm( 3’)Dựa vào kênh chữ SGK , bản đồ kinh tế chung, lược đồ hình 39.2 SGK/ 141 hãy trình bày đặc điểm 2 ngành kinh tế còn lại theo trình tự sau:
+ Tiềm năng phát triển của ngành
+Một vài nét về sự phát triển của ngành
+Những hạn chế
+Phương hướng phát triển
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.GV chuẩn xác kiến thức theo bảng sau:
Các ngành kinh tế biển
Tiềm năng
Sự phát triển
Những hạn chế
Phương hướng phát triển
3.Khai thác và chế biến khoáng sản
-Nguồn muối vô tận
-Ti tan, cát trắng
-Dầu khí
-Nghề muối đã được phát triển từ lâu
-Dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn.
-Công nghiệp hóa dầu đang dần được hình thành
-Công nghiệp chế biến khí
-Quá trình khai thác và vận chuyển dầu gây ô nhiễm môi trường biển
-Công nghiệp chế biến khoáng sản chưa được hiện đại hóa
-Đầu tư xây dựng các khu công nghiệp hóa dầu.
-Hạn chế mức thấp nhất ô nhiễm biển do dầu
4.Giao thông vận tải biển
-Nước ta nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng
-Nhiều vũng vịnh, cửa sông để xây dựng cảng .
-Phát triển hệ thống cảng biển, đội tàu biển, dịch vụ hàng hải
- Chưa đầu tư xây dựng cảng biển nước sâu
-Chất lượng dịch vụ hàng hải còn thấp
-Hiện đại hóa hệ thống cảng biển, tăng công suất cảng biển
-Phát triển ngành cơ khí đóng tàu và đôïi tàu biển
-Nâng cao chất lượng dịch vụ hàng hải
GV cho HS lên bảng xác định trên bản đồ kinh tế Việt Nam 2 nơi sản xuất muối nổi tiếng: Sa Huỳnh( Quảng Ngãi), Cà Ná( Ninh Thuận)
Liên hệ Sóc Trăng có bãi muối Vĩnh Châu
HS quan sát hình 39.1: Em có nhận xét gì về nghề muối ở Ninh Thuận?
GV: Tại sao nghề làm muối phát triển mạnh ở ven biển Nam Trung Bộ?
HS: -Số giờ nắng trong năm lớn
-Ít mưa
HS lên bảng xác định các mỏ dầu đang được khai thác ở vùng biển Vũng Tàu
HS tìm trên hình 39.2 một số cảng biển và tuyến giao thông đường biển ở nước ta ( Xác định trên bản đồ)
Liên hệ Sóc Trăng có cảng Trần Đề, cảng Đại Ngãi .
HS lên bảng xác định một số cảng biển lớn nước ta: cảng Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng
GV: Việc phát triển giao thông vận tải biển có ý nghĩa to lớn như thế nào đối với ngành ngoại thương ở nước ta?
HS: -Tạo điều kiện thuận lợi , thúc đẩy mạnh mẽ trao đổi hàng hóa và dịch vụ với bên ngoài
-Tham gia vào việc phân công lao động quốc tế
*Chuyển ý:Tài nguyên biển là tiền đề để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển nhưng muốn phát triển kinh tế lâu dài thì chúng ta cần phải làm gì?
GV treo bảng số liệu:
Diện tích rừng ngập mặn qua các mốc thời gian:
+Những năm 40 của thế kỷ XX: 450.000 ha
+Năm 1962: 290.000 ha
+Năm 1983: 252.000 ha
+Năm 1986: 190.000 ha
GV: Em có nhận xét gì về diện tích rừng ngập mặn?
HS: Diện tích rừng ngập mặn giảm qua các năm
GV: Em hãy trình bày sự giảm sút tài nguyên biển – đảo?
HS:Dựa vào SGK và sự hiểu biết của bản thân trình bày
GV mở rộng:
Trong khoảng 30 năm trở lại đây,diện tích rạn san hô vùng Cát Bà- Hạ Long mất đi khoảng 30% còn tại bờ biển Khánh Hòa thì độ phủ san hô sống giảm hàng chục lần từ năm1983-1988.
