Bài giảng Phần 1:thành phần nhân văn của môi trường tiết 1: dân số

I.Mục tiêu bài học:

 1.Kiến thức:

 - Mật độ dân số, dân số, tháp tuổi.

 - Dân số là nguồn lao động của một địa phương.

 - Tình hình và nguyên nhân của sự gia tăng dân số, sự bùng nổ đân số.

 - Hậu quả của sự bùng nổ dân số đối với các nước đang phát triển và cách giải quyết.

 

doc176 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1851 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Phần 1:thành phần nhân văn của môi trường tiết 1: dân số, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:. Giảng: Phần 1:Thành phần nhân văn của môi trường Tiết 1: Dân số I.Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: - Mật độ dân số, dân số, tháp tuổi. - Dân số là nguồn lao động của một địa phương. - Tình hình và nguyên nhân của sự gia tăng dân số, sự bùng nổ đân số. - Hậu quả của sự bùng nổ dân số đối với các nước đang phát triển và cách giải quyết. 2.Kỹ năng: - HS có kỹ năng đọc và khai thác thông tin từ các biểu đồ và bản đồ dân số và tháp tuổi. - Hiểu và nhận biết được sự gia tăng dân số và bùng nổ dân số qua các biểu đò dân số. - Phân tích mối quan hệ giữa sự gia tăng dân số nhanh với môi trường 3.Thái độ: ủng hộ các chính sách và các hoạt động nhằm đạt tỉ lệ gia tăng dân số hợp lí. Có ý thức đúng đắn về vấn đề dân số. II.Chuẩn bị GV: Biểu đồ gia tăng dân số thế giới H1.2 (SGK) Hai tháp tuổi H1.1 (SGK) Biểu đồ gia tăng dân số địa phương HS: Sưu tầm các tranh ảnh về ô nhiêm môi trường III.Tiến trình bài học *Khởi động ; -Mục tiêu:gây hứng thú học tập -Thời gian;(2-3’) -Đồ dùng dạy học: -Cách tiến hành: Vào bài : Theo tài liệu của uỷ ban dân số thì. Số lượng người trên trái đất không ngừng tăng lên và tăng nhanh trong thế kỷ XX, trong đó các nước phát triển có tốc độ gia tăng dân số tự nhiên rất cao. Đây là một trong những vấn đề toàn cầu của xã hội loài người. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: *Mục tiêu:Mật độ dân số, dân số, tháp tuổi. - Dân số là nguồn lao động của một địa phương. *Thời gian:15’ *Đồ dùng dạy học ;Hai tháp tuổi H1.1 (SGK) *Tiến hành: Cá nhân GV:Yêu cầu HS đọc thuật ngữ “Dân số” GV: Giới thiệu một vài số liệu nói về dân số H: Vậy làm thế nào để biết được số dân? - Vậy trong các cuộc điều tra dân số người ta cần tìm hiểu những vấn đề gì? GV: Giới thiệu sơ lược H1.1(SGK/ 4 ) về cấu tạo, mầu sắc biểu hiện trên tháp tuổi H:Q/S H1.1(SGK) cho biết - Tổng số em từ khi mới sinh ra cho đến 4 tuổi ở mỗi tháp ước tính có bao nhiêu bé trai và bao nhiêu bé gái ? - Hãy so sánh số người trong độ tuổi lao động ở mỗi tháp tuổi ? - Cho nhận xét hình dạng 2 tháp tuổi ? (Đáy,thân,đỉnh) HS:Trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung. GV: Chuẩn xác kiến thức Hoạt động 2:Nhóm/cặp ( ) *Mục tiêu:Tình hình và nguyên nhân của sự gia tăng dân số, sự bùng nổ đân số. *Thời gian:15’ *Đồ dùng dạy học ;: Biểu đồ gia tăng dân số