* Vận động
- Tập luyện và giữ gìn sức khỏe cùng người thân trong gia đình .
- Thực hiện các động tác của các cơ – các VĐCB một cách vững vàng đúng tư thế qua các bài tập TD qua chủ đề .
* Giáo dục vệ sinh dinh dưỡng :
- Trẻ biết ăn uống hợp lí đúng giờ .
- Biết lợi ích của 4 nhóm thực phẩm đối với sức khỏe của trẻ và gia đình.
- Hình thành ý thức một số kỹ năng giữ gìn đồ dùng, đồ chơi trong gia đình sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp và sử dụng tiết kiệm hợp lí .
- Hình thành ý thức và một số kỹ năng giữ gìn đồ dùng , đồ chơi trong gia đình sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp và sử dụng tiết kiệm .
94 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1830 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chủ đề: gia đình (Thực hiện 4 tuần), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỜI GIAN THỰC HIỆN: 04 TUẦN
(Từ ngày 28/10/2013 – 22/11/2013)
CHỦ ĐỀ : GIA ĐÌNH
Thời gian thực hiện : 4 TUẦN
(TỪ NGÀY 28/9 ĐẾN 22/11/2013 )
CÁC MẶT PHÁT TRIỂN
MỤC TIÊU
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
* Vận động
Tập luyện và giữ gìn sức khỏe cùng người thân trong gia đình .
Thực hiện các động tác của các cơ – các VĐCB một cách vững vàng đúng tư thế qua các bài tập TD qua chủ đề .
* Giáo dục vệ sinh dinh dưỡng :
Trẻ biết ăn uống hợp lí đúng giờ .
Biết lợi ích của 4 nhóm thực phẩm đối với sức khỏe của trẻ và gia đình.
Hình thành ý thức một số kỹ năng giữ gìn đồ dùng, đồ chơi trong gia đình sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp và sử dụng tiết kiệm hợp lí .
Hình thành ý thức và một số kỹ năng giữ gìn đồ dùng , đồ chơi trong gia đình sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp và sử dụng tiết kiệm .
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
Trẻ hiểu được mối quan hệ và biết công việc của mỗi thành viên trong gia đình .
Hiểu và nói được các nhu cầu của gia đình ( nhu cầu dinh dưỡng và quan tâm lẫn nhau, các nhu cầu về vật chất như đồ dùng của gia đình và so sánh )
Nhận biết và tuân thủ một vài qui tắc trong gia đình.
Trẻ biết tên của các thành viên trong gia đình, biết được vị trí của từng người trong gia đình .
Trẻ hiểu mối quan hệ và công việc của mỗi thành viên trong gia đình của mình (ba làm kỹ sư, mẹ làm cô giáo…)
Trẻ hiểu về các nhu cầu của gia đình ( nhu cầu về ăn uống, nhu cầu biểu hiện tình cảm, nhu cầu được yêu thương và yêu thương lẫn nhau ).
Trẻ nhận biết một số qui tắc đơn giản trong gia đình: con nghe lời ba mẹ, em nghe lời anh chị …
Người lớn thì giúp đỡ, hướng dẫn trẻ nhỏ.
Biết đếm và phân nhóm các đồ dùng trong gia đình theo từng nhóm.
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ:
Trẻ biết bày tỏ nhu cầu mong muốn của mình bằng ngôn ngữ .
Hình thành kỹ năng giao tiếp chào hỏi phù hợp với chuẩn mực văn hóa trong gia đình, lễ phép, lịch sử với thành viên trong gia đình .
Biết dùng từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất, trạng thái của đồ vật, sự gần gũi xung quanh trong gia đình .
Kể tên được những nhân vật tốt – xấu; ngoan – hư, gương dũng cảm, lễ phép, chào hỏi, giúp đỡ mọi người xung quanh .
Biết cách lắng nghe, đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi .
Biết sử dụng tính từ biểu lộ thái độ, cảm xúc của trẻ đối với mọi người ( VD:mẹ của con rất đẹp ) . Sử dụng động từ để chỉ hành động của mọi người trong gia đình ( VD: mẹ con dang tắm cho em bé )
Hình thành ngôn ngữ mạch lạc trong giao tiếp .
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ:
Thể hiện cảm xúc tình cảm của người thân .Miêu tả bản thân và người thân , các đồ dùng trong gia đình thông qua các hoạt động hát ,vẽ ,cắt ,nặn
Sử dụng được các vật liệu để tạo ra sản phẩm tranh ảnh về nhà nhà của bé hay người thân trong gia đình.
