1. Kiến thức
Hiểu được:
- Bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.
- Để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li phải có ít nhất một trong các điều kiện: + Tạo thành chất kết tủa.
+ Tạo thành chất điện li yếu.
+ Tạo thành chất khí
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3243 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 6 bài4: phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Trường : ĐHSP Thái Nguyên. Tên SV : Trần Quốc Việt.
Khoa : Hóa học. Mã số SV : DTS0852010060.
Chương trình chuẩn: Hóa học 11. Lớp : Hóa A K43.
Họ và tên GVHDGD: TS.Hoàng Thị Chiên.
Tiết 6 Bài4: PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI
I. Mục tiêu bài học
Kiến thức
Hiểu được:
- Bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.
- Để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li phải có ít nhất một trong các điều kiện: + Tạo thành chất kết tủa.
+ Tạo thành chất điện li yếu.
+ Tạo thành chất khí.
Kỹ năng
- Quan sát hiện tượng thí nghiệm để biết có phản ứng hóa học xảy ra.
- Dự đoán kết quả phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.
- Viết được phương trình ion đầy đủ và rút gọn.
- Tính khối lượng kết tủa hoặc thể tích khí sau phản ứng; tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp; tính nồng độ mol ion thu được sau phản ứng.
3. Trọng tâm
- Hiểu được bản chất , điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện ly và viết được phương trình ion rút gọn của các phản ứng.
- Vận dụng vào việc giải các bài toán tính khối lượng và thể tích của các sản phẩm thu được, tính nồng độ mol ion thu được sau phản ứng.
4. Thái độ – tình cảm: Có ý thức cải tạo môi trường nhờ các phản ứng hóa học.
II. Phương pháp giảng dạy
Sử dụng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề kết hợp với thí nghiệm trực quan.
III. Chuẩn bị
Giáo viên
Chuẩn bị nội dung kiến thức mới, nắm vững kiến thức liên quan.
Bảng phụ giáo viên có nội dung bài tập củng cố cuối bài.
Hoá chất và dụng cụ làm thí nghiệm biểu diễn. Các dd sau Na2SO4, BaCl2, NaOH, HCl, CH3COONa, Na2CO3, dd phenolphtalein.
Học sinh
- Nắm vững kiến thức cũ: +Thuộc bảng tính tan.
+Chất điện li mạnh, chất điện li yếu và sự điện li của chúng.
- Cần chuẩn bị trước nội dung bài học mới ở nhà.
IV. Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Tính pH của dung dịch KOH 0,001M và pH của dung dịch HNO3 0,1M.
Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Phản ứng tạo thành chất kết tủa (12 ph).
GV làm thí nghiệm biểu diễn phản ứng giữa dung dịch Na2SO4 và dung dịch BaCl2.
Giải thích ?
GV hướng dẫn cho học sinh các bước viết một phương trình ion rút gọn theo 2 bước theo SGK
Từ phương trình ion rút gọn yêu cầu học sinh cho một thí dụ phản ứng trao đổi của một cặp chất khác cũng cho sản phẩm là BaSO4. Rút ra bản chất của phản ứng trong trường hợp này.
Hoạt động 2:Phản ứng tạo thành chất điện li yếu(10ph)
a.Phản ứng tạo thành nước.
GV làm thí nghiệm biểu diễn: cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch NaOH (có chứa phenolphtalein) cùng nồng độ.
Yêu cầu HS quan sát và viết phản ứng. Giải thích.
Yêu cầu học sinh viết phản ứng giữa Mg(OH)2 với dung dịch HCl.
Rút ra bản chất phản ứng.
b.Phản ứng tạo thành axit yếu.
GV làm thí nghiệm biểu diễn cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch CH3COONa.
GV hướng dẫn HS ngửi mùi sản phẩm, viết PTPƯ rồi nhận xét.
Hoạt động 3: Phản ứng tạo thành chất khí(5ph).
(1) GV hướng dẫn HS làm TN rót dd HCl vào cốc đựng dung dịch Na2CO3. Hãy nêu hiện tượng và giải thích.
(2) Hãy nêu ý nghĩa của pt ion rút gọn.
Hoạt động 4: (3-5ph)
Kết luận:
Giáo viên nhắc lại dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học xảy ra: Có chất mới tạo thành
GV: Yêu cầu học sinh nêu lại điều kiện
để xảy ra phản ứng trao đổi ion
Quan sát và viết phương trình phản ứng.
Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4$ + 2NaCl
Natri sunfat và Bari clorua đều dễ tan và phân li hoàn toàn.
Na2SO4 → 2Na+ + SO42-
BaCl2 → Ba2+ + 2Cl-
Trong số 4 ion chỉ có Ba2+
và SO42- kết hợp được với nhau tạo thành sản phẩm ít tan.
Ba2+ + SO42- → BaSO4 $
HS lấy ví dụ về phản ứng có sản phẩm BaSO4 và rút ra nhận xét
HS quan sát và viết phương trình phản ứng, phương trình ion rút gọn.
HCl + NaOH → NaCl + H2O
HCl → H+ + Cl-
NaOH → Na+ + OH-
Phương trình ion rút gọn.
H+ + OH- → H2O
Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + H2O
Mg(OH)2 + 2H+ → Mg2+ + H2O
Phản ứng xảy ra do có sự kết hợp của 2 ion H+ và OH- tạo thành nước.
Phản ứng xảy ra
HCl + CH3COONa → NaCl + CH3COOH
HCl → H+ + Cl-
CH3COONa → CH3COO- + Na+
H+ + CH3COO- → CH3COOH
Phản ứng tạo thành CH3COOH (mùi dấm) là axit yếu.
(1) Có bọt khí, do xảy ra phản ứng :
2HCl + Na2CO3
® 2NaCl + CO2 + H2O
2H+ + 2Cl– + 2Na+ +
® 2Na+ + 2Cl– + CO2 + H2O
2H+ + ® CO2 + H2O
Có xuất hiện bọt khí
(2) HS nhận xét trả lời.
HS thảo luận trả lời
I. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
1. Phản ứng tạo thành chất kết tủa
Thí nghiệm : trộn 2 dung dịch Na2SO4 và BaCl2.
Phản ứng
Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4$ + 2NaCl
Phương trình ion rút gọn:
Ba2+ + SO42- → BaSO4 $
Phản ứng có sự kết hợp giữa các ion tạo thành một sản phẩm kết tủa.
2. Phản ứng tạo thành chất điện li yếu
a. Phản ứng tạo thành nước
Thí nghiệm
HCl + NaOH → NaCl + H2O
Phương trình ion rút gọn
H+ + OH- → H2O
Phản ứng xảy ra do có sự kết hợp của 2 ion H+ và OH- tạo thành chất điện li yếu.
b. Phản ứng tạo thành axit yếu
Thí nghiệm
HCl + CH3COONa → NaCl + CH3COOH
Phương trình ion rút gọn
H+ + CH3COO- → CH3COOH
Phản ứng có sự kết hợp của 2 ion H+ và CH3COO- tạo thành CH3COOH là chất điện li yếu
3. Phản ứng tạo thành chất khí
Thí nghiệm
2HCl + Na2CO3
® 2NaCl + CO2 + H2O
Phương trình ion rút gọn
2H+ + ® CO2 + H2O
Phản ứng giữa muối cacbonat và dung dịch axit rất dễ xảy ra vì vừa tạo thành chất điện li rất yếu là nước, vừa tạo ra chất khí CO2 thoát ra khỏi môi trường phản ứng.
II. KẾT LUẬN:
1.Phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất
điện li là phản ứng giữa các ion.
2.Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất sau:
- chất kết tủa.
- chất điện li yếu.
- chất khí.
4.Củng cố (8 phút)
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm nhanh một số dạng bài sau:
Bài 1. Chọn phát biểu đúng.
A. Phản ứng trao đổi có thể xảy ra giữa hai đơn chất.
B. Phản ứng trao đổi chỉ xảy ra giữa hai chất tan trong nước.
C. Phản ứng trao đổi chỉ xảy ra khi sản phẩm có chất ít tan hơn hoặc có chất dễ bay hơi hơn hoặc có chất điện li yếu hơn.
D. Phản ứng trao đổi chỉ xảy ra khi sản phẩm có chất kết tủa hoặc có chất khí hoặc có chất điện li yếu.
Đáp án D
Bài 2. Có mấy phản ứng trao đổi ion trong số các phản ứng sau ?
a) HCl + NaOH b) HCl + MnO2
c) FeSO4 + Ba(OH)2 d) C + O2
d) CuO + H2SO4 e) Fe + HCl
A. 3 phản ứng B. 4 phản ứng C. 5 phản ứng D. 6 phản ứng.
Đáp án A
Bài 3. Phản ứng nào tạo ra chất dễ bay hơi ?
A. BaCl2 + Na2SO4 B. CH3COONa + HCl
C. CaCO3 + HCl D. HClO + KOH
Đáp án C
Bài 4.Cho dung dịch các chất : MgSO4, K2CO3, HCl, NaOH, BaCl2. Viết phương trình phân tử, phương trình ion khi trộn từng cặp chất với nhau.
Bài 5.Có 200 ml dd hỗn hợp gồm Na2SO4 0,01M và Al2(SO4)3 0,02M. Tính số ml dd BaCl2 0,05M vừa đủ tác dụng hết với dd hỗn hợp trên.
5.Dặn dò (1 phút)
- Làm bài tập 1 đến 7 (SGK – T20) và bài tập 1.24 đến 1.36 SBT.
- Học bài để chuẩn bị tiết luyện tập và thực hành ngay sau đó.
Nhận xét của giảng viên hướng dẫn:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
File đính kèm:
- GA Phan ung trao doi ion trong dung dich cac chat dienli hot.docx