- HS nắm được định nghĩa phân tử, phân tử khối của các phân tử tính bằng đvC.
- HS biết tính phân tử khối của các chất trên cơ sở nguyên tử khối của các nguyên tố hoá học cấu tạo nên phân tử .
- HS nắm được trạng thái của chất : kim loại ( rắn, lỏng ); phi kim ( rắn, lỏng, hơi ) Giải bài tập 6 tại lớp.
14 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1356 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 9 đơn chất - Hợp chất - phân tử ( tiếp ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng :
8A ..../..../ 2012
Tiết 9
ĐƠN CHấT - HợP CHấT - PHÂN Tử ( tiếp )
I.Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS nắm được định nghĩa phân tử, phân tử khối của các phân tử tính bằng đvC.
- HS biết tính phân tử khối của các chất trên cơ sở nguyên tử khối của các nguyên tố hoá học cấu tạo nên phân tử .
- HS nắm được trạng thái của chất : kim loại ( rắn, lỏng ); phi kim ( rắn, lỏng, hơi ) Giải bài tập 6 tại lớp.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng tính toán, cách tính khối lượng của chất.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS ham học bộ môn, yêu thích thiên nhiên.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Dụng cụ: Mô hình phân tử nước.
- Hoá chất: H2O , NaCl.
2. Học sinh:
- Vở nhóm .
III. Tiến trình day học
1. Ổn định tổ chức (1')
8A ....../.......Vắng:..........................................
2.Kiểm tra (5’)
- CH: Đơn chất là gì ? Cho ví dụ ? Có mấy loại đơn chất ? Cho ví dụ ?
- ĐA: - Những chất tạo nên từ một nguyên tố hoá học. (5 điểm)
- Ví dụ: Ca ; Zn ; C ; I ; O ……
- Có 2 loại đơn chất : (5 điểm)
- Kim loại : Cu ; Zn ; Ca ……
- Phi kim : C ; S ; P ; H..……
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu về phân tử.
- GV: Hướng dẫn HS quan sát mô hình, nhận ra hạt hợp thành của khí hiđrô, oxi, nước.
- HS: Quan sát mô hình.
- GV: Đối với muối ăn " trong mô hình cứ 1 Na gắn vói 1 Cl là hạt hợp thành của chất.
- HS Thấy được hạt hợp thành của chất thì đồng nhất.
- GV: Vậy tính chất của các hạt có giống nhau không?
- CH: Tính chất đó có phải là tínhchất của chất không?
- HS: Nêu định nghĩa về phân tử.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về phân tử khối.
- GV: Phân tử khối là gì ?
- HS: Là khối lượng của mọt phân tử tính bằng đvc .
- GV: Cho HS đọc và tính phân tử khối của O2 , H2O , NaCl .
- GV: M khối lượng mol phân tử .
- Chia HS làm 4 nhóm.
- CH: Dựa vào bảng 1 (tr 42) hoàn thành bài tập 6 (tr 26)
- HS: Hoàn thành bài tập 6 (tr 26)
+ Đại diện nhóm treo đáp án.
GV: Cho nhận xét giữa các nhóm.
+ Thống nhất đáp án chung.
* Hoạt động 3 : Bài tập
- GV: Cho HS làm bài tập 7 (sgk trang 26)
- HS: hoàn thành bài tập theo nhúm.
- GV: Gọi 3 hs lờn bảng trỡnh bày bài.
- HS: lờn bảng hoàn thành.
- GV: Gọi hs khỏc nhận xột, thống nhất và chốt đỏp ỏn.
- Gọi HS đọc "Em có biết "
(10')
(16')
(8')
III. Phân tử :
1. Định nghĩa :
* Ví dụ : Oxi : O nguyên tử .
O2 một phân tử oxi .
Hiđro : 2H hai nguyên tử hiđro.
H2 một phân tử hiđro .
H2O nước gồm 2H : O .
NaCl muối ăn gồm Na : Cl .
CaCO3 đá vôi gồm Ca : C : 3O .
Có 2 loại phân tử :
- Phân tử cùng loại : H2 , O2 , N2 ...