Yêu thương hào hứng tham gia vào các hoạt động theo chủ đề gia đình .
Giáo dục trẻ tình cảm yêu thương gắn bó với gia đình.
Hiểu và tôn trọng nét đẹp trong truyền thống gia đình .
Hình thành ở trẻ tình cảm thẩm mĩ đối với ngôi nhà của mình .
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM- XÃ HỘI
Trẻ có ý thức tôn trọng giúp đỡ với các thành viên trong gia đình .
Có ý thức tự phục vụ bản thân .
Nhận biết cảm xúc của người khác , biểu lộ cảm xúc của bản thân với các thành viên trong gia đình .
Hình thành một số khả năng ứng xử , tôn trọng trong gia đình và giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình VN .
Hình thành những kỹ năng giao tiếp cho bé như : chào hỏi người lớn, rót nước khi có khách tới nhà, không nói leo , không hóng chuyện khi ba mẹ hoặc người lớn đang có khách .
Chào hỏi phù hợp với hoàn cảnh, thứ tự lớn nhỏ …
GIA ĐÌNH
SỐNG CHUNG MỘT NHÀ
Địa chỉ nhà, tên đường phố, xĩm lng…
Đặc điểm nhà của bé( nhà chung cư, nhà ngói, nhà nhiều tầng,..)
Những vật liệu khác nhau để làm nhà ( đất, gạch, cát,…)
Một số nghề làm ra nhà: Thợ xây, thợ mộc,…
Nhà là nơi mọi người sống và sum họp với nhau
GIA ĐÌNH TÔI
Tên các thành viên trong gia đình: Tôi, ông, bà, ba, mẹ, anh, chị,…
Công việc của các thành viên trong gia đình( cô giáo, bác sĩ, công nhân xây dựng,…)
Họ hàng của bé: Ông, bà, cô, chú, cậu, dì,…
NHU CẦU GIA ĐÌNH
Đồ dùng của gia đình, phương tiện đi lại của gia đình
Các loại thực phẩm cần cho gia đình: Ăn uống hợp vệ sinh , đúng giờ và đủ các chất…
Các hoạt động để giúp gia đình vui vẻ hạnh phúc: Các ngày kỷ niệm của gia đình, các hoạt động chung giữa các thành viên trong gia đình như đi du lịch, dã ngoại, sinh nhật, mừng thọ…Các buổi trò chuyện vui vẻ giữa các thành viên trong gia đình
Sống tình cảm, yêu thương lẫn nhau
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
PTVĐ:
Ném xa bằng 1 tay – Tung và bắt bóng với người đối diện- Chạy chậm 40-50m- Bật liên tục qua các chướng ngại vật
*TCVĐ: Chuyền bóng, cáo và thỏ, kéo co..
HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG
Biết trực nhật theo tổ, giúp cô nhặt rác trong lớp
DINH DƯỠNG SỨC KHỎE
Trò chuyện về cơ thể khỏe mạnh và tác dụng cuả việc ăn uống đủ chất
Tập một số thao tác vệ sinh cá nhân (đánh răng, rưả mặt, rửa tay)
*PHÒNG BỆNH: - Tiếp tục tuyên truyền bệnh sôt xuất huyết, bệnh tay chân miệng, bệnh về hô hấp.
*NHA HỌC ĐƯỜNG : soạn bài 2về nha học đường
ATTP: Dạy trẻ biết uống nước sau khi ăn.. không ăn thức ăn sống, ăn quả xanh. Ăn thức ăn có lợi cho sức khỏe
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
KPKH:
Trò chuyện về gia đình bé ( kể về các thành viên trong gia đình)- Kể về công việc của bố mẹ (người thân)
Tìm hiểu một số đồ dùng trong gia đình – Trò chuyện về các kiểu nhà bé
LQVT: - Đếm số lượng trong phạm vi 3. Nhận biết số 3 - So sánh chiều cao của 3 đối tượng ( Ba, mẹ, con) – So sánh sự khác và giống nhau của hình vuông -hình tam giác
GÓC HỌC TẬP : So sánh , xếp thứ tự nhà theo chiều cao – so sánh sắp xếp thứ tự chiều cao các ĐD trong GĐ- Làm 1 số thí nghiệm với nước và đất sét để hiểu vật chìm, vật nổi – thí nghiệm quả bóng bay đứng dậy – thí nghiệm thổi nước ra chai
Xếp đồ dùng tương ứng với thành viên trong gia đình (1 người , 1 cốc, 1 đĩa …) Sử dụng hột hạt và túi ni-lông nhỏ cho trẻ : hãy đếm xem nhà con có bao nhiêu người thì nhặt bấy nhiêu hạt .
