Bài soạn môn Địa lý lớp 6 - Bài 9: Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa

A: Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:

- Biết hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa các mùa là hệ quả cảu sự vân động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

- Các khía niệm chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam, Vòng cực Bắc, vòng cực Nam.

- Biết cách dùng ngon đền và quả địa cầu để giải thích hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau.

B: Các thiết bị dạy học:

 - Tranh vẽ về hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa (H24 SGK)

- Quả địa cầu.

C: Các hoạt động trên lớp:

1- Kiểm tra bài cũ:

- Tại sao Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu ?

- Vào những ngày nào trong năm, hai nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam nhận được lượng nhiệt và ánh sáng như nhau ?

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý lớp 6 - Bài 9: Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 12 BΜI 9 Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa A: Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần: - Biết hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa các mùa là hệ quả cảu sự vân động của Trái Đất quanh mặt trời. - Các khía niệm chí tuyến bắc, chí tuyến nam, Vòng cực Bắc, vòng cực Nam. - Biết cách dùng ngon đền và quả địa cầu để giải thích hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau. B: Các thiết bị dạy học: - Tranh vẽ về hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa (H24 SGK) - Quả địa cầu. C: Các hoạt động trên lớp: Kiểm tra bài cũ: - Tại sao Trái Đất chuyển động xung quanh mặt trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu ? - Vào những ngày nào trong năm, hai nửa cầu bắc và nửa cầu nam nhận được lượng nhiệt và ánh sáng như nhau ? Bài mới: Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa Hoạt đông của Thầy và trò Ghi bảng Hoạt động 1: Bước 1: GV: Treo tranh vẽ hiện tượng ngày dêm dài ngắn theo mùa lên bảng yêu cầu HS quan sát tranh. Giới thiệu các đường sáng tối, trục Bắc, Nam . - Vì sao đường biểu hiện trục Trái Đất (BN) và đường phân chia sáng tối không trùng nhau ? - Dựa vào H24 cho biết: - Vào ngày 21-3 ánh sáng mặt trời chiếu vuông góc với vĩ tuyến bao nhiêu ? Vĩ tuyến đó được gọi là đương gì ? (Vào ngày 22-6 ánh sáng mặt trời chiếu vuông góc với vĩ tuyến 23027’B .Đây là giới hạn cuối cùng ánh sáng mặt trời tạo được một góc vuông xuống nửa cầu bắc vĩ tuyến này được gọi là chí tuyến bắc ) - Vào ngày 22-12 (Đông chí ) ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc với vi tuyến bao nhiêu ? Vĩ tuyến đó có ten gọi là gì ? (giới hạn cuối cùng mà ánh sáng mặt trời tạo được một góc vuông xuông nửa cầu nam là vĩ tuyên 23027’N đường đó được gọi là chí tuyến nam ) - Thông qua hai hình 24, 25 em có nhận xét gì về thời gian ngày và đêm ở hai nửa cầu vào các mùa khác nhau ? Bước 2: - GV yêu cầu HS trả lời. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 1: Bước 1: GV: Dựa vào H25 cho biết: + vào các ngày 22-6 và 22-12 dộ dài ngày đêm của các điểm D và D’ ở vĩ tuyến 66033’bắc và nam của hai nửa cầu sẽ như thế nào ? Vĩ tuyến 6033’Bắc và Nam là những đường gì ? (Vào các ngày 22-6 và ngày 22-12 ở các vĩ độ 66033’ bắc và nam có hiện tượng ngày đêm dài suốt 24 h - Vĩ tuyến 66033’B là giới hạn cuối cùng mà ánh snág mặt trời chiếu được xuông mặt đất của nửa cầu Bắc vào ngày 22-12 và đường này gọi là vòng cực bắc - Vĩ tuyến 6603’N là giới hạn cuói cùng mà ánh sáng mặt trời có thể chiếu xuông được bề mạt traí đất vào ngày 22-6 và vĩ tuyến đó gọi là vòng cực nam ) - Càng về hai cực số ngay có ngày và đêm dài suốt 24 h thay đổi như thế nào ? Bước 2: - GV yêu cầu HS trả lời. - GV chuẩn kiến thức. 1. Hiện tượng ngày đêm dài gắn trên các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất. - Do trục Trái Đất nghiêng nên trục nghiêng của Trái Đất và đường phân chia sáng tối không trùng nhau các địa điểm trên bề nặt Trái Đất có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau. + Mọi địa điểm trên dường xích đạo có ngày và đêm như nhau. + Từ xích đao về hai cực thời gian chênh lệch giữa ngày và dêm càng lớn. 2. ở miền cực số ngày có ngày, đêm dài suốt 24 h thay đổi theo mùa. - Vào ngày 22-6 và 22-12 các địa điểm ở: + Vĩ tuyến 66033’b + Vĩ tuyến 66033’N Có một ngày hoặc một đêm dài suốt 24 h. - Từ vòng cực đến cực ở hai bán cầu số ngày hoặc đêm dài suốt 24 h tăng lên. - ở hai cực có ngày đêm dài suốt 6 tháng. D- Củng cố: GV hệ thống lại kiến thức bài giảng. GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK. Em hãy giải thích câu ca dao đêm tháng 5 chưa nừm đã sáng ,ngày tháng 10 chưa cười đã tối E- Dặn dò: Về nhà làm tiếp bài tập SGK. Học bài cũ, nghiên cứu bài mới. Rút kinh nghiệm sau bài giảng:

File đính kèm:

  • docTiet 11-Hien tuong ngay dem dai ngan theo mua.doc