thế giới H1.2 (SGK) *Tiến hành: GV:Yêu cầu HS đọc thuật ngữ ” Tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử ” GV hướng dẫn đọc biểu đồ H1.3, H1.4(SGK) - Tìm hiểu khái niệm gia tăng dân số H: Q/S H1.3,1.4 đọc chú giải cho biết tỉ lệ gia tăng dân số là khoảng cách giữa các yếu tố nào? - Khoảng cách rộng hẹp ở các năm 1950, 1980, 2000 có ý nghĩa gì? - Dân số thế giới tăng nhanh từ khi nào dựa vào H1.2(SGK)? H: Giải thích nguyên nhân hiện tượng trên? HS: Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét bổ sung GV: Kết luận Hoạt động 3: Nhóm( ) *Mục tiêu:- Hậu quả của sự bùng nổ dân số đối với các nước đang phát triển và cách giải quyết. *Thời gian:10’ *Đồ dùng dạy học ; *Tiến hành: GV: Yêu cầu HS Q/S H1.3, H1.4(SGK) cho biết H: Tỉ lệ tử và tỉ lệ sinh ở 2 nhóm nước đang phát triển và phát triển là bao nhiêu vào các năm 1950, 1980, 2000? H: So sánh sự gia tăng dân số ở 2 nhóm nước? HS: Nhóm1,2,3 phân tích biểu đồ 1 Nhóm 4,5,6 phân tích biểu đồ 2 Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. GV: Nhận xét và giải thích “Bùng nổ dân số” H:Trong 2 thế kỷ XIX, XX sự gia tăng dân số có gì đặc biệt? H: Cho biết nguyên nhân, hậu quả, biện pháp khắc phục bùng nổ dân số? HS: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung GV: Chuẩn xác 1.Dân số, nguồn lao động - Các cuộc điều tra dân số cho biết tình hình dân số, nguồn lao động của một quốc gia, một địa phương. - Tháp tuổi cho biết đặc điểm cụ thể của dân số qua giới tính, độ tuổi, nguồn lao động hiện tại và tương lai của địa phương. 2.Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỷ XI X và XX - Dân số thế giới tăng nhanh nhờ những tiến bộ trong các lĩnh vực xã hội, kinh tế và y tế. 3.Sự bùng nổ dân số - Sự gia tăng dân số không đều trên thế giới. - Dân số ở các nước phát triển đang giảm. Bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển. * Nguyên nhân: - Tỉ lệ sinh cao - Tỉ lệ tử giảm * Hậu quả: Nhiều trẻ em,gáng nặng về ăn mặc, ở, học, y tế, việc làm. * Biện pháp: - Kiểm soát sinh đẻ - Phát triển giáo dục - Cách mạng nông nghiệp và công nghiệp hoá IV,Tổng kết hướng dẫn học tập ở nhà I. Điền vào chỗ trống những cụm từ, từ thích hợp trong các câu sau: a. Điều tra dân số cho biết...................của một địa phương, của một nước. b.Tháp tuổi cho biết.....................của dân số qua.............của địa phương. c.Trong 2 thế kỷ gần đây dân số thế giới....................đó nhờ………. II. Khoanh tròn vò đáp án đúng nhất trong cá câu sau 1. Tháp tuổi biểu thị dân số trẻ có hình dạng a. Đáy tháp rộng hơn thân tháp b. Thân và đáy tháp đều rộng c. Thân tháp rộng hơn đáy rháp đ. Thân và đáy tháp đều hẹp 2. Từ năm 1950, ở các nước đang phát triển có sự “bùng nổ dân” số là do: a. Tỉ lệ sinh tăng cao đột ngột b. Mức sống đã được cải thiện c. Tỉ lệ tử giảm xuống đột ngột d. Tất cả các đáp án trên đều đúng 3. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình của châu á năm 2001 là bao nhiêu khi tỉ lệ sinh là 20,9% và tỉe lệ tử là 7,6%: a. 20,9% b. 13,3% c. 1,33% d. 28,5% ( Đáp án: I. a. Tình hình dân số, nguồn lao động b. Đặc điểm cụ thể…..giới tính và độ tuổi c. tăng nhanh… những tiến bộ trong các lĩnh vực kinh tế- xã hội và y tế II. 1- a; 2- d; 3- b ) Tìm hiểu sự phân bố dân cư của nước ta. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ------------------------------------------------- Soạn: Giảng: Tiết 2: sự phân bố dân cư các chủng tộc trên thế giới I.Mục tiêu bài học 1.Kiến thức: HS cần - Hiểu biết được sự phân bố dân cư không đồng đều và những vùng đông dân trên thế giới. - Nhận biết sự khác nhau và sự phân bố của 3 chủng tộc chính trên thế giới. 2.Kỹ năng: - Hình thành kỹ năng đọc bản đồ phân bố dân cư. - Nhận biết được 3 chủng tộc chính trên thế giới qua ảnh và thực tế. 3.Thái độ: Giáo dục ý thức không phân biệt chủng tộc II.Chuẩn bị GV: Bản đồ dân số thế giới, bản đồ tự nhiên thế giới. Tranh ảnh ba chủng tộc chính. HS: Sưu tầm tranh ảnh về các chủng tộc tren thế giới III.Tiến trình bài học *Khởi động ; -Mục tiêu:củng cố kiến thức cũ,gây hứng thú học tập -Thời gian;(2-3’) -Đồ dùng dạy học: -Cách tiến hành: + Tháp tuổi cho biết những đặc điểm gì của dân số+ Bùng nổ dân số thế giới sảy ra khi nào? Nêu nguyên nhân, hậu quả và cách giải quyết? *.Bài mới: Vào bài: Loài người đã xuất hiện cách đây hàng triệu năm ,ngày nay con người đã sinh sống ở hầu khắp mọi nơi trên trái đất. Có nơi dân cư tập trung đông, nhưng cũng nhiều nơi rất thưa vắng người. Điều đó phụ thuộc vào điều kiện sinh sống và khả năng cải tạo tự nhiên của con người Hoạt động của GV và HS Nội Dung Hoạt đông 1: Cặp / nhóm *Mục tiêu:- Hiểu biết được sự phân bố dân cư không đồng đều và những vùng đông dân trên thế giới. *Thời gian:20’ *Đồ dùng dạy học ;Bản đồ dân số thế giới, bản đồ tự nhiên thế giới. *Tiến hành: B1: GV giới thiệu và phân biệt rõ 2 thuật ngữ “dân số” và “dân cư” GV: Gọi 1 HS đọc thuật ngữ “mật độ dân số” GV dùng bảng phụ ghi bài tập 2 (SGK) gọi 1 HS tính mật độ dân số 2001 của các nước H: Hãy khái quát công thức tính mật độ dân số? Hs trả lời, Hs khác nhận xét bổ sung GV nhận xét, chuẩn kiến thức B2: GV yêu cầu HS quan sát lược đồ H2.1 và giới thiệu cách thể hiện trên lược đồ. GV yêu cầu HS đọc trên lược đồ H2.1 (SGK) kể tên khu vực đông dân cư trên thế giới? Đối chiếu với bản đồ TN cho biết? H:- Các khu vực đông dân cư chủ yếu phân bố tập trung ở những đâu? - Khu vực thưa dân nằm ở vị trí nào? H: HS dựa vào vốn hiểu biết thảo luận nguyên nhân của sự phân bố dân cư không đồng đều? GV: Kết luận: H: Dùng kiến thức lịch sử cổ đại đã học cho biết tại sao vùng Đông á, Nam á, vùng Trung đông là nơi đông dân? H: Tại sao có thể nói rằng”ngày nay con người có thể sống mọi nơi trên trái đất” HĐ2: Nhóm: *Mục tiêu:- Nhận biết sự khác nhau và sự phân bố của 3 chủng tộc chính trên thế giới. *Thời gian:20’ *Đồ dùng