GDATGT:Dạy trẻ nhận biết, phân biệt bên phải, bên trái của đường đi theo hướng tay của trẻ.
Rèn kỹ năng sống cho trẻ, Rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, sắp xếp đồ dùng đồ chơi đúng qui định
PHÁT TRIỂN TC-XH
Góc đóng vai:Cửa hàng bán đồ dùng – Bác sĩ- Mẹ-con
Góc xây dựng: Xây nhà cho bé, Xếp hình người thân, Xây công viên
Góc thiên nhiên Dạy trẻ biết cách chăm sóc cây ở góc thiên nhiên.
Trò chơi học tập: Tìm đúng số nhà, thi ai chọn đúng,..
Lễ giáo: Xây dựng các thói quen , nề nếp trong gia đình: Biết chào hỏi người lớn, biết ăn ngủ đúng giờ,..
Chơi dân gian: Nhảy dây, kéo co,…
Ngày hội ngày lễ: Biết ý nghĩa của ngày : Nhà giáo Việt Nam 20/11.
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG:
- Dạy trẻ không xả rác ra lớp, biết bỏ rác vào thùng, giữ gìn môi trường sống môi trường xanh. CHỦ ĐỀ : GIA ĐÌNH
Thời gian thực hiện : 4 TUẦN
(TỪ NGÀY 28/9 ĐẾN 22/11/2013 )
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
* Thơ: Thăm nhà bà. Làm anh
* Truyện: Cô bé quàng khăn đỏ. Chiếc ấm sành nở hoa
*Đồng dao: Cái bống là cái bống bang.Đi cầu đi quán
*Kể chuyện sáng tạo với nội dung về gia đình
- Nghe kể chuyện về gia đình
- Kể về kỷ niệm của gia đình, sưu tầm họa báo, tạp chí các loại tranh ảnh về gia đình.
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
TẠO HÌNH:
Tô màu trang trí đồ dùng trong gia đình - Dán ngôi nhà của bé – Nặn đồ dùng trong gia đình. Vẽ người thân trong gia đình
Phụ cô làm tranh chủ đề về gia đình từ hộp catton, bitit, lylon, ống chỉ...
GDÂN:
Dạy hát: : Nhà của tôi –
VĐ: Vỗ tay theo nhịp, múa, minh họa: Múa cho mẹ xem, mẹ đi vắng, Cả nhà thương nhau
*Nghe hát: - Cho con, khúc hát ru của người mẹ trẻ, …
*Trò chơi: Ai đoán giỏi, Ai nhanh hơn, xem hình đoán tên bài hát
GÓC NGHỆ THUẬT
- Dạy trẻ biết ca múa , hát. tạo hình: vẽ nặn, xé tạo nên những sản phẩm phục vụ cho cơ thể.
Cô cùng trẻ trò chuyện để biết được những người thân trong gia đình.
Trẻ biết được là mình cần sự che chở, chăm sóc của những người thân như ông bà, cha mẹ…
Trẻ biết nhà là nơi mọi người chung sống, sinh hoạt, nghỉ ngơi.
Trẻ biết được nhu cầu của gia đình như: ăn, uống, mặc, ở, có đồ dùng sinh hoạt hằng ngày.
Trẻ biết phân biệt gia đình đông con, gia đình ít con.
Trẻ biết được môi trường sống của mình cần phải có cây xanh, môi trường xanh – sạch – đẹp .
Cho trẻ đi tham quan, quan sát các hoạt động của thế giới xung quanh. Giúp trẻ đưa ra những câu hỏi có liên quan như: gia đình mình có ai? Ai chăm sóc mình? Nhà có những đồ dùng gì? Gia đình mình có bao nhiêu người?
Cô cùng trẻ trang trí lớp học sao cho nổi bật chủ đề: gia đình, treo tranh ảnh, truyện cho trẻ xem.Trưng bày tranh ảnh, đồ dùng, dụng cụ có liên quan đến chủ đề ở các góc.Vận động phụ huynh đóng góp các nguyên vật liệu để cô làm đồ dùng đồ chơi theo chủ đề.
Cô cùng trẻ trang trí lớp sao cho nổi bật chủ đề: Gia đình
Tạo môi trường chữ trong và ngoài lớp
Trang trí môi trường chữ trong và ngoài lớp.
Làm đồ dùng, đồ chơi ở các góc theo chủ đề.