- Phân tử khác loại : HCl, CaCO3 , .....
* Định nghĩa:
" Phân tử là hạt đại diện cho chất gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất hoặc. Phân tử là chất được cấu tạo từ 2 nguyên tố hoá học trở lên .
2. Phân tử khối là :
Khối lượng của một phân tử tính bằng đvc .
Ví dụ :
M O2 = 2 . 16 = 32 đvC .
M H2O = 2 . 1 + 16 = 18 đvC .
M NaCl = 23 + 35,5 = 58,5 đvC .
Bài 6 ( tr 26) .
a) Khí cacbonic
M = 44 đvC
b) Khí mêtan
M = 16 đvC
c) Axit nitric
M = 63 đvC
d) Thuốc tím
M = 158 đvC
IV. Bài tập
Bài tập 7 ( 26)
- phõn tử oxi nặng hơn phõn tử nước 1,78 lần.
- phõn tử oxi nhẹ hơn phõn tử muối ăn 0,51 lần.
- phõn tử oxi nặng hơn phõn tử metan 2 lần.
* Em có biết : sgk trang 27 .
4. Củng cố (3')
- HS1 : Phân tử là gì ? Cho ví dụ ! Có mấy loại phân tử ? Cho ví dụ !
5. Hướng dẫn học ở nhà (1')
- Về học bài , đọc kĩ sgk .
- Làm bài tập 4, 5 sgk.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dậy.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày giảng :
8A ..../..../ 2012
Tiết 10
BàI THựC HàNH 2
Sự LAN Tỏa CủA CHấT.
I. Mục tiêu
1. kiến thức:
- Biết 1 số phân tử vô cùng nhỏ bé có thể khuếch tán ( lan tỏa trong không khí ; nước )
- Làm quen bước đầu với việc nhận biết chất (bằng quỳ tím )
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng thực hành sử dụng hoá chất trong PTN và sử dụng dụng cụ .
3. Thài độ:
- Liên hệ thực tế phân tử nước hoa, dầu gió, rượu. Lan toả. Tan trong nước,.....
- Giáo dục HS ham học bộ môn .
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Dụng cụ : Đèn cồn , Diêm , Nến , Bông .
- Hoá chất : NH3 để lấy NH4OH , KMnO4 .
2.Học sinh:
- Đọc phụ lục (trang 154) . Đọc trước bài 7
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức (1')
8A ....../.......Vắng:..........................................
2. Kiểm tra : (Trong giờ)
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
*Giới thiệu bài
- GV: Mở lọ nước hoa, lọ dầu gió.
- CH: Dưới lớp các em có ngửi thấy mùi nước hoa, mùi dầu gió không ?
- HS: trả lời.
* Hoạt động 1: Tiến hành thí nghiệm.
- GV: Chia HS thành 2 nhóm
- HS: Lấy dụng cụ thí nghiệm và hoá chất để thí nghiệm.
- GV: Yêu cầu HS chú ý làm từng thí nghiệm quan sát hiện tượng, ghi vào vở và giải thích.
- HS: Làm thí nghiệm.
- GV: Quan sát nhắc nhở HS trật tự .
- GV: Đến các nhóm hướng dẩn các em và yêu cầu làm cẩn thận.
- Yêu cầu HS nhận xét cụ thể .
* Hoạt động 2: Báo cáo thí nghiệm.
- GV: Gọi đại diện nhóm lên báo cáo thí nghiệm của nhóm mình.
- HS: Các nhóm nhận xét chéo nhóm.
- GV: Thống nhất đáp ánvà đưa ra kết luận chung.
(3')
(22')
12'
(15')
*Giới thiệu bài:
- Cho HS biết dụng cụ TN .
- Nhãn hiệu ghi trên hoá chất .
I. Tiến hành thí nghiệm:
1. Thí nghiệm 1:
- Sự lan toả của amôniac: NH3
- Nhận xét hiện tượng :
NH3 Làm quì tím hoá màu xanh
- Giải thích: Khí NH3 đã khuếch tán từ bông ở ống nghiệm thấm vào quỳ tím ẩm ( các hạt hợp thành NH3 chuyển động làm quỳ tím thành màu xanh )
- Vậy NH3 mang tính ba zơ .