Một số sinh vật biển có nguy cơ tuyệt chủng, trong đó có một số loài có giá trị kinh tế cao:Đồi mồi, Hải sâm, Bào ngư, Ngọc trai,
GV:Nêu một số nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo?
HS nêu:-Các chất độc hại theo sông đổ ra biển
-Các hoạt động giao thông trên biển
-Khai thác dầu khí
GV mở rộng thêm : dân số gia tăng , nhu cầu lương thực tăng lên nên khai thác đánh bắt nhiều hơn.
GV: Trong các nguyên nhân làm ô nhiễm biển thì nguyên nhân nào là nguy hiểm nhất?
HS: ô nhiễm dầu là nguy hiểm nhất. Dầu loang trên biển sẽ cản trở quá trình trao đổi ô xi giữa biển và khí quyển.
Liên hệ thực tế một số vùng biển bị ô nhiễm: Ngày 8/3/07 ,vùng biển Vũng Tàu bị ô nhiễm do dầu. Trong thời gian gần đây , nhiều vùng biển bị ô nhiễm do dầu tràn, dầu loang kể cả vùng biển Sóc Trăng.
GV: Em hãy kể tình hình ô nhiễm môi trường nơi em ở?
HS nêu. Từ đó GV giáo dục các em ý thức giữ vệ sinh môi trường .
GV:Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo sẽ dẫn đến những hậu quả gì?
HS nêu
GV: Chúng ta cần thực hiện những biện pháp cụ thể gì để baỏ vệ tài nguyên và môi trường biển- đảo?
HS nêu
GV lấy ví dụ để minh họa và phân tích cho dễ hiểu hơn
GVmở rộng: Đứng trước nguy cơ giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, Việt Nam đã tham gia một số công ước quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trường biển:
+Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982
+Công ước Marpol 73/78 về năng ngừa ô nhiễm do tàu biển gây ra
+Công ước Basel về kiểm soát sự di chuyển qua biên giới các chất thải độc hại và các biện pháp hủy bỏ các chất thải này.
+ Công ước Đa dạng sinh học
+Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước
III/ Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo
1.Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo
*Thực trạng:
-Diện tích rừng ngập mặn giảm
-Sản lượng đánh bắt giảm
-Một số loài có nguy cơ tuyệt chủng
Nguyên nhân:
-Ô nhiễm môi trường
-Khai thác, đánh bắt quá mức
*Hậu quả:
-Suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật biển.
-Aûnh hưởng xấu đến du lịch biển.
2. Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo
-Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật biển. Đầu tư cho đánh bắt xa bờ
-Bảo vệ và trồng rừng ngập mặn
-Bảo vệ rạn san hô
-Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản
-Phòng chống ô nhiễm biển .
IV/ PHỤ LỤC:5’
Đánh giá: HS làm bài tập trắc nghiệm trong phiếu học tập
Câu 1:Khoanh tròn ý em cho là chưa đúng trong câu sau:
Biện pháp chính để phát triển giao thông vận tải biển là:
Phát triển hệ thống cảng biển, tăng công suất cảng biển
Phát triển nganøh cơ khí đóng tàu và đội tàu biển
Nâng cao chất lượng dịch vụ hàng hải
Tăng cường các họat động khai thác thủy sản xa bờ
Câu 2: Khoanh tròn ý em cho là đúng nhất trong câu sau:
Phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển ở nước ta là:
Bảo vệ và đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn
Bảo vệ rạn san hô ngầm và cấm khai thác san hô
Baỏ vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, chống ô nhiễm bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ
Tất cả các ý trên
Câu 3: Hãy điền tiếp vào sơ đồ sau:
Khai thác tổng hợp thế mạnh về tài nguyên biển
Bảo vệ(c).
Phát triển(b)
Phát triển tổng hợp kinh tế biển
Khai thác thế mạnh về cơ sở vật chất kỹ thuật(a).
Đáp án: 1.d, 2.d, a- lao động, b- các ngành kinh tế biển, c- môi trường và tài nguyên
Dặn dò:
-Học bài theo câu hỏi SGK
-Làm bài tập
-Chuẩn bị bài thực hành
File đính kèm:
- Bai 3839 dia li 9.doc