Góc phân vai búp bê,kệ đồ chơi, nấu nướng, xoong nồi, bàn ghế…
Góc xây dựng: nhà to, nhà nhỏ, cây xanh, ghế đá…
Góc nghệ thuật: đàn, trống…
Góc thiên nhiên: cây xanh, đá sỏi, nước, cá…
Góc thư viện: sản phẩm của cô và cháu.
Một số bài hát, thơ, chuyện, câu đố, bài hát về chủ đề gia đình
Thời gian thực hiện: 01 tuần
(Từ ngày 28/10 – 22/11/2013)
TUẦN
THỨ THỜI ĐIỂM
TUẦN I
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
ĐÓN TRẺ
Cô đến sớm đón trẻ.
Cô trao đổi với phụ huynh một số thói quen hàng ngày của trẻ.
Trò chuyện với trẻ về gia đình trẻ, các thành viên trong gia đình?Địa chỉ nhà…
ĐIỂM DANH
Tổ trưởng báo cáo các bạn vắng qua bảng “ Bé chăm đến lớp”
THỂ DỤC SÁNG
Khởi động: Cháu đi vòng tròn thực hiện các kiểu đi theo nhạc
Bài tập phát triển chung:
Hô hấp 1: Gà gáy.
+ Tư thế chuẩn bị: Đứng tự nhiên (chân rộng bằng vai), tay thả xuôi, đầu không cúi.
+ Đưa hai tay khum trước miệng làm tiếng gà gáy “ò ó o” (2 lần). Cô nói “gà gáy to và ngân dài hơn nưa” để trẻ hít thở sâu hơn.
Tay 1: Hai tay đưa ra trước lên cao.
+ Tư thế chuẩn bị: Đứng khép chân, tay thả xuôi, đầu không cúi.
+ Nhịp 1: Bước chân trái sang trái một bước, đồng thời đưa 2 tay ra trước (lòng bàn tay sấp).
+ Nhịp 2: Đưa 2 tay lên cao (Lòng bàn tay hướng vào nhau).
+ Nhịp 3: Như nhịp 1.
+ Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị. Sau đổi chân (bước chân sang phải một bước và lại tập từ nhịp 1 - 4).
Chân 1: Ngồi xổm, đứng lên, ngồi xuống liên tục.
+Tư thế chuẩn bị: Đứng khép chân, tay thả xuôi, đầu không cúi.
+ Nhịp 1: Kiễng gót chân, tay đưa cao lòng bàn tay hướng vào nhau.
+ Nhịp 2: Ngồi xổm, tay thả xuôi.
+ Nhịp 3: Như nhịp 1.
+ Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
Bụng 2: Đứng nghiêng người sang hai bên
+ Tư thế chuẩn bị: đứng khép chân, tay thả xuôi.
+ Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang một bước, tay đưa cao, lòng bàn tay hướng vào nhau hoặc gập sau gáy.
+ Nhịp 2: Nghiêng người sang trái.
+ Nhịp 3: Nghiêng người sang phải.
+ Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
Bật 1: Bật tại chỗ.
+ Cho trẻ đứng, tay chống hông, bật nhảy tại chỗ
Hồi tĩnh: Hít thở nhẹ nhàng.
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
.
* GDÂN:
- Hát múa “Múa cho mẹ xem”
- Nghe hát : cho con
- TCÂN : Xem hình đoán tên bài hát
* Thể dục:
- VĐCB : Ném xa bằng 1 tay
*Tạo hình: “Vẽ người thân trong gia đình ”.
*LQVT : Đếm đến 3, nhận biết số 3
* KPKH : - Trò chuyện về gia đình của bé
*LQVH: Truyện “Cô bé quàng khăn đỏ”.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Trò chuyện về ba mẹ trẻ
TCVĐ:Ai nhanh hơn
Chơi tự do ( Cô bao quát )
Quan sát tranh gia đình bạn
TCDG:“Xỉa cá mè”
Chơi tự do ( Cô bao quát )
Trò chuyện về anh chị trẻ
TCVĐ: Tung và bắt bóng
Chơi tự do ( Cô bao quát )
Quan sát tranh các thành viên trong gia đình
TCDG: “ Nu na nu nống”
Chơi tự do ( Cô bao quát )
Trò chuyện về những người thân trong gia đình
TCVĐ: Đuổi bóng
Chơi tự do ( Cô bao quát )
HOẠT ĐỘNG GÓC
* GÓC PHÂN VAI: GIA ĐÌNH
1. Yêu cầu :
Cháu biết cách chơi, phân vai cho từng bạn chơi.