2. Thí nghiệm 2:
- Sự lan toả của kalipemangnat (thuốc tím). KMnO4
- Cốc1:bThuốc tím tan đều đồng nhất
- Cốc2: màu tím lan toả dần.
- Giải thích: Thuốc tím lan toả dần do hạt phân tử KMnO4 chuyển động
II.Tường trình:
- HS : Ghi lại kết quả 2 thí nghiệm trên để nộp .
4. Củng cố (3')
- GV: Nhận xét giờ thực hành. Gọi HS các nhóm nêu kết quả của 2 thí nghiệm trên.Thu bản tường trình .
5. Hướng dẫn học ở nhà (1')
- Về học bài , đọc trước bài 8.
- Làm bài tập 1 ,2 ,3, 4 (tr 31) .
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dậy.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày giảng :
8A ..../..../ 2012
Tiết 11
bài luyện tập 1
i. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Giúp HS ôn lại một số khái niệm cơ bản của hoá học như: chất, nguyên tử NTHH, phân tử, đơn chất, hợp chất.
- Bước đầu phân biệt được những khái niệm .
- Đơn chất chiâ làm 2 loại ( Đơn chất kim loạivà đơn chất phi kim )
- Hợp chất chia làm 2 loại ( Hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ )
2. Kỹ năng :
- HS : Làm 1 số bài tập xác định nguyên tố hoá học dựa vào nguyên tử khối. Xác định hợp chất ....v...v...
3. Thái độ :
- Giáo dục HS ham học bộ môn .
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ .
2. Học sinh : Bảng nhóm .
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức (1')
8A ....../.......Vắng:..........................................
2. Kiểm tra bài cũ : (Trong giờ)
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ.
- GV: Cho hs nhắc lại sơ đồ ( tr 29)
- Phân tích sơ đồ để HS khắc sâu thêm kiến thức.
- HS: Nêu thêm những ví dụ về đơn chất và hợp chất.
- GV: Cho HS đọc thông tin về chất, nguyên tử và phân tử.
- Cho HS nêu các khái niệm về chất, nguyên tử, phân tử.
- CH: Lấy các ví dụ minh hoạ về vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo.
- Nêu nguyên tử, phân tử?
- GV: Bổ xung và đưa ra kết luận.
* Hoạt động 3 : Bài tập.
- Hướng dẫn HS làm bài tập.
- GV: Hướng dẫn HS chữa nhanh bài tập1, 2 (tr 31)
- HS: Lên bảng chữa.
- GV: Gọi HS khác nhận xét vả đưa đáp án.
- GV: Chia lớp làm 4 nhóm.
- Cho HS hoàn thành bài 3 (tr 31) vào bảng nhóm.
- HS: Hoàn thành bài tập theo nhóm lớn.
- GV: Gọi HS cheo bảng phụ.
- Đại diện nhóm nhận xét.
- GV: Thống nhát đáp án và đưa ra kết luận chung.
- GV: Cho HS làm bài 4 (tr 31)
- Cho HS trả lời vấn đáp điền những từ, cụm từ vào các chỗ chống.
- HS: Trả lời.
- GV: Nhận xét và đưa đáp án chung.
(15')
(25')
6'
I. Kiến thức cần nhớ :
1. Sơ đồ mối quan hê giữa các khái niệm (sgk trg29)
- quan sát sơ đồ.
Vật thể (tự nhiênvà nhân tạo)
Chất
(Tạo nên từ nguyên tố hoá học)
Đơn chất Hợp chất
(Tạo nên từ 1 nguyên tố ) (Từ 2 nguyên tố trở lên)
Kim loại
Phi kim
HC vô cơ
HC hữu cơ
(Là n/tử, phân tử)
(Hạt hợp thành la p/ tử)
2. Tổng kết về chất , nguyên tử và phân tử:
a. Vật thể tự nhiên:
Vật thể.
