Ôn lại những khái niệm cơ bản, quan trong đã dược học trong học kỳ I
- Biết được cấu tạo và đặc diểm của các hạt cấu tạo nên nguyên tử
- Ôn lại các công thức quan trọng, giúp cho việc làm các bài toán hoá học ( VD công thức chuyển đổi giữa n, m, V )
- Ôn lại cách lập CTHH của một chất dựa vào :
+ Hoá trị
+ Thành phần % (về khối lượng của các nguyên tố )
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1174 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 35 Tuần dạy: ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:
Tiết 35
Tuần dạy:
1. MỤC TIÊU:
1.1Kiến thức:
- Ôn lại những khái niệm cơ bản, quan trong đã dược học trong học kỳ I
- Biết được cấu tạo và đặc diểm của các hạt cấu tạo nên nguyên tử
- Ôn lại các công thức quan trọng, giúp cho việc làm các bài toán hoá học ( VD công thức chuyển đổi giữa n, m, V…)
- Ôn lại cách lập CTHH của một chất dựa vào :
+ Hoá trị
+ Thành phần % (về khối lượng của các nguyên tố )
+ Tỉ khối của chất khí
1.2Kĩ năng:
- Rèn luyện các kỷ năng cơ bản:
- Lập CTHH của một chất
- Tính hoá trị của một nguyên tố trong hợp chất khí, khi biết hoá trị của nguyên tố kia
- Sử dụng thành thạo công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất vào các bài toán
- Biết sử dụng công thức về tỉ khối của các chất khí
- Biết làm các bài toán tính theo CTHH
1.3Thái độ: Giáo dục ý thức học tập có hệ thống, logíc
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
Lập CTHH, chuyển đổi giữa m, n, V
Tỉ khối của chất khí
Tính theo PTHH
3.CHUẨN BỊ:
3.1GV: Bảng phụ ghi đề các bài luyện tập , phiếu học tập
3.2HS: Ôn các kiến thức , kỷ năng cơ bản, Bảng nhóm
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1Ổn định và kiểm diện:
8a1:
8a2:
4.2Kiểm tra miệng: Trong tiết ôn tập
4.3 Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: (10P) Củng cố lại các khái niệm ( HS hiểu được các khái niệm hóa học cơ bản)
GV: Yêu cầu Hs nhắc lại các kiến thức cơ bản dưới dạng một số hệ thống câu hỏi:
Nguyên tử là gì? nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
Những loại hạt nào cấu tạo nên hạt nhân và đặc điểm của những loại hạt đó ?
Hạt nào tạo nên lớp vỏ? Đặc điểm của loại hạt đó ?
Nguyên tố hoá học là gì?
Đơn chất là gì?
Hợp chất là gì?
Phân biệt chất tinh khiết và hổn hợp ?
Phát biểu và giải thích định luật bảo toàn khối lượng ?
Mol là gì ? thế nào là khối lượng mol?
Các công thức chuyển đổi giữa m, n , V, S ?
Hoạt động 2: (10p) Rèn kĩ năng giải bài tập cơ bản ( HS vận dụng một số kĩ năng cơ bản để làm bài tập)
BT1: Lập CTHH của các hợp chất gồm:
Kali và nhóm SO4
Nhôm và nhóm NO3
Sắt (III) và nhóm OH
Bari và nhóm SO4
BT2:Tính hoá trị của Nitơ , sắt, lưu huỳnh,
phốt pho, trong các CTHH sau:
NH3
Fe2(SO4)3
SO3
P2O5
FeCl2
Fe2O3
BT3: Cân bằng các phương trình sau :
a) Al + Cl2 ---.-> AlCl3
b) Fe2O3 + H2 4 Fe + H2O
c) P + O2 4 P2O5
d) Al(OH)3 4 Al2O3 + H2O
e) Na + NaOH 4 NaOH + H2
f)Al2O3+HNO34 Al(NO3)3 + H2O
Hoạt động 4: (15P) Luyện tập ( HS vận dụng kiến thức để làm bài tập)
GV: Gọi HS nhắc lại các bước thành phần % về khối lượng các nguyên tố trong hợp chất :
HS: trả lời 3bước
GV phát phiếu học tập
BT1: Tính thành phần % về khối lượng các nguyên tố trong hợp chất K2CO3
- Em hãy cho biết khối lượng mol của chất đã cho ?
- Tính TP % khối lượng các nguyên tố trong hợp chất?
BT2:
Có những khí sau: CH4, H2S
Hãy cho biết các chất trên nặng hay nhẹ hơn khí ôxi bao nhiêu lần?
Những khí trên nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?
BT3: Tính khối lượng mol chất khí X . Biết khí X nặng gấp đôi khí Y. Khí Y so với tỉ khối không khí bằng 0,586
Gọi HS nhắc lại các công thức tính tỉ khối của chất khí ?