Biết cách nói giữa người bán và người mua.
Chuẩn bị : 1 số đồ chơi ở góc phân vai.
Tổ chức hoạt động :
Cô trò chuyện cùng trẻ về công việc các thành viên trong gia đình trẻ.
Nhắc trẻ trước khi chơi.
Cô nhập vai chơi cùng trẻ.
GÓC XÂY DỰNG: XÂY NHÀ CỦA BÉ.
Yêu cầu :
Cháu biết xếp những khối gỗ để làm những bồn hoa đẹp và những đồ dùng trong sân trường hợp lý.
Biết đoàn kết với các bạn
Biết nhập vai chú công nhân xây dựng, xây nên trường học và nhiều công trình khác.
Biết cách sắp xếp xây dựng công trình đúng, hợp lí.
2. Chuẩn bị : Gạch, cây xanh, 1 số hình hộp.
3. Tổ chức thực hiện :
Các chú công nhân xây dựng sẽ xây được những gì ?
Vậy hôm nay cô sẽ cho các bạn làm chú công nhân xây vườn hoa nhé
- Cô hướng dẫn trẻ cách xây và sắp xếp hợp lí.
* GÓC NGHỆ THUẤT: LÀM TRANH CHỦ ĐIỂM CÙNG CÔ.
1. Yêu cầu : Trẻ biết thể hiện một số nội dung về chủ đề qua vẽ nặn, xé dán.
2. Chuẩn bị : 1 số dụng cụ âm nhạc, bút màu, giấy vẽ, dĩa nhạc…
3. Tổ chức thực hiện :
Gợi ý trò chuyện với trẻ về các bộ phận của cơ thể
Khuyến khích trẻ sáng tạo, hoàn thành sản phẩm .
GÓC KHOA HỌC: VẼ TÔ MÀU CÁC THÀNH VIÊN
TRONG GIA ĐÌNH.
Yêu cầu :
Trẻ biết chọn màu để tô.
Tô màu tranh đều đẹp.
Chuẩn bị : 1 số tranh các thành viên trong gia đình.
Tổ chức hoạt động :
Cô gợi ý để trẻ phát hiện ra.
Cô động viên trẻ tham gia tích cực vào hoạt động.
- Nhắc trẻ đoàn kết cùng bạn trong khi chơi.
* GÓC THIÊN NHIÊN: CHƠI VỚI CÁT, SỎI, NƯỚC.
Yêu cầu : Trẻ quan sát và nhận biết được các vật chìm nổi trong nước.
Chuẩn bị : chậu nước, 1 số vật nổi, chìm gần gũi với trẻ.
Tổ chức hoạt động :
Cô hướng dẫn trẻ cách chơi.
- Cô đố các con cái gì đây ? Nếu thả vào nước thì như thế nào? Cho trẻ cùng khám phá.
VỆ SINH
Cô hướng dẫn trẻ thực hiện các thao tác vệ sinh cá nhân như rửa mặt, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Rèn cho trẻ biết rửa tay đúng thao tác. Biết tiết kiệm nước , không mở nước chảy nhiều.
Cô rèn trẻ biết chải răng đúng cách , nhắc nhỡ trẻ không đùa giỡn khi đi vệ sinh. Không tạt nước vào người bạn.
Có thói quen hành vi tốt , không khạc nhỗ xả rác bừa bãi. Biết bỏ rác và nhặt rác bỏ vào thùng.
TRẢ TRẺ
Trẻ chuẩn bị lại quần áo tóc tai gọn gàng.
Trẻ chơi nhẹ nhàng theo ý thích.
Nhắc nhỡ trẻ chào hỏi , lễ phép khi đi học về.
Cô trao đổi với bố mẹ trẻ vào giờ trả trẻ về 1 số thông tin cần thiết trong ngày như : vệ sinh học tập, sức khỏe , trao đổi cùng phụ huynh về dịch sốt xuất huyết để phụ huynh nắm bắt kịp thời và cùng nhà trường giáo dục trẻ tốt.
LAO ĐỘNG
Trẻ biết cùng cô chuẩn bị giờ ăn, giờ ngủ, giờ học .
Biết làm 1 số công việc tự phục vụ cho bản thân như: rửa tay, mặt mũi khi dơ, đánh răng sau bữa ăn, lấy cất các đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định .
Có ý thức tốt trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường. Cùng cô dọn dẹp, lau bụi các kệ trong lớp, lau cửa sổ…
NHA HỌC ĐƯỜNG
Bài 2 :
Cô hướng dẫn trẻ thực hiện các thao tác vệ sinh cá nhân như rửa mặt, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Rèn cho trẻ biết rửa tay đúng thao tác. Biết tiết kiệm nước, không mở nước chảy nhiều.