Chất.
- Qủa chanh
- Axit a xetic, Nước
- Cây mía
- Nước, Xơ, Đường
b. Vật thể nhân tạo:
Vật thể
Chất.
- Cái bàn
- Gỗ, hoặc Nhựa,..v..
- Cái cốc
- Thuỷ tinh, Nhựa..v..
+ Vỏ: e-
c. Nguyên tử : Gồm: {
+ Hạt nhân: p+ và n
d.Phân loại phân tử. Có 2 loại:
+Phân tử cùng loại: H2 , Cl2, O2....
+phân tử khác loái: CO2 , H2SO4.....
II. Bài tập:
Bài tập 1 (30)
a) * Vật thể nhân tạo:
-Vật thể - Chất
+ Chậu + Nhôm, chất dẻo,
* Vật thể tự nhiên:
-Vật thể - Chất
+ Gỗ,Tre, nứa, + Xen lu lo zơ.
b) Dùng nam châm hút Fe (tách riêng được Fe). Bỏ hỗn hợp gỗ và nhôm vào nước. Gỗ nổi , nhôm chìm, gặn lọc tách riêng được2 chất trên.
Bài 2 (31)
Ng/tử
Số e
Số p
Số lớp e
Số e ngoài cùng
Mg
12
12
3
2
Ca
20
20
4
2
Bài 3 (31)
Giải:
+ Gọi hợp chất là X2O
a. Phân tử khối của hợp chất là:
M = 2 . 31 = 62 (đvc)
b. Nguyên tử khối của x là:
2X = 62 - 16 = 46
X = 46 : 2 = 23 (đvc)
Vậy X là ngưyên tố natri: Na.
Bài 4 (31)
a. 1, Nguyên tố hoá học; 2, Hợp chất
b. 1, Phân tử ; 2, liên kết với nhau; 3, Đơn chất.
c. 1, Đơn chất; 2, Nguyên tố hoá học
d. 1, Hợp chất; 2, Phân tử; 3, L/kết với nhau
e, 1, Chất ; 2, Nguyên tử; 3, Đơn chất.
4. Củng cố (3')
- Cho HS nhắc lại kiến thức về chất, nguyên tử, phân tử.
- Các hợp chất vô cơ, hữu cơ.
5. Hướng dẫn học ở nhà (1')
- Về học bài , đọc trước bài 9.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dậy.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày giảng :
8A ..../..../ 2012
Tiết 12
CÔNG THức HóA HọC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS biết công thức hoá học của đơn chất, CTHHcủa hợp chất, ý nghĩa của CTHH.
- Biết tính PTK của đơn chất, hợp chất.
2. Kỹ năng:
- Biết cách viết đúng CTHH, khả năng tính toán giải các bài tập trong sgk.
3. Thái độ:
- Giáo dục hs ham học bộ môn, ưa tìm tòi sáng tạo.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Bảng phụ, 1 số lọ hoá chất có nhăn CTHH.
2. Học sinh:
- Bảng nhóm.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức (1')
8A ....../.......Vắng:..........................................
2. Kiểm tra bài cũ (5')
- CH: Cho biết phân tử khí hiđrô, clo, oxi, nitơ ?
- ĐA: H2 ; Cl2 ; O2 ; N2 . (10 điểm)
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu CTHH của đơn chất.
- GV: Cho hs đọc1, 2 và nêu công thức chung.
- HS: Lấy ví dụ về kim loại: kẽm. bạc...
- CH: Lấy ví dụ về phi kim :C ; P ; H...
- GV : Nhận xét kết luận .
* Hoạt động 2: Tìm hiểu công thức hoá học của hợp chất.
- GV: Cho hs đọc SGK Và Nêu công thức chung .
- HS: Xác định n; A, B, C.
- Xác định x, y, z.
- GV: Dùng phương pháp hỏi vấn đáp cho HS hoàn thành bài 1 (tr 33)
- HS: Trả lời.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của CTHH.
- GV: Gọi HS đọc GV giải thích.
- HS: Đọc thí dụ sgk.