dạy học ;Tranh ảnh ba chủng tộc chính. *Tiến hành: GV: Yêu cầu HS đọc thuật ngữ “chủng tộc” (SGK/186) H: Căn cứ vào đâu để chia dân cư thế giới ra các chHS: Thảo luận nhóm ( 5’) - Nhóm 1,2, thảo luận về chủng tộc da vàng - Nhóm 3,4 thảo luận về chủng tộc da trắng - Nhóm 5,6 thảo luận về chủng tộc da đen * Thảo luận theo các vấn đề sau - Đặc điểm về hình thái bên ngoài: da, mắt, mũi, tóc. - Địa bàn sinh sống của ba chủng tộc. Hs TLN Hoàn thành lệnh GV: Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét và bổ sung GV: Chuẩn xác kiến thức 1. Sự phân bố dân cư trên trái đất * Công thức: Dân số(người) Mật độ dân số = = …. (người/km2) Diện tích (Km2) - Dân cư phân bố không đồng đều trên trái đất - Số liệu mật độ dân số cho biết tình hình phân bố dân cư của một địa phương,một nước. - Dân cư tập trung sinh sống ở những đồng bằng châu thổ, ven biển, những nơi đô thị có khí hậu tốt điều kiện sinh sống, giao thông thuận tiện. 2. Các chủng tộc - Mônggôlốit: Da màu vàng, tóc đen, mượt, dài. Mắt đen, mũi tẹt ( Phân bố chủ yếu ở châu á) - Nêgrốit: Da đen, tóc đen, ngắn và xoăn, mắt đen, to; mũi thấp, rộng, môi dày ( Phân bố chủ yếu ở Châu Phi) - Ôrôpêôit: Da trắng, tóc nâu hoặc vàng, mắt xanh hoặc nâu, mũi dài và nhọn, hẹp, môi mỏng ( Phân bố chủ yếu ở Châu Âu) IV,Tổng kết hướng dẫn học tập ở nhà - Xác định trên bản đồ những khu vực đông dân? Giải thích tại sao? - Chọn câu đúng ở các câu sau? 1.Mật độ dân số là: a. Số dân sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ. b. Số diện tích trung bình của một người dân. c. Dân số trung bình của các địa phương trong một nước. d. Số dân trung bình sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ. 2. Kết quả bài tập 2 cho thấy Việt Nam có dân số cao hơn Trung Quốc và Inđônêxia. a. Diện tích nhỏ, dân số ít. b. Diện tích lớn, dân số đông. c. Diện tích nhỏ, dân số đông. ( Đáp án: 1- d: 2- c ) Sưu tầm tranh ảnh vùng nông thôn và thành thị. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ --------------------------------------------------------- Soạn: Giảng: Tiết 3: quần cư Đô thị hoá I.Mục tiêu bài học. 1.Kiến thức: HS cần - Hiểu những điều cơ bản của quần cư nông thôn và quần cư đô thị, sự khác nhau về nối sống giữa 2 loại quần cư. - Biết vài nét sơ lược về lịch sử phát triển đô thị và sự hình thành các siêu đô thị. 2.Kỹ năng: Biết đọc đọc và phân tích lược đồ, tranh ảnh, bản đồ dân cư, tìm ra những đô thị. II.Chuẩn bị: Bản đồ dân cư thế giới ảnh các đô thị Việt Nam Phiếu học tập III.hoạt động dạy học. *Khởi động ; -Mục tiêu:củng cố kiến thức cũ,gây hứng thú học tập -Thời gian;(2-3’) -Đồ dùng dạy học: -Cách tiến hành: H: Xác định khu vực tập trung đông dân nhất thế giới trên bản đồ? Giải thích vì sao? H: Căn cứ trên cơ sở nào để chia dân cư thế giới thành các chủng tộc? *.Bài mới: Vào bài: Thời kì con người còn lệ thuộc vào thiên nhiên nên sinh sống rải rác ở những nơi nào có điều... Hoạt