BT4: Cho biết 11g CO2
a) có bao nhiêu mol phân tử CO2 ?
b) Có bao nhiêu phân tử CO2?
c) ở ĐKTC có thể tích bao nhiêu lít?
Gọi HS nhắc lại các công thức chuyển đổi giữa m, n ,V, S
BT5: Nhôm phản ứng với axit Sunfuric (H2SO4) tạo ra muối nhôm Sunfat Al2(SO4)3 và khí H2
a) Lập PT phản ứng ?
b) Nếu dùng 54 g Al và 294 g H2SO4 và sau phản ứng thấy 6g khí H2 thoát ra. Thì khối lượng muối Al2(SO4)3 thu được sẽ là bao nhiêu?
I.Ôn các khái niệm hoá học cơ bản:
Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ và trung hoà về điện.
- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron, mang điện tích âm
Hạt nhân tạo bởi hạt proton và hạt nơ tron
- Prôton (p) : mang điện tích dương (+)
- nơ tron (n) : không mang điện
Lớp vỏ được tạo bởi một hay nhiều electron
-electron (e) : mang điện tích âm (-)
-Trong mỗi nguyên tử : Số p = số e
Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân
Đơn chất là những chất tạo nên từ 1 NTHH
Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 NTHH trở lên
Chất tinh khiết là những chất không lẩn chất nào khác
Hổn hợp gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau
Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia
- Sở dĩ khối lượng không đổi vì: số nguyên tử mỗi nguyên tố không đổi, khối lượng các nguyên tử không đổi ( chỉ liên kết giữa các nguyên tử thay đổi )
Mol là lượng chất có chứa 6 .1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó
6 .1023 gọi là số Avogadrô KH: N
- Khối lượng mol (M) của một chất là khối lượng tính bằng g của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó
Công thức :
V = n . 22,4l à n =
m = n . M à n =
S = n . N à n = ( N = 6 .1023 )
II. Rèn luyện một số kỹ năng cơ bản:
CTHH của hợp chất là:
K2SO4
Al(NO3)3
Fe(OH)3
BaSO4
a) Trong NH3 hoá trị N là III
b) Trong Fe2(SO4)3 hoá trị Fe là III
Trong SO3 hoá trị S là VI
Trong P2O5 hoá trị Plà V
Trong FeCl2 hoá trị Fe là II
Trong Fe2O3 hoá trị Fe là III
t0
a) 2Al + 3Cl2 à 3AlCl3
t0
b) Fe2O3 + 3H2 à 2Fe + 3H2O
t0
c) 4P + 5O2 à 2P2O5
d) 2Al(OH)3 à Al2O3 + 3H2O
e) 2Na +2 NaOH à 2NaOH + H2
f) Al2O3 + 6HNO3 à 2Al(NO3)3 + 3 H2O
III . Luyện tập một số bài tập tính theo công thức hoá học :
Giải
+ MK2CO3= (39 .2 )+ 12 + (16 .3 ) = 138 (g)
+ Trong 1mol K2CO3 có :2mol nguyên tử K, 1mol nguyên tử C, 3 mol nguyên tử O
+ TP % các nguyên tố :
% K = x 100% = 56,52 %
% N = x 100% = 8,7%
% O = 100% -(56,52% +8,7% )
= 34,78%
a) Ta có: dCH4 / O2 = = 0,5 lần
Khí CH4 nhẹ hơn khí ôxi 0,5 lần
dH2S / O2 = = 1, 0625 lần
Khí H2S nặng hơn khí ôxi 1,0625 lần
b) - dCH4/ KK = = 0,55 lần
Khí CH4 nhẹ hơn không khí 0,55 lần
- dH2S/ KK = = 1,175 lần
Khí H2S nặng hơn không khí 1,175 lần
Ta có: dX/Y = = 2
à MX = 2 . MY (1)
dY/KK = = 0,586
à MY = 0,586 . 29 = 34 (g) (2)
Từ (1) và (2) ta có : MX = 2 . 34 = 68 (g)
a) số mol CO2 : nCO2 = = 0,25 (mol)
b) Số phân tử CO2 : SCO2 = 0,25 . 6. 1023 ptử
= 1,5 . 1023 ptử
c) Thể tích CO2 ở ĐKTC :
VCO2 = 0,25 . 22,4l = 5,6 (l)
a) PTHH :
2Al + 3H2SO4 à Al2(SO4)3 + 3 H2
b) Theo ĐLBTKL ta có :
mAl + mH2SO4 = mAl2(SO4)3 + m H2
54 g 294 g ? 6g
mAl2(SO4)3 = (54g + 294g ) - 6g
= 342 (g)
4.4 Tổng kết:
Đã củng cố từng phần
4.5Hướng dẩn học tập:
- Xem kỷ các bài tập đã làm trong các tiết luyêẹn tập, ôn tập
- Ôn tập các kiến thức đã củng cố trong từng tiết luyện tập để chuẩn bị thi học kỳ I
5.PHỤ LỤC:
File đính kèm:
- 35.doc