Cô rèn trẻ biết chải răng đúng cách, nhắc nhỡ trẻ không đùa giỡn khi đi vệ sinh. Không tạt nước vào người bạn.
Có thói quen hành vi tốt, không khạc nhỗ xả rác bừa bãi. Biết bỏ rác và nhặt rác bỏ vào thùng.
GIÁO DỤC NGOÀI NHÀ TRƯỜNG.
Tuyên truyền đến phụ huynh 1 số bệnh thường gặp và lây lan như: tay chân miệng, số suất huyết
Phối hợp cùng gia đình để cùng cô tìm 1 số nguyên vật liệu phế thải sẵn có từ gia đình, đảm bảo an toàn đem đến lớp để cô sáng tạo ra những món đồ chơi, đồ dùng phục vụ cho chủ đề. Giúp trẻ hứng thú tham gia học tốt hơn.
Tổ trưởng chuyên môn ( BGH) GV lập kế hoạch
Võ Thị Kim Phượng
Thứ hai ngày 28 tháng 10 năm 2013
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.
TÊN HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG – HÌNH THỨC TỔ CHỨC
ĐÓN TRẺ
Cô đón cháu tại lớp với thái độ vui vẻ, lịch sự, ân cần. Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân, chào cô giáo, chào các bạn.
Cô vui vẻ đón trẻ vào lớp, cho trẻ chơi tự do ở các góc xem tranh ảnh về gia đình
Cháu chơi đồ chơi nhẹ nhàng
TD thực hiện theo kế hoạch tuần
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Phát triển thẩm mỹ:
“MÚA CHO MẸ XEM”
* NDTT: Múa minh hoạ “Múa cho mẹ xem”
* NDKH:- Nghe hát: Cho con
- Trò chơi: Xem hình ảnh đoán tên bài hát
Mục đích yêu cầu:
Trẻ hát kết hợp múa minh hoạ nhịp nhàng theo nhịp bài hát
Biết hát đúng lời, đúng giai điệu bài hát “ múa cho mẹ xem”
Biết tham gia vào các hoạt động cùng cô và bạn. Biết yêu quý và vâng lời người thân của mình.
II. Chuẩn bị:
* Tổ chức trong lớp học. Lớp học thoáng.
* Đồ dùng :
Máy cattset, đĩa nhạc theo chủ đề
Tranh bé gái đang múa cắt rời
Động tác múa:
+ ĐT 1: “ hai bàn tay của em đây em múa cho mẹ xem”: Hai tay đưa lên trước vẫy nhẹ vào chữ “ Hai”, ngửa long bàn tay vào chữ em, tay phải từ từ giơ cao, tay trái để ngang ngực, cuộn cổ tay kết hợp nhún chân chữ “múa” rồi đổi bên.
+ ĐT 2: “ Hai bàn tay của em như hai con bướm xinh xinh”: Hai tay đưa lên trước vẫy nhẹ vào chữ “ Hai”, ngửa long bàn tay vào chữ em, đồng thời tay phải giơ cao, tay trái đưa ngang vẫy nhẹ hai cái kết hợp nhún chân theo nhịp.
+ ĐT 3: “ Khi em đưa tay lên là bướm xinh bay múa”: Tay phải từ từ giơ lên cao, mu bàn tay uốn cong lên đầu vào chữ múa.
+ ĐT 4: “ Khi em đưa tay xuống là con bướm đậu trên cành hồng”: Hai tay từ từ hạ xuống, bát chéo nhau trước ngực vào chữ “ xuống”. Hai tay từ từ uốn cong trên đầu kết hợp nhún chân.
Tích hợp:
KPKH: Trò chuyện về người thân trong gia đình
III. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG TRẺ
Mở đầu hoạt động:
Lớp chơi “Ghép tranh”
Các con vừa ghép được tranh gì vậy?
Nhạc sỹ Xuân Giao đã sáng tác một bài hát có nội dung nói đến một việc làm giúp cho mẹ vui lòng . Muốn biết được điều đó các con cùng lắng nghe xem đó là giai điệu bài hát gì?
Cô cho trẻ nghe giai điệu của bài hát “ Múa cho mẹ xem”
Cho trẻ đoán tên bài hát.
Hoạt động trọng tâm:
Hát múa “Múa cho mẹ xem”
Cô và trẻ cùng hát 1 – 2 lần
Trong bài hát các bạn nhỏ đã làm gì giúp mẹ vui lòng?