động củaGV và HS Nội dung Hoạt động 1: Nhóm *Mục tiêu:Hiểu những điều cơ bản của quần cư nông thôn và quần cư đô thị, sự khác nhau về nối sống giữa 2 loại quần cư. *Thời gian:20’ *Đồ dùng dạy học ; *Tiến hành: GV:Yêu cầu HS đọc thuật ngữ ”Quần cư”( sgk-188) và GV giới thiệu thuật ngữ dân cư H:Quần cư có tác động đến yếu tố nào của dân cư ở một nơi? H:GVtreo bảng phụ Q/S H3.1 và H3.2 và dựa vào hiểu biết của mình cho biết sự khác nhau giữa hai kiểu quần cư nông thôn và đô thị? - Các nhóm thảo luận một loại quần cư và điền vào phiếu học tập. N1,2,3: TL quần cư nông thôn N4,5,6: TL quần cư đô thị GV:Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét bổ sung. GV:Chuẩn xác theo bảng 1.Quần cư nông thôn và quần cư đô thị. *Bảng chuẩn Sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị Các yếu tố Quần cư nông thôn Quần cư đô thị 1.Cách tổ chức sinh sống Nhà cửa xen đồng ruộng, tập hợp thành làng xóm. Nhà cửa xây thành phố phường 2.Mật độ dân cư Thấp Cao 3.Lối sống Dựa vào truyền thống gia đình dòng họ. Cộng đồng có tổ chức mọi người tuân thủ theo pháp luật 4.Hoạt động kinh tế Sản xuất nông , lâm, ngư nghiệp Sản xuất công nghiệp, dịch vụ, thương mại. H: Địa phương em thuộc kiêủ quần cư nào? Quần cư nào thu hút đông dân tới làm việc và sinh sống? Hoạt động 2: cá nhân/ cặp *Mục tiêu:- Biết vài nét sơ lược về lịch sử phát triển đô thị và sự hình thành các siêu đô thị *Thời gian:20’ *Đồ dùng dạy học ; Bản đồ dân cư thế giới, ảnh các đô thị Việt Nam *Tiến hành: GV; yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi HS trả lời câu hỏi, Hs khác nhận xét bổ sung GV nhận xét chuẩn kiến thức H:cho biết đô thị xuất hiện sớm nhất vào lúc nào?( đô thị xuất hiện sớm nhất vào thời kì cổ đại, tại TQ, ấn độ, La mã) H: Do nhu cầu gì của loài người?(đô thị xuất hiện do nhu cầu trao đổi hàng hoá, có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp) H: Đô thi phát triển nhất khi nào? H:Những yếu tố nào thúc đẩy quá trình phát triển đô thị?( Sự phát triển của thương nghiệp, thủ công nghiệp, công nghiệp) GV:Gới thiệu thuật ngữ “siêu đô thị”? HS ghi nhớ, trả lời câu hỏi: HS trả lời câu hỏi, hs khác nhận xét bổ sung GV nhận xét chuẩn kiến thức H:Xem H3.3 cho biết có bao nhiêu siêu đô thị trên thế giới? Châu lục nào có nhiều siêu đô thị nhất trên thế giới? Đọc tên các đô thị ? H: Tìm số siêu đô thị có từ 8 triệu dân trở lên ở châu á? H: Các siêu đô thị phần lớn thuộc nhóm nước nào?(Chủ yếu ở nhóm nước đang phát triển.) H:Sự tăng nhanh của dân số trong các đô thị và siêu đô thị đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho những vấn đề gì của xã hội?( MT, sức khoẻ, giao thông, giáo dục, an ninh.) 2.