- CH: Nêu ý nghĩa của một số công thức (sgk).
- GV: Gọi 1, 2 hs đọc lưu ý.
- Gọi 1- 2 hs đọc ghi nhớ.
- GV: Cho HS làm bài theo nhóm lớn.
- Hoàn thành bài 4 vào bảng phụ.
- HS: Làm bài xong gv cho hs đổi bài chéo nhóm.
- GV: Đưa bảng phụ cùng hs xây dựng đáp án.
(10')
(13')
(12')
7'
I. Công thức hoá học của đơn chất:
* Công thức chung.
- Hạt hợp thành củađơn chất kim loại là nguyên tử.
- Hạt hợp thành của đơn chất phi kim là phân tử.
II. Công thức hoá học của hợp chất:
* Dạng công thức chung.
nAXBY ; nAXBYCZ.
A, B, C, là kí hiệu của nguyên tố.
x , y, z là số nguyên chỉ số nguyên tố
Ví dụ: 2H2O ; n=2 ; A Là H ; x=2 ; B là O ; y=1
+ 3H2SO4: n = 3 ; A là H ; x = 2 ; B là S ; y = 1; C là O ; z = 4.
Bài 1 (tr 33)
Nguyên tố hoá học.
Ký hiệu hoá học.
Hợp chất.
Nguyên tố hoá học.
Ký hiệu hoá học.
N/tử của nguyên tố đó.
Phân tử.
III. ý nghĩa của công thức hoá học:
sgk (Tr 32)
* Công thức hoá học cho biết:
- Nguyên tố tạo ra chất
- Số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong một phân tử của chất.
- Phân tử khối của chất.
Bài tập:
Bài 4 (tr 33)
a. Năm nguyên tử đồng
- Hai phân tử Natri clorua
- Ba phân tử Canxi cacbonat
b. 3O2 ; 6CuO ; 5CuSO4
4. Củng cố (3')
- HS Viết CTHH của nước; Axitsunfuric.
- Đọc ghi nhớ.
5. Hướng dẫn học ở nhà (1')
- Về học bài kĩ; Làm bài tập đã giải; Đọc thêm SGK (34).
- Đọc trước bài 10.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dậy.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày giảng :
8A ..../..../ 2012
Tiết 13
hoá trị
i. Mục tiêu
1. Kiến thức :
- HS nắm được hoá trị một nguyên tố hoá học được xác định nhờ gán cho nguyên tử H và O .
- Nắm được qui tắc hoá tri: ax = by.
2. Kỹ năng :
- Vận dụng tính hoá trị của 1 nguyên tố trong hợp chất, vận dụng giải các bài tập.
3. Thái độ :
- Giáo dục hs ham học bộ môn .
II. Chuẳn bị
1. Giáo viên: Lọ đựng hoá chất có CTHH như : HCl ; H2O ; NH3 .....
2. Học sinh : Bảng nhóm.
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức (1’)
8A ....../.......Vắng:..........................................
2. Kiểm tra (5’)
- CH: Nêu công thức hoá học của đơn chất, hợp chất, nêu ví dụ.
- ĐA: * Đơn chất (5 điểm)
- Hạt hợp thành của đơn chất kim loại là nguyên tử.
- Hạt hợp thành của đơn chất phi kim là phân tử.
* Hợp chất (5 điểm)
- Dạng công thức chung.
nAXBY ; nAXBYCZ.
A, B, C, là kí hiệu của nguyên tố.
x , y, z là số nguyên chỉ số nguyên tố
- Ví dụ: 2H2O ; n = 2 ; A Là H ; x = 2 ; B là O ; y = 1
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu hoá trị của các nguyên tố được xác định như thế nào?
- GV:Gọi hs đọc bài .
- Cho ví dụ diễn giải như bên
phần nội dung ;
- CH: Cho biết hoá trị của: Cl, O, N..
- Nhận xét bổ xung .
- GV: Cho học sinh nêu kết luận.
- HS: Nêu kết luận và ghi bài.
- GV:Tính hoá trị đối với O ?