Các con có muốn múa cho mẹ vui lòng không?
Trong bài hát, c/c thấy bạn nhỏ đã múa cho mẹ xem như thế nào vậy? Bạn nào có thể múa như bạn nào?
Vậy hôm nay cô sẽ dạy các con vận động múa “Múa cho mẹ xem” nha.
Cô hát + múa.
Sau đó phân tích động tác cho trẻ nắm.
Lớp hát mùa cùng cô 1-2 lần.
Nhóm hát múa.
Cá nhân hát múa
TC: " Đoán tên bài hát qua hình ảnh".
Cách chơi: Cô có rất nhiều hình ảnh gắn với bài hát có trong chủ đề bản thân. Cô sẽ mở lần lượt từng hình ảnh cho các con xem. Nhiệm vụ của các con là hãy quan sát và bàn bạc với nhau xem đó là hình ảnh gắn với bài hát gì? Sau 30 giây suy nghĩ đội nào có tín hiệu sắc xô trước sẽ giành được quyền trả lời. Đội nào trẻ lời nhanh và đúng nhiều bài hát thì thắng
Lớp chơi vài lần
Nghe hát: “ Cho con”.
Trong gia đình các con ngoài mẹ ra thì ai là người thân thiết cũng rất yêu thương các con?
Ba sẽ là cánh chim, đưa con đi thật xa, mẹ sẽ là cành hoa, cho con cài lên ngực..Đó là nội dung bài hát “Cho con” của cố nhạc sỹ Phạm Trọng Cầu, các con cùng nghe nha.
Cô hát lần 1
Cô vừa hát bài hát gì? Bài hát do ai sáng tác?
Công ơn cha mẹ lớn lao như vậy các con phải biết vâng lời ba mẹ mình nha.
Lần 2:hát với nhạc đệm kết hợp minh họa.
Lớp hát múa “múa cho mẹ xem”
Hoạt động kết thúc:
Nhận xét tuyên dương
Thu dọn đồ dùng.
Lớp chơi
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ hát
Trẻ trả lời
Trẻ chú ý
Lớp hát múa
Nhóm trai, nhóm gái hát
Cá nhân
Trẻ chú ý
Lớp chơi
Trẻ trả lời.
Trẻ chú ý
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Lớp tắt đèn, quạt trước khi ra sân
Quan sát tranh gia đình bạn Lan
TCVĐ: Về đúng nhà của mình
TCDG: Lộn Cầu vồng.
Chơi tự do:
HOẠT ĐỘNG GÓC
HOẠT ĐỘNG GÓC.
Trọng tâm góc phân vai: gia đình
1. Yêu cầu:
Trẻ biết thể hiện công việc của các thành viên trong gia đình
Biết thể hiện tốt vai chơi, tự phân vai chơi.
Biết phối hợp với các bạn trong khi chơi.
Xây dựng: nhà của bé
Thư viện-học tập: xem tranh về chủ đề gia đình
Thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh.
Nghệ thuật: làm tranh chủ đề cùng cô
Đánh giá cuối ngày:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Thứ ba ngày 29 tháng 10 năm 2013
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.
TÊN HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG – HÌNH THỨC TỔ CHỨC
ĐÓN TRẺ
Cô đón trẻ vào lớp.
Lớp đọc thơ “Thăm nhà bà”
Quan sát tranh về tranh trò chuyện về công việc của các thành viên trong gia đình
Điểm danh ở bảng bé chăm đến lớp, biết 1 số bạn vắng mặt.
Thể dục theo kế hoạch tuần.
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Phát triển thẩm mỹ:
“ VẼ NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH”
I. Mục đích yêu cầu:
Trẻ biết vẽ miêu tả đặc điểm của những người thân trong gia đình
Trẻ biết kết hợp các nét vẽ cơ bản để thực hiện vẽ người thân trong gia đình mình qua việc miêu tả đặc điểm riêng (đầu, tóc,…). Tô màu đẹp, phù hợp khong chớm ra ngoài.
Thông qua bài vẽ của mình trẻ thêm yêu quý những người thân trong gia đình (ông bà, bố mẹ, anh chị em).
II. Chuẩn bị:
* Tổ chức ngoài sân trường: lớp học sạch sẽ, thoáng mát.