Đô thị hoá.Siêu đô thị - Ngày nay số người sống trong đô thị chiếm 50% dân số thế giới. - Đô thị xuất hiện rất sớm và phát triển mạnh nhất ở thế kỷ 19 là lúc công nghiệp phát triển. - Số siêu đô thị ngày càng tăng ở các nước đang phát triển (Châu á và Nam mỹ) IV,Tổng kết hướng dẫn học tập ở nhà H: Cho biết đặc điểm khác nhau cơ bản của hai loại quần cư chính? H: Giáo viên hướng dẫn HS làm bài tập 2 (SGK)? Khoanh tròn vào các đáp án đúng nhất trong các câu sau: 1. Đô thị hoá được biểu hiện là: a. Việc xây dựng các nhà cao tầng ở những khu phố cổ b. Việc mở rộng đô thị ra các vùng ngoại ô c. Việc xây dựng các khu dân cư mới ở các khu nhà ổ chuột d. Quá trình biến đổi nông thôn thành đô thị 2. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các siêu đô thị trên thế giới là dấu hiệu cho thấy: a. Tình trạng tập trung sản xuất công nghiệp ngày càng cao b. Nông nghiệp ngày càng giảm sút c. Ô nhiễm môi trường ngày càng tăng d. Cuộc sống đô thị ngày càng hối hả, khẩn trương ( Đáp án: 1-d : 2-c ) Ôn cách đọc tháp tuổi, kỹ năng nhận xét phân tích tháp tuổi. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Soạn: Giảng: Tiết 4: thực hành: phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi I.Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: HS cần hệ thống nội dung kiến thức đã học của toàn chương. -Hiểu rõ khắc sâu kiến thức về mật độ dân số và sự phân bố dân số không đồng đều trên thế giới. Các khái niệm đô thị và siêu đô thị, sự phân bố các siêu đô thị ở châu á. 2.Kỹ năng: Sử dụng thành thạokỹ năng đọc và khai thác lược đồ, tháp dân số.Vận dụng tìm hiểu thực tế dân số châu á, dân số nước nhà. II.Phương tiện dạy học; Bản đồ dân cư châu á Bản đồ hành chính Việt Nam H4.2 , H4.3(SGK) phóng to Phiếu học tập III.Hoạtđộng dạy học: *Khởi động ; -Mục tiêu:củng cố kiến thức cũ,gây hứng thú học tập -Thời gian;(2-3’) -Đồ dùng dạy học: -Cách tiến hành: H:Tháp dân số cho biết điều gì? *.hoạt động dạy học cụ thể: Vào bài: Căn cứ vào tháp tuổi người ta có thể nhận biết được dân số trẻ hay già vậy phải căn cứ vào đâu? Hoạt động của GV và HS Nội Dung Hoạt động 1:Cả lớp *Mục tiêu:hs biết được nơi có mật độ dân cao nhaats va thấp nhất *Thời gian:10’ *Đồ dùng dạy học ;H4.1 *Tiến hành: H:Q/S H4.1 cho biết: - Đọc bảng chú giải có mấy thang mật độ dân số? - Nơi có mật độ dân số cao nhất là bao nhiêu?( Thị xã Thái Bình > 3000) - Nơi có mật độ dân số thấp nhất là bao nhiêu?( Tiền Hải < 1000) H:Mật độ nào chiếm ưu thế trong biểu đồ?( 2000) GV:Yêu cầu HS đọc tên và xác định vị trí trên lược đồ, HS khác nhận xét và bổ sung. GV:Kết luận Hoạt động 2: Cặp nhóm *Mục tiêu:Hs phân tích được tháp tuổi *Thời gian:15’ *Đồ dùng dạy học;Tháp tuổiH4.2,4.3(sgk) *Tiến hành: *B1:GV hướng dẫn HS so sánh 2 nhóm tuổi 0-14 và 15-60 tuổi - Cách đọc và nhận dạng tháp tuổi. *B2:Yêu cầu HS nhắc lại3 dạng tổng quát phân chia tháp tuổi? - Tháp dân số trẻ?( hình tam giác, đáy mở rộng, đỉnh nhọn) - Tháp dân số già?( hình tam giác, đáy thu hẹp, nhóm trẻ có tỉ lệ nhỏ) - Tháp dân số ổn định?( 2 cạnh bên gần thẳng đứng, hình ngôi tháp) *B3: Cho HS thảo luận nhóm Q/S H4.2 và H4.3 H: So sánh 2 nhóm tuổi trẻ và độ tuổi lao động của thành phố HCM 1989 và 1999? - Đáy tháp?