Đề cương ôn tập học kỳ I năm học 2013-2014 môn ngữ văn - lớp 10

A. Yêu cầu:

- Kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh về văn học dân gian Việt Nam, văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến hết thế kỉ XIX.

- Đánh giá năng lực đọc - hiểu các sáng tác văn học dân gian: ca dao, truyện truyền thuyết, truyện cổ tích; các sáng tác văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến hết thế kỉ XIX.

- Rèn kỹ năng viết bài văn nghị luận về một bài ca dao, một bài thơ, đoạn thơ,

- Rèn kỹ năng phát hiện và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ nghệ thuật (ẩn dụ, hoán dụ).

B. Nội dung ôn tập cụ thể

 1. Dạng câu hỏi tái hiện kiến thức về tác giả, tác phẩm: (2điểm)

 Chú ý các tác giả, tác phẩm sau:

- VHDG: ca dao (Tiếng hát than thân, tiếng hát yêu thương tình nghĩa), truyền thuyết (An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy), truyện cổ tích (Tấm Cám), Xúy Vân giả dại (Trích chèo Kim Nham)

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kỳ I năm học 2013-2014 môn ngữ văn - lớp 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT CHUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NGUYỄN QUANG DIÊU Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I Năm học: 2013-2014 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 10 A. Yêu cầu: - Kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh về văn học dân gian Việt Nam, văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến hết thế kỉ XIX. - Đánh giá năng lực đọc - hiểu các sáng tác văn học dân gian: ca dao, truyện truyền thuyết, truyện cổ tích; các sáng tác văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến hết thế kỉ XIX. - Rèn kỹ năng viết bài văn nghị luận về một bài ca dao, một bài thơ, đoạn thơ,… - Rèn kỹ năng phát hiện và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ nghệ thuật (ẩn dụ, hoán dụ). B. Nội dung ôn tập cụ thể 1. Dạng câu hỏi tái hiện kiến thức về tác giả, tác phẩm: (2điểm) Chú ý các tác giả, tác phẩm sau: - VHDG: ca dao (Tiếng hát than thân, tiếng hát yêu thương tình nghĩa), truyền thuyết (An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy), truyện cổ tích (Tấm Cám), Xúy Vân giả dại (Trích chèo Kim Nham) … - VHTĐ: - Tỏ lòng - Phạm Ngũ Lão - Cảnh ngày hè - Nguyễn Trãi - Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm - Đọc Tiểu Thanh kí - Nguyễn Du - Cảm hoài – Đặng Dung ( Chương trình nâng cao) Cần chú ý các phương diện sau: - Cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của các tác giả. - Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật trong sự nghiệp thơ văn của các tác gia,... - Hoàn cảnh ra đời, giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm,… - Những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm.,v.v… 2. Dạng câu hỏi vận dụng ở phần Tiếng Việt: (2,0 điểm) Chú ý bài sau: Thực hành phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ. Cần chú ý các bài tập vận dụng hướng dẫn học sinh phát hiện, phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ. 3. Dạng câu nghị luận văn học : 6,0 điểm (chọn 1 trong 2 câu – 3.a hoặc 3.b) * Bài văn nghị luận cần đảm bảo các bước sau: - Nêu vấn đề nghị luận (Trích dẫn bài ca dao, bài thơ, đoạn thơ theo yêu cầu đề bài) - Giới thiệu khái quát (tác giả, tác phẩm: xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, vị trí đoạn trích) - Phân tích nội dung - nghệ thuật - Đánh giá chung - Kết luận. Chú ý các văn bản: - VHDG: ca dao (Tiếng hát than thân, tiếng hát yêu thương tình nghĩa), truyền thuyết (An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy), truyện