* Đồ dùng :
Tranh mẫu của cô
+ Tranh 1: Gia đình có 3 người (bố, mẹ, con)
+ Tranh 2: Gia đình có 4 người (bố mẹ, 2 con)
+ Tranh 3: Gia đình có 6 người ( ông bà, bố mẹ, 2 con)
Một số hình ảnh gia đình đông con, ít con
Tích hợp:
ÂN: Một số bài hát theo chủ đề
III. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG TRẺ
Hoạt động mở đầu:
Lớp đọc:
“Công cha núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra…”
Những câu ca dao này nói về ai vậy các con?
Trong gia đình con có những ai?
Các con ạ Hôm nay lớp Chồi 2 tổ chức chương trình “ Ở nhà chủ nhật” dành cho các gia đình tí hon xin mời các gia đình hãy giới thiệu cho khán giả về gia đình nhà mình nào?
Vừa rồi các gia đình tí hon đã giới thiệu vè gia đình mình. Cô cũng có một số hình ảnh về gia đình của các bạn nhỏ, các con chú ý quan sát nhé!
Các con có nhận xét gì về gia đình bạn?
Gia đình bạn Anh có mấy thành viên? Gồm có những ai?
Gia đình bạn Trang có mấy người?
Các con ạ! Mỗi ai trong chúng ta sinh ra đều có 1 gia đình, gia đình là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, ở nơi đó có những người thân yêu của chúng mình. Có gia đình đông con, gia đình ít con, gia đình nhiều thế hệ sống chung dưới 1 mái nhà. Các thành viên trong gia đình đều rất yêu thương, quan tâm tới nhau.
Các con có yêu quý những người thân trong gia đình mình không?
Để thể hiện tình cảm đó các con phải làm gì?
Chủ đề của chương trình “ở nhà chủ nhật” hôm nay là cuộc thi vẽ “ Những người thân trong gia đình”
Hoạt động trọng tâm:
Quan sát và đàm thoại:
Để cuộc thi đạt kết quả tốt xin mời các gia đình hãy xem một số tranh vẽ về gia đình của ban tổ chức.
Ban tổ chức có 3 bức tranh:
+Tranh gia đình có một con.
+ Tranh gia đình có hai con.
+ Tranh gia đình có 3 thế hệ cùng chung sống.
Các con có nhận xét gì về bức tranh thứ nhất?
+ Gia đình bạn có mấy người?
+ Bố, mẹ ,bạn nhỏ có đặc điểm gì?(tóc, quần áo,…)
Còn bức tranh thứ 2:
+ Các con có nhận xét gì về bức tranh?
+ Gia đình bạn có mấy thành viên? Có những ai?
Bức tranh thứ 3:
+ Bạn nào giỏi cho cô và các bạn biết trong bức tranh này có những ai?
+ Các con có nhận xét gì ?
Các con ạ! 3 bức tranh vẽ về 3 gia đình có 1 con, 2 con, và gia đình có 3 thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà.
Các con có muốn vẽ những người thân trong gia đình mình không?
Các con sẽ vẽ ai? Và vẽ như thế nào?
Các con hãy nhẹ nhàng về chỗ vẽ những bức tranh đẹp về những người thân trong gia đình mình nào!
* Trẻ thực hiện :
Cô hướng dẫn trẻ vẽ
Cô bao quát và giúp đỡ nếu trẻ gặp khó khăn.
Với trẻ có khá, cô gợi ý cho trẻ sáng tạo thêm.
Nhận xét sản phẩm:
Cô nhận xét chung
Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm của mình cho cả lớp xem chung. Cho trẻ nhận xét
Cho cháu chọn sản phẩm cháu thích? Vì sao?
Hoạt động kết thúc:
Thu dọn đồ dùng.
Lớp đọc
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Cả lớp thực hiện
Trẻ nhận xét.
HOẠT ĐỘNG CHUYỂN TIẾP
Hát “Múa cho mẹ xem”
Phát triển vận động:
NÉM XA BẰNG 1 TAY
1. Yêu cầu:
Trẻ biết ném xa bằng 1 tay
Rèn kĩ năng định hướng trong không gian
Trẻ hứng thú tập luyện, biết làm theo yêu cầu của cô.
2. Chuẩn bị:
Sân rộng sạch, thoáng mát.
Túi cát, đích ném
* Tích hợp:
- ÂN: Một số bài hát theo chủ đề
3. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG TRẺ
Hoạt động mở đầu:
Lớp đọc thơ “ Thăm nhà bà”
Trò chuyện về nội dung bài hát
* Hoạt động trọng tâm:
1. Khởi động:
Cho cháu đi kết hợp thay đổi các
File đính kèm:
- GIAO AN GIA DINH 1314.doc