Chuyên đề: Nhật kí trong tù

 Có những tác phẩm đọc xong ta quên ngay. Cũng có những tác phẩm như dòng sông chảy qua tâm hồn ta, khắc cham lại trong tâm trí ta những những ấn tượng khó phai nhạt, “Nhật ký trong tù” của Hồ chí Minh là một tác phẩm như thế. Tuy chỉ là một cuốn nhật kí ghi chép lại chuyện ăn, ở, sinh hoạt của Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh đặc biệt – trong xiềng xích, gông cùm của nhà lao tăm tối nhưng sáng lên trong từng trang thơ là tâm hồn trong sáng, cao đẹp của Người, là chân dung một con người vĩ đại: một bậc đại nhân, một bậc đại chí, một bậc đại dũng.

 Hơn nửa thế kỉ qua, “Nhật kí trong tù” vẫn có sức sống mãnh liệt và làm lay động bao trái tim của người đọc hôm nay. Bởi nó mang nội dung tư tưởng lớn lao và nghệ thuật đặc sắc. Chính vì vậy mà trong chương trình Ngữ Văn 8 ( Phần Văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930-1945 ) chuyên đề “Nhật kí trong tù” có một vai trò vô cùng quan trọng. Tác phẩm này có 133 bài thơ nhưng chương trình mới chỉ có hai tác phẩm : “ Ngắm trăng” và “Đi đường” được đưa vào chương trình học. Điều đó sẽ rất khó khăn cho học sinh khi tiếp cận một tác phẩm hay và có giá trị lớn. Nhận thức sâu sắc vai trò to lớn, ý nghĩa thiết thực của chuyên đề này khi bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ Văn 8 nên đã thôi thúc tôi viết chuyên đề “ Nhật kí trong tù” với mong muốn sẽ nghiên cứu sâu sắc hơn nữa về tác phẩm này để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi.

 

doc30 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5072 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề: Nhật kí trong tù, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thứ nhất : Phần chung I. Lí do chọn đề tài: Có những tác phẩm đọc xong ta quên ngay. Cũng có những tác phẩm như dòng sông chảy qua tâm hồn ta, khắc cham lại trong tâm trí ta những những ấn tượng khó phai nhạt, “Nhật ký trong tù” của Hồ chí Minh là một tác phẩm như thế. Tuy chỉ là một cuốn nhật kí ghi chép lại chuyện ăn, ở, sinh hoạt của Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh đặc biệt – trong xiềng xích, gông cùm của nhà lao tăm tối nhưng sáng lên trong từng trang thơ là tâm hồn trong sáng, cao đẹp của Người, là chân dung một con người vĩ đại: một bậc đại nhân, một bậc đại chí, một bậc đại dũng. Hơn nửa thế kỉ qua, “Nhật kí trong tù” vẫn có sức sống mãnh liệt và làm lay động bao trái tim của người đọc hôm nay. Bởi nó mang nội dung tư tưởng lớn lao và nghệ thuật đặc sắc. Chính vì vậy mà trong chương trình Ngữ Văn 8 ( Phần Văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930-1945 ) chuyên đề “Nhật kí trong tù” có một vai trò vô cùng quan trọng. Tác phẩm này có 133 bài thơ nhưng chương trình mới chỉ có hai tác phẩm : “ Ngắm trăng” và “Đi đường” được đưa vào chương trình học. Điều đó sẽ rất khó khăn cho học sinh khi tiếp cận một tác phẩm hay và có giá trị lớn. Nhận thức sâu sắc vai trò to lớn, ý nghĩa thiết thực của chuyên đề này khi bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ Văn 8 nên đã thôi thúc tôi viết chuyên đề “ Nhật kí trong tù” với mong muốn sẽ nghiên cứu sâu sắc hơn nữa về tác phẩm này để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi. II. Lịch sử vấn đề. “ Nhật kí trong tù” là một tác phẩm có giá trị lớn nhưng chương trình đưa vào lớp 8 không có tiết giới