Câu 1: (đề 2008-A) Phát biẻu không đúng là:
A. Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt
B. Aminoaxit là những hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl
C. Trong dd, H2N-CH2-COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+-CH2-COO-
D. Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1867 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập tổng hợp : amin, amino-Axit và protein, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập tổng hợp : amin, amino-axit và protein
Câu 1 : (đề 2008-A) Phát biẻu không đúng là :
A. Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt
B. Aminoaxit là những hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl
C. Trong dd, H2N-CH2-COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+-CH2-COO-
D. Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin
Câu 2:Có các dd riêng biệt sau: Phenylamoni clorua, H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, ClH3N-CH2-COOH, HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, H2N-CH2-COONa. Số lượng các dd có pH < 7 là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 2
Câu 3: (2008-B) Chất phản ứng với dung dịch FeCl3 cho kết tủa là:
A. CH3NH2 B. CH3COOH C. CH3OH D. CH3COOCH3
Câu 4: Đun nóng chất H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH trong dd HCl (dư), sau khi các phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là:
A. H3N+-CH2-COOHCl-, H3N+-CH2-CH2-COOHCl- B. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH2-COOH
C. .H3N+-CH2-COOHCl-, H3N+-CH(CH3)-COOHCl- D. H2N-CH2-COOH, H2N-CH(CH3) -COOH
Câu 5: Cho 8,9 gam một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H7O2N pư với 100ml NaOH 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 11,7gam chất rắn. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. H2NCH2COOCH3 B. HCOOH3NCH=CH2 C. H2NCH2CH2COOH D. CH2=CHCOONH4
Câu 6: Cho dãy các chất: CH4, C2H2, C2H4, C2H5OH, CH2=CH-COOH, anilin, phenol, benzen. Số chất trong dãy phản ứng được với nước Br2 là:
A. 8 B. 6 C. 5 D. 7
Câu 7:(2007-A). Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 8,4 lit khí CO2, 1,4 lít khí N2 (Các thể tích khí đo ở đktc) 10,125gam nước. Công thức phân tử của X là
A. C4H9N B. C3H7N C. C2H7N D. C3H9N
Câu 8: -aminoaxit X chứa một nhóm –NH2. Cho 10,3 gam X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 13,95 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. H2N-CH2-COOH B. CH3CH2CH(NH2)COOH
C. H2NCH2CH2COOH D. CH3CH(NH2)COOH
Câu 9: Cho hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có cùng CTPT C2H7NO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48lit hỗn hợp khí Z(đktc) gồm 2 khí đều làm xanh giấy quỳ ẩm. Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 13,75. Cô cạn dd Y thu được khối lượng muối khan là
A. 16,5 g B. 14,3 g C. 8,9g D. 15,7g
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X thu được 3,36 lít khí CO2, 0,56 lit khí N2 (đktc) và 3,15gam H2O. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có muối H2N-CH2-COONa. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. H2N-CH2-CH2-COOH B. H2N-CH2-COO-CH3
C. H2N-CH2-COO-C3H7 D. H2N-CH2-COO-C2H5
Câu 11: (2007-B) Cho các loại hợp chất: aminoaxit(X), muối amoni của axit cacboxylic(Y), amin(Z), este của aminoaxit(T). Dãy gồm các loại hợp chất đều tác dụng được với dd NaOH và đều tác dụng được với dung dịch HCl là:
A. X, Y, Z, T B. X, Y, T C. X, Y, Z D. Y, Z, T
Câu 12 : Cho các chất etyl axetat, anilin, ancol etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, ancol benzylic, p-crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dd NaOH là
A. 6 B. 4 C. 5 D. 3
Câu 13 : Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là :
A. dd phenolphtalein B. dd NaOH C. Nước Br2 D. Giấy quỳ tím
Câu 14 : Một trong những điểm khác nhau của protit so với lipit và glucozơ là
A. Protit luôn là chất hữu cơ no B. Protit luôn chứa chức hiđrôxyl
C. Protit có khối lượng phân tử lớn hơn D. Protit luôn chứa Nitơ
Câu 15 : Dãy gồm các chất đều làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là :
A. Anilin, metyl amin, amoniăc B. Amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit
C. Anilin, amoniac, natri hiđroxit D. Metyl amin, amoniac, natri axetat
Câu 16: (thi thử)Nicotine là một hợp chất hữu cơ có trong thuốc lá. Hợp chất này được tạo bởi 3 nguyên tố: C, H, N. Đem đốt cháy hết 2,349 gam nicotine, thu được N2, 1,827g H2O, và 6,380g CO2. Công thức đơn giản của nicotine là:
A. C3H7N2 B. C3H5N C. C4H9N D. C5H7N
Câu 17: Phải dùng các chất nào sau đây để tách các chất ra khỏi hỗn hợp: benzen, anilin, phenol
A. CO2, NH3 B. CO2, và dd HCl C. dd NaOH và dd HCl D. dd NaOH và dd Br2
Câu 18:Cho 6,84 gam một amin đơn chức phản ứng với H2SO4 vừa đủ được 12,72 gam muối. Công thức của anilin là:
A. C2H5NH2 B. C3H5NH2 C. CH3NH2 D. C4H7NH2
Câu 19: thuỷ phân hoàn toàn 200g hỗn hợp gồm tơ tằm và lông cừu thì thu được 31,7g glyxin. Biết phần trăm khối lượng glyxin trong tơ tằm là 43,6%, trong lông cừu là 6,6 %. Tỷ lệ % khối lượng tơ tằm và lông cừu lần lượt là
A. 25% và 75% B. 50% và 50% C. 43,6% và 56,4% D.Kết quả khác
Câu 20: Cho 0,1 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 0,1 mol HCl. Toàn bộ sản phẩm thu được tác dụng vừa đủ với 0,3 mol NaOH. X là amino axit có
A. 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm –COOH B. 2 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH
C. 1 nhóm –NH2 và 3 nhóm –COOH D. 1 nhóm –NH2 và 2 nhóm –COOH
Câu 21: Khi đun nóng hỗn hợp glixin và alanin sẽ thu được tối đa bao nhiêu loại phân tử tri peptit chứa đồng thời cả 2 loại amino axit trong phân tử?
