Bài giảng Một số bazơ quan trọng tiết 13

1. MỤC TIÊU

a) Kiến thức: Giúp HS biết

- Tính chất của canxi hiđroxit.

- Cách pha chế dung dịch canxi hiđroxit.

- Các ứng dụng trong đời sống của canxi hiđroxit.

- Ý nghĩa độ pH của dung dịch.

b) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng

 

doc5 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2865 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Một số bazơ quan trọng tiết 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT:13 MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG(tt) Ngày dạy: 1. MỤC TIÊU a) Kiến thức: Giúp HS biết - Tính chất của canxi hiđroxit. - Cách pha chế dung dịch canxi hiđroxit. - Các ứng dụng trong đời sống của canxi hiđroxit. - Ý nghĩa độ pH của dung dịch. b) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng - Viết phương trình hóa học. - Xác định tính bazơ, axit dựa vào thang pH. c) Thái độ: Rèn HS tính cẩn thận khi sử dụng hóa chất và thói quen quan sát, nhận xét, kết luận. 2. CHUẨN BỊ : a) Giáo viên : Dụng cụ và hóa chất - Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ, giá ống nghiệm, ống nhỏ giọt, lọ thủy tinh ... - Hoá chất: p, dd HCl, H2SO4 loãng, Ca(OH)2, giấy pH, NaOH 1M, HCl 0,1M b) Học sinh : Ôn tính chất hóa học của bazơ. 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Đàm thoại gợi mở, thí nghiệm, hợp tác nhóm. 4. TIẾN TRÌNH : 4.1/ Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh. 4.2/ Kiểm tra bài cũ : Câu hỏi * 2HS: Trình bày tính chất hóa học của NaOH (10đ) Đáp án - Làm đổi màu chất chỉ thị: + Quì tím chuyển thành xanh. + Phenophtalein không màu chuyển thành đỏ - Tác dụng với oxit axit muối + nước 2NaOH + SO3 Na2SO4 + H2O (dd) (k) (dd) (l) - Tác dụng với axit muối + nước NaOH + HNO3 NaNO3 + H2O (dd) (dd) (dd) (l) * HS soạn và làm đủ các BT về nhà Điểm 4.3/ Bài mới : * Hoạt động 1: Giới thiệu canxi hiđroxit có những tính chất hóa học nào ? ứng dụng gì ? Chúng ta đi vào tìm hiểu “Một số bazơ quan trọng Ca(OH)2” Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất của canxi hiđroxit. - GV giới thiệu: Dung dich Ca(OH)2 có tên thường là nước vôi trong. - GV treo tranh giới thiệu cách pha chế Ca(OH)2.   HS nhìn tranh mô tả cách pha chế. - GV khái quát lại cho HS ghi lại cách pha chế. * Hoạt động 3: tìm hiểu tính chất hoá học của canxi hiđroxit ? Dung dịch canxihiđrôxit thuộc loại bazơ nào ? Có những tính chất hoá học gì ? (Ca(OH)2 là bazơ tan) - GV chỉ vào góc phải bảng (phần KTBC)   HS xem thông tin SGK và thống nhất các tính chất hoá học trên bảng phải - GV: Các em hãy sử dụng bộ dụng cụ có sẵn trong các khai để thí nghiệm chứng minh dung dịch Ca(OH)2 có đầy đủ các tính chất của một bazơ tan.   HS Các nhóm (6 nhóm) nhận dụng tiến hành thí nghiệm và thảo luận (Quan sát hiện tượng, kết luận)   HS: Đại diện mỗi nhóm 1 em báo cáo, 1 em lên bảng trình bày ND nhóm thảo luận (ghi vào phần nội dung bài học)   HS nhận xét các phương trình của các nhóm   HS đọc tên sản phẩm tạo thành - GV bổ sung: Ngoài ra dung dịch canxi hiđroxit còn tác dụng với muối (học ở bài 9) * Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng của canxi hiđroxit.   