thiệu khái quát về tác giả và giá trị của tác phẩm vì lẽ đó mà rất khó khăn trong việc giúp học sinh cảm và hiểu trọn vẹn giá trị của tập “Nhật kí tronh tù”. “Nhật kí trong tù” là một tác phẩm lớn được nhiều nhà nghiên cứu. Họ nghiên cứu “Nhật kí trong tù” từ nhiều khía cạnh khác nhau. Là giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi tìm tòi, nghiên cứu sâu hơn nữa về chuyên đề này. Với mong muốn khám phá thêm giá trị “NHật kí trong tù” vẫn ẩn chứa trong từng câu chữ của thơ chữ Hán mà nếu không tìm hiểu thì không thể thấu hết được giá trị sâu sắc của nó. III. Mục đích, yêu cầu. Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích: - Giúp học sinh có vốn hiểu biết sâu sắc về tác giả Hồ Chí Minh, về giá trị nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tập “Nhật kí trong tù” - Học sinh khám phá, chiếm lĩnh cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Từ đó, bồi đắp cho các em tư tưởng, tình cảm trong sáng, cao đẹp: lòng nhân ái bao la, yêu thiên nhiên thiết tha, ý chí, nghị lực phi thường, biết hướng tới cái “ chân, thiện, mĩ” của cuộc đời. IV. Nhiệm vụ ngiên cứu. Với chuyên đề này, tôi nghiên cứu những vấn đề sau: A. Giới thiệu tác giả. B. Giới thiệu tác phẩm. I. Hoàn cảnh sáng tác và thể loại. II. Giá trị của tập “ Nhật kí trong tù”. 1. Giá trị nội dung tư tưởng. 2. Giá trị nghệ thuật. C. Kết luận chuyên đề. V. Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu + Phương pháp tìm hiểu thống kê + Phương pháp phân tích – tổng hợp Phần B : Nội dung và các giải pháp cụ thể: Phần thứ nhất: Thực trạng tình hình Nhật ký trong tù là tập thơ viết bằng chữ Hán gồm 133 bài. Việc cảm và hiểu sâu sắc các bài thơ không đơn giản chút nào. Bởi một tác phẩm chữ Hán muồn hiểu cặn kẽ phải đọc kỹ từ bản nguyên tác đến bản dich nghĩa và bản dịch thơ. Điều đó đòi hỏi người học phải chịu đọc, chịu khó suy nghĩ thì mới có sự hiểu biết sâu sắc. Do đặc trưng của thơ chữ Hán khó nhớ, nên học sinh rất ngại học. Vì vậy vốn hiểu biết về tác phẩm rất hạn chế. Phần thứ hai : Nội dung và các giải pháp cụ thể A. Giới thiệu tác giả: 1. Tiểu sử: Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 05 năm 1890, mất ngày 02 tháng 09 năm 1969. Người tên thật là Nguyễn Sinh Cung (giọng địa phương phát âm là côông), tự là Tất Thành, quê ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị nặng nề của thực dân phong kiến. Hồ Chí Minh xuất thân trong một gia đình trí thức yêu nước, nguồn gốc nông dân. Thân phụ Người là một nhà nho tên là Nguyễn Sinh Sắc, từng đỗ phó bảng. Thân mẫu là bà Hoàng Thị Loan. Và Người có một chị gái là Nguyễn Thị Thanh, một người anh là Nguyễn Sinh Khiêm (Tự Tất Đạt, còn gọi là cả Khiêm), một người em trai mất sớm là Nguyễn Sinh Nhuận (1900 – 1901), tên khi mới lọt lòng là Xin. Theo gia phả của dòng họ Nguyễn ở làng Kim Liên tại Nam Đàn, Nghệ An thì bẩy đời dòng họ Nguyễn có nhiều người học giỏi, đỗ đạt cao. Vì thế chính gia đình, dòng họ và truyền thống của quê hương đã ảnh hưởng sâu sắc đến Hồ Chí Minh ngay từ thời niên thiếu. 