cổ tích (Tấm Cám), Xúy Vân giả dại (Trích chèo Kim Nham) … - VHTĐ: - Tỏ lòng - Phạm Ngũ Lão - Cảnh ngày hè - Nguyễn Trãi - Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm - Đọc Tiểu Thanh kí - Nguyễn Du - Cảm hoài – Đặng Dung ( Chương trình nâng cao) … C. Cấu trúc đề thi: I. Phần chung cho tất cả thí sinh: (4,0 điểm) Câu 1:Câu hỏi tái hiện kiến thức về tác giả, tác phẩm, thể loại văn học: (2,0 đ) Câu 2: Câu hỏi vận dụng phần Tiếng Việt (2,0 đ) II. Phần riêng: (6,0 điểm) Thí sinh chọn câu 3.a hoặc câu 3.b: Câu 3.a: Theo Chương trình Chuẩn Nghị luận về một bài ca dao, bài thơ, đoạn thơ có trong nội dung ôn tập cụ thể. Câu 3.b :Theo Chương trình Nâng cao Nghị luận về một bài ca dao, bài thơ, đoạn thơ có trong nội dung ôn tập cụ thể. D. Minh họa cấu trúc đề thi: (Thời gian làm bài: 90 phút) I. Phần chung cho tất cả thí sinh: (4,0 điểm) Câu 1: (2,0 đ) Hãy nêu ý nghĩa của chi tiết “ngọc trai – giếng nước” trong truyền thuyết An Dương và Mị Châu - Trọng Thủy? Câu 2: (2,0 đ) Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép ẩn dụ và phép hoán dụ trong những câu thơ sau: Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông. Áo nâu liền với áo xanh Nông thôn liền với thị thành đứng lên. II. Phần riêng: (6,0 điểm) Thí sinh chỉ chọn câu 3.a hoặc câu 3.b.: Câu 3.a: Theo Chương trình Chuẩn: (6,0 điểm) Cảm nhận của anh / chị về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Câu 3.b: Theo Chương trình Nâng cao: Cảm nhận của anh / chị về hào khí Đông A trong bài thơ Cảm hoài của Đặng Dung. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG MÔN NGỮ VĂN KHỐI 10 ÔN TẬP THI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2013-2014 Các chủ điểm Nội dung ôn tập Yêu cầu ôn tập VĂN HỌC * Chương trình Chuẩn: - VHDG: ca dao (Tiếng hát than thân, tiếng hát yêu thương tình nghĩa), truyền thuyết (An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, truyện cổ tích (Tấm Cám), … - VHTĐ: + Tỏ lòng - Phạm Ngũ Lão + Cảnh ngày hè - Nguyễn Trãi + Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm + Đọc Tiểu thanh kí - Nguyễn Du… * Chương trình Nâng cao: - VHDG: ca dao (Tiếng hát than thân,tiếng hát yêu thương tình nghĩa), truyền thuyết (An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, truyện cổ tích (Tấm Cám), Xúy Vân giả dại (Trích chèo Kim Nham) … - VHTĐ: + Tỏ lòng - Phạm Ngũ Lão + Cảnh ngày hè - Nguyễn Trãi + Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm + Đọc Tiểu thanh kí - Nguyễn Du + Cảm hoài – Đặng Dung * Câu hỏi kiến thức: - Nhận biết và hiểu ý nghĩa các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh đặc sắc, giàu ý nghĩa trong các văn bản được học trong chương trình... - Hoàn cảnh ra đời, giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của các văn bản,… - Đọc và nắm chắc các văn bản được học trong chương trình. * Câu nghị luận văn học: - Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của các văn bản TIẾNG VIỆT - Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ * Bài tập thực hành Phát hiện và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ. LÀM VĂN - Nghị luận về một bài ca dao, bài thơ, đoạn thơ. * Cách viết một bài văn nghị luận văn học - Bố cục một bài văn nghị luận (Mở bài, Thân bài, Kết bài) - Các bước nghị luận trong bài văn nghị luận văn học: Giới thiệu khái quát - Phân tích - Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật – Kết luận. - Cách diễn đạt: trong sáng, chặt chẽ, thuyết phục, truyền cảm.... Duyệt của Ban Giám hiệu Tổ trưởng

File đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP KT HOC KI 1 co ban.doc
Giáo án liên quan