- Hướng dấn hs tìm hoá trị
của; Na ; Ca.
- HS: Nêu hoá trị của C ; S ;
- CH: Nêu cách xác định hoá trị đối với nhóm nguyên tử như thế nào ?
- Gọi hs nêu hoá trị của nhóm
(SO4) ; (PO4) ; (OH)
- HS: Bổ sung, nhận xét .kết luận
- GV: Gọi hs đọc kết luận và học bảng 1 + 2 (Trg 42 +43)
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu về quy tắc hoá trị.
- GV: Gọi hs đọc bài .
- HS: Đọc quy tắc hoá trị .
- GV: Kết luận
- HS: Ghi bài
- GV: Cho hs vận dung :
- Cho HS làm bài theo nhóm lớn.
- HS: Làm bài xong nhận xét và hướng dẫn hs rút ra công thức chung.
- HS: ax = by nếu a = b
thì x = y và = 1
- GV: Nếu CTHH đúng thì hoá trị
của nguyên tố này là chỉ số của nguyên tố kia .
- HS: Từng nhóm báo két quả và nêu cách làm.
- GV: Gọi 1 --> 2 hs đọc ghi nhớ.
* Hoạt đông 3 :
- GV: Cho hs làm bài tập 2 (37) theo nhóm lớn .
- HS: Làm bài xong gv thu bài gắn lên bảng .
- GV: Đưa bảng phụ cung hs xây dựng đáp án .
(16’)
(13’)
(5’)
I. Hoá trị của các nguyên tố được xác định.
1.Cách xác định :
a. Đối với nguyên tử H
HCl có 1H liên kết 1Cl ---> Cl hoá trị I
H2O --->2H ---> 1O ---> O ---> II
NH3---> 3H ---> 1N ---> N ---> III
- Hoá trị của các nguyên tố xác địnhnhờ số nguyên tử H.
b. Đối với nguyên tử O. Biết O hoá trị II.
Na2O Có 2Na liên kếtvới 1O--->Na hoá trị I
CaO ---> 1Ca ---> 1O ---> Ca ---> II
c. Xác định hoá trị đối với nhóm nguyên tử:
H2SO4có 2H liên kết với 1(SO4) --> (SO4) --> II.
H3PO4--> 3H -->1(PO4) -->(PO4) --> III.
NaOH--> 1Na -->1(OH) --> (OH) --> I.
- Kết luận: Hoá trị của 1 nguyên tố được xác định bàng cách dựa vào số H và số O.
2. Kết luận: ( SGK 37)
II . Quy tắc hoá trị:
1. Quy tắc: AaxBby . ----> ax = by
- Trong CTHH, tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố kia.
2. Vận dụng:
a.Tính hoá trị của 1 nguyên tố:
- Thí dụ: Tính hoá trị của Al trong hợp chất: Ala2O3b Mà b = II
Vậy : a.2 = b.3
2.a = II.3
2.a = 6
A = 6 : 2 = III --->Al hoá trị III.
- Tính hoá trị của Mg trong hợp chất MgCl2cho biết Cl hoá trị I . Ta có:
a.1 = I.2
a = II --->Mg có hoá trị II.
- Ghi nhớ: SGK(Trg37)
Bài tập 2 (37).
a. KH ---> K có hoá trị I
H2S ---> S ---> II
CH4 ---> C ---> V
b. FeO ---> Fe ---> II
Ag2O ---> Ag ---> I.
SiO2 ---> Si ---> IV.
4.Củng cố (4’)
- HS1: Nêu cách xác định hoá trị của các nguyên tố dựa vào H và O.
- HS2: Nêu quy tắc hoá trị .
5.Hướng dẫn học ở nhà (1’)
- Về học bài đọc SGK. Làm bài tập 2; 3; 4; 6; 7; 8; ( Trg 37 + 38 )
_____________________________________________________
Ngày giảng :
8A ..../..../ 2012
Tiết 14
hoá trị
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS biết cách lập công thức hoá học của hợp chất theo hoá trị, tính toán được hoá trị của một số nguyên tố.