2. Cuộc đời và sự nghiệp: a.Cuộc đời: Thuở nhỏ Nguyễn Tất Thành nổi tiếng là học giỏi, thông minh và ham học, ham đọc sách. Từ bé Thành đã có suy nghĩ học không phải để làm quan… mà cốt để hiểu biết. Lớn lên với tinh thần yêu nước nồng nàn, với sự sáng suốt về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước lúc bấy giờ và quyết tâm đi tìm con đường đúng đắn để cứu dân, cứu nước. Tháng 06 năm 1911, Người quyết định ra đi tìm đường cứu nước. Người đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu á, châu Phi, châu Mỹ. Năm 1919, Người gia nhập Đảng xã hội Pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Tháng 12 năm 1920, trong đại hội lần thứ 18 của Đáng xã hội Pháp, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc Tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp. Sự kiện trên đây đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, bước ngoặt chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản. Năm 1921, Người tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa và năm 1922 xuất bản báo “ Người cùng khổ” ở pháp. Tháng 6 năm 1923, Người từ Pháp đi Liên Xô, nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa Mác- Lê Nin và tham gia công tác của Quốc tế cộng sản. Năm 1924, Người dự đại hội lần thứ 5 của quốc tế cộng sản và được cử làm ủy viên Bộ phương Đông, phụ trách cục phương Nam, hướng dẫn và xây dựng phong trào cộng sản ở các nước Đông – Nam châu á. Năm 1925, Người thành lập hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở á Đông. Tháng 6 năm 1925, Người tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng Đồng chí Hội, mà hạt nhân là cộng sản Đoàn, đồng thời ra báo thanh niên và mở lớp huấn luyệ đào tạo hàng trăm cán bộ đưa về nước hoạt động. Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Người triệu tập hội nghị hợp nhất tại Cửu Long (Hương Cảng) để thống nhất 3 tổ chức cộng sản Đảng trong nước thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong thời gian từ 1930 đến 1940, Người ở nước ngoài tham gia công tác của Quốc tế cộng sản, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chỉ thị quý báu cho ban chấp hành trung ương Đảng ta. Năm 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Người về nước triệu tập hội nghị thứ tám của ban chấp hành trung ương Đảng, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập mặt trận dân tộc thống nhất lấy tên là Việt Nam độc lập đồng minh(Việt Minh). Ngày 22 tháng 12 năm 1944, Người chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay và xây dựng căn cứ địa cách mạng. Tháng 8 năm 1945, trong không khí sục sôi cách mạng của thời kỳ tiền khởi nghĩa, Người cùng trung ương triệu tập đại hội quốc dân ở Tân Trào. Đại hội đã cử Người làm chủ tịch chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Người đọc bản tuyên ngôn độc lập trước nhân dân cả nước và nhân dân toàn thế giới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu á. Tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, âm mưu xóa bỏ thành quả của cuộc cách mạng tháng 8. Tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến và cùng ban chấp hành trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài chống thực dân Pháp đến thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ (1954). Tháng 9 năm 1960, đại hội lần thứ ba của Đảng đã họp, thông qua nghị quyết về hai nhiệm vụ chiến lược và bầu đồng chí Hồ Chí Minh làm chủ tịch ban chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người và ban chấp hành Trung ương Đảng, nhân dân ta vừa đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước để giải phóng Miền Nam, thống nhất nước nhà và đưa cả nước lên chủ nghĩa xã hội. Cuộc đời của Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc đã đấu tranh không mệt mỏi và dâng hiến cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng cộng sản, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì hòa bình và công lý trên thế giới. b. Sự nghiệp: Hồ Chí Minh đã để lại cho đời nhiều tác phẩm với nhiều thể loại: Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến … Truyện ký: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, Vi hành … Thơ: Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh … Với những cống hiến to lớn như vậy cho nên cuộc họp lần thứ 24 năm 1987 tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO ra nghị quyết về kỉ niệm 100 năm ngày sinh cuả Chủ tịch Hồ Chí Minh “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và danh nhân văn hóa thế giới”. B.Tác phẩm : I.Hoàn cảnh sáng tác và thể loại: 1.Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 8 năm 1942 lãnh tụ Nguyễn ái Quốc bắt đầu lấy tên mới là Hồ Chí Minh . Từ địa điểm cơ quan bí mật đóng ở vùng núi Pác Bó thuộc tỉnh Cao Bằng, Bác đã lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế và liên lạc với các lực lượng chống Nhật của người Việt Nam ở trung Quốc . Nhưng khi đến gần thị trấn Túc Vinh (Tỉnh Quảng Tây- Trung Quốc) thì Người bị chính quyền địa phương ở đây bắt giữ . Chúng giam cầm và đọa đầy người trong 14 tháng (từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943). Trải qua gần 30 nhà tù của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây. Trong thời gian bị giam cầm Người đã sáng tác tập Nhật ký trong tù. 2. Thể loại: “ Nhật ký trong tù” là một tập nhật ký bằng thơ gồm 133 bài. Nhật ký thể hiện tính chân thật. Những ghi chép hàng ngày gắn với mọi ăn ở, sinh hoạt, đi lại. Đồng thời nó lại được viết bằng thể loại thơ chữ Hán (phần đa các bài thơ được viết bằng chữ Hán và chủ yếu viết bằng thể thơ tứ tuyệt). Bởi thế tác phẩm trở thành một tập nhật ký trữ tình độc đáo. Bởi đằng sau đó chúng ta thấy bức chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh. II.Giá trị của tập nhật ký trong tù: Giá trị nội dung tư tưởng: 1.1. Nhật ký trong tù phản ánh hiện thực đen tối về nhà tù và xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch: a,NKTT lên án chế độ nhà tù cực kỳ vô nhân đạo: ở đó, người tù bị bóc lột tàn nhẫn, vào tù phải nộp đủ mọi khoản tiền: tiền vào nhà giam, tiền đèn: “ Sơ lai yếu nạp nhập lung tiền, Chí thiểu nhưng tu ngũ thập nguyên;” Mới đến nhà giam phải nộp tiền Lệ thường ít nhất năm mươi nguyên (Tiền vào nhà giam ) Hay: “ Nhập lung yếu nạp đăng quang phí, Quế tệ nhân nhân các lục nguyên;” Vào lao anh phải nộp tiền đèn Tiền Quảng Tây vừa đúng sáu mươi nguyên (Tiền đèn) Người tù phải tự lo lấy muối, dầu, gạo, củi: “ Giam phòng dã thị tiểu gia đình, Sài, mễ,du, diêm tự kỷ doanh; Mỗi cá lung tiền nhất cá táo, Thành thiên chử phạn dữ điều canh.” Nhà lao mà giống tiểu gia đình, Gạo củi, muối, dầu tự sắm sanh; Trước mỗi phòng giam bày một bếp, Suốt ngày lụi hụi với cơm, canh. (Nhà lao Quả Đức) Và còn phải chịu đựng cái “luật rừng” mà người xưa cho rằng chỉ có ma quỷ mới đối xử với nhau như thế: “ Chiếu lệ sơ khai chư nạn hữu, Tất tu thụy tại xí khanh biên; Giả như nhĩ tưởng hảo hảo thụy, Nhĩ yếu đa hoa kỷ khối tiền.” Lệ thường tù mới đến Phải nằm cạnh cầu tiêu Muốn ngủ cho ngon giấc