HS tìm hiểu thông tin SGK/ 29 liên hệ thực tế nêu ứng dụng của canxi hiđroxit. ª Giáo dục HS: Bảo vệ môi trường từ gia đình đến xã hội. * Hoạt động 5: Tìm hiểu tác dụng của thang pH. - GV thuyết trình: Ngoài chất chỉ thị như quì tím, phenol phtalein ... người ta dùng thang pH để biểu thị độ axit hoặc độ bazơ của dung dịch. Nếu pH = 7 dung dịch là trung tính. pH > 7 dung dịch có tính bazơ. pH < 7 dung dịch có tính axit. pH càng lớn, độ bazơ của dung dịch càng lớn, pH càng nhỏ độ axit của dung dịch càng lớn. - GV giới thiệu giấy pH, cách so màu với thang màu để xác định độ pH. - GV hướng dẫn 2 HS làm TN: Nhúng giấy pH vào cốc chứa HCl 0,1M quan sát nhận xét độ axit ? ( độ axit càng lớn ) - Tương tự GV hướng dẫn 2 HS khác nhúng vào NaOH 1M quan sát nhận xét độ bazơ ? (pH > 7 dung dịch có tính bazơ) ? pH của một dung dịch cho chúng ta biết được điều gì ? ( Độ axit hoặc độ bazơ của dung dịch) - GV: ngoài ra pH còn giúp ta xác định điều kiện sống thích hợp của động vật và thức vật. VD: Cây thông thích hợp đất chua pH từ 4 6 Rau xà lách, rau diếp thích hợp đất kiềm pH từ 8 9 Cá thích hợp môi trường nước pH = 7 Tôm thích hợp môi trường nước ª Gdục: Như vậy trước khi nuôi trồng loại thủy sản hay loại cây nào? chúng ta phải lựa chọn hoặc cải tạo môi trường để có pH thích hợp. A. CANXI HIĐROXIT : Ca(OH)2 I. Tính chất 1. Pha chế dung dịch canxi hiđroxit Hoà tan một ít Ca(OH)2 (vôi tôi) trong nước ta được 1 chất màu trắng có tên là vôi nước (hay vôi sữa) - Lọc nước vôi qua phễu và giấy lọc ta được chất lỏng trong suốt không màu là dung dịch Ca(OH)2 (nước vôi trong) 2. Tính chất hóa học a) Làm đổi màu chất chỉ thị Dung dịch Ca(OH)2 làm đổi màu chất chỉ thị: - Quỳ tím hóa xanh - Dung dịch phenolphtalein không màu chuyển thành màu đỏ. b) Tác dụng với axít muối + nước Dung dịch canxi hiđroxit tác dụng với axit, tạo thành muối và nước PTHH Ca(OH)2 + 2HCl CaCl2 + 2H2O Ca(OH)2 + H2SO4 CaSO4 + 2H2O (dd) (dd) (r) (l) c) Tác dụng với oxit axit muối + nước Dung dịch Canxi hiđroxit tác dụng với oxit axit, tạo thành muối và nước. PTHH Ca(OH)2 + CO2 CaCO3 + H2O (dd) (k) (r) (l) 3Ca(OH)2 + P2O5 Ca3(PO4)2 + 3H2O (dd) (r) (r) (l) d) Tác dụng với muối (Học ở bài 9) 3. Ứng dụng - Làm vật liệu trong xây dựng. - Khử chua đất trồng trọt. - Khử độc các chất thải công nghiệp, diệt trùng chất thải sinh hoạt và xác chết động vật . . . II. Thang pH pH của một dung dịch cho biết độ axit hoặc bazơ của dung dịch Trung tính: pH= 7 Tính axit: pH < 7 Tính bazơ: pH: > 7 4.4/ Củng cố và luyện tập : 2 HS lên bảng các HS khác làm vào vở bài tập * Btập 1: hoàn thành các phương trình phản ứng sau. 1) .............. + .............. Ca(OH)2 2) Ca(OH)2 + .............. Ca(NO3)2 + .............. 3) CaCO3 .............. + .............. 4) Ca(OH)2 + .............. .............. + H2O 5) Ca(OH)2 + SO2 .............. + .............. Giải 1) CaO + H2O Ca(OH)2 2) Ca(OH)2 + 2HNO3 Ca(NO3)2 + 2H2O 3) CaCO3 CaO + CO2 4) Ca(OH)2 + H2SO4 CaSO4 + 2H2O 5) Ca(OH)2 + SO2 CaSO3 + H2O - Gọi vài HS đọc tên sản phẩm. * BT 2: SGK/3 (HS nêu miệng BT- GV nhận xét nêu điểm ) Phương pháp nhận biết 3 lọ chất rắn màu trắng mất nhãn CaCO3 CaO, Ca(OH)2 Dùng quỳ tím và nước Lấy mỗi lọ 1 giọt dung dịch nhỏ lên giấy quì tím: quỳ xanh dó là lọ Ca(OH)2 2 lọ còn lại lấy mỗi thứ 1 ít cho vào nước: chất tan có tỏa nhiệt là CaO PTHH CaO + H2O Ca(OH)2 Chất không tan là CaCO3 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Học bài luyện viết các phương trình phản ứng. - Làm BT 1, 2, 3, 4 SGK/ 40 - Chuẩn bị” Tính chất hóa học của muối” SGK/ 31 Chú ý kết luận và phương trình hóa học 5 . RÚT KINH NGHIỆM -

File đính kèm:

  • docTiet 13.doc
Giáo án liên quan