A. 4 B. 8 C. 6 D. 5
Câu 22: Cho hợp chất HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH. Tên gọi của hợp chất trên là
A. Axit-aminoglutaric B. Axit-aminoglutaric C. Axit-aminoglutaric D. Axit-aminoglutamic
Câu 23: X là este của một-aminoaxit với ancol metylic. Hoá hơi 25,75g X thì thu được thể tích hơi bằng thể tích của 8g khí O2 ở cùng điều kiện. Công thức cấu tạo của X là
A. H2N-CH2-CH2-COO-CH3 B. CH3-CH(NH2)-COO-CH3
C. H2N-CH2-COO-CH3 D. CH3-CH2-CH(NH2)-COO-CH3
Câu 24:Một aminoaxit X chứa 2 nhóm –COOH và một nhóm –NH2trong phân tử. Cho 1 mol X t/d với dd NaOH dư thì thu được 191g muối. Công thức phân tử của X là
A. C4H7O2N B. C3H5O2N C. C5H9O4N D. C5H7O2N
Câu 25: Cho 3 hoặc 4 giọt chất lỏng tinh khiết X vào một ống chứa sẵn 1-2ml H2O tinh khiết, lắc đều thu được một chất lỏng trắng đục, để yên một thời gian thấy xuất hiện 2 lớp chất lỏng phân cách. Cho một ít dd HCl vào và lắc mạnh lại thu được dd đồng nhất. Cho tiếp vào đó vài giọt NaOH lại thấy dd phân thành 2 lớp phân cách. X là chất nào trong số các chất sau
A. Phênol B. Anilin C. tinh bột D. Lòng trắng trứng
Câu 26: Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?
A. Lizin( Axit 2,6-điaminohexanoic) B. Axit glutamic(Axit 2-amino pentanđioic)
C. Axit aminoaxetic(Glixin) D. Xôđa
Câu 27:Cho quỳ tím vào dung dịch mỗi chất dưới đây: H2N-CH2-COOH(1); H2N-CH2COONa(2); Cl-H3N+-CH2-COOH(3); HOOC-CH2-CH2CH(NH2)COOH(4); H2N-CH2CH2CH(NH2)COOH(5). Dung dịch làm quỳ tím hoá xanh
A. 1;4 B. 3;4 C. 2;3 D. 2;5
Câu 28: Người ta điều chế anilin bằng cách nitro hoá 500g benzen rồi khử hợp chất nitro sinh ra. Biết hiệu suất 2 giai đoạn trên lần lượt bằng 78% và 80%. Khối lượng anilin thu được là
A. 327 gam B. 476,92 gam C. 596,15 gam D. Kết quả khác
Câu 29:Cho 2 công thức phân tử C4H10O và C4H11N. Số đồng phân ancol bậc 2 và amin bậc 2 tương ứng là:
A. 1,1 B. 4,8 C. 4,1 C. 1,3
Câu 30: Hợp chất hữu cơ X là este được tạo bởi axit glutamic và một ancol bậc nhất. Để phản ứng vừa hết 37,8 gam X cần 400ml dung dịch NaOH 1M. Công thức cấu tạo thu gọn của X
A. C3H5(NH2)(COOH)(COOCH2-CH2-CH3 B. C3H5(NH2)(COOCH2-CH2-CH3)2
C. C2H3(NH2)(COOCH2CH3)2 D. C2H3(NH2)(COOH)(COOCH2-CH2-CH2-CH3)
Câu 31: Hợp chất nào sau đây tạo ra được liên kết H giữa các phân tử của chúng: C2H6, C2H5Cl, C2H5NH2, CH3-COOH, C2H5OH, CH3-COO-C2H3
A. CH3COOH, C2H5OH, CH3COOC2H3 B. C2H5NH2, CH3COOH, C2H5OH
C. C2H5Cl, C2H5NH2, CH3COOH, C2H5OH, CH3COOC2H3 D. CH3-COOH, C2H5OH
Câu 32: Chất X có CTPT CxHyNz kết hợp với HCl theo tỷ lệ 1:1 tạo ra Y. Trong Y hàm lượng N là 14,66%. Số công thức cấu tạo của X là
A. 5 B. 3 C. 4 D. 6
Câu 33: Hãy chọn công thức sai trong số các công thức cho dưới đây của aminoaxit?
A. C5H12O2N2 B. C3H7O2N C. C4H9O2N D. C4H8O2N
File đính kèm:
- tong hop aminoaxit-protit.doc