Anh phải trả tiền nhiều (Quán trọ) Không những người tù phải nộp đủ mọi khoản tiền mà còn bị bòn rút từng hào một: “ Chử nhất oa phạn lục mao tiền Nhất bồn khai thủy ngân nhất nguyên; Nhất nguyên mãi vật đắc lục giác Ngục trung giá cách định chiêu nhiên.” Thổi một nồi cơm, trả sáu hào Nước sôi mỗi chậu, một đồng trao Một đồng của đáng sáu hào chỉ Giá cả trong tù định rõ sao (Tiền công) Người tù bị đày đọa đến mức tàn khốc nhất. Họ phải chịu cảnh ăn đói: “ Mỗi xan nhất uyển hồng mễ phạn Vô diêm, vô thái, hựu vô thang;” Lót lòng mỗi bữa lưng cơm đỏ Không muối, không canh cũng chẳng cà (Cơm tù) Phải ngủ rét: “ Thu thâm vô nhục diệc vô chiên Súc hĩnh cung yêu bất khả miên” Đêm thu không đệm cũng không chăn Gối quắp lưng còng ngủ chẳng an (Đêm lạnh) Bị giải đi suốt ngày, suốt đêm lại không ngủ được: “ Nhật hành ngũ thập tam công lý, Thấp tận y quan, phá tận hài; Triệt dạ hựu vô an thụy xứ, Xí khanh thượng tọa đãi triêu lai.” Năm ba cây số một ngày áo mũ dầm mưa rách hết giày Lại khổ thâu đêm không chỗ ngủ Ngồi trên hố xí đợi ban mai. (Mới đến nhà lao Thiên Bảo) Ngày Hồ Chí Minh bị giải tới nhà lao Thiên Bảo là ngày Người phải đi bộ 53 cây số,quần áo ướt đẫm, đôi giày dưới chân rách nát. Đến nhà lao trời đã tối, các chỗ ngủ đã bị tù nhân chiếm hết, người tù cao niên ấy chỉ còn một chỗ duy nhất có thể đặt chân: cái hố xí. Đặc biệt người tù bị hạn chế cả những chuyện nhỏ nhất: “ Một hữu tự do chân thống khổ Xuất cung dã bị nhân chế tài; Khai lung chi thì đỗ bất thống, Đỗ thống chi thì lung bất khai.” Đau khổ chi bằng mất tự do Đến buồn đi… cũng không cho Cửa tù khi mở không đau bụng Đau bụng thì không mở cửa tù. (Bị hạn chế) Thậm chí người tù phải chịu cảnh: “ Tứ nguyệt ngật bất lão Tứ nguyệt thụy bất hảo Tứ nguyệt bất hoán y, Tứ nguyệt bất tẩy tảo” Bốn tháng không thay áo Bốn tháng không giặt giũ Bốn tháng cơm không no Bốn tháng đêm thiếu ngủ (Bốn tháng rồi) Chính vì bốn tháng bị đày đọa: cơm không no, đêm thiếu ngủ,áo không thay, không giặt giũ là đủ biến một con người khỏe mạnh, bình thường thành một con người khác hẳn: “ Hắc sấu tượng ngã quỷ Toàn thân thị lại sa” Gầy đen như quỷ đói Ghẻ lở mọc đầy thân (Bốn tháng rồi) Bị ghẻ lở khắp người: “ Mãn thân hồng lục như xuyên cẩm, Thành nhật lao tao tự cổ cầm; Xuyên cẩm, tù trung đô quý khách, Cổ cầm, nạn hữu tận tri âm.” Đầy mình đỏ tím như hoa gấm Sột soạt luôn tay tựa gẩy đàn Mặc gấm bạn tù đều khách quý Gẩy đàn trong ngục thẩy tri âm (Ghẻ lở) Vì thế mà người tù bị bệnh tật hành hạ và cái chết lúc nào cũng có thể xẩy ra: “ Tha thân chỉ hữu cốt bao bì Thống khổ cơ hàn bất khả chi Tạc dạ tha nhưng thụy ngã trắc, Kim triêu tha dĩ cửu tuyền quy.” Thân anh ra bọc lấy xương Khổ đau, đói rét hết phương sống rồi Đêm qua còn ngủ bên tôi Sáng nay anh đã về nơi suối vàng (Một người tù cờ bạc vừa chết cứng) Hình ảnh nhà tù cực kì vô nhân đạo cũng chính là hình ảnh thu nhỏ của xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch. b, Nhật ký trong tù lên án một chế độ xã hội đầy rẫy sự bất công: Đó là xã hội mà quyền sống của con người không được đảm bảo, người lương thiện vô tội bị bắt giam bừa bãi: “ Oa…! Oa…! Oa…! Gia phạ đương binh cứu quốc gia; Sở dĩ ngã niên tài bán tuế, Yếu đáo ngục trung căn trước ma.” Oa…! Oa…! Oa…! Cha sợ sung quân cứu nước nhà; Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi Phải theo