2.Kỹ năng:
- áp dụng giải các bài tập hoá về hoá trị, kỹ năng tính toán, lập công thức.
3.Thái độ:
- Giáo dục HS ham học bộ môn, có ý thức tự giác ham học hỏi.
II. Chuẩn bị
1.Giáoviên : Bảng phụ .
2.Học sinh : Vở nhóm + đã làm bài tập .
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức (1' )
8A ....../.......Vắng:..........................................
2. Kiểm tra (5' )
- CH: Nêu quy tắc hoá trị, lấy ví dụ minh hoạ?
- ĐA: - Quy tắc. AaxBby . ----> ax = by
- Trong CTHH, tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố kia. (5 điểm)
- Thí dụ: Tính hoá trị của Al trong hợp chất: Ala2O3b Mà b = II
Vậy : a.2 = b.3
2.a = II.3
2.a = 6
A = 6 : 2 = III --->Al hoá trị III. (5 điểm)
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu vận dụng.
- GV: Chia hs theo nhóm đọc thông tin SGK.
- Tìm hiểu các ví dụ 1, 2. (sgk)
* Hoạt động 2 : Bài tập áp dụng.
- Hướng dẫn hs làm theo các bươc như phần nội dung .
- HS; Làm xong gọi hs N1 + N2; lên bảng làm.
- HS: Nhóm N3 + N4 nhận xét 2 nhóm trên.
- GV: Kết luận.
- Hướng dẫn hs lập CTHH của những hợp chất tạo bởi 1 nguyên tố và nhóm nguyên tử sau.
- Gọi hs lên bảng làm HS dưới lớp làm ra nháp.
- HS: Làm xong
- GV: Nhận xét và hướng dẫn chấm
- CH: Nêu các bước giải của hợp chất sắt 3 oxit?
- GV: Gọi HS lên lập CTHH của hợp chất natri oxit.
- HS: Lên bảng làm xong
- GV: Gọi HS nhận xét.
- Kết luận.
- HS: Đọc tên NaOH.
- GV: Gọi HS lên bảng.
- HS: Lập CTHH của hợp chất canxisunfat
- HS: Làm bài xong
- GV: Kết luận.
- HS: Đọc tên CaSO4
- GV: Gọi hs lên lập CTHH của hợp chất canxi nitrat.
- HS: Lên bảng làm bài.
- GV: Hướng dẫn hs chưa biết làm
- Sửa bài trên bảng HS ghi bài.
- GV: Gọi 2 HS đọc ghi nhớ, gọi 2 HS đọc mục đọc thêm.
(34’)
(27’)
5’
2. Vận dụng :
a) Lập công thức hoá học của hợp chát theo hoá trị :
Thí dụ 1 : sgk .
Thí dụ 2 : sgk .
Bài tập 5 ( 38 )
* Lập công thức P(III) và H
Bước 1 : PIIIxHIy .
Bước 2 : III . x = I . y
Bước 3 : Chuyển tỉ lệ :
x : y = I : III ---> x = 1 ; y = 3 .
Bước 4 : Công thức đúng là PH3.
* Lập công thức của C (IV) và S ( II)
B1 : CIVxSIIy .
B2 : III . x = II . y
B3 : x : y = II : IV = 1 : 2
---> x = 1 ; y = 2 .
B4 : Công thức đúng : CS2 .
* Fe ( III ) và O
B1 : FeIIIxOIIy .
B2 : III . x = II .y
B3 : x : y = II : III ---> x= 2 ; y = 3 .
B4 : Công thứ đúng là : Fe2O3
b) Lập công thức hoá học của những hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử sau.
* Na ( I ) và OH ( I )
B1 : NaIx(OH)Iy .
B2 : I . x = I . y
B3 : x : y = I : I ---> x = 1 ; y = 1 .
B4 : Công thức đúng : NaOH
Natri hiđroxit .
* Ca ( II ) và SO4 ( II )
B1 : CaIIx(SO4)IIy .
B2 : II . x = II . y
B3 : x : y = II : II ---> x = 1 ; y = 1 .
