Câu 2: Nêu các thời kì phát triển của văn học viết Việt Nam.
Trải qua ba thời kì:
- Văn học từ TK X đến hết TK XIX
- Văn học từ đầu TK XX đến CMTT 1945
- Văn học từ sau CMTT 1945 đến hết TK XX.
Thời kì đầu gọi là Văn học trung đại, hai thời kì sau gọi là Văn học hiện đại.
Câu 3: Ý nghĩa sự ra đời của chữ Nôm?
Nhằm đáp ứng nhu cầu phản ánh hiện thực đời sống và diễn tả tâm hồn của người Việt Nam. Là bằng chứng hùng hồn cho ý chí xây dựng một nền văn hiến độc lập của dân tộc.
Câu 4: Con người Việt Nam qua Văn học có những mối quan hệ nào?
- Quan hệ với tự nhiên
- Quan hệ với quốc gia, dân tộc
- Quan hệ với xã hội
- Ý thức cá nhân
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn ngữ văn 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 10
Câu 1: Phân biệt văn học dân gian và văn học viết?
Văn học dân gian
Văn học viết
-Khái niệm: Là những sáng tác tập thể và được truyền miệng của nhân dân.
- Thể loại: Ba nhóm:
+ Truyện dân gian
+ Thơ ca dân gian
+ Sân khấu dân gian
- Đặc trưng:
+ Mang tính tập thể,
+ Tính truyền miệng
+Gắn bó với sinh hoạt cộng đồng
- Khái niệm : Là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết (Chữ Hán, Nôm và chữ Quốc ngữ.)
- Thể loại:
+ TK X - hết XIX: văn xuôi, thơ, văn biền ngẫu…
+ TK XX - nay: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ trữ tình, trường ca, kịch….
- Đặc trưng : Mang tính cá nhân, mang dấu ấn tác giả.
Câu 2: Nêu các thời kì phát triển của văn học viết Việt Nam.
Trải qua ba thời kì:
- Văn học từ TK X đến hết TK XIX
- Văn học từ đầu TK XX đến CMTT 1945
- Văn học từ sau CMTT 1945 đến hết TK XX.
Thời kì đầu gọi là Văn học trung đại, hai thời kì sau gọi là Văn học hiện đại.
Câu 3: Ý nghĩa sự ra đời của chữ Nôm?
Nhằm đáp ứng nhu cầu phản ánh hiện thực đời sống và diễn tả tâm hồn của người Việt Nam. Là bằng chứng hùng hồn cho ý chí xây dựng một nền văn hiến độc lập của dân tộc.
Câu 4: Con người Việt Nam qua Văn học có những mối quan hệ nào?
- Quan hệ với tự nhiên
- Quan hệ với quốc gia, dân tộc
- Quan hệ với xã hội
- Ý thức cá nhân
Câu 5: Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (nói hoặc viết) nhằm để thực hiện một mục đích nào đó về nhận thức, tình cảm, hành động...
Câu 6: Kể ra các quá trình của một hoạt động giao tiếp: gồm hai quá trình:
*Tạo lập văn bản (Do người nói, viết thực hiện)
*Lĩnh hội văn bản (Do người nghe, đọc thực hiện)
Câu 7: Nêu các nhân tố chi phối hoạt động giao tiếp: 5 nhân tố
- Nhân vật giao tiếp
- Hoàn cảnh giao tiếp
- Nội dung giao tiếp
- Mục đích giao tiếp
- Phương tiện và cách thức giao tiếp.
Câu 8: Văn bản là gì? Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp, người ta chia thành các loại văn bản nào?
- Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn.
- Các loại văn bản :
+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học
+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính
+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận
+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí
Câu 9: Trình bày đặc điểm của văn bản?
- Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
- Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.
- Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung (mở đầu bằng một nhan đề và kết thúc bằng hình thức thích hợp trong từng loại văn bản)
- Mỗi văn bản nhằm thực hiện một (hoặc một số) mục đích giao tiếp nhất định.