mẹ đến ở nhà pha (Cháu bé trong ngục Tân Dương) Nhân vật trong bài thơ là một em bé sáu tháng. Tiếng nói ở đây là tiếng khóc, tiếng khóc tố cáo xã hội Trung Quốc. Đó là xã hội mà pháp luật trừng trị, hành hạ cả những nạn nhân đáng thương vô tội đáng lẽ phải được trân trọng, chăm sóc, yêu thương. Chế độ xã hội ấy, nền tảng pháp luật ấy mất đi bản chất nhân đạo và sự công bằng của nó. Cũng vẫn là âm hưởng trữ tình, pha châm biếm, ở một bài thơ khác, tiếng nói của người phụ nữ vừa gây sự thương cảm xót xa, vừa mang tính chất mỉa mai, chua chát: “ Lang quân nhất khứ bất hồi đầu Sử thiếp khuê trung độc bão sầu Đương cục khả liên dư tịch mịch, Thỉnh dư lai tạm trú lao tù.” Biền biệt anh đi không trở lại Buồng the trơ trọi thiếp ôm sầu Quan trên xót nỗi em cô quạnh Nên lại mời em tạm ở tù (Gia quyến người bị bắt lính) Bài thơ là tiếng nói nhỏ nhẹ, mềm mại của người phụ nữ về cảnh ngộ trớ trêu của mình. Nạn nhân là một người phụ nữ vô tội và kẻ trắng trợn gây tội lỗi lại nghiễm nhiên là những người đại diện cho pháp luật. Điều đó càng làm bật lên tính chất vô nhân đạo của chế độ Tưởng Giới Thạch. Đến đại biểu của một nước láng giềng đến công cán cũng bị bắt giam vô tội vạ, bị giải tới giải lui qua hơn ba mươi nhà lao mà không hề được giải quyết: “ Dư nguyên đại biểu Việt Nam dân Nghĩ đáo Trung Hoa kiến yếu nhân; Vô nại phong ba bình địa khởi, Tống dư nhập ngục tác gia tân.” Ta là đại biểu dân Việt Nam Tìm đến Trung Hoa để hội đàm Ai ngỡ đất bằng gây sóng gió Phải làm khách quý tại nhà giam (Đường đời khó khăn) Nhật ký trong tù là bản án đanh thép chế độ xã hội Tưởng Giới Thạch. 1.2. “Nhật ký trong tù” chân dung tự họa Hồ Chí Minh: “Ai mở cuốn sách này sẽ gặp một con người”. Câu nói ấy hoàn toàn đúng với tập Nhật ký trong tù. Những lời đẹp đẽ ấy dường như nghĩ ra và viết riêng cho cuốn Nhật ký trong tù . 1.2.1. Một con người bình thường: Đọc nhật ký trong tù ta bắt gặp một người tù như bao nhiêu người tù bình thường khác. Người cũng phải chịu cảnh ăn đói: “Cháo tù lưng bát thấm vào đâu Bụng đói luôn cứ réo gào” (Cháo tù) Người tù bị trói, bị cùm, bị xiềng xích: “ Thiết thằng ngạnh thế ma thằng nhuyễn, Bộ bộ đinh đang hoàn bội thanh;” Hôm nay xiềng xích thay dây trói, Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung (Đi Nam Ninh) Phải chịu cảnh mặc rét và bệnh tật hành hạ đến ốm nặng: “ Lạc liễu nhất chích nha Phát bạch liễu hứa đa, Hắc sấu tượng ngã quỷ Toàn thân thị lại sa” Răng rụng mất một chiếc Tóc bạc thêm mấy phần Gầy đen như quỷ đói Ghẻ lở mọc đầy thân (Bốn tháng rồi) 1.2.2 Nhật ký trong tù khắc họa chân dung một con người vĩ đại: a.Một con người giàu lòng yêu thương (một bậc đại nhân): a.1.Một tấm lòng yêu nước nồng nhiệt sắt son: Trong hoàn cảnh sống trong lao tù tăm tối nơi đát khách quê người, tình cảm yêu nước, thương dân của Người thường có những biểu hiện sâu sắc khác thường.Có khi là nỗi xót xa nhớ nước, thương đồng bào trong cảnh lầm than: “ Tâm hoài cố quốc thiên đường lộ Mộng nhiễu tân sầu, vạn lũ ti; Vô tội nhi tù dĩ nhất tải, Lão phu hòa lệ tả tù thi.” “ Nghìn dặm bâng khuâng hồn nước cũ Muôn tơ vương vấn mộng sầu nay ở tù năm trọn thân vô tội Hòa lệ thành thơ tả nỗi này” (Đêm Thu) Ngay cả khi ốm nặng Người vẫn canh cánh nỗi lo lắng cho nước cho dân: “ Ngoại cảm Hoa thiên tân lãnh nhiệt Nội thương Việt địa cựu sơn hà “ Ngoại cảm trời