B4: Công thức đúng, CaSO4 Canxisunfat.
* Ca ( II ) và NO3 ( I )
B1 : CaIIx(NO3)Iy .
B2 : II . x = I . y
B3 : x : y = I : II ---> x = 1 ; y = 2 .
B4 : Công thức đúng : Ca(NO3)2 .
* Ghi nhớ : sgk trang 37 .
* Đọc thêm : sgk trang 39 .
4. Củng cố (4')
- HS nêu các bước lập công thức hoá học .
- HS nêu cách viét CTHH đúng khi biết hoá trị .
5. Hướng dẫn học ở nhà (1')
- Về học bài đọc kĩ sgk .
- Làm bài tập 2 , 3 , 4, 6 , 7 ( Tr 37 , 38 ) .
- Đọc trước bài 11.
____________________________________________________
Ngày giảng :
8A ..../..../ 2012
Tiêt 15
bài luyện tập 2
I. Mục tiêu
1. Kiến thức :
- HS củng cố kiến thức cần nhớ về công thức hoá học của đơn chất , hợp chất , hoá trị của các nguyên tố. Biết tính hoá trị của một nguyên tố trong hợp chất .
2. Kỹ năng :
- Rèn luyện kĩ năng giải bài tập hoá học, cách lập công thức của một hợp chất khi biết hoá trị.
3. Thái độ :
- Giáo dục HS ham học bộ môn, ý thức tích cực của mỗi học sinh.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên : Bảng phụ .
2. Học sinh : Vở nhóm + bảng nhóm .
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức (1')
8A ....../.......Vắng:..........................................
2. Kiểm tra (5')
- CH : - Làm bài 7 ( 38 )
- HS2 : Làm bài 8 ( 38 )
- ĐA: - Bài 7 (38) : ý D ; Ba3(PO4)2 ; (10 điểm)
- Bài 8 (38) : NO2 ; (10 điểm)
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu kiến thức cần nhớ.
- GV: Cho HS nghiên cứu thông tin và ví dụ trong SGK Mục kiến thức cần :
- HS: Nêu Kim loại: Ca ; Cu ; Zn ..v..
Phi kim: - rắn : C ; S ; P..v..
- khí : H2 ; O2......
- lỏng : I2 ; Br2 ....
- Nêu qui tắc hoá trị :
a.x = b.y
a = ( b.y ) : x --> b = ( a.x ) : y
x = ( b.y ) : a --> y = ( a.x ) : b .
- Nêu các bước lập công thức hoá học.
* Hoat động 2 : Bài tập .
- GV: Cho HS làm bài 1 , 2 , 3 , 4 theo nhóm lớn .
- HS : Làm xong .
- GV: Gọi đại diện các nhóm lên bảng hoàn thành bài tập.
+ Nhóm 1 : Bài 1
+ Nhóm 2 : Bài 2
+ Nhóm 3 : Bài 3
+ Nhóm 4 : Bài 4
- GV: Gọi các thành viên ở các nhóm nhận xét chéo nhóm.
- HS: Nhận xét:
- Thống nhất và đưa đáp án
- GV: Gọi 3 hs đọc phần ghi nhớ ( sgk trang 37).
- GV : Gọi 3 HS đọc muc đọc thêm sgk trang 39 .
(13’)
(22’)
6’
I. Kiến thức cần nhớ :
1. Chất được biểu diễn bằng công thức hoá học :
a) Đơn chất :
- Kim loại : Cu , Ag , Al ....
- Phi kim : Rắn : C , S , P ..
- Lỏng : I2 , Br2 ...
- Khí : H2 , O2 ....
b) Hợp chất :
AxBy : H2O , CO2 ....
AxByCz : H2SO4 , CaCO3 ....
2. Hoá trị :
Qui tắc hoá trị : AaxBby ta có a.x = b.y
a) Tính hoá trị chưa biết :
FeaClI3 ---> a .1 = I . 3
a = III ---> Fe hoá trị (III)
b) Lập công thức hoá học :
II. Bài tập
File đính kèm:
- Giao an Hoa 8(20).doc