Câu 10: Nêu khái niệm và các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt ?
- Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm…đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
- Hai dạng biểu hiện:
+ Dạng nói (độc thoại, đối thoại).
+ Dạng viết (nhật kí, hồi ức cá nhân, thư từ).
Câu 11: Nêu các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
- Các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
1. Tính cụ thể.
2. Tính cá thể.
3. Tính cảm xúc.
Câu 12: Nêu các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam. Trình bày những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam.
- Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng)
- Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể)
- Gắn bó mật thiết với sinh hoạt cộng đồng (Tính thực hành)
Câu 13: Trình bày những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam.
- Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống của các dân tộc. Kho tri thức này phần lớn là những kinh nghiệm lâu đời được nhân dân ta đúc kết từ thực tế.
- Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lý làm người. Nó ngợi ca, tôn vinh những giá trị tốt đẹp của con người. Nó có giá trị giáo dục sâu sắc về truyền thống dân tộc (truyền thống yêu nước, đức kiên trung, lòng vị tha, lòng nhân đạo, tinh thần đấu tranh chống cái ác, cái xấu
- Văn học dân gian có giá trị thẩm mỹ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nền văn học nước nhà, là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết.
Câu 14: Văn học dân gian Việt Nam có những thể loại nào? Hãy định nghĩa ngắn gọn hai thể loại và nêu ví dụ (tên tác phẩm) theo từng thể loại.
- Văn học dân gian Việt Nam gồm những thể loại chính sau: thần thoại, sử thi dân gian, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, tục ngữ, câu đố, ca dao – dân ca, vè, truyện thơ, các thể loại sân khấu dân gian (chèo, tuồng, múa rối...).
- Truyện cổ tích là tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động. Ví dụ: Tấm Cám, Sọ Dừa, Cây khế,…
- Sử thi là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghj thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại. Ví dụ: Đăm Săn, Đẻ đất đẻ nước…
Câu 15: Hãy kể ra những yếu tố kì ảo trong truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” và nêu giá trị, ý nghĩa của chúng?
- Những yếu tố kì ảo:
+ Rùa vàng giúp xây thành và chế vũ khí là nỏ thần bắn bách phát bách trúng.
+ Rùa Vàng rẽ nước dẫn An Dương xuống biển.
+ Mị Châu chết máu thành ngọc trai, xác thành ngọc thạch.
+ Hình ảnh ngọc trai – giếng nước.
- Giá trị ý nghĩa của những yếu tố kì ảo:
+ Rùa vàng giúp xây thành và chế vũ khí và nỏ thần bắn bách phát bách trúng: là chi tiết biểu hiện sự đồng tình ủng hộ của nhân dân đối với sự nghiệp chính nghĩa của An DươngVương.
+ Vua An Dương Vương cầm sừng tê bảy tất rẽ nước xuống biển: thể hiện sự kính trọng
của nhân dân và tình cảm của nhân dân đối với An DươngVương. Ông không chết đi mà còn sống mãi trong lòng biển, lòng dân.
+ Mị Châu chết máu thành ngọc trai, xác thành ngọc thạch: thể hiện thái độ thông cảm của nhân dân ta với Mị Châu.
+ Hình ảnh ngọc trai – giếng nước: là sự minh oan giãi bày dùm cho nỗi lòng của Mị Châu bởi Trọng Thủy là kẻ lừa dối.
Câu 16 : Trong truyện Tấm Cám, cô Tấm đã hoá thân mấy lần ? Ý nghĩa của sự hoá thân đó ?
- Tấm đã hoá thân 4 lần : chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Ý nghĩa :
+ Chứng minh sức sống mãnh liệt của Tấm
+ Thể hiện triết lí ở hiền gặp lành của nhân dân
+ Thể hiện ước mơ của nhân dân về một xã hội công bằng, công lí trong đó người lao động chăm chỉ hiền lành sẽ được hưởng hạnh phúc.
File đính kèm:
- DE CUONG ON TAP MON NGU VAN 10.docx