Hoa cơn nóng lạnh, Nội thương đất Việt cảnh lầm than;” (ốm nặng) Lòng yêu nước thương dân tha thiết đã biến thành nỗi nhớ cách mạng, khao khát được trở về hoạt động, đấu tranh: “ Ninh tử, bất cam nô lệ khổ, Nghĩa kỳ đáo xứ hựu phiêu dương;” Xót mình giam hãm trong tù ngục Chưa được xông pha giữa trận tiền. (ở Việt Nam có bạo động) Biết rõ thời cơ cứu nước đang đến gần mà người lại bị giam hãm trong tù ngục nên Người càng nóng lòng sốt ruột và không lúc nào nguôi nỗi nhớ về Tổ quốc “ Tin tức bên nhà bữa bữa trông”, “ Nghìn dặm bâng khuâng hồn nước cũ”. Nỗi niềm ấy khiến nhiều đêm dài người không ngủ được nó luôn canh cánh thường trực trong lòng Người và vào cả trong giấc mộng: “ Tứ, ngũ canh thì tài hợp nhãn Mộng hồn hoàn nhiễu ngũ tiêm tinh.” Canh bốn canh năm vừa chợp mắt Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh (Không ngủ được) Lòng yêu nước có khi được thể hiện thành nỗi nhớ bạn, nhớ đồng chí da diết bâng khuâng: “ Tích quân tống ngã chí giang tân Vấn ngã quy kỳ, chỉ cốc tân Hiện tại tân điền dĩ lê hảo, Tha hương ngã tác ngục trung nhân.” Ngày đi, tiễn bạn đến bến sông Hẹn ngày về khi lúa đỏ đồng Nay gặt đã xong, cày đã khắp Quê người tôi vẫn chốn lao lung. (Nhớ bạn) a.2.Niềm khao khát tự do cháy bỏng: ở tù nỗi đau khổ lớn nhất của người là mất tự do là không được trực tiếp đấu tranh giải phóng dân tộc. Người yêu tự do như một lẽ sống cao cả nhất. Người thốt lên đầy xót xa cay đắng: “ Thế thượng thiên tân hòa vạn khổ, Mạc như thất khước tự do quyền !” (Trên đời ngàn vạn điều cay đắng Cay đắng chi bằng mất tự do ) (Cảnh binh khiêng lợn cùng đi) Nỗi khao khát cháy bỏng ở Người lúc này là được tự do: “ Xích bích thốn âm chân khả tích, Bất tri hà nhật xuất lao lung ?” Tấc bóng nghìn vàng đau xót thật Ngày nào thoát khỏi chốn lao lung (Tiếc ngày giờ) Nhưng mặt khác, nhà tù và xiềng xích chỉ có thể giam hãm thân thể người cách mạng mà không thể giam cầm được tinh thần, trí tuệ, tình cảm của họ. Vì vậy, Hồ Chí Minh là người tự do về mặt tinh thần: “ Thân thể tại ngục trung Tinh thần tại ngục ngoại;” Thân thể ở trong lao Tinh thần ở ngoài lao. (Bài thơ đề từ) Lời đề từ đã gói trọn cả tâm tình sâu kín của cả tập thơ nhìn rộng ra nó trở thành một phương châm sống quán xuyến toàn bộ cuộc đời Nguyễn ái Quốc. Chính niềm khao khát tự do cháy bỏng đã làm nên nguồn cảm hứng cho tập thơ.Vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà tù, Người có tự do nội tại mạnh mẽ: “ Tĩnh, vũ, phù vân phi khứ liễu, Ngục trung lưu trú tự do nhân.” Mây mưa, mây tạnh bay đi hết Còn lại trong tù khách tự do (Vào nhà lao huyện Tĩnh Tây) Đúng như Hoàng Trung Thôngđã khẳng định: “ Ngục tối trái tim càng cháy lửa Xiềng xích không khóa nổi lời ca” a.3.Tình thương yêu với con người và vạn vật: Tình yêu thương con người: Một nét đẹp nổi bật tỏa sáng trong tâm hồn Người là tình thương yêu bao la với con người và vạn vật. Tình cảm với phụ nữ và trẻ em: Thấm thía và xúc động lòng người là sự chia sẻ tình thương yêu của Bác với những con người yếu đuối đó là phụ nữ và trẻ em, những con người ít có khả năng tự vệ nhất, những con người mà ngọn đèn công lí trong xã hội ít soi tỏ đến họ thì trái tim Người lại nghiêng nhịp đập về họ: “Oa…! Oa…! Oa…! Cha sợ trung quân cứu nước nhà Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi, Phải theo mẹ đến ở nhà pha” (Cháu bé trong