( nhóm trẻ) - Thân tháp?( nhóm gìa) - Hình dạng tháp 2 thời kỳ 89 và 99 có gì thay đổi?( tháp tuổi 89 đáy rộngthân hẹp, tháp 99 đáy hẹp thân rộng) +Tháp tuổi 1989 là tháp có kết cấu dân số gì?( trẻ) -Tháp tuổi 1999 là tháp có kết cấu dân số gì?( già) Sau 10 năm tình hình dân số của thành phố HCM có gì thay đổi? H: Qua 2 tháp tuổi H4.2 và H4.3 nhóm tuổi nào tăng về tỉ lệ? Nhóm nào giảm về tỉ lệ? Bao nhiêu? GV: Cho đại diện nhóm báo cáo,nhóm khác nhận xét và bổ sung. GV:Kết luận Hoạt động3: Cá nhân *Mục tiêu:Hs đọc tên được những khu vực tập trung đông dân ,các đô thị lớn ở châu á *Thời gian:15’ *Đồ dùng dạy học ;H4.4 *Tiến hành: GV:Yêu cầu HS nhắc lại trình tự đọc lược đồ.trả lời câu hỏi, hs khác nhận xét bổ sung H:Q/S H4.4 Tìm trên lược đồ những khu vực tập trung nhiều chấm nhỏ? Mật độ chấm dày nói lên điều gì? - Những khu vực tập trung mật độ dân số cao được phân bố ở đâu? - Các đô thị lớn được phân bố ở đâu? GV nhận xét, chuẩn kiến thức 1.Phân tích mật độ dân số tỉnh Thái Bình(2000) - Mật độ dân số tỉnh Thái Bình thuộc loại cao của nước ta. - Kết luận: đất trật người đông, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. 2.Phân tích tháp tuổi - Sau 10 năm dân số thành phố HCM(1989-1999) có xu hướng già đi, nhóm tuổi trẻ giảm đi, nhóm độ tuổi lao động tăng lên. 3.Đọc và phân tích lược đồ phân bố dân cư châu á - Phân bố dân cư không đồng đều - Khu vực tập trung đông dân : ĐNA, ĐA ,NA. - Phân bố ở ven biển và trung các hạ lưu các con sông. IV,Tổng kết hướng dẫn học tập ở nhà Biểu dương các nhóm hoàn thành tốt bài thực hành. Biểu dương HS tích cực có nhiều tiến bộ. ôn tập các đới khí hậu trên trái đất Soạn: Giảng: Phần 2: các môi trường địa lý Chương 1: môi trường đới nóng, hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng Tiết 5: đới nóng. môi trường xích đạo ẩm I.Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: HS cần - Xác định được đối nóng trên bản đồ thế giới, các kiểu môi trường trong đới nóng. - Trình bày được đặc điểm của môi trường đới nóng và môi trường xích đạo ẩm. -Phân biệt được sự khacs nhau giữa ba hìn thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng -Biết thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên với sản xuất nông nghiẹp ở đới nóng 2.Kỹ năng: Đọc lược đồ, sơ đồ lát cắt. Nhận biết môi trường qua tranh ảnh, mô tả. II.Chuẩn bị: Bản đồ các môi trường trên thế giới. Tranh ảnh rừng rậm xanh quanh năm, rừng sác. III.Tiến trình bài học: *Khởi động ; -Mục tiêu:củng cố kiến thức cũ,gây hứng thú học tập -Thời gian;(2-3’) -Đồ dùng dạy học: -Cách tiến hành * Hoạt động dạy học cụ thể: Vào bài: Trên trái đất, ở vành đai bao quanh xích đạo, nằm giữa hai chí tuyến, có một môi trường với diện tích không lớn, nhưng lại là nơi có rừng rậm xanh quanh năm phát triển rộng nhất thế giới. Thiên nhiên ở đây tạo điều kiện cho sự sống và phát triển hết sức phong phú. đó là môi trường gì? Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Cá nhân *Mục tiêu:Xác định được đối nóng trên bản đồ thế giới, các kiểu môi trường trong đới nóng. *Thời gian:10’ *Đồ dùng dạy học ;Bản đồ các môi trường trên thế giới. *Tiến hành: GV: Giới thiệu chung về các môi trường địa lý trên bản đồ”các môi trường địa lý” H: Q/S H5.1 (SGK) Hãy xác định danh giới các môi trường địa lý? - Tại sao đới nóng còn có tên gọi là nội chí tuyến?( có nhiệt độ cao, gió thổi thường xuyên) - So sánh diện tích của đới nóng với diện tích đất nổi trên trái đất?( diện tích lớn so với khu vực khác) H:Đặc điểm tự nhiên có ảnh hưởng thế nào đến giới thực vật và phân bố dân cư của khu vực này? ( Đv, tv phân bố rộng , đa dạng) GV: Yêu cầu 1-2 HS xác định trên bản đồ. Nêu đặc điểm của đới nóng. GV: Kết luận Hoạt động 2: nhóm cặp *Mục tiêu:Trình bày được đặc điểm của môi trường đới nóng và môi trường xích đạo ẩm. *Thời gian:20’ *Đồ dùng dạy học ;Bản đồ các môi trường trên thế giới,Tranh ảnh rừng rậm xanh quanh năm, rừng sác. *Tiến hành: H: Dựa vào H5.1 nêu tên các kiểu môi trường của đới nóng? Môi trường nào chiếm diện tích lớn nhất? GV: Chuyển ý xác định giới hạn, vị trí của môi trường xích đạo ẩm trên H5.1. HS xác định vị trí giới hạn của môi trường xích đạo ẩm GV y/c HS trả lời câu hỏi, Hs khác nhận xét, bổ sung H: Quốc gia nào nằm trọn trong môi trường xích đạo ẩm? (Xingapo) H: Xác định vị trí Xingapo trên bản đồ?( 1 độ bắc) H: Q/S biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của Xingapo cho nhận xét, từ đó tìm ra điểm đặc trưng của khí hậu xích đạo ẩm? GV:Yêu cầu thảo luận nhóm ( 4') và hoàn thành phiếu học tập. - Nhóm 1,2,3 phiếu học tập số 1 Phiếu học tập 1: Q/S H 5.2 SGK/ 16 nhận xét diễnbiếnnhiệt độ trong năm - Biên độ nhiệt? - Đường biểu diễn nhiệt trung bình tháng có đặc điểm gì? - Nhiệt độ trung bình năm à Kết luận chung về nhiệt độ - Nhóm 4,5,6 phiếu học tập số 2. Phiếu học tập 2: Nhận xét diễn biến lượng mưa trong năm - Tháng nào không có mưa - Đặc điểm lượng mưa các tháng - Lượng mưa trung bình năm à Kết luận chung về lượng mưa GV:Yêu cầu đại diện 2 nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét bổ sung. GV: Khái quát cho HS nhớ hình dạng biểu đồ khí hậu của Xingapo ( tháng nào cũng có mưa, lượng mưa trung bình từ 170- 250mm) - Bổ sung kiến thức, kết luận GV: Chuyển ý. Đặc điểm khí hậu trên có ảnh hưởng tới khí hậu và sinh vật như thế nào? H:Q/S H5.3 và H5.4 (SGK) cho biết rừng rậm có mấy tầng chính? Giới hạn từng tầng? - Động thực vật ở đây có đặc điểm gì?( đa dạng và phong phú, tv xanh tốt quanh năm) GV: Kết luận I. Đới nóng - Vị trí: Nằm giữa hai chí tuyến - Đăc điểm: + Nhiệt độ cao quanh năm,gió tín phong thổi thường xuyên, chiếm diện tích đất nổi khá rộng. + Động, thực vật phong phú + Là khu vực đông dân của thế giới II.Môi trường xích đạo ẩm 1.K

File đính kèm:

  • docGA Dia 7. luong.doc