nhà lao Tân Dương) Tình yêu không biên giới đã nâng cảm xúc và giúp Người viết lên những vần thơ chứa chan xúc động về cảnh ngộ đáng thương của cháu bé mới lọt lòng. Hơn nửa thế kỷ qua tiếng khóc của cháu bé trong nhà lao Tân Dương vẫn làm thổn thức bao trái tim người đọc hôm nay. Không chỉ bộc lộ tình thương yêu với em nhỏ ở Trung Quốc mà Người còn chia sẻ, cảm thông với cảnh ngộ trớ trêu của vợ người bạn tù đến thăm chồng: “ Quân tại thiết song lý, Thiếp tại thiết song tiền; Tương cận tại chỉ xích, Tương cách tự thiên uyên Khẩu bất năng thuyết đích Chỉ tại nhãn truyền nghiên;” Anh ở trong song sắt Em ở ngoài song sắt Gần nhau chỉ tấc gang Mà cách nhau trời vực Miệng nói chẳng nên lời Chỉ còn nhờ khóe mắt (Vợ người bạn tù đến nhà lao thăm chồng) Bài thơ gợi sự ngăn cách tình cảm giống như trong câu thơ cổ: “ Anh ở đầu sông Tương Em ở cuối sông Tương” Dòng sông Tương thăm thẳm giữa hai đầu gợi lên sự chia ly xót xa và tình thương yêu tha thiết của cặp tình nhân. Còn ở đây, giữa bên trong và bên ngoài song sắt là sự cay đắng nghẹn ngào của hai vợ chồng. Họ cùng nhìn nhau mà chẳng nói nên lời.Tình cảnh đáng thương thật. Tình cảm với người lao động: Trên đường chuyển lao, người tù không quên chia sẻ với người lao động Trung Quốc, có khi là chia sẻ niềm vui với người nông dân trong mùa lúa chín: “ Xứ xứ nông dân nhan đới tiếu Điền gian sung mãn xướng ca thanh.” Khắp chốn nông dân cười hớn hở Đồng quê vang dậy tiếng ca vui. (Cảnh đồng nội ) Cũng có khi người ái ngại buồn lo với những cảnh hạn hán, mất mùa: “ Thính tuyết kim xuân phùng đại hạn, Thập phân thu hoạch lưỡng tam phân.” Nghe nói xuân nay trời đại hạn, Mười phần thu hoạch chỉ đôi phân. (Long An - Đồng Chính) Người tù chứng kiến bao cảnh ngang trái, bao cảnh bất công. Trái tim của người rung lên khi thấy cảnh những người phu làm đường vất vả dầm mưa, dãi nắng: “ Xan phong dục vũ vị tằng hưu Thảm đạm kinh doanh trúc lộ phu; Xa mã hành nhân lai vãng giả, Kỷ nhân cảm tạ nhĩ công lao ?” Dãi gió dầm mưa chẳng nghỉ ngơi Phu đường vất vả lắm ai ơi ! Ngựa xe, hành khách thường qua lại Biết cảm ơn anh được mấy người ? (Phu làm đường) Trên con đường giải tù đầy gian khổ, ở chặng cuối mỗi ngày giải tù xung quanh là rừng núi hoang vu, đằng sau là cả một ngày đường mệt mỏi, phía trước là một xà lim lạnh lùng, bẩn thỉu khiến người ta tủi thân và chỉ nghĩ đến mình. Nhưng với Hồ Chí Minh thì khác, Người luôn quan tâm tới mọi người xung quanh và hướng ánh mắt tới người lao động bình thường: “ Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc, Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.” Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết lò than đã rực hồng (Chiều tối) Cô gái xay ngô là hình ảnh người lao động bình dị khỏe mạnh, đầy sức sống. Hình ảnh đó là tâm điểm của một bức tranh ấm áp hạnh phúc. Nó thể hiện cái nhìn trân trọng yêu thương của Hồ Chí Minh với người lao động. Tình cảm với ngươì bạn tù: Những người bạn tù là thế giới của những người “cùng hội cùng thuyền” mà Bác thường gọi một cách thân thiết là “ bạn hữu”. Nhiều nguyên nhân, nhiều cảnh đời đẩy họ đến bước đường cùng. Trong bốn bức tường lạnh giá của nhà lao qua tiếng sáo của người bạn tù, Người đồng cảm sâu sắc với nỗi nhớ quê, nhớ nhà da diết của người bạn tù: “ Ngục trung h

File đính kèm:

  • docChuyen de boi duong HSG Van 8.doc